Ngày Sa-bát là Thứ Bảy hay Chủ Nhật? Tín hữu Cơ Đốc có phải cử hành ngày Sa-bát?

Câu hỏi

Ngày Sa-bát là Thứ Bảy hay Chủ Nhật? Tín hữu Cơ Đốc có phải cử hành ngày Sa-bát?

Trả lời

Người ta thường cho rằng “Thượng đế thiết lậpngày Sa-bát trong vườn Ê-đen” vì sự tương quan giữa ngày Sa-bát và Sự sáng tạo trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:11. Mặc dù Đức Chúa Trời nghỉ ngày thứ bảy (Sáng thế ký 2:3) báo trước tương lai luật Sa-bát nhưng trong Kinh thánh không ghi lại ngày Sa-bát trước khi con dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai Cập. Không có chỗ nào trong Kinh thánh có bất kỳ gợi ý rằng ngày Sa-bát — được giữ đã thực hiện từ A-đam đến Môi-se.

Lời Đức Chúa Trời nói khá rõ ràng rằng giữ ngày Sa-bát là một dấu hiệu đặc biệt giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên: “Ấy vậy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ giữ ngày sa-bát trải các đời của họ, như một giao ước đời đời. Ấy là một dấu đời đời cho ta cùng dân Y-sơ-ra-ên, vì Ðức Giê-hô-va đã dựng nên trời và đất trong sáu ngày, qua ngày thứ bảy Ngài nghỉ và lấy sức lại.”(Xuất Ê-díp-tô-ký 31:16-17).

Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký đoạn 5, Môi-se nhắc lại mười điều răn cho các thế hệ tiếp theo của dân Y-sơ-ra-ên. Tại đây, sau khi truyền mạng lệnh giữ ngày Sa-bát trong câu 12-14, Môi-se đưa ra lý do ngày Sa-bát được trao cho dân Y-sơ-ra-ên: “Khá nhớ rằng ngươi đã làm tôi mọi nơi xứ Ê-díp-tô, và Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi dùng tay quyền năng giơ thẳng ra đem ngươi ra khỏi đó; bởi cớ ấy cho nên Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi có dặn biểu ngươi phải giữ ngày nghỉ.”(Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:15).

Ý định của Đức Chúa Trời đã cho ngày Sa-bát đến với dân Y-sơ-ra-ên không phải để ghi nhớ sự sáng tạo, nhưng để họ nhớ lại những ngày nô lệ tại xứ Ai Cập của họ và được Chúa giải cứu. Chú ý các đòi hỏi về việc giữ ngày Sa-bát là: Một người ở dưới luật Sa-bát sẽ không thể ra khỏi nhà của mình trong ngày Sa-bát (Xuất Ê-díp-tô-ký 16:29), không thể nhóm bếp nấu ăn (Xuất Ê-díp-tô-ký 35:3), và ông cũng không cho phép bất cứ ai khác làm việc (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:14). Một người phạm luật Sa-bát phải chết (Xuất Ê-díp-tô ký 31:15; Dân số ký 15:32-35).

Xem xét trong những chương của Tân Ước cho chúng ta thấy bốn điểm quan trọng: 1) Bất cứ khi nào Đấng Christ phục sinh xuất hiện và ngày được đề cập đến luôn luôn là ngày đầu tiên trong tuần lễ (Ma-thi-ơ 28:1, 9, 10; Mác 16:9; Luca 24:1, 13, 15; Giăng 20:19, 26).

2) Thời gian ngày Sa-bát được đề cập từ sách Công Vụ cho đến sách Khải Huyền nhằm mục đích rao truyền tin lành cho người Do Thái và thường được sắp đặt trong một nhà hội của người Do Thái (Công vụ chương 13-18). Phao-lô đã viết, “Với người Giu Đa, tôi trở nên như một người Giu Đa, hầu được những người Giu Đa” ( I Cô-rinh-tô 9:20). Phao-lô đã không đi đến nhà hội để thông công và khai trí với các thánh đồ, nhưng làm cho rõ những sai lầm và giải cứu người bị hư mất.

3) Một lần nữa Phao-lô tuyên bố “Từ bây giờ tôi sẽ đi đến với dân ngoại” (Công vụ 18:6), ngày Sa-bát không bao giờ được đề cập một lần nào nữa.

