Mưa sao băng 2020 rơi vào lúc mấy giờ tại Việt Nam

Mưa Sao Băng Là Gì?

Trong mắt các nhà khoa học, hiện tượng mưa sao băng là do các hạt bụi thiên thạch trong bầu khí quyển Trát Đất, Các hạt bụi có thể nói nhỏ hơn hạt cát, hầu hết mưa sao băng đều tan dã trước khi rơi xuống bề mặt trái đất. Nếu mưa sang băng rơi vào thời điểm ban ngày thì hầu hết chúng ta không quan sát được, nhưng nếu vào thời điểm ban đêm chúng ta sẽ thấy nó phát sáng trên bầu trời rất đẹp, mà chúng ta gọi đó là mưa sao băng.

Khi Nào Có Mưa Sao Băng?

Trên thế giới hầu như tháng nào cũng có những trận mưa sao băng. Nhưng xảy ra nhiều nhất thường vào thời điểm từ tháng 7 – tháng 12, không thường xuyên xảy ra ở các quốc gia trên thế giới, mà chỉ ở một số quốc gia cụ thể.

Mưa sao băng 2022 năm nay liệu có đẹp hơn năm trước không, chúng ta hãy cùng ngắm sao băng rạng sáng ngày 23-4 sẽ xuất hiện, mời các bạn cùng ngắm sao băng và cùng thưởng thức cảnh tượng thiên nhiên tuyệt đẹp này.

Mưa sao băng

Mưa sao băng

Mưa sao băng 2022 ở Việt Nam

Rất nhiều bạn trẻ đang háo hức và chờ mong tối nay và rạng sáng ngày mai để xem hiện tượng Mưa sao băng. Năm 2020 ở Việt Nam là hiện tượng gì mà các bạn trẻ thường rủ nhau ngắm, đặc biệt là các bạn trẻ, họ sẵn sàng thức đêm cùng bạn bè người yêu để được ngắm sao băng bên người mình yêu.

Mưa sao băng

Mưa sao băng

Theo lịch thiên văn, mưa sao băng đầu tiên năm 2022 sắp xuất hiện trên bầu trời Việt Nam, cực điểm diễn ra vào ngày 3.1.2022 và ngày 4.1.2022. Theo Earth Sky, mưa sao băng Quadrantid là trận mưa sao băng lớn đầu tiên của năm 2022. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của năm nay là hoạt động của mưa sao băng trùng với trăng non.

Mưa sao băng Quadrantid đạt cực đại từ ngày 3 tháng 1 đến ngày 4 tháng 1. Cùng thời điểm này mặt trăng non cũng xuất hiện. Quadrantids có thể tạo ra khoảng 50 – 100 vệt sao băng trên bầu trời vào thời gian đỉnh điểm. Tuy nhiên thời gian đỉnh điểm của mưa sao băng này rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài vài giờ. 

Để quan sát Quadrantids tốt nhất, bạn phải chọn vị trí quang mây, trời tối. Vì vậy, bạn cần một chút may mắn để nhìn thấy Quadrantids, và người dân ở Bắc bán cầu sẽ nhìn thấy rõ hơn. 

Về dự đoán về đỉnh mưa sao băng Quadrantid vẫn có những điểm khác biệt. Bạn có thể quan sát Quadrantid bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian từ ngày 26 tháng 12 đến ngày 16 tháng 1. Trong khi Hiệp hội Sao băng Hoa Kỳ dự đoán cực điểm của mưa sao băng này hoạt động từ đêm ngày 2 tháng 1 đến ngày 3 tháng 1 thì Tổ chức Sao băng Quốc tế cho rằng cực điểm sẽ  vào ngày 3 tháng 1 lúc 20h40 (giờ UTC).

Cội nguồn của mưa sao băng này đến từ các hạt bụi còn sót lại của một sao chổi đã không còn tồn tại có tên là 2003 EH1, phát hiện vào năm 2003. Mưa sao băng Quadrantids thường diễn ra hàng năm từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1. Các sao băng sẽ tỏa ra từ chòm sao Bootes (Mục Phu), nhưng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên bầu trời.

HIện tượng mưa sao băng là những vệt màu trắng xuất hiện rồi vụt qua trên bầu trời tao ra những khoảnh khắc rất đẹp và rất đáng nhớ, và đáng để chúng ta tận hưởng, và hiện tượng này lâu lâu mới có một lần.

