1 Quan điểm tích hợp và dạy học theo hướng tích hợp – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 1.06 MB, 99 trang )

Như vậy, tích hợp về cơ bản là sự hợp nhất, sự kết hợp, đan trộn kiến

thức có liên quan với nhau theo hệ thống, để vận dụng vào giải quyết vấn đề

chung trong một phạm vi kiến thức nhất định.

2

Quan điểm về dạy học tích hợp

Theo cách hiểu truyền thống từ trước đến nay, dạy học tích hợp nghĩa

là liên kết nội dung kiến thức của các môn học, các lĩnh vực có liên quan với

nội dung kiến thức của môn học. Ví dụ khi dạy học một văn bản nhật dụng

như: “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử” có thể lồng ghép kiến thức của

môn lịch sử, môn địa lí đồng thời kết hợp kiến thức về môi trường, giao thông

và xã hội…Và để hiểu nội dung trên một cách khoa học thì theo Từ điển giáo

dục cũng đã viết: “Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng

nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác

nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.

Dạy học tích hợp hiểu theo nghĩa hẹp là: “Việc đưa những vấn đề nội

dung của nhiều môn học vào một giáo trình duy nhất trong đó những khái

niệm khoa học được đề cập đến theo một tinh thần và phương pháp thống

nhất” [22;12], có thể tích hợp hoàn toàn hoặc một phần của các môn học.

Có các kiểu tích hợp như:

Tích hợp các bộ môn: Quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa

học lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau,

chung cho các bộ môn, ngược lại với quá trình phân hóa chúng.

Tích hợp dọc: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học

thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau.

Tích hợp ngang: Kiểu tích hợp trên cơ sở liên kết các đối tượng học

tập, nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học khác nhau.

Tích hợp chương trình: Tiến hành liên kết hợp nhất nội dung các môn

học có nguồn tri thức khoa học và có những quy luật chung gần gũi nhau.

Tích hợp kiến thức: Hành động liên kết nối liền các tri thức khoa học

khác nhau thành một tập hợp kiến thức thống nhất.

14

Tích hợp kĩ năng: Hành động liên kết rèn luyện hai hoặc nhiều kĩ năng

thuộc cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực gần nhau để nắm vững một thể.

Như vậy, có thể thấy rằng dạy học tích hợp về bản chất là sự liên kết, phối

hợp các đơn vị kiến thức có liên quan với nhau và cùng dạy học trong một đơn

vị giờ học. Những kiến thức lồng ghép vào nhau sẽ được khai thác triệt để bằng

các phương pháp dạy học tích cực, tích hợp, hiện nay trong dạy học chủ yếu sử

dụng cách tích hợp dọc và tích hợp ngang.

1.1.1.3. Mục tiêu của dạy học tích hợp

Để đáp ứng những đòi hỏi của nền giáo dục hiện đại, quan điểm tích

hợp cũng xác định được những mục tiêu rõ ràng, xây dựng trên cơ sở những

quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.

Thứ nhất, các kiến thức trang bị cho HS trong quá trình học tập không chỉ

nâng cao kiến thức khoa học cho các em mà đồng thời nó còn phục vụ thiết thực

cho cuộc sống. Chính vì vậy mục tiêu đầu tiên của dạy học tích hợp đó là tăng

cường tối đa sự vận dụng kiến thức vào cuộc sống cho HS.

Thứ hai, dạy học theo hướng tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa

các khái niệm đã học trong cùng một môn học và giữa các môn học khác

nhau. Đồng thời dạy học tích hợp giúp tránh những nội dung kiến thức trùng

lặp khi nghiên cứu riêng rẽ từng môn học và có thể tạo ra những nội dung, kĩ

năng mà việc dạy học riêng rẽ không thể có được. Do đó, vừa tiết kiệm thời

gian, vừa phát triển thêm năng lực, nội dung xuyên môn cho HS thông qua

giải quyết các vấn đề phức tạp.

Thứ ba, dạy học theo hướng tích hợp giúp giải quyết những nội dung

phức tạp, có tính vấn đề nhằm phát huy được sự tích cực, chủ động, sáng tạo

của HS.

Thứ tư, để dạy học theo hướng tích hợp có hiệu quả, cần tránh các nội

dung học tập ngang bằng nhau, vì những nội dung có tính quan trọng hơn,

khó hơn sẽ tạo động lực và phục vụ cho nội dung ở quá trình học tập tiếp

theo.