4) Thay vì cho thấy phải giữ ngày Sa-bát, phần còn lại của Tân Ước ngụ ý ngược lại (bao gồm một ngoại lệ ở điểm số 3 trên, tìm thêm trong Cô-lô-se 2:16).

Nhìn kỹ hơn ở điểm 4 trên đây cho thấy rằng tín hữu Tân Ước không có bổn phận tuân giữ ngày Sa-bát, và cũng cho thấy rằng ý tưởng về một Chúa nhật “ngày Sa-bát Cơ Đốc giáo” cũng không phù hợp với Kinh Thánh. Như đã bàn đến ở trên, không có lần nào ngày Sa-bát được đề cập khi Phao-lô bắt đầu tập trung vào các dân ngoại, “Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Ðấng Christ.” (Cô-lô-se 2:16-17). Ngày Sa-bát của Do Thái giáo đã bị huỷ bỏ tại thập tự giá của Đấng Christ “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, cùng các điều khoản trái với chúng ta nữa” (Cô-lô-se 2:14).

Ý tưởng này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tân Ước: “Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình.

Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa; kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ tạ ơn Ðức Chúa Trời” (Rô ma 14:5-6a). “Nhưng hiện nay anh em biết Ðức Chúa Trời, lại được Ðức Chúa Trời biết đến nữa, sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn đó mà suy phục nữa ư? Anh em hãy còn giữ ngày, tháng, mùa, năm ư!” (Ga-la-ti 4:9-10).

Nhưng một số cho rằng một lệnh của hoàng đế Constantine năm 321 sau Công nguyên “thay đổi” ngày Sa-bát từ thứ bảy thành Chúa nhật. Ngày thứ mấy Hội Thánh đầu tiên nhóm lại để thờ phượng? Kinh Thánh không bao giờ đề cập đến việc ngày Sa-bát (thứ bảy) các tín hữu nhóm lại để thông công hoặc thờ phượng Chúa. Tuy nhiên, có những đoạn rõ ràng đề cập đến ngày đầu tiên trong tuần. Ví dụ, Công vụ 20:7 viết rằng “Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh” Trong I Cô-rinh-tô 16:2 Phao-lô kêu gọi các tín hữu Cô-rinh-tô “Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.” Kể từ khi Phao-lô định rõ việc dâng hiến này như là “sự phục vụ” trong II Cô-rinh-tô 9:12, việc dâng hiến này phải liên quan đền việc thờ phượng ngày Chủ Nhật. Về mặt lịch sử, việc nhóm lại vào Chủ nhật của Cơ Đốc nhân là vào Chủ nhật, và thực hành này đã tồn tạitừ thế kỷ đầu tiên.

Ngày Sa-bát dành cho dân Y-sơ-ra-ên, không phải cho Hội Thánh. Ngày Sa-bát vẫn là thứ bảy, không phải Chúa nhật, và chưa bao giờ được thay đổi. Nhưng ngày Sa-bát là một phần của luật pháp Cựu Ước và Cơ Đốc nhân được tự do khỏi sự ràng buộc của luật pháp Cựu Ước (Ga-la-ti 4:1-26; Rô-ma 6:14). Cơ Đốc nhân không cần giữ ngày Sa-bát-cho dù là thứ Bảy hay Chủ Nhật. Ngày đầu tiên của tuần, Chủ nhật là ngày của Chúa (Khải Huyền 1:10) ăn mừng sự sáng tạo mới, với Đấng Christ, Chúa chúng ta phục sinh. Chúng ta không bị bắt buộc phải giữ ngày Sa-bát của Môi-se-sự nghỉ ngơi, nhưng bây giờ tự do để theo Đấng Christ phục sinh-sự phục vụ. Sứ đồ Phao-lô nói rằng mỗi cá nhân tín hữu phải quyết định để xem có giữ Sa-bát hay không, “Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình” (Rô ma 14:5). Chúng ta thờ phượng Chúa mỗi ngày, không chỉ ngày thứ Bảy hay Chúa Nhật.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ngày Sa-bát là Thứ Bảy hay Chủ Nhật? Tín hữu Cơ Đốc có phải cử hành ngày Sa-bát?

Người ta thường cho rằng “Thượng đế thiết lậpngày Sa-bát trong vườn Ê-đen” vì sự tương quan giữa ngày Sa-bát và Sự sáng tạo trong Xuất Ê-díp-tô Ký 20:11. Mặc dù Đức Chúa Trời nghỉ ngày thứ bảy (Sáng thế ký 2:3) báo trước tương lai luật Sa-bát nhưng trong Kinh thánh không ghi lại ngày Sa-bát trước khi con dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai Cập. Không có chỗ nào trong Kinh thánh có bất kỳ gợi ý rằng ngày Sa-bát — được giữ đã thực hiện từ A-đam đến Môi-se.Lời Đức Chúa Trời nói khá rõ ràng rằng giữ ngày Sa-bát là một dấu hiệu đặc biệt giữa Đức Chúa Trời và dân Y-sơ-ra-ên: “Ấy vậy, dân Y-sơ-ra-ên sẽ giữ ngày sa-bát trải các đời của họ, như một giao ước đời đời. Ấy là một dấu đời đời cho ta cùng dân Y-sơ-ra-ên, vì Ðức Giê-hô-va đã dựng nên trời và đất trong sáu ngày, qua ngày thứ bảy Ngài nghỉ và lấy sức lại.”(Xuất Ê-díp-tô-ký 31:16-17).Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký đoạn 5, Môi-se nhắc lại mười điều răn cho các thế hệ tiếp theo của dân Y-sơ-ra-ên. Tại đây, sau khi truyền mạng lệnh giữ ngày Sa-bát trong câu 12-14, Môi-se đưa ra lý do ngày Sa-bát được trao cho dân Y-sơ-ra-ên: “Khá nhớ rằng ngươi đã làm tôi mọi nơi xứ Ê-díp-tô, và Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi dùng tay quyền năng giơ thẳng ra đem ngươi ra khỏi đó; bởi cớ ấy cho nên Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi có dặn biểu ngươi phải giữ ngày nghỉ.”(Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:15).Ý định của Đức Chúa Trời đã cho ngày Sa-bát đến với dân Y-sơ-ra-ên không phải để ghi nhớ sự sáng tạo, nhưng để họ nhớ lại những ngày nô lệ tại xứ Ai Cập của họ và được Chúa giải cứu. Chú ý các đòi hỏi về việc giữ ngày Sa-bát là: Một người ở dưới luật Sa-bát sẽ không thể ra khỏi nhà của mình trong ngày Sa-bát (Xuất Ê-díp-tô-ký 16:29), không thể nhóm bếp nấu ăn (Xuất Ê-díp-tô-ký 35:3), và ông cũng không cho phép bất cứ ai khác làm việc (Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:14). Một người phạm luật Sa-bát phải chết (Xuất Ê-díp-tô ký 31:15; Dân số ký 15:32-35).Xem xét trong những chương của Tân Ước cho chúng ta thấy bốn điểm quan trọng: 1) Bất cứ khi nào Đấng Christ phục sinh xuất hiện và ngày được đề cập đến luôn luôn là ngày đầu tiên trong tuần lễ (Ma-thi-ơ 28:1, 9, 10; Mác 16:9; Luca 24:1, 13, 15; Giăng 20:19, 26).2) Thời gian ngày Sa-bát được đề cập từ sách Công Vụ cho đến sách Khải Huyền nhằm mục đích rao truyền tin lành cho người Do Thái và thường được sắp đặt trong một nhà hội của người Do Thái (Công vụ chương 13-18). Phao-lô đã viết, “Với người Giu Đa, tôi trở nên như một người Giu Đa, hầu được những người Giu Đa” ( I Cô-rinh-tô 9:20). Phao-lô đã không đi đến nhà hội để thông công và khai trí với các thánh đồ, nhưng làm cho rõ những sai lầm và giải cứu người bị hư mất.3) Một lần nữa Phao-lô tuyên bố “Từ bây giờ tôi sẽ đi đến với dân ngoại” (Công vụ 18:6), ngày Sa-bát không bao giờ được đề cập một lần nào nữa.4) Thay vì cho thấy phải giữ ngày Sa-bát, phần còn lại của Tân Ước ngụ ý ngược lại (bao gồm một ngoại