Giải mã truyện trầu cau bằng mã văn hóa dân gian – Tài liệu text

Giải mã truyện trầu cau bằng mã văn hóa dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.52 KB, 22 trang )

GIẢI MÃ TRUYỆN TRẦU CAU BẰNG MÃ VĂN HÓA DÂN GIAN
Huyền thoại là phương pháp tư duy của người xưa bắt nguồn từ thể chế xã hội
trong giai đoạn từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến thị tộc mẫu quyền, đã trở thành
nguồn cảm hứng cho các sáng tác văn học từ dân gian đến hiện đại. Tư duy huyền
thoại thể hiện trong các thể loại thần thoại, truyền thuyết, sử thi, cổ tích nhưng đậm đặc
nhất là ở thần thoại.
Cổ tích là thể loại sáng tác vào giai đoạn sau nhưng ảnh hưởng tâm thức huyền thoại.
Con người của các thời đại sau, dù đã đoạn tuyệt với các thể chế xã hội cũ nhưng trong
tiềm thức sâu kín, tâm thức đồng loại vẫn giữ một vùng lưu trú của các nếp sống cổ xưa.
Một ngày nào đó, trong một hoàn cảnh bất ngờ, nó sẽ trỗi dậy một cách vô thức. K.G.
Jung, một nhà nghiên cứu văn học theo thuyết tâm lý cho rằng bên dưới cái vô thức cá
nhân của mỗi người đều có một tầng vô thức tập thể, đó là ký ức chủng loại, thể hiện hành
động bản năng chủng loại. Quan niệm của Jung đã dẫn đến một trào lưu phê bình “cố mẫu
thần thoại” rất thịnh hành ở phương Tây nửa cuối TK XX. Sau này nó mở rộng cho cả việc
nghiên cứu văn học nói chung. Nó chủ trương đi tìm cố mẫu cho các hình tượng, môtíp
trong văn học, đặc biệt là các cố mẫu văn hóa. Những hiện tượng và môtíp lặp đi lặp lại
trong văn học hiện đại sẽ được giải thích là những biểu hiện của các cố mẫu có từ xa xưa
đã tồn tại trong vô thức tập thể loài người mà các nhà văn là người đại diện (1).
Truyện Trầu cau đã có sự đan xen giữa tâm thức phụ quyền và tâm thức mẫu quyền
trong việc xây dựng hệ thống các hành động, chi tiết, biểu tượng. Theo lý thuyết phức hợp
thì có thể gọi đây là sự chồng xếp các yếu tố tư tưởng xã hội khác nhau trong quá trình
sáng tạo tác phẩm dân gian. Tâm thức phụ quyền đã được tác giả dân gian thể hiện chi tiết
cô gái buộc phải chọn người anh làm chồng và lý giải mối quan hệ bộ ba: anh, em, chị dâu
theo sự nhầm. Ban đầu là chị dâu ôm nhầm em chồng. Chi tiết này đã có trong ba bản:
bản Trầu cau của Vũ Ngọc Phan kể trong Hợp tuyển văn học Việt Nam, tập I, 1972,
bản Sự tích trầu cau và vôi của Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,
tập I,in lần thứ tư, 1972 (KTTCT), bản kể trong Tình sử Việt Nam của Trúc Khuê. Việc chị
dâu ôm nhầm em chồng được lý giải một cách hiển nhiên là hai anh em giống nhau như
đúc. Hai người đi làm về tối, người chị dâu thấy một người bước vào, cứ ngỡ là chồng
mình, liền ôm chầm lấy âu yếm, nhưng đó là người em. Nguyên nhân của sự ôm nhầm này
xuất phát từ hai lý do: lý do thứ nhất là hai anh em giống nhau như đúc, lý do thứ hai mới

là cơ bản: cô gái thương hai người như nhau, nhưng cô gái buộc phải chọn lấy người anh

bởi luật chế độ phụ quyền, em không được có vợ trước anh. Nếu là chế độ mẫu quyền thì
cô gái có quyền lấy người nào mình thích, không phải nhọc công làm phép thử người nào
anh, người nào em. Sự giống nhau như đúc đã gây cho sự nhận diện khó khăn, lại thêm
tình cảm yêu thương của cô gái đối với hai người cũng giống nhau nên những nét riêng của
hai người vốn đã rất ít ỏi cũng bị xóa nhòa. Có thể người phụ nữ không hề biết mình bị
nhầm nếu như người em chồng không kêu lên. Truyện cây cau trong Lĩnh Nam chích
quái (LNCQ) ở TK XV không nói đến chi tiết “hai anh em giống nhau như đúc” nên cũng
không có chi tiết “cô gái họ Lưu ôm nhầm người em chồng”. Một chi tiết khác quan trọng
là bản của LNCQ “Hai anh em thấy nàng thì rất vừa ý, muốn kết làm vợ chồng”. Ở văn
bản này, tâm thức phụ quyền rõ hơn biểu hiện trong việc chủ động cưới xin là người con
trai.
Về tâm thức mẫu quyền, truyện này thể hiện một thực tế về mối tình tay ba mà chi tiết
ôm nhầm em chồng là dấu tích của gia đình mẫu quyền còn nằm trong tiềm thức người phụ
nữ. Người phụ nữ trong xã hội mẫu quyền có quyền lấy nhiều chồng, một lúc có thể lấy cả
anh và em, hai anh em cùng chung một vợ. Cô gái đã yêu hai người như nhau được lý giải
vì hai người giống nhau như đúc nhưng cũng có thể là từ vô thức, cô đã yêu một lúc hai
người con trai. Khi cô gái vẫn yêu cả hai người thì sự ôm nhầm đó là cố tình hay vô tình
cũng không còn quan trọng nữa. Lý trí là vô tình, là không có chủ ý nhưng tâm thức dẫn
đường. Định chế hôn nhân phụ quyền buộc người phụ nữ phải lấy người anh nhưng tình
cảm thì cô ta vẫn muốn yêu cả hai người hoặc có thể muốn lấy người em hơn. Thậm chí
khi người anh đã có vợ, người anh ít gần gũi với em như trước, người em hơi buồn thì
người con gái, với bản chất bao dung có thể yêu người em hơn. Vũ Ngọc Phan cũng cho
rằng “ở truyện này, có thể người chồng chính là người anh và người chồng phụ là người
em”(2). Khi chuyển sang chế độ phụ quyền, người phụ nữ trong tâm linh vẫn coi người em
chồng như chồng mình. Theo Nguyễn Xuân Lạc thì ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu cũng
cho rằng “truyện có thể xuất hiện lần đầu tiên trong xã hội nguyên thủy vào giai đoạn mà
người đàn bà còn có nhiều chồng…”(3). Trong các bản kể của các dân tộc thiểu số ở Nghệ

An, dân tộc Cơ tu ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế liên quan đến trầu, cau, vôi đều kể về
người đàn bà có hai chồng (KTTCT).
Sự nhập nhằng trong thể chế xã hội buổi giao thời là dù đã xuất hiện chế độ phụ
quyền nhưng sinh hoạt vẫn theo nếp mẫu quyền hoặc có sự đan xen hai thể chế xã hội
trong cộng đồng dân cư. Hai anh em cùng đi ở trong nhà họ Lưu được kể là do mồ côi
nhưng đây là dấu tích của chế độ mẫu quyền khi con trai lấy vợ phải ở nhà vợ và theo bản

kể của Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Đổng Chi thì người chủ động kết hôn là cô gái họ Lưu.
Yếu tố này thể hiện tâm thức mẫu quyền trong việc quyết định hôn nhân thuộc vế người
phụ nữ. Chi tiết ôm nhầm là một chi tiết mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó là chi tiết về
sự nhập nhằng giữa lý trí và tình cảm trong mối tình tay ba. Yêu thương một lúc cả hai
nhưng buộc phải chọn lấy một người làm chồng thì quả là sự lựa chọn khó khăn. Lý trí thì
buộc cô phải chọn nhưng tâm thức thì đâu phải khi nào cũng rạch ròi. Việc chia tay giữa
người em với anh và chị dâu biểu hiện một sự rạn nứt mô hình gia đình thị tộc trong buổi
đầu của chế độ phụ quyền. Sự ghen tuông của người anh là một ý thức sở hữu của người
đàn ông đối với người đàn bà trong xã hội phụ quyền.
Ba nhân vật thật đẹp và không có ai đáng ghét, có trách chăng thì trách người anh
nông nổi. Cô gái mặc dù yêu thương hai người như nhau nhưng vẫn chọn người anh làm
chồng theo tôn ti luật lệ mà xã hội phụ quyền đặt ra. Cô yêu cả hai người mà chỉ chọn lấy
người anh là một việc làm hoàn toàn chủ động theo nguyên tắc ứng xử hợp lẽ của chế độ
phụ quyền. Hai người con trai thì học hành chăm chỉ, hiền lành, đẹp trai, lại sống đúng
mực và hết lòng thương yêu nhau. Ba con người đó thật là đẹp và họ cần cho nhau. Sự việc
ôm nhầm ấy, người em hoàn toàn trong sáng. Có bản kể người em kể lại cho người anh biết
chị dâu ôm nhầm mình. Người em bỏ nhà ra đi có nhiều lý do. Lý do đầu tiên là cảm thấy
buồn, cô đơn khi thấy người anh tỏ ra nghi kị, lạnh nhạt đối với mình. Lý do thứ hai là
tránh cho chị dâu cảm thấy khó xử, nói như Hoàng Tiến Tựu là “để cho quan hệ vợ chồng
của anh được yên ổn”(4). Cả hai lý do ấy đều hợp tình và là xu thế tất yếu. Người anh sau
khi thấy người em bỏ nhà ra đi tối không thấy về liền đi tìm em và cảm thấy hối hận vì đã
hiểu nhầm em, nghi kỵ em rồi lạnh nhạt với em. Khi thấy hai người ra đi không về, người

vợ cũng đi tìm. Tác giả dân gian đã không dùng kiểu kết thúc có hậu theo hướng anh em
gia đình sum họp, hòa thuận như xưa. Cách kết thúc đó là không thực tế. Nếu người anh
tìm được em, liệu người em có chịu về ở chung không, mà nếu về thì sự khó xử vẫn cứ xảy
ra. Nếu hai anh em ở với nhau thì người phụ nữ phải ra đi, nếu vậy thì không những người
anh buồn mà người em cũng thấy áy náy, không yên. Sự va chạm, nghi kỵ, hiểu lầm là một
thực tế khó tránh khỏi khi trong gia đình chỉ có một người phụ nữ với hai người đàn ông
mà cả hai người, cô đều thương yêu.
Tác giả dân gian đã không nỡ cho họ chia lìa nên cho họ hóa thân để ở gần nhau, ôm
ấp quấn quýt nhau, thành một biểu tượng đẹp đẽ về tình anh em, chồng vợ. Tác giả đã xây
dựng cho cây trầu (sự hóa thân của người vợ) leo lên ôm ấp lấy cây cau (sự hóa thân của
người chồng) để biểu hiện tình cảm vợ chồng thủy chung, gắn bó. Theo Nguyễn Xuân Lạc,

“Dây trầu quấn quanh thân cau vừa mang ý nghĩa âu yếm trong tình cảm vợ chồng, vừa
biểu thị người chồng là trụ cột gia đình”(5). Sự hóa thân này vẫn theo tâm thức phụ quyền,
như một sự minh chứng cho tấm lòng thủy chung trong sáng của người vợ mà việc ôm em
chồng chỉ vì nhầm mà thôi. Đây là xu hướng lý tưởng theo đạo đức phụ quyền. Nhưng bản
trong LNCQ thì khi hóa kiếp, Lang (người em) hóa thành câu cau còn Tân (người anh) hóa
thành tảng đá và tất nhiên, dây trầu (chị dâu) sẽ bò lên quấn cây cau. Một số tác giả cho
rằng phải chăng bản kể của LNCQ có gì nhầm lẫn chăng? Thực ra, đây là kiểu cổ xưa hơn,
phản ánh một tâm thức mẫu quyền, người vợ vẫn yêu người em hơn, muốn chung sống với
người em hơn trong khi chế độ phụ quyền bắt buộc cô phải lấy người anh làm chồng. Có
bản kể dây trầu bò quanh tảng đá rồi mới leo lên cây cau như muốn ôm ấp cả hai người,
đấy phải chăng là tâm lý có hai chồng của người vợ trong chế độ mẫu quyền.
Trầu – cau – vôi hòa làm một thành một vị cay nồng ấm áp, màu đỏ tươi như tình máu
mủ anh em, tình vợ chồng nồng thắm. Nhân vật người em là một nhân vật nhạy cảm trong
mối quan hệ anh em, chồng vợ trong gia đình thị tộc, gia đình lớn trong đó các thế hệ ở
chung với nhau. Nhân vật người em là một phép thử nghệ thuật để đo tấm lòng thân thiết
ruột thịt giữa anh và em, tình cảm thủy chung giữa vợ với chồng. Nếu em bỏ đi mà anh
không đi tìm thì rõ ràng anh không còn thương em, chồng bỏ đi mà vợ không đi tìm là vợ

không còn yêu chồng. Dù có trải qua sự hiểu lầm, nghi kị, ghen tuông hoặc những biến
động trong đời sống thì tình cảm gắn bó keo sơn giữa anh em, vợ chồng cũng không gì lay
chuyển được. Trong hình ảnh tự nhiên cũng vậy, tảng đá vôi là mối liên kết, chất xúc tác
kết liền trầu cau thêm nồng thắm, nếu chỉ có trầu cau mà không có vôi thì thật là nhạt nhẽo,
vô vị. Nếu có trầu mà không có cau thì thiếu sự mặn nồng. Hình ảnh đẹp đẽ ấy đã đi vào ca
dao:
Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Cảm hứng nghệ thuật cho câu chuyện bắt đầu từ cảnh trí thiên nhiên và phong tục ăn
trầu. Người ta lý giải tại sao cả ba thứ: trầu, cau, vôi không quan hệ gì với nhau, gặp nhau
lại miệng ăn môi đỏ, nồng nàn say mê đến vậy. Từ hình ảnh trầu – cau – vôi, tác giả liên hệ
đến mối quan hệ xã hội: sự nồng ấm ấy chỉ có trong mối quan hệ vợ chồng, anh em. Con
đường nghệ thuật của truyện Trầu cau là từ cảnh trí thiên nhiên (trầu – cau – vôi) và phong
tục ăn trầu đến mối quan hệ anh em, chồng vợ hoặc giải thích cảnh trí thiên nhiên và
phong tục ăn trầu bằng câu chuyện về mối quan hệ anh em, chồng vợ. Phong tục ăn trầu có

thể có trước thời vua Hùng nhưng dân gian muốn câu chuyện có một chứng nhân lịch sử
nên đã đưa nhân vật Hùng Vương vào. Vì thế mà có ý kiến xếp truyện này vào truyền
thuyết. Nguyễn Xuân Lạc cũng cho rằng: “Phải chăng tục ăn trầu đã gợi nên mối tình này?
Có phải rằng tục ăn trầu xa xưa ấy (cùng với tục làm bánh chưng bánh dày, tục dựng cây
nêu ngày tết… của tổ tiên) mà nhân dân ta đã sáng tạo nên câu chuyện tình cảm động này
chăng?… Họ đã lồng đề tài xã hội vào đề tài thiên nhiên, vào câu chuyện phong tục, và đã
kết thúc bằng việc đồng nhất các quan hệ tình cảm của ba con người kia với sự hài hòa của
thiên nhiên (trầu – cau – vôi)”(6). Đấy cũng là cảm hứng nghệ thuật chung cho các truyện
cổ tích lý giải các sự tích.
Như vậy, câu chuyện này trong quá trình lưu truyền đã có sự chuyển dịch chủ đề, biểu
tượng. Ban đầu, truyện có thể kể về mối quan hệ giữa người vợ với hai người chồng là anh
em hay là tình cảm anh em trong quan hệ với một người vợ trong xã hội thị tộc mẫu quyền.
Sau này, các nhà nho đã soạn lại theo mẫu hình quan hệ phụ quyền. Sự gia công của các nhà

nho đã thể hiện rõ trong việc Hán hóa tên các nhân vật cho hợp với hình ảnh trầu, cau, vôi
rồi muốn mọi người tin là có thật nên truyền thuyết hóa hay cổ tích lịch sử hóa bằng việc
dựng lên nhân vật Hùng Vương để lý giải nguyên do tục ăn trầu. Nhưng tâm thức mẫu quyền
vẫn còn len lỏi trong việc xử lý các tình tiết, dù tâm thức phụ quyền vẫn nổi trội. Thông qua
việc lý giải tục ăn trầu của người Việt, tác giả dân gian muốn ca ngợi tình cảm thắm thiết
thủy chung gắn bó keo sơn giữa vợ chồng, anh em trong một gia đình và đó cũng là lối sống
tình nghĩa của người Việt. Dù có trải qua sự đổi thay mô hình xã hội thì mối quan hệ cốt lõi
vợ – chồng, anh – em vẫn mặn nồng, trong sáng, thủy chung. Hình ảnh trầu – cau – vôi mãi
mãi vẫn là biểu tượng đẹp của tình anh em, vợ chồng. Đây là truyện vừa có yếu tố thần
thoại thể hiện trong quan niệm vạn vật có linh hồn, có sự hóa thân, hóa kiếp của triết lý Phật
giáo và Đạo giáo, có yếu tố truyền thuyết trong mối quan hệ xã hội nhưng cơ bản vẫn là
truyện cổ tích lý giải phong tục tập quán gắn với quan hệ anh em, gia đình. Sự hóa thân của
ba nhân vật ở bên cạnh nhau là sự hóa thạch một mô hình gia đình thị tộc lý tưởng, dấu ấn
của trầm tích văn hóa cổ xưa.
_______________
1. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 2004, tr.152.
2. Đinh Gia Khánh, Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1989, tr.245.

3, 5, 6. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc, Giảng văn văn học dân gian, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 1995, tr. 111, 115, 117.
4. Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, tr.72.

Nguồn: Tạp chí VHNT số 308, tháng 2-2010
Lên trên

Sự tích trầu cau, ý nghĩa của trầu cau với văn hóa người Việt
Người Việt Nam ta từ xưa đã có nét văn hóa ăn trầu cau hay buộc phải có Trầu Cau trong

các nghi lễ cưới hỏi tới ngày nay. Hẳn không ai là không biết đến sự tích buồn và man mác
chất thơ này. Hãy cùng tìm hiểu lại về sự tích đậm đà bản sắc dân tộc này nhé
Cha Tân và Lang là người to cao nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong
Châu ban thưởng và đặt tên là Cao, từ đó gia đình lấy tiếng Cao làm họ. Hai anh em lớn
lên thì cha mẹ lần lượt qua đời, cả anh lẫn em quyến luyến nhau không rời nửa bước.
Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ học Lưu nhưng khi Tân đến theo
học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng học với anh một thể.
Nhà họ Lưu có một cô con gái cùng tuổi với họ. Để tìm hiểu xem người nào là anh, người
nào là em, nàng bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát
cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách nàng thấy người này nhường cháo cho người kia
ăn, nàng lẩm bẩm “À, ra anh chàng vui tính kia là anh”. Từ đó, giữa Tân và cô gái có nhiều
cuộc gặp gỡ, tình yêu giữa 2 người ngày một khăng khít.

Thấy thế đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con gái cho Tân. Sau khi cưới, 2 vợ chồng đến ở một
ngôi nhà mới, có Lang ở chung với vợ.
Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa. Người
em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến.
Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước; chàng vừa
bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng
mình, vội ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anh

cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em
hơn trước.
Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa,
cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi.
Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng
âm u. Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi. Đi đến một con suối rộng nước
sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Chàng khóc thổn thức,
tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống

mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ,
biến thành một tảng đá.
Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết.
Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc
đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa
mình vào một tảng đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều,
sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết
cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá.
Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng
thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc.
Nàng không còn đi được nữa. Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật
mình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng.
Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng. Đêm đã ngả dần về
sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than. Chưa đầy nửa
đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn
chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá.
Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua
chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá
cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay.
Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ.
Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở
bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ.
Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp
gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương

duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân
tộc Việt Nam.
Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm

Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em trồng ké dây trầu một bên
Mai sau trăm họ lớn lên
Cau kia ra trái làm nên cửa nhà.
Xem phim sự tích trầu cau dưới góc nhìn của điện ảnh:
Các tình tiết trong phim đã được đôi chút thay đổi nhưng vẫn giữ được cái hay cái đẹp
trong câu truyện

Bài thơ hay về sự tích trầu cau:
Vôi trầu đỏ thắm tình ưa
Trầu cau vấn vít duyên xưa tới giờ
Vì tình cốt nhục, phải lơ
Em đành hóa đá bên bờ sông sâu
Thương em, anh biến thành cau
Tình thâm huynh đệ trước sau chu toàn
Vì tình thiếp phải theo chàng
Thành trầu quấn quýt thủy chung vẹn tròn
Tình chàng, duyên thiếp, nghĩa em
Trầu cau nồng thắm lại thêm vôi hồng
Chuyện xưa lục bát mấy dòng
Mừng mùa duyên thắm tình nồng sắt son

Trầu Cau Trong Đời Sống Văn Hóa Dân Tộc

Phạm Thị Nhung
Ngày nay, qua nhiều sách vở và các tài liệu khảo cổ, người ta được biết trầu cau là hai loại cây
đã xuất hiện rất lâu đời ở các vùng Trung Ấn, Ðông Nam Á và ở một số quần đảo trên Thái

Bình Dương; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Hòa Bình, hạt cau đã được tìm thấy trên
dưới một vạn năm (1). Tại các nơi đây đã có nhiều dân tộc có tục ăn trầu như các dân tộc thiểu
số xưa ở miền nam nước Trung Hoa (kể từ lưu vực sông Dương tử trở xuống), tức người Trung
Hoa miền nam ngày nay, các dân tộc Thái Lan, Miến Điện, các dân tộc Việt-Mên-Lào, kể cả
các dân tộc thiểu số như người Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thượng… trên bán đảo Đông
Dương, cùng các dân tộc trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân; và ở Ấn Độ cũng

nhiều

nơi

dân

chúng

tục

ăn

trầu

(2).

Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như các loại lá, rễ,
quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa hay trị bệnh. Quả thực,
ăn trầu đã giúp cho cơ thể được ấm nóng chống lạnh, chống sơn lam thủy khí; ăn trầu lại sạch
miệng,

Sự

răng

lợi

tích

xương
trầu

cốt

được

cau

bồi

dưỡng,

vững

Ý

mạnh.

nghĩa.

Riêng tại xứ ta, tục ăn trầu tất nhiên đã có rất sớm, ngay tục dùng trầu cau làm sính lễ cưới hỏi
thay muối (vì người xưa cho muối là quí nhất) có thể cũng có đã lâu, nhưng chưa biết bắt đầu
từ thời điểm nào. Phải đợi đến cuối thế kỷ thứ XV, sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế
Pháp ra đời, nó mới được ghi chép lại thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mang
nhiều

ý

nghĩa

thâm

thúy.

Theo tài liệu của Bùi Văn Nguyên, dịch giả cuốn Tân Đính Lĩnh Nam Chích Quái của Vũ
Quỳnh, thì Trần Thế Pháp trong bài đề tựa sách của mình, có cho biết, chính ông là người đã
sưu tập được cuốn Lĩnh Nam Chích Quái Lục, bản gốc, của một tác giả khuyến danh, có lẽ
khởi thảo vào đời Trần. Sách chép những chuyện huyền hoặc, quái dị trong nước từ xưa đến
nay, căn cứ vào lời kể của dân gian và chỉ được phổ biến trong từng địa phương.
Được sách, họ Trần bèn nghiên cứu cho sáng tỏ đầu đuôi sự việc rồi chép lại, có sắp xếp và
chỉnh

về

nội

dung

một

số

truyện.

Sau đó, tác giả Vũ Quỳnh rồi Kiền Phú (đời hậu Lê) cũng dựa vào bản gốc để viết lại L.N.C.Q.

theo sự sắp đặt riêng của mình. Đặc biệt trong cuốn Tân Đính L.N.C.Q., Vũ Quỳnh đã bổ xung
nhiều chi tiết, thêm nhiều truyện mới và viết bằng một hình thức mới mẻ, hấp dẫn hơn.
Sự

tích

Trầu

Cau

trong

L.N.C.Q.

đã

nội

dung

như

thế

nào?

Vào thời xa xưa, có hai anh em nhà họ Cao, một người tên Tân, một người tên Lang (tân lang
có nghĩa là cây cau) rất mực thương yêu nhau. Khi cha mẹ qua đời, hai anh em đến trọ học
nhà

ông

thầy

họ

Lưu.

Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông thầy yêu quí như con. Cô con gái
của

thầy

cũng

đem

lòng

quyến

luyến,

muốn

chọn

người

anh

làm

chồng.

Hai anh em Tân và Lang sát tuổi nhau, dung mạo lại giống nhau như khuôn đúc, cô gái không
sao đoán được ai là anh, ai là em. Nhân dịp biếu cháo, cô cố ý chỉ đưa tới một bát cháo với
một đôi đũa rồi rình xem, thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước cô mới biết Tân là anh, và xin
cha

được

nghĩa

cùng

chàng.

Vợ chồng Tân và Xuân Phù (tên cô gái, xuân phù có nghĩa là trầu không mùa xuân) sống rất
hạnh phúc. Hai anh em Tân và Lang vẫn ở bên nhau, nhưng Lang nhận thấy từ ngày anh có
vợ, tình anh đối với mình không còn quyến luyến như xưa, trong khi ấy người anh vô tình
không hề hay biết. Đã thế lại xẩy ra chuyện hiểu lầm. Một hôm hai anh em đi làm đồng về
muộn, Lang về trước, nàng Lưu tưởng chồng, chạy ra vồn vã âu yếm. Lang vội lên tiếng, cả
hai đều biết là nhầm nên rất ngượng. Tân về,biết chuyện để dạ nghi ngờ, từ đó tỏ ra lạnh nhạt
với

em

hơn.

Lang buồn tủi âm thầm bỏ nhà ra đi. Chàng lang thang trong rừng cho tới khi kiệt sức, chết đi
hóa

thân

thành

cây

cau

bên

bờ

suối

vắng.

Thấy em không về, Tân ân hận, xót xa. Chàng lặng lẽ lên đường tìm em. Tân cũng đã tới bờ
suối nọ, ngồi bên cây cau than khóc. Khi thân xác rũ liệt, chàng chết hóa thân thành tảng đá
vôi,

nằm

sát

bên

gốc

cau.

Nàng Lưu chờ chồng mãi chẳng thấy trở về, quá nhớ thương nên lại đi tìm. Một chiều kia nàng
cũng tới được bờ suối định mệnh. Nàng ngồi trên tảng đá khóc miết… đến khi hồn lìa khỏi xác
thì

hóa

thân

thành

cây

trầu

không,

leo

bám

trên

thân

đá.

Gia đình họ Lưu đi tìm con, được biết chuyện bèn lập miếu thờ. Người đương thời rất cảm kích
trước tình anh em khăng khít, tình vợ chồng thắm thiết, thủy chung của anh em vợ chồng họ

Cao

nên

thường

đến

đốt

nhang,

chiêm

bái,

cầu

cúng

(3).

Một hôm vua Hùng thứ tư nhân dịp tuần du qua đấy, thấy có miếu thờ, lại được dân sở tại kể
cho nghe câu chuyện thương tâm kia thì vô cùng cảm động. Ngài bảo lấy trầu cau ăn thử mới
khám phá ra một mùi vị thơm cay, nồng ấm, và khi nhổ nước cốt trầu xuống tảng đá vôi lại
thấy hiện ra sắc đỏ tươi như máu, nhà vua cho là quý bèn truyền lấy giống về trồng, xa gần bắt
chước làm theo. Ngài còn xuống lệnh cho thần dân từ nay sẽ nhất thiết dùng trầu cau trong
các dịp cưới hỏi, và trong các buổi hội họp lớn, nhỏ. Tục ăn trầu ở nước ta có từ đó.
Sau khi đọc sự tích Trầu Cau trong Lĩnh Nam Chích Quái, ta nhận thấy, truyện được ghi chép
lại không những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả hai yếu tố hiện thực lẫn huyền hoặc
một cách khéo léo. Như thế, các tác giả của nó đã khiến một câu chuyện truyền khẩu vụn vặt,
còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa
hàm

chứa

nhiều

ý

nghĩa

thâm

thúy.

Quả vậy, ở giai đoạn đầu, truyền có tính hiện thực với dấu vết thời đại, với những tên tuổi rõ
ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp tình, hợp lý, tự nhiên. Ở giai đoạn cuối, truyện trở nên
huyền hoặc: hai anh em họ Cao và vợ người anh vì không hiểu nhau nên đã tự chia lìa. Chỉ đến
khi cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người em hóa cây cau, người anh hóa phiến đá
vôi và vợ người anh hóa cây trầu không, họ mới có được sự cảm thông hoàn toàn; từ nay họ sẽ
mãi mãi gắn bó bên nhau và kết hợp thành một qua miếng trầu tình nghĩa. Ở đó, một dòng
nước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng trưng cho tình gia đình muôn đời thiêng liêng, bền
chặt.
Trần Thế Pháp, cũng như các tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích Trầu Cau nói riêng, dàn
dựng lại những huyền thoại dân gian trong Lĩnh Nam Chích Quái nói chung, hiển nhiên đã có
hậu ý đề cao những giá trị cũ của dân tộc, với mục đích phổ biến để giáo dục con em theo tinh
thần 24 điều dụ của vua Lê Thánh Tông (4). Có lẽ bắt đầu từ đấy (cuối thế kỷ XV) các truyện
cổ tích, thần thoại nói chung, truyện Trầu Cau nói riêng mới được truyền bá rộng rãi trong toàn
quốc. Riêng trong sự tích Trầu Cau, ta thấy các tác giả muốn giải thích cho mọi người hiểu
rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hóa khá cao ngay từ thuở xa xưa, từ thời Hùng Vương
kia (theo Đại Việt Sử Lược, vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Tây lịch) (5). Ngay từ thuở đó xã
hội Việt Nam đã có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương quý nhau, trên kính
dưới nhường; vợ chồng lấy nhau vì tình vì nghĩa, và người đàn bà đã biết trọn niềm chung thủy

son sắt với chồng… Không phải đợi đến khi người Trung Hoa sang đô hộ nước ta, giáo hóa ta,
dân

ta

mới

biết

thế

nào

hiếu

đễ,

thế

nào

tiết

nghĩa.

Và cũng vì sự tích Trầu Cau có ý nghĩa sâu sắc như thế nên tục ăn trầu của dân ta đã được
thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính chất đặc thù của một nền văn minh cổ Ðông Nam
Á.
Mỹ tục ăn trầu này đã gắn liền với những sinh hoạt văn hóa, từ đời sống vật chất hằng ngày đến
đời

sống

tinh

thần

của

dân

ta

trước

kia

như

thế

nào?

Để tìm hiểu, chúng ta tất phải dựa một phần lớn vào những tài liệu có từ ngàn xưa, đó chính là
loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc: thành ngữ, tục ngữ, ca dao và dân ca vậy.
1.

Trầu

cau

nơi

quê

hương

Chúng ta đều biết, xưa kia trầu cau là hai loại cây được trồng khắp nơi trên quê hương đất nước
để lấy lá, lấy trái dùng hằng ngày. Từ vua quan cho chí thứ dân, từ đàn ông cho chí đàn bà, ai ai
cũng thích nhai trầu; nhiều người còn nghiện là đằng khác, nhất là các bà già bình dân, nhai
trầu

bỏm

bẻm

suốt

ngày,

do

đó

mới

khẩu

ngữ

“bà

già

trầu”.

Đặc biệt cây cau chẳng những được dân gian quí hóa bảo nhau trồng ở sân trước nhà – chuối
sau cau trước – mà ngay ở Hoàng thành, vào đời Minh Mạng (1820 – 1840), cây cau còn được
chọn khắc trên đỉnh đồng, có tên Anh Đỉnh, đỉnh thứ tư trong cửu đỉnh, được đặt trước sân Thế
Miếu.
Với chúng ta, hình ảnh những hàng cau thẳng tắp, cao vút (nhiều khi cao hơn 10 mét), có lá
mọc thành chùm ở ngọn cây, thân lá xẻ hình lông chim, lung linh trong nắng sớm, đong đưa
trước gió chiều hay in hình trên nền trời xanh thẳm vào những đêm trăng sáng; cùng hình ảnh
những giàn trầu không xanh rờn với những chiếc lá to bằng bàn tay, có hình trái tim duyên
dáng nơi góc vườn của nội, của ngoại… đều là những hình ảnh thân quen đã in sâu vào ký ức
của nhiều người. Ngày nay chúng đã trở thành những hình ảnh biểu tượng cho quê hương trong
nỗi

nhớ,

niềm

thương

của

bầy

con

xa

xứ.

Hoa cau thì mọc thành một chùm lớn, phân nhánh, có mo bọc ngoài. Khi hoa kết trái thì buồng
cau nở lớn, mo cau khô, rụng xuống. Câu ca dao sau đây đã mô tả hình ảnh và giới thiệu thời
gian cau đơm hoa kết trái một cách thật lý thú:

-Đầu rồng đuôi phượng te te
Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con.
Riêng loại cau liên phòng, còn gọi là cau tứ quí thì ra trái cả bốn mùa. Khi được mùa, mỗi
buồng cau có đến trên trăm trái, hình bầu bầu và lớn bằng quả trứng gà.
Trầu cau không chỉ được trồng để nhà dùng mà nhiều khi còn là nguồn sống của gia đình và lập
nên cửa nên nhà :
-Anh về cuốc đất trồng cau,
Cho em vun ké dây trầu một bên.
Chừng nào trầu nọ bén lên,
Cau kia sai trái lập nên cửa nhà.
Chả thế, gia đình nào có cả vườn trồng cau sinh lợi đều được kể là một trong những nhà giầu
có nơi thôn dã:
– Nhà ngói, cây mít
– Ruộng sâu, trâu nái
hay
Vườn cau, ao cá.

Ở nước ta, từ Bắc chí Nam đều có nhiều vùng nổi tiếng trồng trầu cau và sản xuất được nhiều
trầu cau ngon, gửi bán đi các nơi hoặc để xuất cảng.
Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi, trước đây (1930) diện tích trồng cau ở ngoài Bắc ước chừng
2.500 hectare, chủ yếu là các vùng Hải Dương, Kiến An, Quảng Ninh, Nam Định và Thái Bình.

Ca dao cũng có câu:
Đồn rằng kẻ Trọng lắm cau,
Kẻ Cát lắm luá, kẻ Mau lắm tiền.

Ở miền Trung, diện tích trồng cau khoảng 1.400 hectare. Đặc biệt trầu Chợ Dinh với cau Nam

Phổ đã được ca dao vùng Huế – Thừa Thiên ca tụng hết lời:
Trầu Chợ Dinh với cau Nam Phổ
Non vôi cũng đỏ, thiếu vỏ cũng ngon.
Hạt thơm mà xác lại giòn,
Được tiếng khen là phải, dậy tiếng đồn không sai.

Chợ Dinh và Nam Phổ là hai đại xã nằm đối diện nhau ở hai bên bờ sông Hương, thuộc ngoại
biên thành phố Huế.
Trong Nam, cau được trồng nhiều ở Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, nhưng có tiếng hơn cả là trầu
cau Bà Điểm – Hóc Môn. Bà Điểm – Hóc Môn, một miệt vườn ngoại thành Sài Gòn, có biệt
danh là Mười Tám Thôn Vườn Trầu, chả vì cả mười tám thôn làng nơi đây dân chúng đều trồng
trầu làm nghề chính. Trầu trồng từ vườn nhà này tiếp nối vườn nhà kia, tạo thành một vùng trầu
xanh tươi bát ngát.
Hiện nay, một phần do chiến tranh tàn phá, một phần do giới trẻ bỏ hẳn tục ăn trầu nên diện
tích trồng trọt tất đã giảm nhiều.
2. Công dụng của trầu cau
Trầu cau rất đa dụng, nhất là cau. Thân cau được dùng làm cột nhà, làm cầu, người ta bắc thành
cầu khỉ hay đóng thành bè thay cầu ván. Mo cau để lợp nhà, làm quạt, làm gầu tát nước, đôi khi
còn để đựng đồ như gói tiền, gói vàng hay bọc thức ăn. Tàu cau thì làm chổi quét sân v.v…
Trong Đông-y, ngành thuốc Nam, trầu cau được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đỗ Tất Lợi,
lá trầu giã nhỏ ép lấy nước chữa viêm mủ chân răng hoặc hòa với nước để rửa các vết lở loét,
mụn nhọt hay vết chàm của trẻ sơ sinh. Lá trầu giã nhỏ để nguyên chất đắp lên ngực chữa ho
hen, đắp lên vú cho sữa ngưng chảy.

Còn cau thì vỏ cau chữa bụng đầy trướng, bí tiểu, ốm nghén, nôn mửa.
Hạt cau khô giúp sự tiêu hóa, viêm ruột, sốt rét, sán lãi và bệnh chốc đầu trẻ em.
Tất nhiên, công dụng chính của trầu cau là để ăn. Ăn trầu vừa chắc răng, bổ xương, lại vừa
ngon miệng, say sưa vui chuyện; ngoài ra ăn trầu còn để làm đẹp.

