Công dụng thước kẹp và sự khác biệt với thước Panme
Thước kẹp là dụng cụ đo đa dụng có nhiều chức năng, phạm vi đo rộng, có độ chính xác tương đối cao, dễ dàng sử dụng. Chính vì thế, thước kẹp được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.
I. Thước kẹp là gì?
II. Cấu tạo của thước kẹp
III. Ứng dụng của thước kẹp trong các ngành công nghiệp
IV. Cách sử dụng thước kẹp đúng cách
V. Cách bảo quản thước kẹp
VI. Sự khác nhau giữa thước kẹp và thước panme
Mục Lục
I. Thước kẹp là gì?
Thước kẹp (thước cặp) là dụng cụ đo đa dụng, được dùng đo kích thước ngoài, kích thước trong, đo chiều sâu với độ chính xác tương đối cao và dễ sử dụng.
Thước kẹp thường được sử dụng trong các ngành như cơ khí, gỗ, nhôm kính, ….ngoài ra thước kẹp còn được sử dụng trong các phòng kiểm tra, quản lý chất lượng như QA,QC,KCS của các nhà máy.
Bạn đang đọc: Công dụng thước kẹp và sự khác biệt với thước Panme
II. Cấu tạo của thước kẹp
Cấu tạo của thước kẹp bao gồm các bộ phận như: ngàm kẹp cố định và ngàm kẹp di động (bao gồm ngàm đo trong và đo ngoài), núm vặn khoá chặt, đuôi chuột (dùng để đo lỗ).
Thước kẹp thường có 3 loại như sau:
+ Thước cơ sẽ đọc kích thước sau khi đo bằng các vạch chia du xích trên thân trước, loại này thường có độ phân giải 0,02-0,05mm
+ Thước đồng hồ cũng tương tự nhưng kích thước lẻ sau dấu, được hiển thị trên mặt đồng hồ dễ nhìn hơn, loại này thường có độ phân giải 0,01-0,02mm
+ Thước điện tử có nhiều tính năng cũng như ưu điểm hơn: Hiển thị màn hình số dễ dàng đọc kết quả đo, Chuyển đổi đơn vị mm/inch chỉ qua 1 phím bấm, Có thể lấy 0 tại vị trí bất kỳ để đo so sánh, Có thể xuất dữ liệu đo kiểm đồng bộ với hệ thống QA/QC của nhà máy, Độ phân giải cơ bản là 0,01 mm. IP67 có tính năng chống bụi chống nước.
Giới hạn của thước đo là 100mm, 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 600mm, 750mm, 800mm, 1000mm, …
III. Ứng dụng của thước kẹp trong các ngành công nghiệp
Nhờ tính năng đa dụng của mình, thước kẹp thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề ví dụ như: các ngành nghề có liên quan đến gia công (gia công cơ khí, gia công gỗ, nhựa, gia công nhôm kính,…), ngành thép, ô tô, thiết bị y tế, trong phòng kiểm tra chất lượng…
– Trong các ngành gia công: thước kẹp đóng vai trò rất quan trọng, có thể đo kiểm được nhiều dạng chi tiết khác nhau và đa dạng kiểu đo như đường kính ngoài, đo chiều dài, đo đường kính trong, đo rãnh ngoài, hỗ trợ đo kiểm nhanh để căn chỉnh thông số trên máy.
– Trong ngành thép: Trong ngành sản xuất thép sẽ có rất nhiều kiểu hình dạng thép khác nhau như thép tròn, thép tấm, thép hộp,… và với đa dạng mẫu mã như vậy thì sử dụng thước kẹp để đo kiểm là một lựa chọn tối ưu.
– Bạn cũng có thể bắt gặp thước kẹp được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Thông thường, người ta sẽ dùng đến sản phẩm có kích thước khoảng 0-200mm để đo trục khuỷu, đo đường kính xi lanh hay chiều cao của lò xo…
IV. Cách sử dụng thước kẹp đúng cách
Khi sử dụng thước kẹp bạn cần chú ý thực hiện những bước này để có kết quả đo chính xác.
– Cách cầm thước kẹp đúng: 4 ngón tay nắm giữ thân thước chính và ngón cái dùng để kéo hoặc đẩy thanh trượt cho phù hợp với từng chi tiết đo.
– Trước khi sử dụng bạn cần vệ sinh sạch 2 ngàm kẹp đo ngoài của thước và kiểm tra thước có chính xác không bằng cách kéo du xích về vị trí 0 ban đầu.
– Sau đó bạn nên kiểm tra bề mặt vật đo có sạch không.
– Khi thực hiện đo bạn cần phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng vật dụng cần đo.
– Muốn lấy thước ra khỏi vị trí đo để đọc kích thước thì bạn vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.
V. Cách bảo quản thước kẹp
Để bảo quản thước kẹp, kéo dài tuổi thọ và duy trì sự chính xác của dụng cụ đo, bạn cần nhớ những việc sau:
– Không dùng thước kẹp đo các vật dụng đang quay.
– Không đo các vật thô và bẩn hoặc lấy mỏ thước để vạch dấu.
– Không ép quá mạnh hai mỏ đo vào vật đo.
– Luôn giữ thước không có bụi bẩn bám vào.
– Đọc giá trị đo khi thước đang đo, hạn chế lấy thước ra rồi mới đọc trị số đo.
– Sau khi sử dụng xong, thước đo nên được đặt đúng vị trí ở trong hộp, không nên để chồng lên các vật khác hoặc bị chồng lên.
– Hằng ngày, sau khi sử dụng xong bạn nên lau chùi thước với giẻ sạch và bôi dầu mỡ vào các vị trí có ma sát.
– Việc kiểm định, hiệu chuẩn thước kẹp cần có kế hoạch để đảm bảo thước kẹp luôn cho giá trị đo chính xác.
VI. Sự khác nhau giữa thước kẹp và thước panme
Tuy đều là dụng cụ đo nhưng thước kẹp và thước panme sẽ có một số đặc điểm khác nhau cũng như những ứng dụng khác nhau.
Về cấu tạo:
Thước panme và thước kẹp nhìn sơ qua thì có vẻ giống nhau, nhưng về chi tiết lại có những khác biệt:
Thước panme có cấu tạo gồm:
– Mỏ đo (anvil).
– Đầu đo di động (spindle).
– Vít hãm/ chốt khóa (lock).
– Thân thước chính (sleeve).
– Thân thước phụ (thimble).
– Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob).
– Tay cầm (frame).
Thước kẹp có cấu tạo gồm ngàm kẹp cố định và ngàm kẹp di động (bao gồm ngàm đo trong và đo ngoài), núm vặn khoá chặt, đuôi chuột (dùng để đo lỗ).
Về khả năng đo:
– Thước kẹp là loại dụng cụ đo đa dụng, 1 cây thước kẹp có thể có đến 4 khả năng đo.
– Còn thước pame là loại dụng cụ đo chuyên dụng và chính xác hơn thước kẹp, 1 loại thước pame chỉ có thể có 1-2 khả năng đo.
Có thể thấy, thước panme có thể sử dụng để đo với các thang đo có độ chính xác, tỉ mỉ cao hơn so với thước kẹp.
Về độ chính xác:
Thước panme được cho là có kết quả đo có độ chính xác cao hơn thước kẹp. Giả sử, thước kẹp có thể có độ chính xác (+) hoặc (-) 0,03mm, độ phân giải 0,01mm. Nhưng với thước panme thì độ chính xác có thể lên tới (+) hoặc (-) 0,003mm, độ phân giải 0,001mm.
Có thể thấy rằng, thước panme và thước kẹp giống nhau cơ bản về tính năng sử dụng trong các ngành nghề cơ khí, kim loại, chế tạo và độ chính xác, nhưng khác nhau về phép đo và độ chính xác khi đo.
Source: https://evbn.org
Category : Làm Gì