Tài liệu bồi dưỡng giáo viên về công tác chủ nhiệm
Ngày đăng: 21/10/2014, 07:00
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ******** (Tài liệu lưu hành nội bộ) Quyển 1 Chủ biên : PGS.TS Nguyễn Thanh Bình Tham gia: PGS.TS. Đào Thị Oanh TS. Nguyễn Kim Dung TS. Lục Thị Nga Hà Nội, tháng 6/2011 LỜI MỞ ĐẦU Trước thực tế chất lượng giáo dục nhân cách học sinh còn chưa được như mong đợi và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục học sinh (HS), Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học tại TP Đà Lạt (tháng 01/2011) nhằm thăm dò nhu cầu về nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GVCN ngay trong dịp hè năm 2011. Theo đó có13 kĩ năng được chọn ở mức độ ưu tiên hơn (đa số ý kiến cho là rất cần) đó là: (1) Nhóm kĩ năng giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác chủ nhiệm – Vai trò, chức năng của GVCN vừa là nhà GD vừa là nhà quản lý tập thể HS – Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS – Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp – Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp – Kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt và HS có hành vi không mong đợi – Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần) – Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục – Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm học sinh – Đặc điểm tâm lí- xã hội của HS THCS/ THPT hiện nay – Giáo dục kỉ luật tích cực và xây dựng lớp học thân thiện (2) Nhóm kĩ năng mềm – Kĩ năng lắng nghe tích cực và cảm thông – Kĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân – Nhận thức hậu quả sự thiếu trách nhiệm của GVCN Trên cơ sở đó, Vụ Giáo dục Trung học và nhóm nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu sư phạm, ĐHSPHN đã thống nhất những nội dung này được biên soạn thành: Tài liệu tập huấn và tài liệu tự đọc cho GVCN Tài liệu tập huấn bao gồm những nội dung sau: 1. Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm nhân cách học sinh 2. Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần) 3. Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp 4. Kĩ năng tổ chức giáo dục KNS cho HS (dưới góc độ của GVCN) 5. Kĩ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp 6. Kĩ năng xử lí tình huống giáo dục 7. Kĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân 2 Tài liệu được viết dưới dạng hướng dẫn giáo viên (GV) cốt cán triển khai tập huấn cho GVCN ở địa phương theo phương pháp tập huấn tích cực, tổ chức hoạt động và khai thác triệt để trải nghiệm, ý kiến của người tham gia và tạo cơ hội để họ được thực hành vận dụng những kĩ năng được trang bị vào giải quyết các tình huống. Những hướng dẫn trong tài liệu này mang tính định hướng, gợi ý và khuyến khích sự sáng tạo và điều chỉnh nội dung (đặc biệt là các tình huống), phương pháp và thời lượng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi, nhưng cần đảm bảo mục tiêu của module và mục tiêu của từng hoạt động. Chắc chắn tài liệu này còn những điều chưa đáp ứng nhu cầu của GVCN. Rất mong được sự chia sẻ, góp ý của những người đọc và người sử dụng. Thay mặt nhóm tác giả Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thanh Bình 3 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu Một số từ viết tắt 1. Kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh trung học 2. Kĩ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp 3. Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp 4. Tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 5. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lí cảm xúc của bản thân 6. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột trong tập thể lớp 7. Kĩ năng giải quyết các tình huống giáo dục 4 MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT 1. Ban giám hiệu BGH 2. Cha mẹ học sinh CMHS 3. Kĩ năng hợp tác KNHT 4. Hoạt động hợp tác HĐHT 5. Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐNGLL 6. Học sinh HS 7. Học viên HV 8. Hội đồng giáo dục HĐGD 9. Giáo dục GD 10. Giáo dục-Đào tạo GD-ĐT 11. Giáo viên GV 12. Giáo viên chủ nhiệm GVCN 13. Giáo dục học GDH 14. Giáo dục và thời đại GD & TĐ 15. Kĩ năng sống KNS 16. Lực lượng giáo dục LLGD 17. Người dẫn chương trình NDCT 18. Thanh niên cộng sản TNCS 19. Trung học cơ sở THCS 20. Trung học phổ thông THPT 5 MODULE KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ HỌC SINH TRUNG HỌC 1 A. MỤC TIÊU MODULE: Sau khi kết thúc đợt tập huấn module, học viên có thể tập huấn cho giáo viên cốt cán tại các cơ sở giáo dục những vấn đề sau: – Học viên PHÁT BIỂU được quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học, làm cơ sở để tổ chức tìm hiểu đặc điểm tâm lí học sinh một cách phù hợp; – Học viên KỂ được nguyên tắc, quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh; – Học viên SỬ DỤNG được một số phương pháp, kĩ thuật đơn giản, ỨNG DỤNG vào tìm hiểu học sinh và bước đầu TỰ ĐƯA RA được các cách thức riêng, phù hợp để tìm hiểu học sinh ở mức độ nhất định. – Học viên có thái độ KHÁCH QUAN, KHOA HỌC, THẬN TRỌNG đối với việc tìm hiểu, đánh giá tâm lí học sinh và có ý thức TỰ RÈN LUYỆN thường xuyên để nâng cao trình độ kĩ năng tìm hiểu học sinh của bản thân. B. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ: – Máy Projector và phông hình; – Bảng viết; – Giấy trắng khổ A0, A4; – Bút dạ, bút viết; – Giấy mầu khổ vuông, nhỏ (loại dính được vào bảng); – Kéo nhỏ; – Băng dính giấy; – Phiếu học tập; – Phiếu thăm dò nhu cầu học tập của học viên; – Phiếu đánh giá. C. NỘI DUNG: Hướng dẫn tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu hoạt động 1: – Làm quen. Tạo không khí thoải mái, thân thiện giữa các thành viên lớp học; – Tìm hiểu nhu cầu học tập và cam kết của học viên khi tham gia module này; – Thống nhất chung phương pháp học tập module này. Phương pháp: – Động não; 1 PGS.TS Đào Thị Oanh – Viện NCSP – Trường ĐHSP Hà Nội 6 – Làm việc cá nhân. Cách tiến hành: Bước 1: – Xác định mục đích chung của việc học viên và giảng viên được tập hợp tại đây; – Xây dựng quy ước của lớp về sự tham gia vào học (dưới dạng một trò chơi nhỏ: khi điểm danh, thay vì nói “Có”, học viên sẽ nêu ra một con số. Giảng viên cũng vậy). Bước 2: – Phát phiếu tìm hiểu nhu cầu học tập module này cho học viên để học viên tự điền vào phiếu thật nhanh (phiếu trưng cầu ý kiến số1); – Thu phiếu từ học viên. Sau đó mời một số học viên nêu lên nhu cầu của mình. Kết luận: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 1 1. Nội dung cơ bản của Module: – Một số khái niệm cơ bản: “Tìm hiểu tâm lí học sinh”, “Cấu trúc nhân cách”; “Đặc điểm tâm lí”. – Nguyên tắc, các bước tiến hành, các điều kiện cần thiết để tìm hiểu tâm lí học sinh. – Các phương pháp, kĩ thuật, cách thức tìm hiểu tâm lí học sinh đơn giản, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học. 2. Phương pháp học tập module: “Động não”, “Thực hành”, “Chia sẻ kinh nghiệm” Hoạt động 2: Xác định quy luật phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS THCS và THPT Mục tiêu hoạt động 2: – Xác định được quy luật chung trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi HS THCS và THPT; – Liên hệ được với thực tiễn học sinh ở nhà trường THCS và THPT hiện nay; – Xác định được các mặt phát triển tâm lí của học sinh THCS và THPT. Phân biệt được sự khác nhau về nội dung phát triển của một số mặt/lĩnh vực nhân cách giữa học sinh THCS và học sinh THPT; Phương pháp: – Phát vấn; – Giải quyết tình huống theo nhóm nhỏ; – Động não. Cách tiến hành: Bước 1: – Chia nhóm học viên theo lứa tuổi học sinh mà họ đang làm chủ nhiệm (cấp THCS/THPT); – Chiếu lên màn hình hình ảnh một cái cây với nhiều quả to/nhỏ, xanh/chín khác nhau để học viên quan sát; 7 – Giảng viên đặt câu hỏi, yêu cầu/chỉ định một số học viên trả lời nhanh, ngắn gọn; Câu hỏi 1: Học viên nhìn thấy gì? (Yêu cầu học viên lần lượt kể ra tất cả những gì họ nhìn thấy ở trên cây). Câu hỏi 2: Học viên giải thích như thế nào về những gì họ nhìn thấy? Vì sao qủa ở trên cây không giống nhau? (Yêu cầu một số học viên lần lượt giải thích thật nhanh theo suy nghĩ của mình về nguyên nhân của những gì họ được nhìn thấy). Câu hỏi 3: Học viên có thấy mối liên hệ nào giữa hình ảnh cái cây với học sinh của mình không? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh dưới dạng “có” hay “không”). Bước 2: – Phát giấy trắng khổ Ao, bút viết cho các nhóm; – Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm (các tình huống có sẵn); – Các nhóm trao đổi, phân tích, rút ra những dấu hiệu thể hiện các quy luật phát triển tâm lí của học sinh ở lứa tuổi THCS và lứa tuổi THPT và những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong công tác chủ nhiệm lớp nếu không hiểu rõ các quy luật đó. Yêu cầu các nhóm ghi lại vào tờ giấy trắng khổ Ao; Bước 3: – Các nhóm chia sẻ kết quả hoạt động của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe: đại diện nhóm nêu các dấu hiệu thể hiện quy luật về tính không đồng đều trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học và quy luật về tính mất cân đối tạm thời và tính mâu thuẫn/hai mặt trong phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh THCS ở trong tình huống của nhóm mình; – Học viên phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi THCS và THPT; – Học viên nêu những khó khăn gặp phải do không hiểu rõ các quy luật phát triển tâm lí đó ở học sinh; – Giảng viên đặt câu hỏi yêu cầu học viên so sánh, chỉ ra một số khác biệt giữa học sinh THCS và học sinh THPT ở một số mặt phát triển tâm lí, làm cơ sở để tìm hiểu, đánh giá, tác động giáo dục học sinh một cách phù hợp: Câu hỏi 1: Có gì khác biệt ở mặt phát triển “Tự ý thức”? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh, ngắn gọn); Câu hỏi 2: Có gì khác biệt ở mặt phát triển “Giao tiếp”? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh); Câu hỏi 3: Có gì khác biệt ở mặt phát triển về “Xúc cảm – ý chí và động cơ”? (Yêu cầu một số học viên trả lời nhanh); – Chiếu slide sơ đồ về sự phát triển nhân cách và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển để học viên quan sát (phiếu học tập số 2). Bước 4 : Giảng viên tổng hợp ý kiến và kết luận. 8 Kết luận: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2 – Sự phát triển tâm lí mang tính quy luật. Ở lứa tuổi học sinh THCS và THPT ngự trị quy luật về tính mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn (THCS) và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển (THCS và THPT) thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của nhân cách. – Các điều kiện phát triển tâm lí ở lứa tuổi học sinh trung học: hoạt động học tập, các hoạt động chung khác, hoạt động giao tiếp với những người xung quanh (với người lớn và các bạn cùng tuổi). – Đặc thù mang tính quy luật trong sự phát triển tâm lí của học sinh lứa tuổi trung học gây ra những khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Điều này đòi hỏi phải có những cách thức phù hợp, khoa học, để có thể tìm hiểu học sinh một cách khách quan, đúng đắn. – Ở từng lứa tuổi (THCS hoặc THPT), có một số lĩnh vực thể hiện nét riêng, đặc thù của lứa tuổi, chi phối sự phát triển của các lĩnh vực khác và toàn bộ nhân cách học sinh. Đây là điều giáo viên chủ nhiệm cần nắm được để định hướng cho việc tìm hiểu học sinh một cách phù hợp. Bước 5: Phát phiếu đánh giá số 2 (giấy mầu khổ vuông, nhỏ) để trưng cầu ý kiến học viên về hoạt động 2. Hoạt động 3: Xác định các nguyên tắc, các bước, các điều kiện và các mặt cần tìm hiểu ở học sinh Mục tiêu hoạt động 3: – Xác định được các nguyên tắc chung trong tìm hiểu tâm lí học sinh; – Xác định được các bước tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh một cách phù hợp; – Xác định được các mặt phát triển tâm lí cần tìm hiểu ở học sinh phù hợp theo lứa tuổi; – Xác định được các điều kiện cần thiết để tìm hiểu học sinh phù hợp lứa tuổi. Phương pháp: – Phát vấn; – Giải quyết tình huống theo nhóm; – Động não. Cách tiến hành: Bước 1: Khai thác kinh nghiệm đã làm của giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm hiểu học sinh. 9 – Phát giấy trắng khổ A4 và khổ Ao cho các nhóm học viên để làm việc cá nhân. Từng người cho 1 ví dụ cụ thể về việc tổ chức tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm: Tìm hiểu cái gì? Tìm hiểu bằng cách nào? Tìm hiểu như thế nào? Kết quả ra sao? (viết vào giấy); – Nhóm trao đổi, rút ra những điểm chung trong cách làm của giáo viên. Viết ra giấy khổ Ao. Bước 2 : – Các nhóm cử đại diện lần lượt chia sẻ thông tin cho lớp về kết quả làm việc của nhóm mình; – Cả lớp trao đổi, tự đánh giá về những mặt được và chưa được trong việc tìm hiểu học sinh của GVCN, theo đó, học viên trả lời các câu hỏi của giảng viên: Câu 1: Để việc tìm hiểu học sinh mang tính khách quan, khoa học, giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo những nguyên tắc gì? Câu 2: Giáo viên chủ nhiệm xác định các lĩnh vực/đặc điểm cần tìm hiểu ở học sinh như thế nào? Dựa vào cái gì? Câu 3: Để việc tìm hiểu tâm lí học sinh có kết quả đáng tin cậy, giáo viên chủ nhiệm cần tuân thủ những bước nào? Các điều kiện kèm theo là gì? Câu 4: Giáo viên chủ nhiệm làm gì với những kết quả thu được? Bước 3: Giảng viên tổng hợp lại và kết luận. Kết luận: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 3 – Hiện tượng tâm lí không thể được đo đạc một cách trực tiếp nhưng có thể đánh giá gián tiếp thông qua các sản phẩm hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp. Đối với lứa tuổi học sinh trung học, đó là hoạt động học tập, các hoạt động chung khác của học sinh, giao tiếp của học sinh với người lớn (trong gia đình, ở nhà trường, ngoài xã hội) và với bạn cùng lứa. Điều này thể hiện nguyên tắc gián tiếp, khách quan, xã hội – lịch sử trong nghiên cứu tâm lí học. Các nguyên tắc này cần được quán triệt trong tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh để đảm bảo thu được tư liệu một cách tin cậy nhất. Ngoài ra, từ phía giáo viên chủ nhiệm cần tránh sự định kiến, nóng vội đối với học sinh. – Việc tổ chức tìm hiểu tâm lí học sinh cần tuân thủ các bước: xác định mục đích; thời gian; phạm vi; cách thức; điều kiện tìm hiểu; hướng phối hợp xử lí thông tin; hướng lưu trữ, khai thác thông tin về học sinh. – Nội dung tìm hiểu tùy theo mục đích và bám vào cấu trúc nhân cách học sinh. Bước 4: Phát phiếu đánh giá số 3 (giấy mầu khổ vuông, nhỏ) để trưng cầu ý kiến học viên về kết quả hoạt động 3 (yêu cầu học viên làm trong 2 phút). 10 […]… học sinh, qua đó làm tốt yêu cầu đối với công tác chủ nhiệm lớp – Nhấn mạnh ý nghĩa của việc giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thực hiện tìm hiểu học sinh, bởi vừa giúp giáo viên hiểu rõ, hiểu đúng về quá trình phát triển ở học sinh, đồng thời vừa giúp rèn luyện phát triển một số kĩ năng nghề nghiệp khác ở người giáo viên như: óc quan sát, sự đồng cảm, tính công bằng, khách quan – Làm lại “trò chơi… người giáo viên chủ nhiệm cũng biết rõ về các quy luật phát triển tâm lí của trẻ em và hình dung một cách rõ ràng về các điều kiện tối ưu để giúp chúng phát triển Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học về mối quan hệ Thầy – Trò để mở rộng nhận thức về học sinh Đặc biệt đối với những trẻ “có vấn đề” – những trẻ không dễ dàng phát triển các mối quan hệ tích cực với giáo viên. .. DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 2 A MỤC TIÊU Sau bài học, học viên có khả năng: − Hiểu được thực chất của kế hoạch chủ nhiệm và trình bày được quy trình xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp − Vận dụng được các kĩ thuật phân tích SWOT; SMART; 5W + 1H + 2C + 5M; vào việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp (năm, tháng, tuần, công việc) − Tự giác, tích cực rèn luyện được kĩ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp −… hoạch công tác chủ nhiệm (45 phút) Mục tiêu HĐ3: − Thống nhất được cấu trúc bản kế hoạch năm học, học kì, tháng, tuần; − Xây dựng được cấu trúc bản kế hoạch hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp Phương pháp: Hoạt động nhóm nhỏ 6-8 HV + đúc rút kinh nghiệm thực tế Cách thực hiện Bước 1: Chia lớp thành nhóm nhỏ 6-8 HV Chiếu Phiếu học tập số 2 trên slide Câu hỏi 5: Từ thực tế công tác giáo viên chủ nhiệm, … biểu Bước 3: Giáo viên chốt lại ý kiến, xác định nhu cầu và phương pháp học tập Module này Chiếu kết luận trên slide Kết luận: Kết luận hoạt động 1 1.Nội dung cơ bản của Module: 2 Tiến sỹ Lục Thị Nga –Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội 26 – Một số khái niệm cơ bản: Kế hoạch chủ nhiệm; lập kế hoạch chủ nhiệm – Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm – Cách xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm (dựa trên… chất lượng của mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, hiểu về các đặc điểm khí chất của trẻ khi đến trường giúp giáo viên giáo viên có khả năng tốt hơn để thúc đẩy, nuôi dưỡng mối quan hệ chất lượng cao với trẻ và có thể tạo nên thành công trong nghề nghiệp Các giáo viên bộ môn có thể xác định học sinh nào trong lớp có thiên hướng đối với môn học của họ Và, nếu mỗi giáo viên có thể tìm ra được 4-5 học… phải xây dựng Kế hoạch công tác chủ nhiệm theo kĩ thuật mới Có thể bổ sung tài liệu phù hợp và áp dụng tổ chức học tích cực để khóa tập huấn tiếp theo ở địa phương, ở từng cơ sở giáo dục đạt hiệu quả cao 32 33 PHỤ LỤC 1 Phiếu học tập số 1 (dùng cho hoạt động 2) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hãy điền các từ ở khung dưới vào ô trống trong khái niệm Kế hoạch chủ nhiệm dưới đây: Kế hoạch chủ nhiệm lớp là (1) hành… rất cần có sự cộng tác, hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn Việc thích ứng của học sinh chuyển từ bậc tiểu học lên bậc THCS cũng rất cần đến sự hỗ trợ của nhà trường Tương tự, việc phân hóa các nhu cầu, hứng thú và năng lực riêng của HS cũng hết sức quan trọng ở lứa tuổi học sinh THCS và rất cần được hỗ trợ Sự hiểu biết về các đặc điểm cá nhân của học sinh, về những mặt mạnh của… làm công tác chủ nhiệm lớp, Ông (Bà) đã lập những loại kế hoạch nào? Câu hỏi 4: Theo Ông (Bà) thực chất của lập Kế hoạch chủ nhiệm là gì? Bước 2: HV phác thảo ra giấy A4 và thảo luận với người bên cạnh Gọi một số HV trả lời và nhận xét Bước 3: GV tổng hợp ý kiến và chiếu kết luận trên slide Kết luận Kết luận hoạt động 2 Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, … Các công việc quan trọng trong tháng – Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện – Các công việc chưa xác định được lịch cụ thể (nhưng phải làm trong tháng hoặc 31 làm trong tháng sau) Kế hoạch công tác tuần cần xác định Nguồn thông tin để lập kế hoạch tuần: – Các công việc trong kế hoạch tháng – Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong – Các công. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN VỀ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ******** (Tài liệu lưu hành. mong đợi và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí và giáo dục học sinh (HS), Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT đã tổ chức Hội thảo về nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp. sinh HS 7. Học viên HV 8. Hội đồng giáo dục HĐGD 9. Giáo dục GD 10. Giáo dục-Đào tạo GD-ĐT 11. Giáo viên GV 12. Giáo viên chủ nhiệm GVCN 13. Giáo dục học GDH 14. Giáo dục và thời đại GD & TĐ 15.
Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên