46 câu hỏi thực tiễn môn Hóa học lớp 12

Tailieumoi. vn xin ra mắt đến những quý thầy cô, những em học viên đang trong quy trình ôn tập tài liệu 46 câu hỏi thực tiễn môn Hóa học lớp 12, tài liệu gồm có 27 trang, giúp những em học viên có thêm tài liệu tìm hiểu thêm trong quy trình ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng và sẵn sàng chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học sắp tới. Chúc những em học viên ôn tập thật hiệu suất cao và đạt được hiệu quả như mong đợi .
Mời những quý thầy cô và những em học viên cùng tìm hiểu thêm và tải về chi tiết cụ thể tài liệu dưới đây

CÂU HỎI THỰC TIỄN 
VẤN ĐỀ 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa 
các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không 
khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit 
sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit 
là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai.
Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới.
Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài 
làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là 
CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những 
hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô 
nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú 
trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu 
biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ 
môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời sau khi dạy 
xong phần Sản xuất axit sunfuric trong bài “Axit sunfuric. Muối sunfat”(Tiết 55-56 
lớp 10 CB) hoặc áp dụng trong bài“Axit nitric” (tiết 14-15 lớp 11CB).
VẤN ĐỀ 2: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống 
rượu?

Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đặc tính của rượu 
etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng
người chọn một chất oxi hóa là crom(VI)oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất 
mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO3 khi 
gặp rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr2O3 là một hợp chất có màu xanh đen.
Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. 
Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi 
rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa 
vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được 
mức độ uống rượu của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống 
rượu khi tham gia giao để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Áp dụng: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong những 
nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học 
sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết rượu trong cơ thể một cách nhanh và chính 
xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này vào bài “Ancol” (tiết 
56-57 lớp 11CB) hay “Rượu etylic”(tiết 3-4 lớp 12). Cụ thể, sau khi dạy xong bài “ 
Ancol ” giáo viên có thể đặt câu hỏi như trên để cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi 
hướng giải quyết vấn đề.
VẤN ĐỀ 3: Vì sao trước khi thi đấu các VĐV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng 
bàn tay?

Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat”(MgCO3) mà người ta vẫn hay 
gọi là “ bột magiê”. MgCO3 là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi 
tiến hành thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôi. Điều đó 
đối với các vận động viên thi đấu thể thao hết sức bất lợi. Khi có nhiều mồ hôi ở 
lòng bàn tay sẽ làm giảm độ ma sát khiến các vận động viên sẽ không nắm chắc 
được các dụng cụ khi thi đấu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thành tích mà 
còn gây nguy hiểm khi trình diễn. MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời 
tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có 
thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
Ngoài ra với các vận động viên giàu kinh nghiệm, họ có thể lợi dụng khoảnh khắc 
“xoa bột” làm giảm bớt tâm lí căng thẳng; sắp xếp lại trình tự thực hiện thao tác, ôn 
tập lại các yếu lĩnh, chuẩn bị tốt hơn tâm lí thi đấu để thực hiện các thao tác tốt.

Áp dụng: Đây là một trong những “mẹo nhỏ” trong thi đấu thể thao cũng như vấn 
đề an toàn trong thi đấu.Khi dạy phần “Ứng dụng của muối cacbonat” (Tiết 24 lớp 
11CB) giáo viên có thể kể cho học sinh nghe ứng dụng của muối magie cacbonat 
thông qua câu chuyện trên.
VẤN ĐỀ 4: Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn 
tro?
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần 
khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và hơi H2O, 
tất cả chúng đều bay vào không khí. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, 
nhưng chúng là những chất dễ cháy. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi 
đốt đều cháy hết.
Với than đá và gỗ thì lại khác. Cả hai vật liệu đều có những thành phần rất phức 
tạp. Những thành phần của chúng như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những 
hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng cón có các 
khoáng vật. Những khoáng vật này đều không cháy được.Vì vậy sau khi đốt cháy 
gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.
Than đá cũng vậy. Trong thành phần than đá ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ 
phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat. Nên so với gỗ khi đốt cháy than 
còn cho nhiều tro hơn

Áp dụng: Đây là câu hỏi nhằm kích thích tư duy học sinh. Học sinh không lạ gì với 
hiện tượng trên nhưng để giải thích thì không phải dễ. Giáo viên có thể nêu vấn đề 
trên sau khi dạy xong mục “Dầu mỏ” (Tiết 53 lớp 11CB) hay cuối bài “Ancol 
etylic”(Tiết 56-57 lớp 11CB).
VẤN ĐỀ 5: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn 
?
Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta cảm thấy 
không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
 Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
 Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:

Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có 
tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người ta cảm giác 
trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không khí trong 
sạch, tươi mát.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng tự nhiên không xa lạ với học sinh. Một số học sinh 
cho rằng đây là điều hiển nhiên vì “ sau cơn mưa trời lại sáng”. Tuy nhiên nhìn 
dưới góc độ hóa học thì ta có thể giải thích được rõ ràng vấn đề này. Giáo viên có 
thể đề cập trong phần ứng dụng của ozon hay đặt câu hỏi trên sau khi dạy xong bài 
giảng về “Ozon” ( Tiết 50 lớp 10 CB).
VẤN ĐỀ 6: Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió ?
Chúng ta đều biết khi máy photocopy làm việc thường xảy ra hiện tượng phóng 
điện cao áp do đó có thể sinh ra khí ozon theo phản ứng: 

Với một lượng ít ozon trong không khí thì có tác dụng diệt khuẩn, diệt vi trùng. 
Nhưng nếu lượng ozon lại vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tổn hại cho đại não, 
phá hoại khả năng miễn dịch bệnh, gây mất trí nhớ, biến đổi nhiễm sắc thể, gây 
quái thai ở phụ nữ mang thai, v.v..Thậm chí ozon còn là chất gây ung thư nên tác 
hại của ozon không thể kể hết được.
Hiển nhiên là lượng ozon do máy photocopy sinh ra rất bé nên nếu ngẫu nhiên mà 
tiếp xúc với nó cũng chưa có thể gây nguy hại cho cơ thể. Nhưng nếu tiếp xúc với 
ozon trong thời gian dài và nếu không chú ý làm thông gió căn phòng thì do ozon 
tập hợp nhiều trong phòng đến mức vượt tiêu chuẩn an toàn thì sẽ có ảnh hưởng 
đến sức khỏe con người.
Cho nên khi sử dụng máy photocopy cần chú ý đến việc thông gió cho phòng máy.
Áp dụng: Giáo viên có thể đề cập vấn đề trên khi nói về tác hại của ozon trong bài 
giảng về “Ozon” (Tiết 50 lớp 10 CB). Sau bài học học sinh sẽ biết được sự nguy 
hiểm khi photocopy tài liệu và biết cách tránh được sự nguy hại này.

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn