Tốp 10 đồ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết Nguyên đán
Tốp 10 đồ không thể thiếu trên bàn thờ ngày tết người Việt Nam
Leading10.vn bật mí đến bạn đọc Top 10 đồ không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam. Bài trí bàn thờ thế nào cho uy nghiêm và hợp phong thủy?
Mục Lục
Thờ cúng tổ tiên, một truyền thống cổ xưa của Việt Nam, là một nghi lễ nhằm tri ân những người đã khuất trong gia đình và nhắc nhở mọi người về cội nguồn.
Thờ cúng tổ tiên phản ánh ảnh hưởng của chế độ phụ hệ và Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Từ khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam dưới thời Trung Hoa đô hộ, đạo hiếu, nền tảng giá trị cốt lõi nhất của Nho giáo, và rất được coi trọng ở những gia đình tại Việt Nam.
Theo đó, con cái luôn có nghĩa vụ hiếu kính cha mẹ, sau khi cha mẹ qua đời, con cái phải nhớ đến cha mẹ. Vì vậy, tục thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của “đạo hiếu” đối với cha mẹ, người thân, tổ tiên đã khuất.
Người dân thậm chí phải thờ cúng tổ tiên 5 đời theo bộ luật Hồng Đức do nhà Lê ban hành từ thế kỷ XV. Tuy nhiên, ngày nay các gia đình thường chỉ thờ cúng trong 3 đời, thờ cúng 4 hay đời còn rất ít.
Lau dọn bàn thờ không chỉ là hành động giúp tân trang ngôi nhà mà còn để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng trên bàn thờ ngày Tết cần những gì? Trong bài viết này, Leading10.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bằng Top 10 đồ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết!
Bát hương
Nhắc đến bàn thờ gia tiên, chắc chắn không thể thiếu bát hương. Thông thường, một bàn thờ gia tiên chỉ cần duy nhất 1 bát hương. Hầu hết các gia đình Việt Nam ngày nay đều có bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí nổi bật của ngôi nhà. Nó được đặt với bài vị và ảnh của tổ tiên, cùng với một bát hương ở trung tâm như một biểu tượng của các vì sao. Bên trong bát thường đặt một cây nhang hình tròn tượng trưng cho vũ trụ. Hai ngọn nến được đặt ở hai bên của bàn thờ để thể hiện mặt trời (trái) và mặt trăng (phải).
Vào những dịp đặc biệt như giỗ tổ tiên hoặc Tết Nguyên đán, các nghi thức đặc biệt được thực hiện để giao tiếp với người chết. Các nghi thức bao gồm cúng dường trái cây, thức ăn và rượu; thắp sáng những ngọn nến; và thắp hương trước khi khấn vái trước bàn thờ.
Hương/ Nhang
Thắp hương từ lâu đã gắn liền với các hoạt động tôn giáo và thiền định. Việc đốt hương có thể hoạt động như một cánh cửa dẫn đến tâm linh, chính thức hoặc không chính thức, tôn giáo được công nhận hay thế tục. Hương đã và đang được sử dụng hàng ngày trong hàng ngàn năm trong nhiều tôn giáo trên thế giới – Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Thắp hương là một phương thức thể hiện tôn thờ tối thiểu và đơn giản nhất. Các gia đình nên chọn những loại hương có mùi thơm như Trầm hương, gỗ đàn hương và Gỗ tuyết tùng, đây đều là “nước hoa làm dịu” tinh thần, làm sang trọng khu thờ cúng và người thắp hương có thể thoải mái hơn mỗi khu bước vào khu thờ cúng mà không cảm thấy bị ngộp.
Bên cạnh đó, ngoài những loại hương que thẳng thì bạn có thể chọn loại hương vòng để làm tăng mĩ quan khu thờ cúng.