Sao băng 2022 có tên gọi là Thiên Cầm (Lyrids) được đặt tên theo chòm sao Lyra, nó được hình thành từ các hạt bụi để lại bởi sao chổi C/1861 G1 Thatcher.

+ Hiện tượng sao băng xuất hiện khi và chỉ khi các mảnh vụn từ sao chổi rơi xuống bầu khí quyển của Trái Đất chúng bay hơi biến thành mưa sao băng đầy màu sắc tuyệt đẹp.

+ Các ngôi sao băng Thiên Cầm thường xuất hiện hàng năm từ 16 đến 25/4. Cực đỉnh sao băng Thiên Cầm năm 2022 sẽ diễn ra vào đêm 22, rạng sáng 23/4.

+ Tất cả mọi người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng trận sao băng Thiên Cầm tuyệt đẹp này bắt đầu từ khoảng 21h, tối 22, đến 6h sáng 23/42022.

Mưa sao băng

Mưa sao băng

Mưa sao băng 2022 lúc mấy giờ

Rất nhiều các bạn đang tự hỏi câu hỏi Mưa sao băng 2020 lúc mấy giờ để còn đón xem, thực chất giờ thì không thể chính xác được, chúng ta chỉ biết là tối 22/4 và rạng sáng ngày 23/4 thì mưa sao băng 2022 sẽ xuất hiện.

Chúng ta có thể dùng mắt thường để quan sát hiện tượng kỳ bí này của thiên nhiên ở ngay ngoài hành lang hay một sân thượng nhà bạn. Theo các nhà khoa học thì các bạn có thể xem được 50 ngôi sao băng.

Hôm nay thời tiết cũng rất đẹp để chúng ta có thể ngắm sao băng một cách trọn vẹn nhất bên những người yêu thương nhất.

Cùng tham khảo thêm thời gian diễn ra các trận MSB Khác

Dưới đây là một số trận sao băng khác mà các bạn có thể tham khảo để không bỏ qua hiện tượng tự nhiên đáng xem này.

Một số lưu ý cho các bạn đây chỉ là những thông tin mang tính chất than khảo chỉ mang tương đối chứ không đúng tuyệt đối.

Ngày thành lập Hội Phụ nữ Việt Nam là bao nhiêu?

Giải mã sự kiện Ngày Đoàn kết Con người Quốc tế đầy đủ chính xác nhất
Mưa sao băng

Mưa sao băng

Tốp 10 Trận Mưa Sao Băng Được Nghi Nhận Tại Việt Nam

1. Mưa sao băng Quadrantids

  • Giống như những năm trước, mưa sao băng Quadrantids luôn là hiện tượng đầu tiên trong năm mới, khi mà cực điểm của nó diễn ra vào đêm mùng 3, rạng sáng mùng 4 tháng 1. Đây là một trận mưa sao băng loại trên trung bình, có nguồn gốc từ những mảnh vụn do sao chổi 2003 EH1 để lại. Tại những khu vực có điều kiện thời tiết thuận lợi (không mây hoặc mưa), người yêu thích bầu trời sẽ có nhiều cơ hội quan sát hiện tượng này. Các sao băng sẽ có điểm xuất phát lân cận khu vực của chòm sao Bootes.

2. Mưa sao băng Lyrids

  • Hiện tượng này diễn ra từ 22 – 23.4.2022. Trận mưa sao băng có thể đạt khoảng 20 sao băng mỗi giờ vào đêm cực điểm, có nghĩa nó là trận mưa sao băng loại trung bình/dưới trung bình. Nó là kết quả do các thiên thạch mà sao chổi C/1861 G1 Thatcher để lại lao vào khí quyển của hành tinh chúng ta. Ánh trăng sẽ gây cản trở phần nào cho việc quan sát. Mặc dù vậy, nếu có thời tiết thuận lợi và địa điểm quan sát ít ô nhiễm vẫn có thể thấy được một số sao băng của hiện tượng này ở một số khu vực của chòm sao Lyra.

3. Mưa sao băng Eta Aquarids

  • Là một trận mưa sao băng loại trung bình diễn ra ở khu vực của chòm sao Aquarius, Eta Aquarids năm nay sẽ có thể dễ dàng quan sát được nếu bầu trời quang mây. Đêm mùng 6 rạng sáng mùng 7.5, hãy tìm vị trí của chòm sao Aquarius và đợi chiêm ngưỡng những mảnh vụn của sao chổi Halley nổi tiếng khi chúng cháy sáng trong khí quyển.

