Thương mại điện tử E-commerce là gì? những mô hình E-commerce nào?
Công nghệ thông tin phát triển mang đến những thay đổi lớn lao cho đời sống và kinh tế thế giới. Các hình thức mua bán truyền thống dần bị thay thế bởi TMDT (E-commerce). Vậy thương mại điện tử (E-commerce) là gì? Có những mô hình E-commerce nào? Xu hướng của E-commerce hiện nay ra sao? TMDT (E-commerce) đem đến những lợi ích gì và đâu là những khó khăn mà E-commerce phải đối mặt? Bài viết ngắn dưới đây hi vọng giúp cho bạn giải đáp một phần những câu hỏi đó.
Thương mại điện tử là gì?
E-commerce là gì: E-comm, viết tắt là EC (Thương mại điện tử) là khái niệm đề cập đến việc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ có sử dụng mạng internet.
TMDT được biết tới lần đầu tiên vào những năm 1960. Sau nhiều năm phát triển, khi các thiết bị di động phổ biến, các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng khẳng định được sức mạnh, sự nở rộ của các website trở thành bệ phóng thúc đẩy sự trỗi dậy nhanh chóng của TMDT (E-commerce).
Các hình thức thương mại điện tử
Hiện nay, có rất nhiều hình thức thương mại điện tử, có thể kể ra các hình thức cơ bản sau:
B2B (Doanh nghiệp tới doanh nghiệp): là TMDT giữa các công ty, doanh nghiệp, tổ chức với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử hiện nay theo loại hình này.
B2C (Doanh nghiệp tới người tiêu dùng): là việc một doanh nghiệp dựa trên mạng internet để trao đổi trực tiếp hàng hóa, dịch vụ do mình tạo ra hay phân phối đến tay người tiêu dùng.
C2B (Người tiêu dùng đến doanh nghiệp): là việc người tiêu dùng bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho doanh nghiệp hay tổ chức.
C2C (Người tiêu dùng đến người tiêu dùng): là khi người tiêu dùng bán hàng hóa, dịch vụ của họ cho người tiêu dùng khác.
Ngoài ra còn có G2C, G2B . . .nhưng các hình cũng ít được sử dụng hơn so với bốn hình thức cơ bản trên.
Thương mại điện tử (E-commerce) đem lại lợi ích gì?
Thị trường toàn cầu: Dễ thấy, khi bạn mở một cửa hàng thực tế, bạn sẽ chỉ có thế cung cấp hàng hóa và dịch vụ của mình trong một khu vực địa lý nhỏ hẹp. Thương mại điện tử sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. E-commerce giúp bạn tiếp cận thị trường nhanh chóng, mở rộng thị trường một cách tối đa so với bán hàng trực tiếp, nhờ đó, các sản phẩm, dịch vụ dễ dàng được giới thiệu, mua bán thông qua các nhà bán lẻ và thị trường trực tuyến.
Luôn luôn mở cửa: Trong thương mại điện tử (E-commerce), việc điều hành một doanh nghiệp trực tuyến trở nên dễ dàng hơn nhiều, nó luôn mở cửa 24h/7/365. Đối với doanh nghiệp, đó là cơ hội tuyệt vời để gia tăng cơ hội bán hàng vào mọi thời điểm.
Tiết kiệm ngân sách: So với các hình thức kinh doanh thương mại truyền thống, mọi chi phí khi kinh doanh thương mại điện tử đều được giảm thiểu: chi phí thuê gian hàng, nhân viên bán hàng, quản lý đều tiết kiệm hơn nhiều. Đương nhiên, khi người bán tiết kiệm được chi phí hoạt động, họ có thể cung cấp nhiều hơn các chương trình ưu đãi và giảm giá tốt hơn cho khách hàng của họ. Lúc này, khách hàng lại là người tiếp theo được hưởng lợi. Đôi bên cùng có lợi, thật là tuyệt vời phải không nào?
Dễ dàng quản lý hàng tồn kho: Bằng cách sử dụng các công cụ điện tử để đẩy nhanh quá trình đặt hàng, giao hàng và thanh toán , các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tiết kiệm hàng tỷ chi phí hoạt động và giảm lượng hàng tồn kho.
Tiếp thị khách hàng chính xác nhất: Nắm quyền truy cập vào dữ liệu khách hàng và cơ hội theo dõi thói quen mua hàng của khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể nhanh chóng xác định và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất cho người tiêu dùng.
Làm việc từ bất cứ đâu, mua sắp bất cứ chỗ nào: Điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử cho phép bạn bạn không cần phải ngồi trong văn phòng, còn mua hàng thì không buộc bạn phải đến siêu thị. Thứ cả người bán và người mua cần là một thiết bị kết nối internet và chỉ thế là đủ.
Thách thức của thương mại điện tử
Yêu cầu truy cập Internet: Khi tham gia vào TMDT, để có thể mua bán, bạn nhất thiết cần một thiết bị được kết nối với mạng internet. Hiện nay, phần lớn người dân đều có quyền truy cập internet nhưng ở nhiều khu vực vẫn còn rất hạn chế .
Chưa đủ tin tưởng: Các sản phẩm và dịch vụ không được nhìn, sờ, cầm nắm hoặc cảm nhận tận tay, càng không được trải nghiệm thử làm người mua đắn đo. Sự nghi ngờ ở cả người mua và người bán dẫn đến nhiều giao dịch không trọn vẹn, nhất là khi họ đã từng giao dịch với đối tác không uy tín trước đó.
Phương thức thanh toán còn hạn chế: Hiện tại hình thức thanh toán phổ biến nhất tại việt nam khi giao dịch mua hàng online là nhận hàng và thanh toán tiền. Các cổng thanh toán tại việt nam đang phát triển khá mạnh mẽ, tuy nhiên chưa đủ sự tin cậy để người dùng sử dụng làm phương thức thanh toán chính. Chính vì vậy cũng góp phần làm TMDT gặp khó khăn hơn.
Ngoài ra, kinh doanh TMDT cũng còn đối mặt nhiều thách thức khác nữa: kỹ thuật, đối thủ cạnh tranh, thanh toán . . .
Mong rằng, với bài chia sẻ ngắn về trên sẽ giúp bạn khai mở phần nào lý thuyết về thương mại điện tử (E-commerce).
xem thêm => cách chụp màn hình máy tính
=> KOL là gì