Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp nào?
Trung Quốc là một đất nước với diện tích vô cùng lớn cùng với đó là dân số đông đảo. Họ cũng đi lên từ chế độ nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ rồi đến phong kiến như bao nước Châu Á khác. Nhưng điều mà chúng ta biết về Trung Quốc ngoài Vạn lý trường thành ra thì còn là về xã hội phong kiến của họ. Đây là một giai đoạn phát triển dài nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong các bộ phim kiếm hiệp mà ta hay xem ngày bé cũng phần nào làm ta tò mò hơn về giai đoạn này. Và trong giai đoạn này xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết này ngay dưới đây nhé.
Mục Lục
Xã hội phong kiến là gì?
Xã hội phong kiến là chế độ xã hội nối tiếp của xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã và kết thúc của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại Trung Quốc luôn là một chủ đề được bàn tán. Có rất nhiều luồng ý kiến được các nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra cho sự diệt vong này. Nhưng cho đến nay thì nó vẫn luôn là một ẩn số. Chúng ta sẽ phải đợi một khoảng thời gian nữa để biết câu trả lời thỏa đáng.
Xã hội phong kiến là một bộ máy duy trì chế độ quân chủ. Nó sẽ khác nhau về mức độ và thời gian. Đất nước được đứng đầu bởi một vị vua theo thể chế Cha truyền con nối. Giúp việc cho vua sẽ là các quan đại thần. Về cơ sở hành chính thì được chia ra tùy vào các đời vua.
Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ khi nào?
Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ vô cùng sớm. Nó bắt đầu từ thời kì Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc (khoảng thế kỉ V TCN). Đây là một thời kì có nhiều biến động lớn về kinh tế – xã hội, chính trị và văn hóa. Nó đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chiếm nô và hình thành chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian rối ren đó công cụ bằng sắt xuất hiện. Công cụ này làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất. Vì thế họ lại có quyền lực, họ đã trở thành giai cấp địa chủ.
Nhiều nông dân nghèo bị mất ruộng vì đó. Họ phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy. Những người đó được gọi là nông dân canh hay tá điền. Học có nghĩa vụ phải nộp địa tô cho địa chủ.
Như vậy, quan hệ xã hội chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột. Đó là sự bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã. Quan hệ này dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân tá điền. Quan hệ xã hội phong kiến do đó mà xuất hiện và ngày càng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của lịch sử.
Xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp nào?
Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm 2 giai cấp chính. Thứ nhất đó chính là địa chủ và thứ hai chính là nông dân, lĩnh canh.
- Quan lại và những nông dân giàu: Thành phần này có nhiều ruộng đất và có quyền lực để trở thành địa chủ.
- Nông dân bị mất ruộng đất: Họ đành phải nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy. Và được gọi là nông dân lĩnh canh.
Đây là hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Trung Quốc, Hai giai cấp này thường xuyên xảy ra sự đối lập với nhau. Đó là nguyên do đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới thời kỳ này. Sau đó vào thế kỉ 19 – 20 tầng lớp mới là tiểu tư sản ra đời. Tầng lớp này đã ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội phong kiến Trung Quốc sau này.
Quan hệ giữa các giai cấp xã hội phong kiến Trung Quốc
- Địa chủ ở xã hội phong kiến Trung Quốc đều nắm ruộng đất trong tay. Họ giao ruộng đất đó cho nông dân cày rồi thu địa tô.
- Nông dân lĩnh canh ở phương Đông khi nhận ruộng của địa chủ, lãnh chúa phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ. Phần hoa lợi này còn được gọi là địa tô.
- Địa chủ có cuộc sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao, về ruộng đất. Họ đứng đầu cơ quan pháp luật, thống trị về mặt tinh thần. Nông dân là lực lượng lao động chính nhưng phải sống phụ thuộc. Họ vô cùng khổ cực và đói nghèo.
Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp tàn bạo giai cấp khác. Thể chế nhà nước hay còn được gọi với tên khác là là chế độ quân chủ. Hầu hết các nước phong kiến đều theo chế độ quân chủ, trong đó Việt Nam chúng ta cũng không ngoại trừ.
Tìm hiểu về xã hội Trung Quốc ở tài liệu nào?
Để có thể tìm hiểu về vấn đề này, bạn có rất nhiều nguồn thông tin. Tiêu biểu có thể kể đến các bộ phim cổ trang Trung Quốc thời xưa. Hoặc các bạn có thể sưu tầm sách báo về lịch sử Trung Quốc. Những loại sách này không hề khó để tìm kiếm trên thị trường. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thì nên đọc các giáo trình tiếng trung và tiếng việt về vấn đề này. Các giáo trình đó cũng cung cấp cặn kẽ cho bạn các vấn đề cấp thiết nhất. Ngoài ra thì bạn cũng có thể tìm hiểu trên mạng. Nhưng hãy lưu ý rằng các thông tin trên mạng có thể không hoàn toàn đúng đâu nhé.
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết xã hội phong kiến Trung Quốc gồm những giai cấp nào rồi đúng không. Đây là một bài viết rất có ích vì nó giúp bạn có thêm những kiến thức mới. Những kiến thức này đều vô cùng bổ ích và thú vị. Mong các bạn luôn giữ gìn sức khỏe và hẹn gặp ở các bài viết tiếp theo.