2 cây đèn dầu/ 2 cây nến
Ngọn nến tượng trưng cho ánh sáng trong bóng tối của cuộc đời đặc biệt là cuộc sống cá nhân, sự mờ ám; nó là biểu tượng của sự soi sáng linh thiêng của tinh thần chân lý. Như đã đề cập ở trên, hai ngọn nến được đặt ở hai bên của bàn thờ để thể hiện mặt trời (trái) và mặt trăng (phải). Bắt buộc phải có 2 ngọn nến, nếu thiếu đi 1 trong 2 thì sẽ làm mất đi ý nghĩa của chúng và cũng làm ảnh hưởng đến việc tâm linh.
Tuy nhiên, do nhiều sự việc không may, nến có thể dễ dàng gây cháy. Vì vậy hiện nay nhiều gia đình đã lựa chọn cách an toàn hơn bằng việc thay thế sử dụng nến thành đèn dầu hoặc thậm chứ là cây đèn nhỏ tượng trưng cho 2 ngọn nến. Việc này có làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng tâm linh hay không? Không có câu trả lời cụ thể, bởi điều đó còn phụ thuộc vào tâm linh của mỗi người. Nhưng nếu bạn xem xét thì việc sử dụng đèn dầu hay đèn điện cũng rất an toàn, tránh gây cháy cho bàn thờ gia tiên.
Xem thêm: Top 10 Lưu ý bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết cho hợp phong thủy
Bình hoa tươi
Cắm hoa tươi trên bàn thờ tổ tiên không chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp mà còn có nhiều ý nghĩa ẩn ý trong đó. Theo tín ngưỡng dân gian, những loại hoa tươi lâu như, hoa cúc vàng, một cành mai, hay hoa đào nên được dùng để trang trí bàn thờ trong ngày Tết.
Khi cắm hoa trên bàn thờ gia tiên, chúng ta cần lưu ý như sau:
- Tuyệt đối không được cắm với số lượng hoa chẵn hoặc lẻ 7 ở số tử.
- Hạn chế sử dụng hoa ly để thờ vì nó thể hiện cho sự chia ly mặc dù hoa ly cũng thường được dùng trên bàn thờ và tươi lâu. Nhưng xét về ý nghĩa của nó, chúng ta nên hạn chế bày hoa ly trên bàn thờ.
- Theo chuyên gia phong thủy, các loại hoa như cúc vạn thọ, râm bụt, mẫu đơn đều mang ý nghĩa không tốt, nên cũng không được sử dụng để trang trí bàn thờ vào ngày Tết.
Ngoài ra, nhiều gia đình lựa chọn việc sử dụng hoa giấy, hoa nhựa để thay thế cho hoa tươi. Việc làm này có làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng hay không? Theo nhiều chuyên gia phong thủy, không nên sử dụng hoa giả trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, việc sử dụng hoa tươi gây tốn kém kinh phí nên các gia đình có thể cân nhắc việc sử dụng hoa giả. Mặt khác, còn tùy thuộc vào tín ngưỡng của mỗi gia đình mà chọn sử dụng hoa thật hay hoa giả.
Mâm ngũ quả
Mâm quả là một thứ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình trong dịp Tết. Tùy theo phong tục của từng vùng mà cư dân lựa chọn những giống hoa quả khác nhau. Ví dụ, người miền Bắc thường chuộng chuối, táo, cam, bưởi, đào, đu đủ và ớt để bày trên bàn thờ.
Ở những nơi khác, người miền Trung không quan tâm đến việc bày biện hoa quả gì trên bàn thờ vì đối với họ quan trọng nhất của nghi lễ là thành kính với tổ tiên.
Cách bài trí mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường dựa theo thuyết ngũ hành tương sinh. Vì vậy cần phải có đủ 5 màu tương xứng với ngũ hành. Khi bài trí các loại quả thường đan xen với nhau thể hiện được sự hòa hợp. Hơn nữa, người miền Bắc thường đặt một nải chuối xanh dưới đáy mâm, tượng trưng cho sự sum vầy của con cháu. Tuy nhiên, loại quả này không bao giờ được sử dụng bởi người miền nam cho rằng chuối luôn mang lại những điều xui xẻo. Thay vào đó, họ thường chuẩn bị 5 loại trái cây là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.