4. Mưa sao băng Delta Aquarids

  • Trận mưa sao băng loại trung bình (hoặc nhỏ) này thường diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới tận quá nửa tháng 8 hằng năm. Dù vậy, nó chỉ thực sự đáng chú ý vào lúc cực điểm là tối 28, rạng sáng 29.7. Trung tâm của hiện tượng này là chòm sao Aquarius. Do không có ánh trăng cản trở, người yêu thiên văn có nhiều cơ hội quan sát hiện tượng này.

5. Mưa sao băng Perseids

  • Đây là hiện tượng gây ra bởi tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle, Perseids là một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất hằng năm. Nó diễn ra từ giữa tháng 7 cho tới cuối tháng 8, với cực điểm rơi vào đêm 12, rạng sáng 13.8. Thông thường Perseids sẽ cho chúng ta thấy tới 100 sao băng hoặc hơn vào lúc cực điểm. Tiếc rằng, trăng tròn sẽ che khuất một lượng lớn sao băng.

6. Mưa sao băng Draconids

  • Draconids là một mưa sao băng nhỏ diễn ra đầu tháng 10 hằng năm bởi các mảnh vụn của sao chổi 21P Giacobini – Zinner. Đây là một trận mưa sao băng có thể quan sát trong gần như cả đêm, do chòm sao Draco – nơi xuất phát của hầu hết sao băng – gần như luôn hiện diện trên bầu trời phía Bắc, ngay gần sao Bắc Cực (Polaris). Tuy nhiên năm 2022 không phải là năm lý tưởng để quan sát hiện tượng này, do ánh trăng sẽ che mờ đa số lượng sao băng vốn khá ít ỏi của Draconids.

7. Mưa sao băng Orionids

  • Orionids vẫn được coi là trận mưa sao băng đáng chú ý hằng năm. Nó có khu vực trung tâm là chòm sao Orion – một chòm sao mà gần như ai cũng có thể tìm ra được nó khi trời quang mây nhờ 3 ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau mà các nhà thiên văn hay gọi là “thắt lưng của Orion”. Sau nửa đêm 21.10 và rạng sáng 22, bầu trời không có ánh trăng, nếu thời tiết thuận lợi sẽ là điều kiện tuyệt vời để quan sát mưa sao băng này.

8. Mưa sao băng Taurids

  • Đây là mưa sao băng nhỏ diễn ra vào đầu tháng 11 hằng năm ở vị trí của chòm sao Taurus, với mật độ cực điểm không quá 10 sao băng mỗi giờ. Mặt trăng sẽ che mờ hết các sao băng, và do đó năm nay người yêu thiên văn không nên đặt nhiều kỳ vọng về hiện tượng này.

9. Nguyệt thực toàn phần

  • Đây chắc chắn là hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất năm 2022 với người quan sát tại Việt Nam. Chúng ta sẽ được quan sát một phần pha toàn phần cùng toàn bộ hai pha một phần và nửa tối của sự kiện này vào tối 8.11. Nếu trời ít mây, có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này bằng mắt thường mà không cần bất cứ dụng cụ hỗ trợ nào. Tất nhiên, một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm sẽ mang lại tầm nhìn hấp dẫn hơn.

10. Mưa sao băng Geminids

  • Đây là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. Mặc dù sẽ bị cản trở phần nào bởi ánh trăng trong năm 2022 nhưng mưa sao băng Geminids vẫn được coi là sự kiện đáng chú ý, với cực điểm có thể đạt từ 100 tới 120 sao băng mỗi giờ nếu trời trong. Hiện tượng này diễn ra suốt tháng 12, nhưng thời điểm thuận lợi để quan sát là đêm 13, rạng sáng 14. Trung tâm của nó là chòm sao Gemini.

Ngoài các hiện tượng nếu trên, còn có hiện tượng sao Thổ tới vị trí trực đối (14.8), sao Hải Vương tới vị trí trực đối (16.9), sao Mộc tới vị trí trực đối (26.9), sao Thiên Vương tới vị trí trực đối (9.11), sao Hỏa tới vị trí trực đối (8.12) cũng như một số trận mưa sao băng nhỏ hơn. Bên cạnh đó, có 3 lần trăng tròn trong năm 2022 được tính là siêu trăng vào các ngày 14.6, 13.7, 12.8.