Vị Vua Sánh Ngang Với Tần Thủy Hoàng – Hán Võ Đế Là Ai?

Nếu bạn từng đọc các tài liệu lịch sử Trung hoa hay xem các bộ phim chiến quốc của Trung quốc thì chắc hẳn đã nghe tới cái tên Tần Thủy Hoàng – vị hoàng đế lẫy lừng của Trung Hoa. Tuy nhiên nếu nói đến vị vua lẫy lừng với nhiều công lao to lớn cho Trung hoa thì ngoài Tần Thủy Hoàng ra vẫn còn một vị vua kiệt xuất nữa, đó chính là Hán Võ Đế. Vậy Hán Võ Đế là ai? Tại sao lại được người đời xem là sáng ngang với Tần Thủy Hoàng? Hãy cùng tìm hiểu về ông qua bài viết sau.

Hán Võ Đế Là Ai?

Ảnh minh họa Hán Võ Đế

Hán Vũ Đế hay Hán Võ Đế là tên gọi mà người đời sau này đặt cho Lưu Triệt, vị hoàng đế thứ 7 của nhà Tây Hán của lịch sử Trung Quốc. Theo các tài liệu sử sách ghi chép lại, ông sinh ngày 31 tháng 7 năm 156 TCN và mất ngày 29 tháng 3 năm 87 TCN.

Lưu Triệt khi lên ngôi đã đã có công mở rộng biên cương, gây dựng nên thời kỳ cực thịnh của triều Hán. Ông trị vì nhà Hán trong 54 năm, sau mắc bệnh mà chết, thọ 71 tuổi.

Dù Lưu Triệt đã gây dựng nên thời kỳ cực thịnh của triều Hán, nhưng với người đời sau ông được xem là kẻ ác độc với hai tội lớn. Một là bãi bỏ bách gia, độc tôn Nho học, là tiền đề giúp cho những kẻ thống trị đời sau tìm thấy vũ khí cho tư tưởng chuyên chế, khiến cho dân tộc Trung Hoa bị “cầm tù” suốt 2000 năm lịch sử, ảnh hưởng lâu dài đến tận ngày nay. Hai là bóc lột công sức của quân sĩ, sức nước hao kiệt, gây nhiều tổn thất lớn cho nước Đại Hán.

Xuất thân và thời niên thiếu của Hán Võ Đế

Để hiểu rõ hơn “Hán Võ Đế là ai?” hãy cùng điểm qua vài nét về xuất thân của vị vua này.

Hán Vũ Đế tức Lưu Triệt là con trai thứ 11 của Hán Cảnh Đế, mẹ là Hoàng hậu Vương Chí. Lưu Triệt có ba người chị là Bình Dương Công chúa, Nam Cung Công chúa và Long Lự Công Chúa.

Lưu Triệt sinh ngày 31 tháng 7, năm 156 TCN. Tương truyền, khi mang bầu Lưu Triệt, Vương Mỹ nhân đã nằm mơ thấy mặt trời rơi vào bụng mình, sau đó Lưu Triệt được vua cha cho rằng sau này sẽ phú quý.

Chị của Cảnh Đế là Quán Đào công chúa và là cô của Lưu Triệt có cô con gái tên Trần A Kiều. Sau khi Hán Cảnh Đế phế Lưu Vinh – hiện là Thái Tử xuống làm Lâm Giang vương và sự vô tâm không đoái hoài đến Lịch Cơ và khiến bà uất ức qua đời, Cảnh Đế vương tấn phong Vương Mỹ nhân làm Hoàng hậu và Lưu Triệt được làm Thái tử, nhờ đó Lưu Triệt thành thân với Trần A Kiều và sau này Lưu Triệt trở thành hoàng đế và Trần A Kiều sau trở thành Hoàng hậu đại Hán.

Hán Võ Đế cùng Thái hậu

Quá trình trị vì

Ngoài xuất thân thì Hán Võ Đế là ai? còn được thể hiện qua quá trình trị vì của ông.

Về kinh tế

Để cai trị thuận tiện, Hán Vũ Đế đề ra các chính sách mới về kinh tế:

  • Phát hành hệ thống tiền tệ mới, tiền được làm bằng kim loại và thiếc, ngoài ra ông còn đặt ra thứ tiền bằng da khi mà kim loại khan hiếm.
  • Bán tước và cho phép chuộc tội bằng tiền.
  • Tuyên bố tất cả tài nguyên trong nước đều thuộc về quốc gia. Như vậy thì các tư nhân mới không độc chiếm tài nguyên để trục lợi, đe dọa, cai trị người dân.
  • Đặt ra chức quan để trông coi về sắt, gọi là diêm thiết quan.
  • Tiêu diệt những người đầu cơ tích trữ.
  • Tổ chức một cơ quan để chuyên chở và trao đổi trực thuộc quyền quản lý của nhà nước. Nhằm kiểm soát chặt chẽ thương mại để giá cả hàng hóa được bình ổn.
  • Cho khởi công nhiều công trình lớn để giúp cho hàng triệu người dân. Là thợ bị các xí nghiệp tư sa thải có được công ăn việc làm, thoát khỏi cảnh thất nghiệp.

Về tổ chức hành chính

Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế  lập ra chế độ thứ sử. Ông lập ra 13 châu là Ký, Duyễn, Từ, Dự, Thanh, U, Tịnh, Lương, Ích, Kinh, Dương, Giao Chỉ , Sóc Phương. Và cử 13 người đến các châu và nhận chức thứ sử ở đấy. Nhờ vây triều đình nhà Hán dễ dàng kiểm soát. Khống chế các thế lực cường hào ở từng địa phương.

Về giáo dục

Khác với các đời vua trước đó, thay vì lấy trực tiếp từ giới quý tộc để bổ nhiệm làm quan thì Vũ Hán Đế lại tổ chức các kỳ thi trong cả nước để tập trung các nhân tài và bổ nhiệm làm quan triều đình.

Về tôn giáo

Khác với Văn Đế và Cảnh Đế, ngay sau khi lên ngôi vua, Hán Vũ Đế nghe theo ý kiến của Đổng Trọng Thư trực tiếp bãi bỏ Đạo giáo vì cho rằng nó không còn thích hợp cho Trung Quốc nữa. Thay vào đó là tôn sùng Nho giáo, tuyên bố Trung Quốc là một quốc gia Khổng giáo.

Chính sách đối ngoại

Vào thời cai trị của mình, Hán Vũ Đế chủ trương kết thân với các nước ở Tây Vực. Là tiền đề cho “con đường tơ Lụa” do Trương Khiên – quan dưới trướng Hán Vũ Đế tìm ra.

Ngoài ra ông còn trực tiếp chiến tranh với Hung Nô. Tuy nhiên sau đó cả hai bên đều làm hòa, nhưng các xung đột nhỏ vẫn tiếp diễn.

Quân Hung Nô tàn bạo

Xem thêm:

TỐP 10 NGƯỜI TÓC DÀI NHẤT THẾ GIỚI

TỐP 10 CÂU CHUYỆN CƯỜI KHÔNG THỂ NHỊN NỔI VỀ TUỔI HỌC TRÒ

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi thu thập được để giải đáp cho bạn Hán Võ Đế là ai?. Hy vọng với chia sẻ này các bạn sẽ hiểu biết thêm về một vị vua kiệt xuất đó.