Một miếng trầu được gọi là khẩu trầu gồm có một lá trầu xanh hay xanh ngả vàng têm sẵn,
trong để chút vôi; cộng với một miếng cau, ngoài là vỏ xanh đậm rồi đến cùi có sợi trắng ngà,
phía trong, phần trên là thịt trắng phau, dưới là hạt nhờ nhờ lòng tôm; cộng thêm một lát vỏ
mỏng chuyển dần từ mầu nâu non đến phớt hồng (thường lấy từ rễ các cây chay, mít chay hay
cây đề …). Nhìn mầu sắc đã thấy đẹp mắt, khi ăn vào còn có vị ngọt ngọt của cau, cay cay,
thơm thơm của lá trầu (toàn thân cây trầu có tinh dầu thơm), chát chát của hạt và vỏ (có chất
tanin), cùng cảm nhận được cơ thể đang nóng nóng vì vôi và đầu óc hơi choáng váng say vì
trong hạt cau có chất arécoline làm kích thích thần kinh hệ.
Đã vậy, nếu còn được đệm thêm tí quế, tí hồi hay tí thuốc lào, thuốc lá thì miếng trầu ăn vào
càng tăng phần kích thích, làm thêm nóng bừng cơ thể, thêm dậy hồng đôi má và thêm long
lanh cặp mắt. Sau nữa, nước cốt trầu có sắc màu đỏ tươi làm hồng thắm đôi môi. Người phụ nữ
xưa đã biết lợi dụng những ưu điểm này của miếng trầu, nên họ ăn trầu còn để làm đẹp.
Làm đẹp cũng phải biết cách và phải có nghệ thuật nữa. Đời nào chả thế, người phụ nữ xưa “có
trầu chẳng để môi thâm” đã đành, mà còn biết cách ăn hai ba miếng trầu liên tiếp nhau, tạo cho
được một cặp môi đỏ có đường viền như sợi chỉ, trông thật quyến rũ, được mệnh danh là “môi
ăn trầu cắn chỉ”. Khác nào ngày nay chị em bạn gái chúng ta, sau khi đã tô son trên đôi môi rồi
còn lấy bút lông vẽ thêm một đường son đỏ đậm thật nhỏ quanh vành môi cho đôi môi thêm
nổi.
Sau hết, trầu cau được sử dụng làm phương tiện giao tiếp xã hội, biểu lộ tình cảm và được dùng
làm lễ vật trong những dịp cưới xin, tang ma, cúng tế gia tiên và thần linh.
3. Tục Mời Trầu
Tục mời trầu ở xứ ta cho thấy, trầu cau là phương tiện không thể thiếu trước nhất trong những
nghi thức giao tế hằng ngày ngoài xã hội. Vì “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò tiếp
khách”, nên chi vừa gặp nhau, sau mấy tiếng chào hỏi, người ta liền mở trầu mời ăn rồi mới nói

gì thì nói, bàn gì thì bàn:
Có trầu thì giở trầu ra
Trước là đãi bạn, sau ta với mình.

Người ta còn mời trầu để bắt chuyện làm quen:
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?
– Xưa kia ai biết ai đâu,
Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen.

Nhất là khi tới chỗ xa lạ, muốn được đón nhận vui vẻ, người khôn ngoan phải có cơi trầu đem
ra mời chào mọi người để gây thiện cảm. Nếu vì một lẽ gì mà thiếu sót thì họ sẽ vô cùng áy
náy, băn khoăn:
Nhẽ thì có khẩu trầu hoa
Hiềm vì chợ vắng, nhà xa thế nào.
Nghĩ sao đây, hỡi anh hào
Lấy gì tiếp đãi mà chào chị em?

Lại nữa, người xưa thường cho rằng ăn trầu lúc nào là được hưởng chút hương vị cuộc đời lúc
đó, kẻo thời gian vùn vụt trôi qua, già lúc nào không biết.
Lại đây ăn một miếng trầu
Nữa mai tuyến nhuộm mái đầu huê râm.

Trong phạm vi tình yêu và hôn nhân, tục mời trầu đã được người bình dân khai thác triệt để. Vì
trầu cau còn là lễ vật cưới xin nên những hình ảnh, màu sắc, hương vị của trầu, cau, vôi… luôn
luôn gợi ý cho thanh niên nam nữ liên tưởng tới những chuyện tình yêu, chuyện duyên phận
lứa đôi:
Vào vườn hái quả cau non,
Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên.

Phấn trắng hơn vôi, vôi nồng phấn lạt,
Bởi anh thương nàng, mới lạc tới đây
– Vôi nồng, trầu thắm ai ơi,
Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.
– Trầu xanh, cau trắng, chay hồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

Thế nên việc mời trầu người khác phái nhiều khi phải hiểu là một cách tỏ tình gián tiếp, và
đồng thời cũng để ướm thử xem tình cảm của người ấy đối với mình ra sao.
Thường thì người con trai chủ động, mời trầu trước:
Gặp nhau ăn một miếng trầu
Gọi là chút nghĩa về sau mà chào.

và họ đã không quên lợi dụng lúc mời trầu để tán tỉnh các nàng:
Trầu ăn là nghĩa, thuốc xỉa là tình,
Đội ơn cha mẹ sinh mình dễ thương.
– Trầu lên nửa nọc trầu vàng
Khéo khen phụ mẫu sinh nàng dễ thương.

Nếu người con gái dứt khoát từ chối không nhận trầu thì dù sự từ chối ấy lịch sự, tế nhị đến đâu
cũng phải hiểu đó là sự từ chối tình yêu:
Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

Còn như người con gái chỉ tỏ ý ngần ngại, vì muốn tìm hiểu thêm tình ý của đối phương:
Miếng trầu ăn nặng bằng chì,
Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn ?

Thì người con trai trong trường hợp này phải trấn an liền, và thổ lộ rõ tình ý đứng đắn, xây
dựng của mình:
Miếng trầu ăn nặng là bao,
Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn.
– Miếng trầu là nghĩa tương giao,

Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên.

Một khi thấy ý hợp, lòng ưa rồi người con gái mới nhận trầu. Hành động này hàm ý “chấp
thuận”, thật là một cách bầy tỏ tình cảm vừa kín đáo, tế nhị, vừa duyên dáng dễ thương.
Từ ngày nhận ăn miếng trầu kết nghĩa tương giao, gắn bó trở về, tình yêu của người con gái lớn
dậy, làm thăng hoa cuộc sống. Nàng trở nên xinh tươi, đằm thắm:
Từ ngày ăn miếng trầu anh,
Cho nên má đỏ, tóc xanh đến giờ.

Và thường để tâm hồn lãng mạn bay xa, mơ tưởng về một ngày mai được sống trong hạnh phúc
lứa đôi với chàng, được cùng chàng thân mật dùng chung một hộp trầu, một ống vôi:
Ước gì chung mẹ chung thầy
Để em giữ cái quạt này làm thân.
Rồi ra chung gối chung chăn,
Chung quần, chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thì chung cái giường tàu,
Dậy thì chung cả hộp trầu, ống vôi.

Trở về hiện tại, giây phút sung sướng nhất hiển nhiên là giây phút nàng được thưởng thức
những miếng trầu tình ái do chàng trao tặng:
Trầu này đủ vỏ, đủ vôi
Đủ cau, đủ thuốc, đủ mùi xạ hương.
Không ăn thì bảo rằng thường

Ăn rồi thì biết người thương thế nào.

Nhất là những miếng trầu ấy lại được chàng quí hóa, trân trọng bọc trong chiếc khăn tay trắng,
dành riêng cho nàng:
Trầu bọc khăn trắng cau tươi,
Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh.
Ăn cho nó thỏa tâm tình,

Ăn cho nó thỏa sự mình sự ta.

Phần nàng, nàng cũng không quên sửa soạn sẵn những miếng trầu thật đặc biệt:
Khẩu trầu chính là khẩu trầu
Ở giữa đệm quế, hai đầu thơm cay.
Có ăn mới biết đến cây
Có ăn mới biết trầu cay, trầu nồng.
rồi buộc trầu trong dải yếm đào để đem tới tặng lại chàng với tất cả tấm lòng trìu mến:
Trầu em buộc dải yếm đào
Hỏi người tri kỷ ăn vào có say?

Những kẻ đang yêu ăn trầu dễ say lắm. Nhiều khi họ tự hỏi họ say vì trầu hay say vì tình, vì mê
bóng sắc của nhau?
Tay ai như ngọc, như ngà
Đưa trầu ta tưởng đưa ta miếng vàng.
Anh say nhan sắc của nàng
Hay say vì miếng trầu vàng, cau tươi?

Tất nhiên cả hai rồi. Họ say vì trầu, vì trong hạt cau có chất arécoline làm kích thích thần kinh,
đồng thời họ còn say vì tình ; nhưng say vì tình mới là chính, chả thế ca dao còn có câu:
Yêu nhau trầu vỏ cũng say

Ghét nhau cau đậu (6) đầy khay chẳng màng.

Gặp nhau ăn một khẩu trầu
Không mặn vì thuốc, say nhau vì lời.

Như thế đủ thấy, những kẻ đang yêu được ngồi ăn trầu bên nhau thì dù trầu có thiếu vị họ vẫn
say như thường, vì họ say tình nhau, say bóng sắc của nhau, say lời yêu đương của nhau chứ

nào có xá gì trầu!
Tình yêu khi đã đến lúc đắm say tất xa nhau sẽ nhớ nhung, tương tư sầu khổ:
Một thương hai nhớ ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi,
Biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than?

Nàng thở than những gì đây?
Từ ngày ăn phải miếng trầu,
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.
Biết là thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho thiếp phải nhiều điều xót xa.
Làm cho quên mẹ, quên cha
Làm cho quên cử, quên nhà
Làm cho quên cả đường ra, lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời.

Trong vấn đề tình yêu và hôn nhân, không phải bao giờ người con gái cũng ở thế thụ động, như
ca dao đã chứng tỏ, có nhiều trường hợp nếu người con gái bạo dạn một chút, lanh lợi một
chút, và cũng phải biết tế nhị nữa thì có thể lợi dụng tục mời trầu để tự kén chọn cho mình một

người bạn tình trăm năm. Thật thế, như khi đã gặp được người vừa ý rồi mà đối phương lại quá
nhút nhát như anh chàng này chẳng hạn:
Thương em chẳng dám trao trầu
Để trên bó mạ, gió nam lầu thổi qua.

Nếu người con gái cũng lại chấp nê, thụ động thì cuộc tình này đành để cho gió bay đi. Trái lại,
nếu người con gái khôn ngoan, biết mở lời bóng gió đưa duyên thì có thể khích lệ đối phương
tiến tới:
Có trầu mà chả có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm.

Đúng ra phải nói là:
Có trầu mà chả có vôi
Làm sao cho đỏ môi tôi thì làm.

Chả vì theo lời giải thích của Thúc Nguyên, “vôi phản ứng trên những polyphénols thuộc nhóm
flavone của lá trầu và miếng cau bằng cách ô-xít hóa chúng và biến chúng thành
orthoquinones. Sự việc này làm cho nước bọt người nhai trầu trở thành đỏ”. Như thế, có trầu đã
đành, còn phải ăn thêm với vôi mới làm đỏ được môi. Cũng như trong tình yêu, một người đã
lên tiếng, kẻ kia phải đáp lời ; tình yêu song phương mới thực sự tạo được hạnh phúc lứa đôi.
Lại những khi chưa biết rõ đối phương đối với mình ra sao, người thiếu nữ cũng đã biết mượn
miếng trầu để dò ý, ướm tình :
Trầu đã có đây, cau đã có đây
Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn?
Trầu này trầu túi, trầu khăn,
Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào?

Nếu người con trai nhận ăn “trầu dải yếm” là những miếng trầu thiết thân của nàng thì nàng
hiểu ngay là đối phương đã thầm xác nhận có yêu nàng, và những mong cùng nàng kết mối

lương duyên; bằng không chỉ là bạn thường, vì bạn thường thì chỉ được phép ăn “trầu khăn”,
“trầu túi” của nàng mà thôi.
Lại những khi người con gái đã lỡ yêu rồi thì nàng cũng dám tấn công trước qua miếng trầu tỏ
tình:
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tàu (7)
Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay.
Trầu này ăn thật là say
Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng
Dù chẳng nên vợ nên chồng

Xơi dăm ba miếng, kẻo lòng nhớ thương.

Miếng trầu đối với nàng lúc này không chỉ là một vật chất đơn thuần mà là một biểu tượng của
tình yêu, nói khác đi, nó chính là tình yêu của nàng đã hóa thân:
Trầu này trầu quế, trầu hồi
Trầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình.
Trầu này trầu tính, trầu tình
Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta.
Trầu này têm tối hôm qua
Dấu cha dấu mẹ, đem ra mời chàng.

Nhưng không phải hễ người con gái mời trầu là bao giờ cũng được bọn nam nhi đón nhận sốt
sắng cả đâu. Nhiều chàng trai có tính đa nghi lắm, lại luôn luôn được phụ mẫu nhắc nhở, căn
dặn: “Ra đường thấy con gái mời trầu thì chớ có ăn, nó bỏ bùa yêu, thuốc dấu cho là khốn, rồi
đến bỏ cả học hành thôi”. Thế nên nhiều chàng đã tỏ ra rất dè dặt trước những miếng trầu mời
mọc của các nàng, bởi vậy mới có cái cảnh mời trầu nài nỉ:
Trầu này không phải trầu hàng

Không bùa, không thuốc sao chàng không ăn?
Hay là chê khó, chê khăn
Xin chàng dừng lại làm ăn miếng trầu.

Rất may việc này xẩy ra cũng hi hữu thôi, vì các cụ ta khi xưa đã dạy cho người thiếu nữ biết
cách từ chối nhận trầu thì cũng lại dạy cho người thanh niên phải biết nhận trầu, có thế mới ra
con người lịch sự :
Tiện đây đưa một miếng trầu
Không ăn, cầm lấy cho nhau bằng lòng.

là cơ bản : cô gái thương hai người như nhau, nhưng cô gái buộc phải chọn lấy người anhbởi luật chính sách phụ quyền, em không được có vợ trước anh. Nếu là chính sách mẫu quyền thìcô gái có quyền lấy người nào mình thích, không phải nhọc công làm phép thử người nàoanh, người nào em. Sự giống nhau như đúc đã gây cho sự nhận diện khó khăn vất vả, lại thêmtình cảm yêu thương của cô gái so với hai người cũng giống nhau nên những nét riêng củahai người vốn đã rất rất ít cũng bị xóa nhòa. Có thể người phụ nữ không hề biết mình bịnhầm nếu như người em chồng không kêu lên. Truyện cây cau trong Lĩnh Nam chíchquái ( LNCQ ) ở TK XV không nói đến chi tiết cụ thể “ hai bạn bè giống nhau như đúc ” nên cũngkhông có chi tiết cụ thể “ cô gái họ Lưu ôm nhầm người em chồng ”. Một chi tiết cụ thể khác quan trọnglà bản của LNCQ “ Hai đồng đội thấy nàng thì rất vừa lòng, muốn kết làm vợ chồng ”. Ở vănbản này, tâm thức phụ quyền rõ hơn bộc lộ trong việc dữ thế chủ động cưới xin là người contrai. Về tâm thức mẫu quyền, truyện này biểu lộ một thực tiễn về mối tình tay ba mà chi tiếtôm nhầm em chồng là dấu tích của mái ấm gia đình mẫu quyền còn nằm trong tiềm thức người phụnữ. Người phụ nữ trong xã hội mẫu quyền có quyền lấy nhiều chồng, một lúc hoàn toàn có thể lấy cảanh và em, hai bạn bè cùng chung một vợ. Cô gái đã yêu hai người như nhau được lý giảivì hai người giống nhau như đúc nhưng cũng hoàn toàn có thể là từ vô thức, cô đã yêu một lúc haingười con trai. Khi cô gái vẫn yêu cả hai người thì sự ôm nhầm đó là cố ý hay vô tìnhcũng không còn quan trọng nữa. Lý trí là vô tình, là không có chủ ý nhưng tâm thức dẫnđường. Định chế hôn nhân gia đình phụ quyền buộc người phụ nữ phải lấy người anh nhưng tìnhcảm thì cô ta vẫn muốn yêu cả hai người hoặc hoàn toàn có thể muốn lấy người em hơn. Thậm chíkhi người anh đã có vợ, người anh ít thân thiện với em như trước, người em hơi buồn thìngười con gái, với thực chất bao dung hoàn toàn có thể yêu người em hơn. Vũ Ngọc Phan cũng chorằng “ ở truyện này, hoàn toàn có thể người chồng chính là người anh và người chồng phụ là ngườiem ” ( 2 ). Khi chuyển sang chính sách phụ quyền, người phụ nữ trong tâm linh vẫn coi người emchồng như chồng mình. Theo Nguyễn Xuân Lạc thì quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu cũngcho rằng “ truyện hoàn toàn có thể Open lần tiên phong trong xã hội nguyên thủy vào quá trình màngười đàn bà còn có nhiều chồng … ” ( 3 ). Trong những bản kể của những dân tộc thiểu số ở NghệAn, dân tộc bản địa Cơ tu ở Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tương quan đến trầu, cau, vôi đều kể vềngười đàn bà có hai chồng ( KTTCT ). Sự nhập nhằng trong thể chế xã hội buổi giao thời là dù đã Open chính sách phụquyền nhưng hoạt động và sinh hoạt vẫn theo nếp mẫu quyền hoặc có sự xen kẽ hai thể chế xã hộitrong hội đồng dân cư. Hai bạn bè cùng đi ở trong nhà họ Lưu được kể là do mồ côinhưng đây là dấu tích của chính sách mẫu quyền khi con trai lấy vợ phải ở nhà vợ và theo bảnkể của Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Đổng Chi thì người dữ thế chủ động kết hôn là cô gái họ Lưu. Yếu tố này bộc lộ tâm thức mẫu quyền trong việc quyết định hành động hôn nhân gia đình thuộc vế ngườiphụ nữ. Chi tiết ôm nhầm là một cụ thể mang ý nghĩa nhân văn thâm thúy. Nó là cụ thể vềsự nhập nhằng giữa lý trí và tình cảm trong mối tình tay ba. Yêu thương một lúc cả hainhưng buộc phải chọn lấy một người làm chồng thì quả là sự lựa chọn khó khăn vất vả. Lý trí thìbuộc cô phải chọn nhưng tâm thức thì đâu phải khi nào cũng rạch ròi. Việc chia tay giữangười em với anh và chị dâu biểu lộ một sự rạn nứt quy mô mái ấm gia đình thị tộc trong buổiđầu của chính sách phụ quyền. Sự ghen tuông của người anh là một ý thức chiếm hữu của ngườiđàn ông so với người đàn bà trong xã hội phụ quyền. Ba nhân vật thật đẹp và không có ai đáng ghét, có trách chăng thì trách người anhnông nổi. Cô gái mặc dầu yêu thương hai người như nhau nhưng vẫn chọn người anh làmchồng theo tôn ti luật lệ mà xã hội phụ quyền đặt ra. Cô yêu cả hai người mà chỉ chọn lấyngười anh là một việc làm trọn vẹn dữ thế chủ động theo nguyên tắc ứng xử hợp lẽ của chế độphụ quyền. Hai người con trai thì học tập siêng năng, hiền lành, đẹp trai, lại sống đúngmực và hết lòng yêu dấu nhau. Ba con người đó thật là đẹp và họ cần cho nhau. Sự việcôm nhầm ấy, người em trọn vẹn trong sáng. Có bản kể người em kể lại cho người anh biếtchị dâu ôm nhầm mình. Người em bỏ nhà ra đi có nhiều nguyên do. Lý do tiên phong là cảm thấybuồn, đơn độc khi thấy người anh tỏ ra nghi kị, lạnh nhạt so với mình. Lý do thứ hai làtránh cho chị dâu cảm thấy khó xử, nói như Hoàng Tiến Tựu là “ để cho quan hệ vợ chồngcủa anh được yên ổn ” ( 4 ). Cả hai nguyên do ấy đều hợp tình và là xu thế tất yếu. Người anh saukhi thấy người em bỏ nhà ra đi tối không thấy về liền đi tìm em và cảm thấy hối hận vì đãhiểu nhầm em, nghi kỵ em rồi lạnh nhạt với em. Khi thấy hai người ra đi không về, ngườivợ cũng đi tìm. Tác giả dân gian đã không dùng kiểu kết thúc có hậu theo hướng anh emgia đình sum vầy, hòa thuận như xưa. Cách kết thúc đó là không trong thực tiễn. Nếu người anhtìm được em, liệu người em có chịu về ở chung không, mà nếu về thì sự khó xử vẫn cứ xảyra. Nếu hai đồng đội ở với nhau thì người phụ nữ phải ra đi, nếu vậy thì không những ngườianh buồn mà người em cũng thấy áy náy, không yên. Sự va chạm, nghi kỵ, hiểu nhầm là mộtthực tế khó tránh khỏi khi trong mái ấm gia đình chỉ có một người phụ nữ với hai người đàn ôngmà cả hai người, cô đều yêu dấu. Tác giả dân gian đã không nỡ cho họ chia lìa nên cho họ hóa thân để ở gần nhau, ômấp quấn quýt nhau, thành một hình tượng xinh xắn về tình bạn bè, chồng vợ. Tác giả đã xâydựng cho cây trầu ( sự hóa thân của người vợ ) leo lên ôm ấp lấy cây cau ( sự hóa thân củangười chồng ) để biểu lộ tình cảm vợ chồng thủy chung, gắn bó. Theo Nguyễn Xuân Lạc, “ Dây trầu quấn quanh thân cau vừa mang ý nghĩa âu yếm trong tình cảm vợ chồng, vừabiểu thị người chồng là trụ cột mái ấm gia đình ” ( 5 ). Sự hóa thân này vẫn theo tâm thức phụ quyền, như một sự dẫn chứng cho tấm lòng thủy chung trong sáng của người vợ mà việc ôm emchồng chỉ vì nhầm mà thôi. Đây là xu thế lý tưởng theo đạo đức phụ quyền. Nhưng bảntrong LNCQ thì khi hóa kiếp, Lang ( người em ) hóa thành câu cau còn Tân ( người anh ) hóathành tảng đá và tất yếu, dây trầu ( chị dâu ) sẽ bò lên quấn cây cau. Một số tác giả chorằng phải chăng bản kể của LNCQ có gì nhầm lẫn chăng ? Thực ra, đây là kiểu cổ xưa hơn, phản ánh một tâm thức mẫu quyền, người vợ vẫn yêu người em hơn, muốn chung sống vớingười em hơn trong khi chính sách phụ quyền bắt buộc cô phải lấy người anh làm chồng. Cóbản kể dây trầu bò quanh tảng đá rồi mới leo lên cây cau như muốn ôm ấp cả hai người, đấy phải chăng là tâm ý có hai chồng của người vợ trong chính sách mẫu quyền. Trầu – cau – vôi hòa làm một thành một vị cay nồng ấm áp, màu đỏ tươi như tình máumủ đồng đội, tình vợ chồng nồng nàn. Nhân vật người em là một nhân vật nhạy cảm trongmối quan hệ đồng đội, chồng vợ trong mái ấm gia đình thị tộc, mái ấm gia đình lớn trong đó những thế hệ ởchung với nhau. Nhân vật người em là một phép thử thẩm mỹ và nghệ thuật để đo tấm lòng thân thiếtruột thịt giữa anh và em, tình cảm thủy chung giữa vợ với chồng. Nếu em bỏ đi mà anhkhông đi tìm thì rõ ràng anh không còn thương em, chồng bỏ đi mà vợ không đi tìm là vợkhông còn yêu chồng. Dù có trải qua sự hiểu nhầm, nghi kị, ghen tuông hoặc những biếnđộng trong đời sống thì tình cảm gắn bó keo sơn giữa bạn bè, vợ chồng cũng không gì laychuyển được. Trong hình ảnh tự nhiên cũng vậy, tảng đá vôi là mối link, chất xúc táckết liền trầu cau thêm nồng nàn, nếu chỉ có trầu cau mà không có vôi thì thật là nhạt nhẽo, vô vị. Nếu có trầu mà không có cau thì thiếu sự mặn nồng. Hình ảnh xinh xắn ấy đã đi vào cadao : Có trầu mà chẳng có cauLàm sao cho đỏ môi nhau thì làmCảm hứng thẩm mỹ và nghệ thuật cho câu truyện khởi đầu từ cảnh trí vạn vật thiên nhiên và phong tục ăntrầu. Người ta lý giải tại sao cả ba thứ : trầu, cau, vôi không quan hệ gì với nhau, gặp nhaulại miệng ăn môi đỏ, nồng nàn mê hồn đến vậy. Từ hình ảnh trầu – cau – vôi, tác giả liên hệđến mối quan hệ xã hội : sự nồng ấm ấy chỉ có trong mối quan hệ vợ chồng, đồng đội. Conđường nghệ thuật và thẩm mỹ của truyện Trầu cau là từ cảnh trí vạn vật thiên nhiên ( trầu – cau – vôi ) và phongtục ăn trầu đến mối quan hệ bạn bè, chồng vợ hoặc lý giải cảnh trí vạn vật thiên nhiên vàphong tục ăn trầu bằng câu truyện về mối quan hệ bạn bè, chồng vợ. Phong tục ăn trầu cóthể có trước thời vua Hùng nhưng dân gian muốn câu truyện có một chứng nhân lịch sửnên đã đưa nhân vật Hùng Vương vào. Vì thế mà có quan điểm xếp truyện này vào truyềnthuyết. Nguyễn Xuân Lạc cũng cho rằng : “ Phải chăng tục ăn trầu đã gợi nên mối tình này ? Có phải rằng tục ăn trầu rất lâu rồi ấy ( cùng với tục làm bánh chưng bánh dày, tục dựng câynêu ngày tết … của tổ tiên ) mà nhân dân ta đã phát minh sáng tạo nên câu truyện tình cảm động nàychăng ? … Họ đã lồng đề tài xã hội vào đề tài vạn vật thiên nhiên, vào câu truyện phong tục, và đãkết thúc bằng việc giống hệt những quan hệ tình cảm của ba con người kia với sự hài hòa củathiên nhiên ( trầu – cau – vôi ) ” ( 6 ). Đấy cũng là cảm hứng thẩm mỹ và nghệ thuật chung cho những truyệncổ tích lý giải những sự tích. Như vậy, câu truyện này trong quy trình lưu truyền đã có sự chuyển dời chủ đề, biểutượng. Ban đầu, truyện hoàn toàn có thể kể về mối quan hệ giữa người vợ với hai người chồng là anhem hay là tình cảm đồng đội trong quan hệ với một người vợ trong xã hội thị tộc mẫu quyền. Sau này, những nhà nho đã soạn lại theo mẫu hình quan hệ phụ quyền. Sự gia công của những nhànho đã bộc lộ rõ trong việc Hán hóa tên những nhân vật cho hợp với hình ảnh trầu, cau, vôirồi muốn mọi người tin là có thật nên truyền thuyết thần thoại hóa hay cổ tích lịch sử vẻ vang hóa bằng việcdựng lên nhân vật Hùng Vương để lý giải nguyên do tục ăn trầu. Nhưng tâm thức mẫu quyềnvẫn còn len lỏi trong việc giải quyết và xử lý những diễn biến, dù tâm thức phụ quyền vẫn nổi trội. Thông quaviệc lý giải tục ăn trầu của người Việt, tác giả dân gian muốn ca tụng tình cảm thắm thiếtthủy chung gắn bó keo sơn giữa vợ chồng, đồng đội trong một mái ấm gia đình và đó cũng là lối sốngtình nghĩa của người Việt. Dù có trải qua sự thay đổi quy mô xã hội thì mối quan hệ cốt lõivợ – chồng, anh – em vẫn mặn nồng, trong sáng, thủy chung. Hình ảnh trầu – cau – vôi mãimãi vẫn là hình tượng đẹp của tình đồng đội, vợ chồng. Đây là truyện vừa có yếu tố thầnthoại biểu lộ trong ý niệm vạn vật có linh hồn, có sự hóa thân, hóa kiếp của triết lý Phậtgiáo và Đạo giáo, có yếu tố truyền thuyết thần thoại trong mối quan hệ xã hội nhưng cơ bản vẫn làtruyện cổ tích lý giải phong tục tập quán gắn với quan hệ bạn bè, mái ấm gia đình. Sự hóa thân củaba nhân vật ở bên cạnh nhau là sự hóa thạch một quy mô mái ấm gia đình thị tộc lý tưởng, dấu ấncủa trầm tích văn hóa cổ xưa. _______________1. Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận điều tra và nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, HàNội, 2004, tr. 152.2. Đinh Gia Khánh, Trên đường khám phá văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, HàNội, 1989, tr. 245.3, 5, 6. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Lạc, Giảng văn văn học dân gian, Nxb Giáo dục đào tạo, TP. Hà Nội, 1995, tr. 111, 115, 117.4. Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục đào tạo, Thành Phố Hà Nội, 1996, tr. 72. Nguồn : Tạp chí VHNT số 308, tháng 2-2010 Lên trênSự tích trầu cau, ý nghĩa của trầu cau với văn hóa người ViệtNgười Nước Ta ta từ xưa đã có nét văn hóa ăn trầu cau hay buộc phải có Trầu Cau trongcác nghi lễ cưới hỏi tới ngày này. Hẳn không ai là không biết đến sự tích buồn và man mácchất thơ này. Hãy cùng khám phá lại về sự tích đậm đà truyền thống dân tộc bản địa này nhéCha Tân và Lang là người to cao nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về PhongChâu ban thưởng và đặt tên là Cao, từ đó mái ấm gia đình lấy tiếng Cao làm họ. Hai đồng đội lớnlên thì cha mẹ lần lượt qua đời, cả anh lẫn em quyến luyến nhau không rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ học Lưu nhưng khi Tân đến theohọc thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cùng tuổi với họ. Để khám phá xem người nào là anh, ngườinào là em, nàng bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bátcháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách nàng thấy người này nhường cháo cho người kiaăn, nàng lẩm bẩm “ À, ra chàng trai vui tính kia là anh ”. Từ đó, giữa Tân và cô gái có nhiềucuộc gặp gỡ, tình yêu giữa 2 người ngày một khăng khít. Thấy thế đạo sĩ họ Lưu vui vẻ gả con gái cho Tân. Sau khi cưới, 2 vợ chồng đến ở mộtngôi nhà mới, có Lang ở chung với vợ. Từ khi người anh có vợ thì yêu quý giữa hai bạn bè không được thắm thiết nữa. Ngườiem rất là buồn, nhưng người anh vô tình không chú ý đến. Một hôm hai đồng đội cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước ; chàng vừabước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồngmình, vội ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anhcũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng lạnh nhạt với emhơn trước. Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi. Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừngâm u. Trời mở màn tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi. Đi đến một con suối rộng nướcsâu và xanh tươi, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuốngmỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá. Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cuối đến con suối xanh biếcđang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không hề lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựamình vào một tảng đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình ! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chếtcứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá. Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừngthẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi ở đầu cuối gặp con suối nước sâu và xanh lè. Nàng không còn đi được nữa. Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vậtmình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng. Nàng mếu máo, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng. Đêm đã ngả dần vềsáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than. Chưa đầy nửađêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấnchặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá. Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi quachỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lácây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay. Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ởbên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ. Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên vì thế trong mọi sự gặpgỡ của người Nước Ta, miếng trầu khi nào cũng là đầu câu truyện, để khởi đầu mối lươngduyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dântộc Nước Ta. Cho anh một miếng trầu vàngMai sau anh trả cho nàng đôi mâmYêu nhau chẳng lấy được nhauCon lợn bỏ đói, buồng cau bỏ giàAnh về cuốc đất trồng cauCho em trồng ké dây trầu một bênMai sau trăm họ lớn lênCau kia ra trái tạo ra sự cửa nhà. Xem phim sự tích trầu cau dưới góc nhìn của điện ảnh : Các diễn biến trong phim đã được đôi chút đổi khác nhưng vẫn giữ được cái hay cái đẹptrong câu truyệnBài thơ hay về sự tích trầu cau : Vôi trầu đỏ thắm tình ưaTrầu cau vấn vít duyên xưa tới giờVì tình cốt nhục, phải lơEm đành hóa đá bên bờ sông sâuThương em, anh biến thành cauTình thâm huynh đệ trước sau chu toànVì tình thiếp phải theo chàngThành trầu quấn quýt thủy chung vẹn trònTình chàng, duyên thiếp, nghĩa emTrầu cau nồng nàn lại thêm vôi hồngChuyện xưa lục bát mấy dòngMừng mùa duyên thắm tình nồng sắt sonTrầu Cau Trong Đời Sống Văn Hóa Dân TộcPhạm Thị NhungNgày nay, qua nhiều sách vở và những tài liệu khảo cổ, người ta được biết trầu cau là hai loại câyđã Open rất truyền kiếp ở những vùng Trung Ấn, Ðông Nam Á và ở một số ít quần đảo trên TháiBình Dương ; như trong di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Hòa Bình, hạt cau đã được tìm thấy trêndưới một vạn năm ( 1 ). Tại những nơi đây đã có nhiều dân tộc bản địa có tục ăn trầu như những dân tộc bản địa thiểusố xưa ở miền nam nước Trung Quốc ( kể từ lưu vực sông Dương tử trở xuống ), tức người TrungHoa miền nam ngày này, những dân tộc bản địa Xứ sở nụ cười Thái Lan, Miến Điện, những dân tộc bản địa Việt-Mên-Lào, kể cảcác dân tộc thiểu số như người Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Thượng … trên bán đảo ĐôngDương, cùng những dân tộc bản địa trên quần đảo Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân ; và ở Ấn Độ cũngcónhiềunơidânchúngcótụcăntrầu ( 2 ). Có lẽ người xưa, do kinh nghiệm tay nghề mà có, đã biết sử dụng vôi, trầu, cau, cũng như những loại lá, rễ, quả của nhiều thứ cây khác tìm được để bảo vệ sức khỏe thể chất, phòng ngừa hay trị bệnh. Quả thực, ăn trầu đã giúp cho khung hình được ấm nóng chống lạnh, chống sơn lam thủy khí ; ăn trầu lại sạchmiệng, Sựrănglợivàtíchxươngtrầucốtđượccaubồidưỡng, vữngmạnh. nghĩa. Riêng tại xứ ta, tục ăn trầu tất yếu đã có rất sớm, ngay tục dùng trầu cau làm sính lễ cưới hỏithay muối ( vì người xưa cho muối là quí nhất ) hoàn toàn có thể cũng có đã lâu, nhưng chưa biết bắt đầutừ thời gian nào. Phải đợi đến cuối thế kỷ thứ XV, sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần ThếPháp sinh ra, nó mới được ghi chép lại thành một truyện tích rõ ràng, có một nguồn gốc mangnhiềunghĩathâmthúy. Theo tài liệu của Bùi Văn Nguyên, dịch giả cuốn Tân Đính Lĩnh Nam Chích Quái của VũQuỳnh, thì Trần Thế Pháp trong bài đề tựa sách của mình, có cho biết, chính ông là người đãsưu tập được cuốn Lĩnh Nam Chích Quái Lục, bản gốc, của một tác giả khuyến danh, có lẽkhởi thảo vào đời Trần. Sách chép những chuyện huyền hoặc, lạ lùng trong nước từ xưa đếnnay, địa thế căn cứ vào lời kể của dân gian và chỉ được phổ cập trong từng địa phương. Được sách, họ Trần bèn điều tra và nghiên cứu cho sáng tỏ đầu đuôi vấn đề rồi chép lại, có sắp xếp vàchỉnhlývềnộidungmộtsốtruyện. Sau đó, tác giả Vũ Quỳnh rồi Kiền Phú ( đời hậu Lê ) cũng dựa vào bản gốc để viết lại L.N.C.Q.theo sự sắp xếp riêng của mình. Đặc biệt trong cuốn Tân Đính L.N.C.Q., Vũ Quỳnh đã bổ xungnhiều cụ thể, thêm nhiều truyện mới và viết bằng một hình thức mới lạ, mê hoặc hơn. SựtíchTrầuCautrongL. N.C.Q.đãcónộidungnhưthếnào ? Vào thời rất lâu rồi, có hai đồng đội nhà họ Cao, một người tên Tân, một người tên Lang ( tân langcó nghĩa là cây cau ) rất mực yêu quý nhau. Khi cha mẹ qua đời, hai bạn bè đến trọ họcnhàôngthầyhọLưu. Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông thầy yêu quí như con. Cô con gáicủathầycũngđemlòngquyếnluyến, muốnchọnngườianhlàmchồng. Hai đồng đội Tân và Lang sát tuổi nhau, dung mạo lại giống nhau như khuôn đúc, cô gái khôngsao đoán được ai là anh, ai là em. Nhân dịp biếu cháo, cô cố ý chỉ đưa tới một bát cháo vớimột đôi đũa rồi rình xem, thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước cô mới biết Tân là anh, và xinchađượcgánghĩacùngchàng. Vợ chồng Tân và Xuân Phù ( tên cô gái, xuân phù có nghĩa là trầu không mùa xuân ) sống rấthạnh phúc. Hai bạn bè Tân và Lang vẫn ở bên nhau, nhưng Lang nhận thấy từ ngày anh cóvợ, tình anh so với mình không còn quyến luyến như xưa, trong khi ấy người anh vô tìnhkhông hề hay biết. Đã thế lại xẩy ra chuyện hiểu nhầm. Một hôm hai bạn bè đi làm đồng vềmuộn, Lang về trước, nàng Lưu tưởng chồng, chạy ra vồn vã âu yếm. Lang vội lên tiếng, cảhai đều biết là nhầm nên rất ngượng. Tân về, biết chuyện để dạ hoài nghi, từ đó tỏ ra lạnh nhạtvớiemhơn. Lang buồn tủi bí mật bỏ nhà ra đi. Chàng long dong trong rừng cho tới khi kiệt sức, chết đihóathânthànhcâycaubênbờsuốivắng. Thấy em không về, Tân ân hận, xót xa. Chàng lặng lẽ lên đường tìm em. Tân cũng đã tới bờsuối nọ, ngồi bên cây cau than khóc. Khi thân xác rũ liệt, chàng chết hóa thân thành tảng đávôi, nằmsátbêngốccau. Nàng Lưu chờ chồng mãi chẳng thấy trở lại, quá nhớ thương nên lại đi tìm. Một chiều kia nàngcũng tới được bờ suối định mệnh. Nàng ngồi trên tảng đá khóc miết … đến khi hồn lìa khỏi xácthìhóathânthànhcâytrầukhông, leobámtrênthânđá. Gia đình họ Lưu đi tìm con, được biết chuyện bèn lập miếu thờ. Người đương thời rất cảm kíchtrước tình bạn bè khăng khít, tình vợ chồng thắm thiết, thủy chung của đồng đội vợ chồng họCaonênthườngđếnđốtnhang, chiêmbái, cầucúng ( 3 ). Một hôm vua Hùng thứ tư nhân dịp tuần du qua đấy, thấy có miếu thờ, lại được dân thường trực kểcho nghe câu truyện thương tâm kia thì vô cùng cảm động. Ngài bảo lấy trầu cau ăn thử mớikhám phá ra một mùi vị thơm cay, nồng ấm, và khi nhổ nước cốt trầu xuống tảng đá vôi lạithấy hiện ra sắc đỏ tươi như máu, nhà vua cho là quý bèn truyền lấy giống về trồng, xa gần bắtchước làm theo. Ngài còn xuống lệnh cho thần dân từ nay sẽ nhất thiết dùng trầu cau trongcác dịp cưới hỏi, và trong những buổi hội họp lớn, nhỏ. Tục ăn trầu ở nước ta có từ đó. Sau khi đọc sự tích Trầu Cau trong Lĩnh Nam Chích Quái, ta nhận thấy, truyện được ghi chéplại không những có cấu trúc ngặt nghèo, lại phối hợp được cả hai yếu tố hiện thực lẫn huyền hoặcmột cách khôn khéo. Như thế, những tác giả của nó đã khiến một câu truyện truyền khẩu vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú mê hoặc, vừahàmchứanhiềunghĩathâmthúy. Quả vậy, ở quy trình tiến độ đầu, truyền có tính hiện thực với dấu vết thời đại, với những tên tuổi rõràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp tình, hài hòa và hợp lý, tự nhiên. Ở quy trình tiến độ cuối, truyện trở nênhuyền hoặc : hai đồng đội họ Cao và vợ người anh vì không hiểu nhau nên đã tự chia lìa. Chỉ đếnkhi cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người em hóa cây cau, người anh hóa phiến đávôi và vợ người anh hóa cây trầu không, họ mới có được sự cảm thông trọn vẹn ; từ nay họ sẽmãi mãi gắn bó bên nhau và kết hợp thành một qua miếng trầu tình nghĩa. Ở đó, một dòngnước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng trưng cho tình mái ấm gia đình muôn đời thiêng liêng, bềnchặt. Trần Thế Pháp, cũng như những tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích Trầu Cau nói riêng, dàndựng lại những lịch sử một thời dân gian trong Lĩnh Nam Chích Quái nói chung, hiển nhiên đã cóhậu ý tôn vinh những giá trị cũ của dân tộc bản địa, với mục tiêu phổ cập để giáo dục con em của mình theo tinhthần 24 điều dụ của vua Lê Thánh Tông ( 4 ). Có lẽ mở màn từ đấy ( cuối thế kỷ XV ) những truyệncổ tích, thần thoại cổ xưa nói chung, truyện Trầu Cau nói riêng mới được truyền bá thoáng đãng trong toànquốc. Riêng trong sự tích Trầu Cau, ta thấy những tác giả muốn lý giải cho mọi người hiểurằng, dân tộc bản địa ta đã có một đời sống văn hóa khá cao ngay từ thuở rất lâu rồi, từ thời Hùng Vươngkia ( theo Đại Việt Sử Lược, vào khoảng chừng thế kỷ thứ VII trước Tây lịch ) ( 5 ). Ngay từ thuở đó xãhội Nước Ta đã có truyền thống lịch sử lấy mái ấm gia đình làm gốc, đồng đội biết thương quý nhau, trên kínhdưới nhường ; vợ chồng lấy nhau vì tình vì nghĩa, và người đàn bà đã biết trọn niềm chung thủyson sắt với chồng … Không phải đợi đến khi người Trung Quốc sang đô hộ nước ta, giáo hóa ta, dântamớibiếtthếnàolàhiếuđễ, thếnàolàtiếtnghĩa. Và cũng vì sự tích Trầu Cau có ý nghĩa thâm thúy như vậy nên tục ăn trầu của dân ta đã đượcthăng hoa, trở thành một mỹ tục mang đặc thù đặc trưng của một nền văn minh cổ Ðông NamÁ. Mỹ tục ăn trầu này đã gắn liền với những hoạt động và sinh hoạt văn hóa, từ đời sống vật chất hằng ngày đếnđờisốngtinhthầncủadântatrướckianhưthếnào ? Để tìm hiểu và khám phá, tất cả chúng ta tất phải dựa một phần đông vào những tài liệu có từ ngàn xưa, đó chính làloại văn chương tầm trung truyền khẩu của dân tộc bản địa : thành ngữ, tục ngữ, ca dao và dân ca vậy. 1. TrầucaunơiquêhươngChúng ta đều biết, xưa kia trầu cau là hai loại cây được trồng khắp nơi trên quê nhà đất nướcđể lấy lá, lấy trái dùng hằng ngày. Từ vua quan cho chí thứ dân, từ đàn ông cho chí đàn bà, ai aicũng thích nhai trầu ; nhiều người còn nghiện là đằng khác, nhất là những bà già tầm trung, nhaitrầubỏmbẻmsuốtngày, dođómớicókhẩungữ “ bàgiàtrầu ”. Đặc biệt cây cau chẳng những được dân gian quí hóa bảo nhau trồng ở sân trước nhà – chuốisau cau trước – mà ngay ở Hoàng thành, vào đời Minh Mạng ( 1820 – 1840 ), cây cau còn đượcchọn khắc trên đỉnh đồng, có tên Anh Đỉnh, đỉnh thứ tư trong cửu đỉnh, được đặt trước sân ThếMiếu. Với tất cả chúng ta, hình ảnh những hàng cau thẳng tắp, cao nghều ( nhiều khi cao hơn 10 mét ), có lámọc thành chùm ở ngọn cây, thân lá xẻ hình lông chim, lộng lẫy trong nắng sớm, đong đưatrước gió chiều hay in hình trên nền trời xanh thẳm vào những đêm trăng sáng ; cùng hình ảnhnhững giàn trầu không xanh rờn với những chiếc lá to bằng bàn tay, có hình trái tim duyêndáng nơi góc vườn của nội, của ngoại … đều là những hình ảnh thân quen đã in sâu vào ký ứccủa nhiều người. Ngày nay chúng đã trở thành những hình ảnh hình tượng cho quê nhà trongnỗinhớ, niềmthươngcủabầyconxaxứ. Hoa cau thì mọc thành một chùm lớn, phân nhánh, có mo bọc ngoài. Khi hoa kết trái thì buồngcau nở lớn, mo cau khô, rụng xuống. Câu ca dao sau đây đã diễn đạt hình ảnh và trình làng thờigian cau đơm hoa kết trái một cách thật lý thú : – Đầu rồng đuôi phượng te teMùa đông ấp trứng, mùa hè nở con. Riêng loại cau liên phòng, còn gọi là cau tứ quí thì ra trái cả bốn mùa. Khi được mùa, mỗibuồng cau có đến trên trăm trái, hình bầu bầu và lớn bằng quả trứng gà. Trầu cau không riêng gì được trồng để nhà dùng mà nhiều khi còn là nguồn sống của mái ấm gia đình và lậpnên cửa nên nhà : – Anh về cuốc đất trồng cau, Cho em vun ké dây trầu một bên. Chừng nào trầu nọ bén lên, Cau kia sai lầm lập nên cửa nhà. Chả thế, mái ấm gia đình nào có cả vườn trồng cau sinh lợi đều được kể là một trong những nhà giầucó nơi thôn dã : – Nhà ngói, cây mít – Ruộng sâu, trâu náihayVườn cau, ao cá. Ở nước ta, từ Bắc chí Nam đều có nhiều vùng nổi tiếng trồng trầu cau và sản xuất được nhiềutrầu cau ngon, gửi bán đi những nơi hoặc để xuất cảng. Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi, trước đây ( 1930 ) diện tích quy hoạnh trồng cau ở ngoài Bắc ước chừng2. 500 hectare, hầu hết là những vùng Thành Phố Hải Dương, Kiến An, Quảng Ninh, Tỉnh Nam Định và Tỉnh Thái Bình. Ca dao cũng có câu : Đồn rằng kẻ Trọng lắm cau, Kẻ Cát lắm luá, kẻ Mau lắm tiền. Ở miền Trung, diện tích quy hoạnh trồng cau khoảng chừng 1.400 hectare. Đặc biệt trầu Chợ Dinh với cau NamPhổ đã được ca dao vùng Huế – Thừa Thiên ca tụng hết lời : Trầu Chợ Dinh với cau Nam PhổNon vôi cũng đỏ, thiếu vỏ cũng ngon. Hạt thơm mà xác lại giòn, Được tiếng khen là phải, dậy tiếng đồn không sai. Chợ Dinh và Nam Phổ là hai đại xã nằm đối lập nhau ở hai bên bờ sông Hương, thuộc ngoạibiên thành phố Huế. Trong Nam, cau được trồng nhiều ở Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, nhưng có tiếng hơn cả là trầucau Bà Điểm – Hóc Môn. Bà Điểm – Hóc Môn, một miệt vườn ngoài thành phố TP HCM, có biệtdanh là Mười Tám Thôn Vườn Trầu, chả vì cả mười tám thôn làng nơi đây dân chúng đều trồngtrầu làm nghề chính. Trầu trồng từ vườn nhà này tiếp nối vườn nhà kia, tạo thành một vùng trầuxanh tươi bát ngát. Hiện nay, một phần do cuộc chiến tranh tàn phá, một phần do giới trẻ bỏ hẳn tục ăn trầu nên diệntích trồng trọt tất đã giảm nhiều. 2. Công dụng của trầu cauTrầu cau rất đa dụng, nhất là cau. Thân cau được dùng làm cột nhà, làm cầu, người ta bắc thànhcầu khỉ hay đóng thành bè thay cầu ván. Mo cau để lợp nhà, làm quạt, làm gầu tát nước, đôi khicòn để đựng đồ như gói tiền, gói vàng hay bọc thức ăn. Tàu cau thì làm chổi quét sân v.v… Trong Đông-y, ngành thuốc Nam, trầu cau được dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đỗ Tất Lợi, lá trầu giã nhỏ ép lấy nước chữa viêm mủ chân răng hoặc hòa với nước để rửa những vết lở loét, mụn nhọt hay vết chàm của trẻ sơ sinh. Lá trầu giã nhỏ để nguyên chất đắp lên ngực chữa hohen, đắp lên vú cho sữa ngưng chảy. Còn cau thì vỏ cau chữa bụng đầy trướng, bí tiểu, ốm nghén, nôn mửa. Hạt cau khô giúp sự tiêu hóa, viêm ruột, sốt rét, sán lãi và bệnh chốc đầu trẻ nhỏ. Tất nhiên, hiệu quả chính của trầu cau là để ăn. Ăn trầu vừa chắc răng, bổ xương, lại vừangon miệng, say sưa vui chuyện ; ngoài những ăn trầu còn để làm đẹp. Một miếng trầu được gọi là khẩu trầu gồm có một lá trầu xanh hay xanh ngả vàng têm sẵn, trong để chút vôi ; cộng với một miếng cau, ngoài là vỏ xanh đậm rồi đến cùi có sợi trắng ngà, phía trong, phần trên là thịt trắng phau, dưới là hạt nhờ nhờ lòng tôm ; cộng thêm một lát vỏmỏng chuyển dần từ mầu nâu non đến phớt hồng ( thường lấy từ rễ những cây chay, mít chay haycây đề … ). Nhìn mầu sắc đã thấy thích mắt, khi ăn vào còn có vị ngọt ngọt của cau, cay cay, thơm thơm của lá trầu ( body toàn thân cây trầu có tinh dầu thơm ), chát chát của hạt và vỏ ( có chấttanin ), cùng cảm nhận được khung hình đang nóng nóng vì vôi và đầu óc hơi choáng váng say vìtrong hạt cau có chất arécoline làm kích thích thần kinh hệ. Đã vậy, nếu còn được đệm thêm tí quế, tí hồi hay tí thuốc lào, thuốc lá thì miếng trầu ăn vàocàng tăng phần kích thích, làm thêm nóng bừng khung hình, thêm dậy hồng đôi má và thêm longlanh cặp mắt. Sau nữa, nước cốt trầu có sắc màu đỏ tươi làm hồng thắm đôi môi. Người phụ nữxưa đã biết tận dụng những ưu điểm này của miếng trầu, nên họ ăn trầu còn để làm đẹp. Làm đẹp cũng phải biết cách và phải có nghệ thuật và thẩm mỹ nữa. Đời nào chả thế, người phụ nữ xưa “ cótrầu chẳng để môi thâm ” đã đành, mà còn biết cách ăn hai ba miếng trầu liên tục nhau, tạo chođược một cặp môi đỏ có đường viền như sợi chỉ, trông thật điệu đàng, được ca tụng là “ môiăn trầu cắn chỉ ”. Khác nào thời nay chị em bạn gái tất cả chúng ta, sau khi đã tô son trên đôi môi rồicòn lấy bút lông vẽ thêm một đường son đỏ đậm thật nhỏ quanh vành môi cho đôi môi thêmnổi. Sau hết, trầu cau được sử dụng làm phương tiện đi lại tiếp xúc xã hội, biểu lộ tình cảm và được dùnglàm lễ vật trong những dịp cưới xin, tang ma, cúng tế gia tiên và thần linh. 3. Tục Mời TrầuTục mời trầu ở xứ ta cho thấy, trầu cau là phương tiện đi lại không hề thiếu trước nhất trong nhữngnghi thức giao tế hằng ngày ngoài xã hội. Vì “ Miếng trầu là đầu câu truyện ”, là “ đầu trò tiếpkhách ”, nên chi vừa gặp nhau, sau mấy tiếng chào hỏi, người ta liền mở trầu mời ăn rồi mới nóigì thì nói, bàn gì thì bàn : Có trầu thì giở trầu raTrước là đãi bạn, sau ta với mình. Người ta còn mời trầu để bắt chuyện làm quen : Tiện đây ăn một miếng trầuHỏi rằng quê quán ở đâu chăng là ? – Xưa kia ai biết ai đâu, Chỉ vì điếu thuốc, miếng trầu nên quen. Nhất là khi tới chỗ lạ lẫm, muốn được đảm nhiệm vui tươi, người khôn ngoan phải có cơi trầu đemra mời chào mọi người để gây thiện cảm. Nếu vì một lẽ gì mà thiếu sót thì họ sẽ vô cùng áynáy, do dự : Nhẽ thì có khẩu trầu hoaHiềm vì chợ vắng, nhà xa thế nào. Nghĩ sao đây, hỡi anh hàoLấy gì tiếp đãi mà chào chị em ? Lại nữa, người xưa thường cho rằng ăn trầu lúc nào là được hưởng chút mùi vị cuộc sống lúcđó, kẻo thời hạn vùn vụt trôi qua, già khi nào không biết. Lại đây ăn một miếng trầuNữa mai tuyến nhuộm mái đầu huê râm. Trong khoanh vùng phạm vi tình yêu và hôn nhân gia đình, tục mời trầu đã được người tầm trung khai thác triệt để. Vìtrầu cau còn là lễ vật cưới xin nên những hình ảnh, sắc tố, mùi vị của trầu, cau, vôi … luônluôn gợi ý cho người trẻ tuổi nam nữ liên tưởng tới những chuyện tình yêu, chuyện duyên phậnlứa đôi : Vào vườn hái quả cau non, Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên. Phấn trắng hơn vôi, vôi nồng phấn lạt, Bởi anh thương nàng, mới lạc tới đây – Vôi nồng, trầu thắm ai ơi, Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm. – Trầu xanh, cau trắng, chay hồngVôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên. Thế nên việc mời trầu người khác phái nhiều khi phải hiểu là một cách tỏ tình gián tiếp, vàđồng thời cũng để ướm thử xem tình cảm của người ấy so với mình thế nào. Thường thì người con trai dữ thế chủ động, mời trầu trước : Gặp nhau ăn một miếng trầuGọi là chút nghĩa về sau mà chào. và họ đã không quên tận dụng lúc mời trầu để tán tỉnh những nàng : Trầu ăn là nghĩa, thuốc xỉa là tình, Đội ơn cha mẹ sinh mình dễ thương và đáng yêu. – Trầu lên nửa nọc trầu vàngKhéo khen phụ mẫu sinh nàng dễ thương và đáng yêu. Nếu người con gái dứt khoát khước từ không nhận trầu thì dù sự khước từ ấy nhã nhặn, tế nhị đến đâucũng phải hiểu đó là sự khước từ tình yêu : Thưa rằng bác mẹ tôi rănLàm thân con gái chớ ăn trầu người. Còn như người con gái chỉ tỏ ý ngần ngại, vì muốn tìm hiểu và khám phá thêm tình ý của đối phương : Miếng trầu ăn nặng bằng chì, Ăn rồi em biết lấy gì trả ơn ? Thì người con trai trong trường hợp này phải trấn an liền, và thổ lộ rõ tình ý đứng đắn, xâydựng của mình : Miếng trầu ăn nặng là bao, Muốn cho đông liễu, tây đào là hơn. – Miếng trầu là nghĩa tương giao, Muốn cho đây đấy duyên vào hợp duyên. Một khi thấy ý hợp, lòng ưa rồi người con gái mới nhận trầu. Hành động này hàm ý “ chấpthuận ”, thật là một cách bầy tỏ tình cảm vừa kín kẽ, tế nhị, vừa duyên dáng dễ thương và đáng yêu. Từ ngày nhận ăn miếng trầu kết nghĩa tương giao, gắn bó quay trở lại, tình yêu của người con gái lớndậy, làm thăng hoa đời sống. Nàng trở nên xinh xắn, đằm thắm : Từ ngày ăn miếng trầu anh, Cho nên má đỏ, tóc xanh đến giờ. Và thường để tâm hồn lãng mạn bay xa, mơ tưởng về một ngày mai được sống trong hạnh phúclứa đôi với chàng, được cùng chàng thân thương dùng chung một hộp trầu, một ống vôi : Ước gì chung mẹ chung thầyĐể em giữ cái quạt này làm thân. Rồi ra chung gối chung chăn, Chung quần, chung áo, chung khăn đội đầu. Nằm thì chung cái giường tàu, Dậy thì chung cả hộp trầu, ống vôi. Trở về hiện tại, tích tắc sung sướng nhất hiển nhiên là tích tắc nàng được thưởng thứcnhững miếng trầu tình ái do chàng trao tặng : Trầu này đủ vỏ, đủ vôiĐủ cau, đủ thuốc, đủ mùi xạ hương. Không ăn thì bảo rằng thườngĂn rồi thì biết người thương thế nào. Nhất là những miếng trầu ấy lại được chàng quí hóa, trân trọng bọc trong chiếc khăn tay trắng, dành riêng cho nàng : Trầu bọc khăn trắng cau tươi, Trầu bọc khăn trắng đãi người xinh xinh. Ăn cho nó thỏa tâm tình, Ăn cho nó thỏa sự mình sự ta. Phần nàng, nàng cũng không quên sửa soạn sẵn những miếng trầu thật đặc biệt quan trọng : Khẩu trầu chính là khẩu trầuỞ giữa đệm quế, hai đầu thơm cay. Có ăn mới biết đến câyCó ăn mới biết trầu cay, trầu nồng. rồi buộc trầu trong dải yếm đào để đem tới Tặng Kèm lại chàng với tổng thể tấm lòng trìu mến : Trầu em buộc dải yếm đàoHỏi người tri kỷ ăn vào có say ? Những kẻ đang yêu ăn trầu dễ say lắm. Nhiều khi họ tự hỏi họ say vì trầu hay say vì tình, vì mêbóng sắc của nhau ? Tay ai như ngọc, như ngàĐưa trầu ta tưởng đưa ta miếng vàng. Anh say nhan sắc của nàngHay say vì miếng trầu vàng, cau tươi ? Tất nhiên cả hai rồi. Họ say vì trầu, vì trong hạt cau có chất arécoline làm kích thích thần kinh, đồng thời họ còn say vì tình ; nhưng say vì tình mới là chính, chả thế ca dao còn có câu : Yêu nhau trầu vỏ cũng sayGhét nhau cau đậu ( 6 ) đầy khay chẳng màng. vàGặp nhau ăn một khẩu trầuKhông mặn vì thuốc, say nhau vì lời. Như thế đủ thấy, những kẻ đang yêu được ngồi ăn trầu bên nhau thì dù trầu có thiếu vị họ vẫnsay như thường, vì họ say tình nhau, say bóng sắc của nhau, say lời yêu đương của nhau chứnào có xá gì trầu ! Tình yêu khi đã đến lúc đắm say tất xa nhau sẽ nhớ nhung, tương tư sầu khổ : Một thương hai nhớ ba sầu, Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi. Thương chàng lắm lắm chàng ơi, Biết đâu thanh vắng mà ngồi than vãn ? Nàng than vãn những gì đây ? Từ ngày ăn phải miếng trầu, Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu. Biết là thuốc dấu hay bùa yêuLàm cho thiếp phải nhiều điều xót xa. Làm cho quên mẹ, quên chaLàm cho quên cử, quên nhàLàm cho quên cả đường ra, lối vàoLàm cho quên cá dưới aoQuên sông tắm mát, quên sao trên trời. Trong yếu tố tình yêu và hôn nhân gia đình, không phải khi nào người con gái cũng ở thế thụ động, nhưca dao đã chứng tỏ, có nhiều trường hợp nếu người con gái mạnh dạn một chút ít, mưu trí mộtchút, và cũng phải biết tế nhị nữa thì hoàn toàn có thể tận dụng tục mời trầu để tự kén chọn cho mình mộtngười bạn tình trăm năm. Thật thế, như khi đã gặp được người vừa lòng rồi mà đối phương lại quánhút nhát như chàng trai này ví dụ điển hình : Thương em chẳng dám trao trầuĐể trên bó mạ, gió nam lầu thổi qua. Nếu người con gái cũng lại chấp nê, thụ động thì cuộc tình này đành để cho gió bay đi. Trái lại, nếu người con gái khôn ngoan, biết mở lời bóng gió đưa duyên thì hoàn toàn có thể khuyến khích đối phươngtiến tới : Có trầu mà chả có cauLàm sao cho đỏ môi nhau thì làm. Đúng ra phải nói là : Có trầu mà chả có vôiLàm sao cho đỏ môi tôi thì làm. Chả vì theo lời lý giải của Thúc Nguyên, “ vôi phản ứng trên những polyphénols thuộc nhómflavone của lá trầu và miếng cau bằng cách ô-xít hóa chúng và biến chúng thànhorthoquinones. Sự việc này làm cho nước bọt người nhai trầu trở thành đỏ ”. Như thế, có trầu đãđành, còn phải ăn thêm với vôi mới làm đỏ được môi. Cũng như trong tình yêu, một người đãlên tiếng, kẻ kia phải đáp lời ; tình yêu song phương mới thực sự tạo được niềm hạnh phúc lứa đôi. Lại những khi chưa biết rõ đối phương so với mình ra làm sao, người thiếu nữ cũng đã biết mượnmiếng trầu để dò ý, ướm tình : Trầu đã có đây, cau đã có đâyNhân duyên chưa định, trầu này ai ăn ? Trầu này trầu túi, trầu khăn, Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào ? Nếu người con trai nhận ăn “ trầu dải yếm ” là những miếng trầu thiết thân của nàng thì nànghiểu ngay là đối phương đã thầm xác nhận có yêu nàng, và những mong cùng nàng kết mốilương duyên ; bằng không chỉ là bạn thường, vì bạn thường thì chỉ được phép ăn “ trầu khăn ”, “ trầu túi ” của nàng mà thôi. Lại những khi người con gái đã lỡ yêu rồi thì nàng cũng dám tiến công trước qua miếng trầu tỏtình : Vào vườn hái quả cau xanhBổ ra làm sáu mời anh xơi trầu. Trầu này têm những vôi tàu ( 7 ) Giữa đệm cát cánh, hai đầu quế cay. Trầu này ăn thật là sayDù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồngDù chẳng nên vợ nên chồngXơi dăm ba miếng, kẻo lòng nhớ thương. Miếng trầu so với nàng lúc này không chỉ là một vật chất đơn thuần mà là một hình tượng củatình yêu, nói khác đi, nó chính là tình yêu của nàng đã hóa thân : Trầu này trầu quế, trầu hồiTrầu loan, trầu phượng, trầu tôi, trầu mình. Trầu này trầu tính, trầu tìnhTrầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình, trầu ta. Trầu này têm tối hôm quaDấu cha dấu mẹ, đem ra mời chàng. Nhưng không phải hễ người con gái mời trầu là khi nào cũng được bọn đàn ông đảm nhiệm sốtsắng cả đâu. Nhiều chàng trai có tính đa nghi lắm, lại luôn luôn được phụ mẫu nhắc nhở, căndặn : “ Ra đường thấy con gái mời trầu thì chớ có ăn, nó bỏ bùa yêu, thuốc dấu cho là khốn, rồiđến bỏ cả học tập thôi ”. Thế nên nhiều chàng đã tỏ ra rất dè dặt trước những miếng trầu mờimọc của những nàng, vì thế mới có cái cảnh mời trầu nài nỉ : Trầu này không phải trầu hàngKhông bùa, không thuốc sao chàng không ăn ? Hay là chê khó, chê khănXin chàng dừng lại làm ăn miếng trầu. Rất may việc này xẩy ra cũng hi hữu thôi, vì những cụ ta khi xưa đã dạy cho người thiếu nữ biếtcách phủ nhận nhận trầu thì cũng lại dạy cho người người trẻ tuổi phải biết nhận trầu, có thế mới racon người lịch sự và trang nhã : Tiện đây đưa một miếng trầuKhông ăn, cầm lấy cho nhau bằng lòng .

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn