Giải mã sự kiện ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ 

Bạo lực luôn là một trong những vấn đề nhức nhối để lại nhiều hậu quả nặng nề. Bạo lực vốn là tội ác, nhưng bạo lực với những đối tượng yếu thế hơn, không thể chống đỡ được. Nhất là đối với phụ nữ thì lại là sự độc ác cực kì kinh khủng. Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Kimun đã từng nói về vấn đề này: “Bạo lực đối với phụ nữ là một tội ác ghê tởm”. Cũng chính vì vấn đề này mà Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ được ra đời. Nhằm tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về việc loại bỏ bạo hành đối với phụ nữ. Nếu các bạn tò mò và muốn biết thêm về ngày này thì hãy ghé qua bài viết dưới đây nhé.

Giải mã sự kiện ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ là ngày nào?

Ngày 25/11 hàng năm được Liên hợp quốc thống nhất là ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đây cũng được coi là ngày lễ kỷ niệm mang tính quốc tế. Để tưởng nhớ 16 nạn nhân xấu số của bạo lực đã chết trong vụ ám sát năm 1960 tại Cộng hòa Đôminíc. Là dịp để các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp nơi trên thế giới. Thực thi chiến dịch, thắp sáng tinh thần đấu tranh xóa bỏ bạo hành đối với phụ nữ. 

Ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ

Nhân dịp ngày quốc tế này LHQ đã kêu gọi các chính phủ, tổ chức quốc tế, NGOs khắp thế giới. Thực hiện các hoạt động vào ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nũ. Để nâng cao nhận thức người dân về tình trạng bạo hành với phụ nữ như: “Mại dâm cưỡng bách”, “lạm dụng tình dục”, “cưỡng hiếp’, “bạo hành trong gia đình”, “hôn nhân cưỡng bách”,…

Nguồn gốc ý nghĩa của ngày quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ

  • Nguồn gốc

Trước đây đã có nhiều tổ chức, trong đó có Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM). Đã lấy được sự công nhận của quốc tế đối với ngày này. Giám đốc UNIFEM Noeleen Heyzer đã có bài phát biểu trong buổi gây quỹ ở Toronto, Canada. Nhằm động viên nam giới và phụ nữ tham gia hoạt động chống bạo hành kéo dài 16 ngày. Hoạt động tình nguyện này bắt đầu từ ngày 25/11 và kéo dài đến ngày 10/12. Ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được Đại Hội đồng LHQ thông qua năm 1948. Điều này như một phản ứng trước cuộc khủng bố diệt chủng của chế độ Đức Quốc xã.

Năm 1999, Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết. Chọn ngày 25/11 là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Nghị quyết này, đã được kiến nghị lên Cộng hòa Dominica. Nhằm kỷ niệm ngày ba chị em Maria, Teresa, và Minerva Mirabel bị sát hại dã man năm 1960. Trong khi phụ nữ ở Mỹ Latinh và vùng Caribê đã kỷ niệm ngày này kể từ năm 1989. Thì đến năm 1999 nó mới được tất cả các thành viên của Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận.

  • Ý nghĩa

Chia sẻ, kêu gọi nhận thức về tình trạng bạo hành, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, người già.

– Một số hoạt động phong trào đã kêu gọi. Và truyền tải thành công những thông điệp liên quan tới việc xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

– Một số trung tâm bảo trợ phụ nữ được thành lập. Và phụ nữ có thể trực tiếp tới xin sự trợ giúp. Cũng như bảo vệ hoặc tố cáo về hành vi bạo hành.

– Xóa bỏ những mặt tối còn tồn tại của xã hội. Gạt đi những hạt sạn đeo bám vào chuyến tàu hành trình đi tới tương lai của nhân loại.  

– Để tạo sự hưởng ứng “Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ” (25/11). Với chủ đề “Vì mái ấm gia đình không còn bạo lực” và một số thông điệp truyền thông như:

  • Bạo lực gia đình là sai trái là vi phạm pháp luật.
  • Biết yêu thương và tôn trọng là bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình.
  • Hãy để tình yêu thắp sáng mái ấm của bạn.
  • Yêu thương hơn quát mắng.
  • Tôn trọng sự bình đẳng trong gia đình để xóa bỏ bạo lực gia đình.
  • Nói KHÔNG với bạo lực. 
  • Đừng im lặng, hãy nói ra khi bạn bị bạo lực.

Hoạt động trong ngày quốc tế loại bỏ bao lực đối với phụ nữ 

Ở đất nước Bỉ, những chiếc hài đỏ được những người tuần hành ở Brussels đặt trước Tòa án Thành phố. Nó đại diện cho những phụ nữ đã từng bị giết hại chỉ vì họ là phái yếu. Ít nhất 10.000 người tham gia tuần hành kêu gọi nhận thức và hành động về tình trạng bạo hành.

Tại Italy, một số nhà hoạt động nhân quyền mang những tấm biển lớn. Với dòng chữ “Chúng tôi khóc thương cho những con người thấp cổ bé họng”. Tại Thủ đô Roma hàng loạt những phong trào kêu gọi xóa bỏ bạo lực quyết liệt nhất trên toàn thế giới. 

Ở Pháp, những phong trào này cũng được diễn ra nhưng với quy mô lớn hơn rất nhiều. Hàng ngàn người đã xuống đường tuần hành tại Paris phản đối tình trạng bạo lực gia đình. Với trang phục tím, màu tượng trưng cho phụ nữ. Họ đã đi một quãng đường dài từ Nhà hát Opera Paris đến tận Quảng trường Quốc gia. 

Tại Paris, cuộc tuần hành cũng diễn ra tại nhiều thành phố lớn của Pháp như Lyon, Strasbough, Bordeaux và Lille. Một số cuộc tuần hành, do hiệp hội #NousToutes tổ chức. Diễn ra 2 ngày trước khi chính phủ Pháp công bố kết quả điều tra về tình trạng bạo lực tại quốc gia này.

Tạo một số hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người lao động.  Nhân dân và cộng đồng hiểu biết các vấn đề cơ bản và ý nghĩa về việc phòng, chống bạo lực gia đình trong gia đình. Tiếp tục chia sẻ rộng rãi về Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Kết luận

Hành vi bạo lực với gia đình, với phụ nữ là hành vi không thể chấp nhận được trong xã hội hiện nay. Nó cần phải được lên án và xóa bỏ hoàn toàn. Để không cản trở quá trình phát triển mạnh mẽ của xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phải kêu gọi đấu tranh chống bạo lực gia đình, xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đây là mưu cầu tiến bộ của xã hội. Mong muốn cuộc sống của mỗi người ngày càng hạnh phúc hơn trong sự tôn trọng, yêu thương và bình đẳng. Cảm ơn bạn đã dành theo dõi! Mong rằng bài viết sẽ giúp cho bạn thêm kiến thức về ngày quốc tế này.

Liên kết:Xổ số miền Bắc