Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ nhiều người quan tâm tại Việt Nam. Vậy ngày Tết này là gì và có ý nghĩa như thế nào với chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu nha!
Mục Lục
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản và Triều Tiên. Nó diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 theo lịch của người Trung Quốc. Đoan Ngọ Tết đã tồn tại từ lâu tại văn hóa dân gian phương Đông. Ngày này có sự ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống sinh hoạt văn hóa. Đoan với nghĩa là mở đầu. Ngọ tức là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 1 giờ đêm. ĂnTết này là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ bắt đầu lúc mặt trời ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Theo triết lý y học phương Đông thì hỏa khí của trời đất (thuộc phần dương) và trong cơ thể của con người trong ngày Tết này đều lên đến tột bậc.
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ với tên Tết giết sâu bọ. Đây là ngày phát động việc bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bọ, côn trùng gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Đồng thời, việc bảo vệ nhiều loài sâu tốt cho môi trường cũng được đề cao. Chúng còn được coi như chất bổ dưỡng cho đất trồng nữa.
Truyền thuyết về lịch sử ngày Tết mùng 5 tháng 5 được lưu truyền mỗi nước một khác. Tại Việt Nam sẽ khác với Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Nguồn gốc Đoan Ngọ Tết
Trong văn hóa người Việt, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian ta đã lưu truyền một câu ca dao thế này:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam thì ngày này còn được gọi là ngày “Vía Bà”. Có nghĩa trong việc thờ cúng Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung, ngày Tết này còn được gọi là ngày “nước quay”. Cứ theo thông lệ hàng năm, nước sông Mê Kông từ thượng nguồn sẽ đổ về đến nước ta rồi trở thành màu đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng thế, ngày này cũng được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Đầu tháng 5 chính là thời điểm kết thúc vụ chiêm để bước vào vụ mùa. Đây là lúc các bà con nông dân làm lễ để tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Chính vậy, Tết Đoan Ngọ là ngày để nhân dân bày tỏ lòng thành kính. Và gửi lời cầu mong cho một mùa bội thu sắp tới.
Hiện tại, ở nhiều làng quê Việt Nam vẫn còn lưu giữ nhiều nếp xưa. Họ rất coi trọng ngày Tết sâu bọ này. Đây là dịp để gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Con cháu dù có làm ăn ở xa xôi vẫn cố gắng thu xếp mọi việc để về bên gia đình.
Vào thời điểm tháng 5, trái cây, hoa quả cũng bắt đầu đơm hoa kết trái. Vì thế, hoa quả là thứ tráng miệng không thể nào thiếu trong mâm lễ cúng của người dân.
Đặc trưng ngày Tết
Các hoạt động
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta có cơ hội ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng ngày Tết, mọi người được ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp. Điều này tượng trưng cho việc giết sâu bọ và các loại bệnh tật trong cơ thể. Tục lệ rằng, người ta ăn rượu nếp ngay khi mới ngủ dậy.
Người ta cúng lễ Tết cho một tiết mới. Cầu mong sự trong sáng và quang đãng.
Tắm nước lá mùi là mẹo nhiều người làm để phòng bệnh và tẩy trừ sâu bọ. Nhiều địa phương ven biển có lệ đúng giờ ngọ đi tắm biển.
Vào dịp Đoan Ngọ Tết, ai bị cảm cúm thường dùng năm loại lá xông để bớt bệnh. Bao gồm các loại dễ kiếm như lá bạch đàn, ngũ trảo, xương rồng, dâu tằm ăn và sả. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ vào trong nhà để đuổi tà ma.
Đọc thêm
Tiểu sử Lễ Giáng Sinh thế nào?
Tết Thực Hàn Là Gì? Ý nghĩa ngày Tết Hàn Thực
Tiểu sử Ngày Nhà giáo Việt Nam
Ảm thực đặc biệt
Bánh tro từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên gọi khác nhau ở nhiều vùng miền. Có nơi gọi nó là bánh ú, nọi gọi bánh gio hay là bánh âm. Ngoài ra còn có nhiều tên gọi biến thể khác tùy địa phương. Người ta làm bánh ú bằng gạo đã ngâm từ nước tro. Tro này được lấy sau khi đốt các loại củi của các loại cây khô hay rơm. Bánh làm xong được gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường được ưa thích ăn với đường hoặc mật.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn). Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.
Cơm rượu hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan ngọ; uống rượu hoặc ăn rượu nếp để giết sâu bọ.
Chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng Năm nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đậu đen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
Chắc hẳn qua bài viết vừa rồi bạn cũng chiêm nghiệm cho mình được những tri thức về Tết Đoan Ngọ rồi nhỉ. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhé!