Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan – một ngày lễ lớn của Đại thừa Bắc tông của Việt Nam. Vậy ngày này có ý nghĩa gì với nhân dân? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!

Lễ Vu Lan là gì?

Lễ Vu Lan hay còn được gọi là lễ báo hiếu, là một ngày lễ chính của Phật Giáo. Ngày này vừa là phong tục Việt Nam vừa là của Trung Hoa.

Lễ trùng với Tết Trung nguyên của Hán nhân. Và nó trùng với Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) – Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng được lan truyền trong dân gian, đây là ngày mở cửa địa ngục. Các vong nhân sẽ được ân xá nên có lễ cúng cô hồn cho các vong linh không nơi nương tựa hay không còn thân nhân trên Dương thế để thờ cúng. Mọi tù nhân ở địa ngục trong ngày này có cơ hội được xá tội, được an lành.

Lễ Vu Lan

Vào tháng 7 này – “tháng cô hồn”, người Việt Nam, cũng theo phong tục dân gian. Họ đều tin là tháng 7 không may mắn và có nhiều điều kiêng kỵ. Họ đã khuyến khích ăn chay cùng với làm việc từ thiện.

Sự tích Lễ báo hiếu

Lễ báo hiếu Vu Lan bắt nguồn từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên. Một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca có lòng đại hiếu đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn tổ tiên nói chung. Có người nói rằng lễ này tưởng nhớ cả cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan, Đại Đức Mục Kiền Liên đã tự tu luyện thành công nhiều chiêu phép thần thông. Bà Thanh Đề – mẹ ông đã qua đời. Ông rất nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào. Cho nên, ông đã dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình phải sanh làm ngạ quỷ vì gây nhiều nghiệp ác. Bà bị cái đói, cái khát hành hạ khổ sở, ông đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ. Tuy nhiên, do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình. Để các cô hồn khác không đến tranh cướp được. Vì vậy mà khi thức ăn đưa lên miệng, nó đã hóa thành lửa đỏ.

Lễ Vu Lan

Mục Liên đã quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật dạy ông rằng: “Dù thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách duy nhất là nhờ hợp lực chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp nhất để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào hôm đó”.

Làm theo lời dặn của Phật, mẹ của Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy trong Vu Lan Bồn Pháp rằng: “chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ hãy theo cách này”. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời

Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan

Nhắc tới Lễ Vu Lan hẳn nhiều người biết đến ý lễ của ngày lễ này. Đây chính là ngày dùng để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đối với cả của kiếp này và kiếp trước. Ai cũng biết rằng cha mẹ đã vì con cái mà hy sinh rất nhiều. Họ bỏ ra biết bao công sức nuôi dưỡng ta nên người nhưng không bao giờ mong trả lại gì.

Với người Việt Nam, đạo hiếu luôn đi đầu, nhắc nhở chúng ta về những hy sinh cao cả ấy. Những câu tục ngữ, thành ngữ của người xưa dạy chúng ta rằng:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Chim có tổ người có tông”

“Uống nước nhớ nguồn”.

“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Dù thế nào đi chăng nữa, cũng phải nhớ giữ trọn được đạo làm con. Luôn thờ kính tổ tiên và yêu quý ông bà, cha mẹ hết mực.

Ngày Lễ Vu Lan ra đời gợi nhắc các thế hệ con cháu nhớ về những công ơn như trời biển ấy. Ðồng thời, nó cũng giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục của văn hoá Phật giáo đó là: “Từ Bi Hỷ Xả”, “Vô ngã, vị tha”.

Lễ Vu Lan

Truyền thống ngày lễ

Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy hầu hết đều phải cúng ở chùa trước. Tiếp đó mới đến cúng bái tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày “Xá tội vong nhân” nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn, “cúng thí thực”.

Vào ngày này, mọi gia đình thường cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng). Người dân thường cúng vào buổi chiều.

Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm. Các vật cúng hình các vật dụng làm bằng giấy rất đa dạng. Như quần áo, giày dép, quần áo, tiền vàng mã, ngựa, các vật dụng trang sức,… đến những vật hiện đại như nhà cao tầng, điện thoại, xe máy, tủ lạnh, tivi,… để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần. Những đồ lễ đó thường được làm tại các cơ sở sản xuất (nổi tiếng là khu phố vàng mã ở Chợ Lớn TP.HCM) được vận chuyển đi khắp các tỉnh thành.

Vậy đây là những thông tin chung nhất về Lễ Vu Lan. Hãy nhanh tay chia sẻ để mọi người biết thêm thông tin nhé!