Tết Thực Hàn Là Gì? Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

Tết Hàn thực và các món ăn tại ngày này luôn là những điều mà nhiều người mong đợi. Vậy các bạn có biết ý nghĩa của ngày này không? Hãy tìm hiểu về Hàn thực Tết trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn Thực là một ngày tết tổ chức ngày mồng 3 tháng 3 theo Âm lịch. “Hàn Thực” ở đây có nghĩa là “thức ăn lạnh”. Ngày truyền thống này đã xuất hiện tại miền bắc Việt Nam, một số tỉnh của Trung Quốc và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới.Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực

Vào ngày này hằng năm, nhiều gia đình xay bột gạo, đồ đỗ xanh. Các nguyên liệu làm bánh trôi, bánh chay (ở Trung Quốc nấu chè trôi nước), nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên đều được chuẩn bị cẩn thận. Có lẽ đây cũng là một cách đặc biệt để tưởng niệm người thân trong những ngày cuối xuân.

Tết này của Việt Nam hay Trung Quốc?

Ở Việt Nam, phỏng theo cuốn “người phương Bắc, kỷ niệm ngày Giới Tử Thôi chết cháy”. Ngày 3 tháng 3 âm lịch sẽ ăn tết Hàn thực. Hai chữ “Hàn Thực” gắn với một điển tích khá nổi tiếng ở Trung Quốc. Cụ thể hơn, nó được biết tới nhiều qua tiểu thuyết tên là Đông Chu liệt quốc.

Nhà nghiên cứu văn hóa đồng thời là Trưởng khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) – Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng cho biết, ngày tết này ở Việt Nam thực ra bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc. Tuy nhiên vì đã được Việt hóa, nên nó vẫn lưu truyền cho đến ngày nay.

Bà nói rằng: “Tên gọi của Tết Hàn thực nghe có vẻ bắt chước từ Trung Quốc. Nhưng sự thật không phải như thế, khi vào Việt Nam, nó đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay – ngày tết tháng 3 của người Việt. Bản thân ngày tết này mang ý nghĩa đặc biệt và cũng thể hiện rõ nét về đặc trưng của người Việt. Chính điều này đã tạo nên sức sống lâu bền của ngày tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc – thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường”.

Các bài phân tích của Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương vẫn luôn khẳng định,Hàn Thực tết không phải của người Trung Quốc, mà nó hoàn toàn liên quan tới nền văn minh của người Việt. Mặc dù vậy, đây vẫn là phân tích có nhiều điểm đáng ngờ.

Đọc thêm

Ý nghĩa ngày Lễ Vu Lan

Giải mã Ngày Quốc tế về Du hành Không gian có Người đầy đủ nhất

Giải mã sự kiện Ngày Thông tin về Phát triển thế giới

Giải mã sự kiện ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ 

Ngày thành phố trên thế giới là ngày nào? Các sự kiện diễn ra


Tết Hàn thực

Ý nghĩa ngày Tết Hàn thực

Tại Việt Nam, Tết hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay. Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ những đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Hàn thực tết của người Việt mang trong mình ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên. Đặc biệt là ý nghĩa nhớ ghi công ơn của những người đã khuất.

Cứ mỗi lần đến Tết này mỗi thành viên cùng nhau ngồi quây quần bên mâm cơm gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.

Mâm cúng lễ Tết gồm có nhang, hoa, quả tươi, trầu cau. Tránh sử dụng những loại quả có nhiều gai góc để bày mâm ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải có 1 ly nước sạch thể hiện tâm trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ.

Đồng thời, mâm cúng hàn thực Tết không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.

Những món ăn không thể thiếu trong Hàn thực Tết

Bánh trôi, bánh chay

Ở Việt Nam hiện nay, người ta chỉ làm bánh chay hay bánh trôi để thế cho đồ lạnh. Và bánh này chỉ cúng gia tiên. Nó ít có liên hệ đến Giới Tử Thôi và một vài kiêng kỵ khác. Vào ngày Tết này, người Việt thường làm các món bánh trôi nước, bày cỗ bàn, cúng gia tiên. Chính vì vậy mà bánh trôi còn được gọi với cái tên là bánh Hàn thực.

Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, tục ăn bánh trôi vào ngày Hàn thực được du nhập vào thời Lê. Nó thịnh hành vào giai đoạn nhà Lê Trung Hưng – Nguyễn.Món ngon Hàn Thực Tết

Bánh cuốn

Theo ghi chép của Lê Tắc, người thời Trần “tiết Hàn Thực, đem bánh cuốn tặng nhau”. Qua bài thơ “Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh”, làm năm 1291, Trần Nhân Tông viết: “Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân thái, đây là phong tục cũ của An Nam xưa nay.” Theo Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, bánh Xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn. Sách này đồng thời cho biết: “Quyển bính (bánh cuốn) nhiều nhân càng ngon, hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay” .

Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết: Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tiết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân thái (thái: rau), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay.

 

Hãy cùng gia đình bạn trải qua những ngày Tết Hàn thực ấm áp. Và đừng quên like, share bài viết của chúng mình nhé!