lệ ở điểm số 3 trên, tìm thêm trong Cô-lô-se 2:16).Nhìn kỹ hơn ở điểm 4 trên đây cho thấy rằng tín hữu Tân Ước không có bổn phận tuân giữ ngày Sa-bát, và cũng cho thấy rằng ý tưởng về một Chúa nhật “ngày Sa-bát Cơ Đốc giáo” cũng không phù hợp với Kinh Thánh. Như đã bàn đến ở trên, không có lần nào ngày Sa-bát được đề cập khi Phao-lô bắt đầu tập trung vào các dân ngoại, “Vì vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Ðấng Christ.” (Cô-lô-se 2:16-17). Ngày Sa-bát của Do Thái giáo đã bị huỷ bỏ tại thập tự giá của Đấng Christ “Ngài đã xóa tờ khế lập nghịch cùng chúng ta, cùng các điều khoản trái với chúng ta nữa” (Cô-lô-se 2:14).Ý tưởng này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tân Ước: “Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình.Kẻ giữ ngày là giữ vì Chúa; kẻ ăn là ăn vì Chúa, vì họ tạ ơn Ðức Chúa Trời” (Rô ma 14:5-6a). “Nhưng hiện nay anh em biết Ðức Chúa Trời, lại được Ðức Chúa Trời biết đến nữa, sao còn trở hướng về lề thói hèn yếu nghèo nàn đó mà suy phục nữa ư? Anh em hãy còn giữ ngày, tháng, mùa, năm ư!” (Ga-la-ti 4:9-10).Nhưng một số cho rằng một lệnh của hoàng đế Constantine năm 321 sau Công nguyên “thay đổi” ngày Sa-bát từ thứ bảy thành Chúa nhật. Ngày thứ mấy Hội Thánh đầu tiên nhóm lại để thờ phượng? Kinh Thánh không bao giờ đề cập đến việc ngày Sa-bát (thứ bảy) các tín hữu nhóm lại để thông công hoặc thờ phượng Chúa. Tuy nhiên, có những đoạn rõ ràng đề cập đến ngày đầu tiên trong tuần. Ví dụ, Công vụ 20:7 viết rằng “Ngày thứ nhứt trong tuần lễ, chúng ta đang nhóm lại để bẻ bánh” Trong I Cô-rinh-tô 16:2 Phao-lô kêu gọi các tín hữu Cô-rinh-tô “Cứ ngày đầu tuần lễ, mỗi một người trong anh em khá tùy sức mình chắt lót được bao nhiêu thì để dành tại nhà mình, hầu cho khỏi đợi khi tôi đến rồi mới góp.” Kể từ khi Phao-lô định rõ việc dâng hiến này như là “sự phục vụ” trong II Cô-rinh-tô 9:12, việc dâng hiến này phải liên quan đền việc thờ phượng ngày Chủ Nhật. Về mặt lịch sử, việc nhóm lại vào Chủ nhật của Cơ Đốc nhân là vào Chủ nhật, và thực hành này đã tồn tạitừ thế kỷ đầu tiên.Ngày Sa-bát dành cho dân Y-sơ-ra-ên, không phải cho Hội Thánh. Ngày Sa-bát vẫn là thứ bảy, không phải Chúa nhật, và chưa bao giờ được thay đổi. Nhưng ngày Sa-bát là một phần của luật pháp Cựu Ước và Cơ Đốc nhân được tự do khỏi sự ràng buộc của luật pháp Cựu Ước (Ga-la-ti 4:1-26; Rô-ma 6:14). Cơ Đốc nhân không cần giữ ngày Sa-bát-cho dù là thứ Bảy hay Chủ Nhật. Ngày đầu tiên của tuần, Chủ nhật là ngày của Chúa (Khải Huyền 1:10) ăn mừng sự sáng tạo mới, với Đấng Christ, Chúa chúng ta phục sinh. Chúng ta không bị bắt buộc phải giữ ngày Sa-bát của Môi-se-sự nghỉ ngơi, nhưng bây giờ tự do để theo Đấng Christ phục sinh-sự phục vụ. Sứ đồ Phao-lô nói rằng mỗi cá nhân tín hữu phải quyết định để xem có giữ Sa-bát hay không, “Người nầy tưởng ngày nầy hơn ngày khác, kẻ kia tưởng mọi ngày đều bằng nhau; ai nấy hãy tin chắc ở trí mình” (Rô ma 14:5). Chúng ta thờ phượng Chúa mỗi ngày, không chỉ ngày thứ Bảy hay Chúa Nhật.

Source: https://evbn.org
Category : Lễ Hội