Mẫu biên bản giao nhận tiền mẫu mới và chi tiết nhất 2020
Biên bản giao nhận tiền còn gọi Giấy giao nhận tiền được các cá nhân sử dụng phổ biến trong đời sống, giao dịch mang tính chất dân sự. Vậy Biên bản giao nhận tiền được dùng trong trường hợp nào? Biên bản này có cần phải công chứng hay không? Những câu hỏi trên liên quan đến mẫu biên bản giao nhận tiền sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục Lục
Mẫu biên bản giao nhận tiền dùng để làm gì?
Biên bản giao nhận tiền là một trong những loại văn bản cơ bản, quen thuộc, được sử dụng khá phổ biến trong mọi giao dịch tài chính dân sự khi các cá nhân giao nhận tiền mua bán, chuyển nhượng, phân chia tài sản… Biên bản này được thành lập dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên giao tiền và bên nhận tiền trong quá trình giao nhận.
Nội dung cơ bản trong Biên bản giao nhận tiền cần nêu rõ thông tin bên giao tiền, bên nhận tiền; số tiền giao nhận và cam kết của hai bên. Hai bên phải ghi rõ cam kết thực hiện đúng theo các thoả thuậntrong biên bản, bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Biên bản giao nhận tiền được coi như căn cứ chứng minh việc các bên đã hoàn thành việc giao nhận một số tiền nhất định theo đúng thỏa thuận hoặc hợp đồng đã ký trước đó. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, Biên bản giao nhận tiền có thể coi như là một bằng chứng pháp lý trước tòa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như yêu cầu trách nhiệm đối với các bên liên quan.
Trên thực tế, biên bản giao nhận tiền được soạn thảo, dùng thanh toán, đặt cọc, đền bù… trong các giao dịch dân sự nhằm mục đích xác nhận bên giao tiền đã giao đủ tiền và bên nhận tiền đã nhận đủ số tiền theo đúng như cam kết hoặc điều khoản về thanh toán trong hợp đồng đã ký trước đó.
Có cần công chứng mẫu biên bản giao nhận tiền không?
Biên bản giao nhận tiền chỉ có giá trị pháp lý khi cả hai bên mua và bán cùng ký, ghi rõ họ tên lên biên bản. Trong nhiều trường hợp, hai bên mua và bán còn mời thêm người làm chứng để chứng kiến và chứng nhận quá trình giao dịch giữa hai bên. Người làm chứng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân ( Họ tên, chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay).
Người làm chứng phải ghi rõ khẳng định giao dịch của hai bên là hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, không có yếu tố ép buộc. Khi đó, trong Biên bản giao nhận tiền sẽ có thêm phần chữ ký của người làm chứng để tăng độ đảm bảo giá trị pháp lý cho biên bản.
Biên bản giao nhận tiền là một thỏa thuận dân sự, do đó, về mặt pháp lý không bắt buộc yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, giao dịch tiền bạc là một vấn đề khá nhạy cảm, mang tính rủi ro khá lớn, nhất là khi giao dịch với số tiền lớn. Vì thế, để tăng thêm cơ sở pháp lý cho biên bản được lập, làm bằng chứng trước tòa nếu xảy ra kiện tụng thì hai bên vẫn nên đi công chứng, chứng thực biên bản.
Biên bản giao nhận tiền cần phải được lập thành hai bản giống nhau, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản để làm bằng chứng.
Cách viết mẫu biên bản giao nhận tiền
Biên bản giao nhận tiền (Giấy giao nhận tiền) không phải là biểu mẫu sẵn có. Hai bên giao – nhận tiền tự lập biên bản, thỏa thuận các điều khoản. Do đó, nhiều người khá lúng túng dẫn tới lập biên bản không đủ nội dung nên không thể làm cơ sở pháp lý khi phát sinh tranh chấp. Khi viết Biên bản giao nhận tiền, các bên cần lưu ý soạn thảo đủ các nội dung sau:
Phần đầu biên bản
– Ghi đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Tên biên bản;
– Địa điểm, ngày tháng năm viết biên bản giao nhận tiền;
Phần nội dung chính biên bản
– Ghi rõ thông tin bên giao tiền và bên nhận tiền:
+ Họ và tên, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp;
+ Địa chỉ, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại.
– Căn cứ giao nhận tiền: thỏa thuận phân chia tài sản, hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng.
– Ghi rõ số tiền bàn giao bằng cả số và bằng chữ.
– Hai bên cần ghi rõ các cam kết khi bàn giao tiền theo thỏa thuận:
- Cam kết không khiếu kiện, khiếu nại;
- Khi có tranh chấp thì người làm chứng sẽ là nhân chứng, khai báo đúng sự thật.
- Nếu giữa các bên: bên giao tiền, bên nhận tiền, nhân chứng có sự thông đồng với nhau hoặc cố tình gian lận về thông tin cá nhân ghi trong biên bản thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tải mẫu biên bản giao nhận tiền mới và chi tiết nhất 2020
Dưới đây là một số biểu mẫu Biên bản giao nhận tiền mới nhất hiện nay dành cho các bạn tham khảo khi cần.
Mẫu 1: Biên bản giao nhận tiền mặt
[download id=”4210″]
Mẫu 2: Biên bản giao nhận tiền đặt cọc
[download id=”4211″]
Mẫu 3: Biên bản giao nhận tiền góp vốn
[download id=”4212″]
Mẫu 4: Biên bản giao nhận tiền bồi thường
[download id=”4213″]