Mừng lễ Phục Sinh 2019
Chúa nhật, 21 tháng 4, 2019 là lễ Phục sinh (Easter), ngày lễ quan trọng nhất trong Kitô Giáo (Công giáo – Catholicism, Chính thống giáo – Orthodox, và các giáo phái Tin lành – Protestantism). Dù là người ta không mừng lễ Phục Sinh lớn và vui như Lễ Giáng Sinh (Christmas, 25 tháng 12), trên phương diện thần học, lễ Phục Sinh quan trọng hơn lễ Giáng Sinh, vì Kitô Giáo được xây dựng trên một điểm cực kỳ quan trọng—Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá và chết, và ba ngày sau Người sống lại. Phục sinh là sống lại. Lễ Phục sinh là lễ kỷ niệm sự sống lại của chúa Giêsu. Nếu không có sự sống lại, không có lễ Phục Sinh, không có Kitô Giáo.
Lễ Phục Sinh không có ngày nhất định trên lịch hàng năm. Nó là ngày Chúa nhật thứ nhất vào ngày, hay sau ngày, Trăng Tròn sau ngày xuân phân (Spring Equinox) tức là ngày chính thức của mùa xuân ở Âu Mỹ. Ngày xuân phân 2019 là ngày 20 tháng 3, ngày đó chỉ có một phần trăng. Ngày trăng tròn sau ngày xuân phân năm nay là ngày 19/4/2019, và Chúa nhật thứ nhất sau ngày đó là 21 tháng 4. Xem ra có sự cố tình định ngày lễ Phục Sinh cùng lúc với sự sống lại của mùa xuân và sự phục hưng toàn diện của mặt trăng.
Trước lễ Phục Sinh 40 ngày (không tính các ngày Chúa nhật) là Mùa Chay hay Mùa Thương Khó (Lent), bắt đầu bằng ngày thứ tư lễ Tro (Ash Wednesday) ngày 6 tháng 3, 2019; ngày đó các linh mục (thầy tế lễ) rắc một tí tro trên đầu, hay bôi một tí tro lên trán, giáo dân, như là nhắc nhở đến sự chết – Ta là bụi đất và sẽ trở về cùng bụi đất. Mùa chay là mùa của ăn chay, cầu nguyện, sám hối, bố thí và hãm mình.
Bạn đang đọc: Mừng lễ Phục Sinh 2019
Tuần trước Phục Sinh là Tuần Thánh ( Holy Week ), mở màn bằng chúa nhật lễ Lá ( Palm Sunday, 14 tháng 4, 2019 ), kỷ niệm ngày chúa Giêsu đi vào thành Jerusalem và được hàng nghìn dân Do thái tiếp đón bằng cách lót lá trên đường chúa đi và phất lá trên tay .
Ngày thứ Năm trước Phục Sinh (18 tháng 4, 2019), là ngày Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday), kỷ niệm bữa ăn tối cuối cùng của Giêsu và các môn đệ, và cũng là lúc Giêsu dạy các môn đệ chia bánh mì và rượu nho ra ăn uống như là biểu tượng cho mình và máu của Giêsu. Điều này ngày nay gọi là Bí tích thánh thể (Eucharist, hay Holy Communion) được lập lại trong mỗi thánh lễ. Ngày này còn có tên là Ngày Thứ Năm Rửa Chân (Maundy Thursday), kỷ niệm lúc Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong bữa ăn tối cuối cùng.
Ngày thứ Sáu trước Phục Sinh (19 tháng 4, 2019) là ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday), tức là ngày chúa Giêsu chịu chết.
Xem thêm: Những điều chưa biết về Lễ hội Halloween
Ngày thứ Bảy trước Phục Sinh ( 20 tháng 4, 2919 ) là ngày Thứ Bảy Tuần Thánh ( Holy Saturday ), kỷ niệm Giêsu nằm trong nhà mồ sau khi chết. Ngày này còn gọi là Ngày Thứ Bảy Đen ( Black Saturday ) hay Ngày Trước Ngày Phuc Sinh ( Easter Eve ) .
Và chúa nhật (21 tháng 4, 2019) là Phục Sinh.
Sau lễ Phục Sinh 50 ngày là mùa Phục Sinh ( Easter Season ). Ngày xưa, mùa Phục Sinh chỉ có 40 ngày, từ Phục Sinh đến ngày Lễ Thăng Thiên, tức là ngày chúa Giêsu về trời. Nhưng ngày này Mùa Phục Sinh lê dài 50 ngày, chấm hết bằng ngày Pentecost, tiếng Hy Lạp Pentēkostē có nghĩa là “ thứ 50 ”, tức là ngày Chúa Thánh Thần ( Thánh Linh ) đến với các đệ tử của chúa Giêsu sau khi Chúa Giê su Phục hồi. Ngày Pentecost ( ngày lễ Chúa Thánh Thần ) là ngày chúa nhật 7 tuần sau Phục Sinh ( 7 X 7 = 49, xem như 50 ) .
Source: https://evbn.org
Category : Lễ Hội