Khi sắp mâm ngũ quả miền Bắc thường có các loại hoa quả thờ cúng sau: Chuối xanh mang lại sự đùm bọc và gắn kết. Quất với mong muốn mang đến sự làm ăn thuận lợi và dồi dào sức sống. Phật thủ hoặc bưởi mang lại mùi thơm cho bàn thờ gia tiên và rước đón các vị thần, Phật ở lại phù hộ cho gia đình, Quả thanh long với ý nghĩa mang lại sự may mắn, thịnh vượng. Đu đủ với mong muốn cả năm ấm no, không thiếu thốn.
Xem thêm: Tốp 10 điểm lễ hội nổi tiếng miền bắc sau Tết 2022 bạn nên tới
Cách bài trí mâm ngũ quả miền Trung
Khi bày biện mâm ngũ quả người miền Trung thường không quá câu lệ về các loại quả. Vì vậy không có sự thống nhất trong việc bày biện mâm ngũ quả. Thông thường mâm ngũ quả của người miền Trung sẽ có: Dừa tươi với ý nghĩa mang lại sự dồi dào, thịnh vượng và một số loại quả khác như cam, quýt, dứa, thăng long,… đều là những loại quả mang ý nghĩa tốt.
Cách bài trí mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam thường rất sùng lễ bài, vì vậy việc trang trí và bày biện bàn thờ ngày tết rất quan trọng. Không giống như miền Bắc bày theo ngũ hành tương sinh quan trọng về màu sắc, người miền Nam khi bài trí mâm ngũ quả thường thể hiện ước muốn cho năm mới sung túc nên sẽ có 5 loại quả: Sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa. Một số gia đình sẽ bài trí thêm dứa hoặc dưa hấu đều cầu mong con cháu đầy nhà và cầu may mắn.
3 chén rượu
Chén đựng rượu trên bàn thờ còn được gọi là “Kỷ chén”, nó thể hiện lòng thành tâm của gia chủ.
3 chén nước
Tương tự như 3 chén rượu, 3 chén nước cũng được gọi là ” Kỷ chén”. Hơn nữa, kỷ chén còn tượng trưng cho sự vững chắc và bền lâu của gia đình. Trong phong thủy, nước mang lại tài khí và nhiều may mắn cho gia chủ. Nước có đặc tính trong sạch và thuần khiết. Trên bàn thờ luôn có nước thể hiện sự tôn trọng và thiêng liêng trong không gian thờ cúng, kích hoạt vượng khí cho gia đình.
Chú ý
Theo phong tục từ xưa đến nay, người Việt sử dụng kỷ 5 chén hoặc 3 chén trên bàn thờ chứ không dùng số chẵn. Vì số chẵn là số âm, số lẻ tượng trưng cho số dương nên người dương cúng cho người âm thường cúng số lẻ. Ta có thể dùng kỷ 3 chén bằng rượu hay nước tùy thuộc gia chủ.
5 chén trên bàn thờ có ý nghĩa gì?
Số 5 tượng trưng cho ngũ hành đất trời là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hoặc ngũ thường gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Chí, Tín,.. Bộ kỷ 5 chén thường được sử dụng cho bàn thờ Phật, Thánh kết hợp bàn thờ gia tiên. Trong 5 chén thì 3 chén ở giữa tượng trưng cho Phật, Thánh. 2 chén hai bên thì 1 chén là tượng trưng cho bà Cổ Tổ hoặc ông Mãnh, 1 chén còn lại là tượng trưng cho gia tiên.
3 chén trên bàn thờ có ý nghĩa gì?
Tương tự như bộ kỷ nước 5 chén, bộ kỷ nước 3 chén cũng dùng để đựng nước, đựng rượu thờ. Bộ 3 chén thường sử dụng trên bàn thờ gia tiên với ý nghĩa: Chén ở giữa là thờ Thần, hai chén bên ngoài là thờ tổ tiên và bà Cô, ông Mãnh.
Bộ kỷ 3 chén so với bộ kỷ 5 chén khác biệt ở số lượng chén và ý nghĩa của từng chén. Bộ 5 chén trên bàn thờ thì dùng để thờ Phật, bộ 3 chén trên bàn thờ thì thường chỉ để dùng gia tiên.
Bộ kỷ 3 chén cũng gọn nhẹ hơn, tiết kiệm không gian thờ cúng hơn. Nên hiện nay, hầu hết các gia đình lập bàn thờ ở căn hộ chung cư đều dùng bộ kỷ 3 chén trên bàn thờ.
Kỷ 3 chén
Xem thêm: Tốp 10 câu đối chúc Tết hay độc lạ và ý nghĩa nhất 2022
Hoa quả
Nhiều người thắc mắc, mâm ngủ quả khá to, nếu đặt lên bàn thờ có thể sẽ bị khuất phần nào đó trên bàn thờ. Chính vì thế, thay vì sử dụng mâm ngũ quả, ta có thể đặt một đĩa hoa quả nhỏ lên bàn thờ. Việc này không ảnh hưởng gì đến việc thờ cúng, tùy thuộc vào diện tích của khu thờ cúng hoặc cách bài trí bàn thờ ta có thể lựa chọn 1 trong 2 hoặc có thể cả hai.
Bánh kẹo
Bên cạnh trái cây, gia chủ có thể đặt một chút bánh kẹo lên bàn thờ để bày tỏ lòng thành kính cũng như trông khu thờ cúng được sang trọng và đầy đủ hơn. Bánh kẹo có khá nhiều loại đa dạng và màu sắc khác nhau. Chính vì thế, tùy vào kích thước bàn thờ để gia chủ có cách sắp xếp bánh kẹo sao cho hợp lý, tránh sự rườm rà mà vẫn đảm bảo đầy đủ, đẹp mắt.
Mâm cơm thờ gia tiên
Mâm cơm thờ gia tiên là thứ không thể thiếu trên bàn thờ ngày tết. Cách bài trí mâm cơm của người miền Bắc và miền Nam rất khác nhau:
Mâm cơm thờ của người miền Bắc được sắp xếp theo tứ trụ gồm có 4 bát và 4 đĩa chưa kể dưa hành, nước chấm và xuôi. Điều này thể hiện cho 4 phương và 4 mùa trong năm gồm các món cơ bản như: Giò lụa, thịt gà, canh xương, nem rán, miến xào, bánh chưng,…
Đối với người miền Nam thì mâm cơm thờ lại được sắp xếp theo ngũ hành gồm các món sau: Hột vịt kho thịt ứng với hành Thủy, dưa góp và củ kiệu ứng với hành mộc, bánh chưng ứng với hành thổ, mướp đắng nhồi thịt ứng với hành hòa, và ớt tươi đi kèm ứng với hành kim.
Mâm cúng không chỉ được sử dụng vào ngày lễ Tết mà còn được sử dụng trong ngày cúng ông Công ông Táo. Đây là một phần không thể thiếu trong phần tôn thờ thiêng liêng. Chính vì thế, các gia đình đều chuẩn bị rất chu đáo cho mâm cơm này.
Bàn thờ gia tiên chiếm một vị trí nổi bật trong mỗi ngôi nhà của người Việt Nam, bất kể gia đình giàu hay nghèo. Đó là biểu hiện của văn hóa đất nước thể hiện sự tôn trọng cả quá khứ và tương lai.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết của Leading10.vn. Chúc bạn và gia đình có một năm mới an khang, thịnh vượng!
Xem thêm:
Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết chuẩn để hút tài lộc vào nhà