15

Như vậy, quan điểm dạy học theo hướng tích hợp giúp thúc đẩy quá

trình học tập đạt được kết quả cao, đồng thời nội dung kiến thức tránh được

sự rời rạc, lẻ tẻ, HS có thể tiếp thu kiến thức một cách hệ thống. Dạy học tích

hợp giúp khai thác tốt nhất năng lực vốn có và nhu cầu giải quyết vấn đề của

HS.

2

Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn

Quan điểm tích hợp trong CT Ngữ văn hiện nay đã được chú trọng, CT

mới khẳng định: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội

dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”.

Có thể nói quan điểm dạy học tích hợp đã xuyên suốt CT từ nội dung đến

phương pháp dạy học.

Tác giả Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) trong lời nói đầu SGK Ngữ

văn 6 đã khẳng định: “Bên cạnh hướng cải tiến chung của bộ chương trình

như giảm tải, tăng thực hành, gắn đời sống, nét cải tiến nổi bật của chương

trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp” và CT THPT là sự

tiếp tục hoàn thiện và phát triển quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn.

Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn thể hiện ở nội dung CT và

SGK như sau:

Môn học Ngữ văn hiện nay là sự kết hợp của 3 phân môn đó là: Tiếng

Việt, Làm văn, Văn học. Ba phân môn này có sự liên kết với nhau trong dạy

học: Ví dụ khi dạy phân môn Tiếng Việt, người dạy lấy ví dụ minh họa từ

phân môn Văn học hay trong cuộc sống, các ví dụ đưa ra linh hoạt, khéo léo.

Không như trước kia khi chưa đổi mới, môn Ngữ văn được chia làm 3 môn

học riêng rẽ khiến cho GV gặp nhiều khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức

mà người học cũng khó tiếp thu kiến thức một cách hệ thống vì ba phân môn

này có sự đan lồng, liên kết về mặt nội dung với nhau.

Nội dung chương trình Ngữ văn: CT lấy kiểu văn bản làm trục đồng

quy, lựa chọn văn bản văn học, lựa chọn kiến thức kĩ năng Tiếng Việt và Làm

văn để giải mã văn bản, rồi từ giải mã đến tạo lập văn bản, quá trình này cũng

16

đồng thời củng cố phát triển hai phân môn còn lại. Nội dung ở mỗi bài, mỗi

đơn vị dạy học thường có đủ ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn. Như

vậy, trên tinh thần tích hợp, cả ba phân môn đã trở thành những bộ phận hữu

cơ của một cơ thể hoàn chỉnh, không tách rời mà có sự liên kết nội tại, phụ

thuộc nhau, bổ sung cho nhau. Từ một kiểu văn bản cả ba phân môn sẽ khai

thác và hình thành những kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của từng phân môn

xung quanh kiểu văn bản đó. Việc kết hợp cả ba phân môn như vậy đã đáp

ứng nội dung CT dạy học mới theo hướng tích cực.

Các nguyên tắc cơ bản khi xây dựng CT:

– Nguyên tắc kế thừa và phát triển: Kế thừa những thành quả, kinh

nghiệm, tri thức, kỹ năng mà CT SGK môn Văn trước đây đã đạt được trên cơ

sở đó xây dựng CT với nội dung mới.

– Nguyên tắc hành dụng: Tiếp thu những tinh hoa giáo dục nhân loại

nhưng đồng thời phải biết xây dựng CT theo mục tiêu thực tế, tăng cường

thực hành, phù hợp với truyền thống, lối sống của dân tộc, đáp ứng yêu cầu

đào tạo con người mới của chủ nghĩa xã hội.

– Nguyên tắc hiện đại: Tiếp thu những tiến bộ mà CT môn học ở các

nước tiên tiến trên thế giới đang thực hiện.

– Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của học sinh: Lấy HS làm trung

tâm, định hướng, thúc đẩy khả năng tự học, chủ động, tự giác tìm hiểu, mở

rộng tri thức.

– Khắc phục tính hàn lâm, giảm tải: Hạn chế được kiến thức quá tải, CT

quá nặng đối với người học như trước đây. Tuy nhiên vấn đề này cần cân

nhắc kĩ lưỡng trong quá trình tiến hành.

– Nguyên tắc tích hợp: Rất quan trọng, phát huy được năng lực hỗ trợ

lẫn nhau giữa các đơn vị kiến thức giữa các phân môn trong cùng môn học,

hoặc giữa các môn học với nhau.

Các phương pháp dạy học:

17

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn