Tào Tháo Là Ai? Những Cống Hiến Của Tào Tháo Trong Lịch Sử Trung Hoa

Tào Tháo là ai? Chắc hẳn nhân vật lịch sử nổi tiếng Trung Quốc này đã không còn xa lạ gì với các thế hệ ngày nay. Xung quanh vị tướng này có rất nhiều câu chuyện bàn cãi. Tào Tháo, ông đồng thời cũng là một hình tượng văn học xuất sắc trên sân khấu, điện ảnh với tác phẩm để đời Tam quốc diễn nghĩa”… Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Tào Tháo để hiểu rõ hơn về ông nhé.

Tào Tháo là ai?

Nhân vật lịch sử Tào Tháo

Tào Tháo có biểu tự Mạnh Đức, tiểu tự là A Man ,ông là một nhà chính trị, nhà quân sự xuất sắc và nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử của Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở nền móng cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc và là người lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn với danh xưng là Thái Tổ Vũ Hoàng đế

Tào Tháo là người đóng góp công lớn trong việc dẹp loạn phản quân Khăn Vàng và Đổng Trác, đánh bại lần lượt các chư hầu trong triều Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc.Tuy vậy ông lại thất bại khi tiến xuống dẹp loạn phía nam vì gặp phải sự kháng cự quyết liệt của liên minh Tôn – Lưu,  và buộc phỉ chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi  vẫn còn sống.

Tuy nhiên, hình ảnh về Tào Tháo không được các nhà nho học yêu thích và thường bị đem ra làm biểu tượng cho sự dối trá và vô liêm sỉ. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ tiêu biểu lúc bấy giờ.

Thân thế của Tào Tháo

Theo Ngụy chí (Tam Quốc chí, Trần Thọ), Tào Tháo có xuất thân là dòng dõi Tướng quốc nhà Hán chính là Tào Tham. Tuy nhiên, theo như kết quả xét nghiệm ADN của nhóm nghiên cứu Nhân chủng học Lịch sử thuộc trường Đại học Phúc Đán có tiếng ở Thượng Hải công bố vào ngày 11/11/2013. Nhóm nghiên cứu này khẳng định Tào Tháo không phải hậu duệ của Tào Tham như Tam Quốc chí đã viết.

Cũng theo như Tam Quốc Chí viết lại, Tào Đằng làm tới chức vụ Trung Thường Thị Đại Trường Thu, phong Phí Đình Hầu; Còn Tào Tung là con trai Tào Đằng, làm đến chức Thái úy và sinh ra Tào Tháo tiếng tăm lẫy lừng. Như vậy, Tào Tháo là dòng dõi thuộc 1 gia tộc với hơn 3 đời danh vọng và quyền lực. Tào Tháo còn có thêm 1 người em trai nhưng bị thất lạc từ nhỏ.

Thân thế của Tào Tháo

Những cống hiến của Tào Tháo trong lịch sử Trung Hoa

Tào Tháo được biết đến với vai trò là một vị tướng tài ba, xuất chúng tuy nhiên lại không được các nhà nho học yêu thích nên luôn có cái nhìn tiêu cực về ông

Những nhận định đánh giá của các nhà chính trị Trung Quốc và các sử gia

Khách quan nhìn nhận, Tào Tháo là một chính trị gia lỗi lạc, một nhà lãnh đạo giỏi, nhà quân sự có tài. Ông là người luôn hoạt động, dám nói dám làm. Nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông nói rằng ông khâm phục Tào Tháo nhất trong tất cả các đế vương của Trung Quốc và gọi ông với danh xưng là “vua của các vua”.

Nhìn nhận đóng góp của Tào Tháo ngay trong cuộc chiến“Tam quốc diễn nghĩa”

Tào Tháo là một vị tướng xuất sắc trong cuộc chiến Tam Quốc.

Tào khác biệt hẳn với các tướng trong giai đoạn đầu Tam quốc là mưu lanh, năng động, quyền biến. Nuôi lòng hận thù với Đổng Trác, giết hụt y, nhưng vẫn quyền biến để rồi chạy thoát. Mưu sự từ tay trắng, nhưng nhanh chóng thành công thống trị đại cục. Chỉ có Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân, một mình quyết đoán.

Tào Tháo đóng vai trò lịch sử quan trọng trong  thời Tam Quốc.

Tác phẩm tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả nhân vật Tào Tháo có những cá tính nổi bật như: gian xảo, đa nghi, tuy rất tàn bạo nhưng cũng rất thông minh, nhiều mưu mẹo và quyền biến. Mặc dù không ủng hộ Tào Tháo, và coi ông là “giặc nhà Hán” tuy nhiên  La Quán Trung  không hề phủ nhận vai trò của Tào Tháo đối với giai đoạn lịch sử loạn lạc lúc bấy giờ, thậm chí còn thừa nhận ông được nhân dân xem là ứng với “thiên mệnh”

Tào Tháo đóng vai trò lịch sử quan trọng trong  thời Tam Quốc

Con người của Tào Tháo

Người có gan tài trí, nguy hiểm không chùn bước

Ở thời đầu Tam Quốc, Đổng Trác là quyền thần của nhà Đông Hán. Nổi tiếng là một gian thần quỷ quyệt, một quân phiệt tàn bạo. Mặc dù việc mưu sát Đổng Trác thất bại, nhưng Tào Tháo lại dựa vào tài trí thông minh của mình mà gạt được Đổng Trác, thoát khỏi hang cọp trong gang tấc. Đây chính là người có gan tài trí, nguy hiểm không chùn bước. Tào Tháo còn là một vị tướng rất giỏi trong thuật dùng binh, dùng người.

Quý trọng nhân tài, cầu toàn trong mọi việc

Tào Tháo là người vô cùng quý trọng nhân tài. Chính vì lý do này mà một số người tài đã tìm đến ông để nương tựa. Điển Vi được xem là một ví dụ nổi bật. Điển Vi vì tronglucs bảo hộ Tào Tháo mà chết nơi chiến trận. Sau khi nghe tin Điển Vi chết, Tào Tháo đã bật khóc nức nở, thương xót cho nhân tài. Ông còn dùng gián điệp để thu hồi thi thể của Điển Vi về an táng.

Thành tích văn võ uyên bác

Tào Tháo không những là người xuất sắc trong việc dùng binh mà trong vô cùng nổi tiếng với lối thơ ca cũng hơn người. Năm Kiến An thứ 12 vào (năm 207), Tào Tháo dẫn theo đại quân tiến lên phía bắc, đại phá Ô Hoàn và giành được thắng lợi vang dội mang tính quyết định. Đồng thời ông loại trừ được trở ngại cuối cùng cho việc thống nhất phương bắc một thể.

Con người thông minh, uyên bác của Tào Tháo

xem thêm: Hoắc Khứ Bệnh là Ai?

Kết luận

Trên đây là những thông  tin về vị tướng tài hoa. Song cũng không ít lần gây tranh cãi trong lịch sử Trung Hoa – Tào Tháo. Vậy qua bài viết này chúng mình đã giới thiệu một nhân vật lịch sử vô cùng nổi tiếng. Chắc hẳn các bạn đã biết Tào Tháo là ai rồi đúng không nào. Nếu là người yêu lịch sử thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé.