Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Tải mẫu mới nhất tại đây
Dù trong các cơ quan, tổ chức hay các doanh nghiệp lớn, xí nghiệp nhỏ, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động luôn được Nhà nước quan tâm thích đáng. Những chính sách, quy định cụ thể trong các Bộ luật được Nhà nước ban hành nhằm đảm sự cân bằng về quyền lợi giữa hai nhóm đối tượng này. Chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quy định được cả người lao động và người sử dụng lao động hết sức quan tâm. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Khi viết loại văn bản này cần lưu ý những điểm gì? Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số vấn đề xung quanh quyết định chấm dứt hợp đồng lao động nhé!
Mục Lục
Thế nào là quyết định chấm dứt hợp đồng?
Chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc chấm dứt việc thực hiện các thỏa thuận mà hai bên ký kết trong hợp đồng trước đó. Việc chấm dứt hợp đồng lao động đồng nghĩa với việc hai bên kết thúc việc thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau.
Đây là một văn bản do người sử dụng lao động đưa ra nhằm công bố cho người lao động về việc họ cần kết thúc thực hiện công việc thỏa thuận với người sử dụng lao động trước đây và không cần thực hiện các nghĩa vụ khác đối với người sử dụng lao động nữa. Loại hợp đồng này còn được biết đến với tên gọi quyết định thôi việc.
Khi hoàn thiện thủ tục nghỉ việc, để được hưởng đầy đủ các chế độ: tiền công, chế độ bảo hiểm biểu xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… người lao động không thể không cần đến quyết định thôi việc.
Xem thêm: Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng nhất
Quyết định chấm dứt hợp đồng được dùng khi nào?
Người sử dụng lao động có thể ra quyết định thôi việc trong những trường hợp sau:
– Hợp đồng hết hạn mà hai bên không có nhu cầu tiếp tục hợp tác.
– Người lao động đã hoàn thành mọi nội dung công việc theo hợp đồng.
– Người lao động đã đến tuổi được nhận lương hưu theo quy định.
– Người lao động bị sa thải do vi phạm nghiêm trọng.
– Người lao động và người sử dụng lao động cùng nhau thống nhất chấm dứt trước thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng lao động đã ký trước đó.
– Một trong hai bên đơn phương tuyên bố chấm dứt hợp đồng lao động vì bất kỳ lý do gì: ốm đau, chuyển công việc, chia tách doanh nghiệp…
– Hợp đồng lao động bị chấm dứt do tác động khác: người lao động mất năng lực dân sự, chết, mất tích, bị kết án tù…
Trước khi ra quyết định thôi việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
– Thông báo bằng văn bản về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động biết trước từ 3 – 45 ngày, tùy theo thời hạn hợp đồng đã ký trước đó giữa hai bên. Trong trường hợp, hợp đồng lao động đã hết thời hạn, người sử dụng lao động vẫn phải báo cho người lao động trước ít nhất 15 ngày.
– Thanh toán đầy đủ các chế độ cho người lao động trong vòng 30 ngày: tiền lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, các giấy tờ liên quan khác và sổ bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng mà không thông báo trước cho người lao động được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, ngoài thanh toán chế độ, phải đền bù cho người lao động một khoản tiền theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký trước đó.
Quyết định thôi việc đưa ra không có nghĩa là người lao động không còn trách nhiệm gì với người sử dụng lao động. Lưu ý, người lao động cần bàn giao công việc các trang thiết b, trả lại được cấp phát cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì không được hưởng khoản trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền theo luật định.
Cần lưu ý những gì khi viết quyết định chấm dứt hợp đồng?
Về mặt thủ tục, quyết định thôi việc cũng như các loại tài liệu có tính pháp lý khác cần có đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ và tên quyết định.
Phần nội dung chính cần đảm bảo viết sao cho đầy đủ nhưng ngắn gọn, rõ ràng:
– Căn cứ ra quyết định thôi việc nêu cụ thể các căn cứ theo Bộ luật lao động, hợp đồng lao động, quyết định xử lý vi phạm, đề xuất của các phòng, ban…
– Nội dung quyết định:
+ Đối tượng ra quyết định: ghi rõ chức cụ cao nhất của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đi kèm với tên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó:
Ví dụ: Tổng giám đốc công ty ABC, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở XYZ…
+ Đối tượng nhận quyết định: ghi rõ họ tên, chức danh, cán bộ – nhân viên thuộc bộ phận nào.
+ Lý do: hết hạn hợp đồng, bị kết án, xin nghỉ làm, công ty sát nhập…
+ Thời gian cụ thể quyết định có hiệu lực thi hành là ngày tháng năm nào.
+ Quyền lợi mà đối tượng của quyết định được hưởng tính đến ngày chấm dứt hợp đồng: lương, phụ cấp cụ thể là bao nhiêu.
+ Ghi rõ các bên liên quan thi hành quyết định: người lao động, các phòng, ban liên quan
Phần cuối: đại diện cơ quan, doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Tải mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động
Cuối cùng, mình gửi các bạn tham khảo một số mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng chuẩn nhất hiện nay cho các ngành nghề. Tải file word ngay dưới đây:
Mẫu 1: Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động nhân viên Tại đây.
Mẫu 2: Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động giáo viên mầm non Tại đây.
Mẫu 3: Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hết hạn Tại đây.
Mẫu 3: Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động Tại đây.
Bài viết này được tổng hợp dựa trên những căn cứ pháp lý chuẩn nhất. Những kinh nghiệm đưa ra trong bài viết được đúc kết từ thực tế quá trình sử dụng loại văn bản này tại các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc quản lý và sử dụng đúng quyết định này.