Tổng hợp các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng nhất

Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ kinh tế được sử dụng phổ biến trong các giao dịch dân sự.  Việc làm này thường được thực hiện sau khi kết thúc hợp đồng nhằm giải phóng các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên. Để thực hiện việc thanh lý hợp đồng một cách hợp pháp, các bên liên quan phải cùng nhau lập và ký vào biên bản thanh lý hợp đồng.

Nên hiểu như thế nào cho đúng về loại tài liệu quan trọng này? Làm thế nào để soạn thảo một biên bản chuẩn xác. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mộ số nội dung cần thiết để sử dụng chuẩn xác loại văn bản này. Đồng thời, mình cũng sẽ cung cấp cho các bạn một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuộc các lĩnh vực khác nhau cho các bạn cùng tham khảo.

Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?

Đây là loại tài liệu mà sau khi kết thúc hợp đồng, các bên đã hoàn thành mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì sẽ thống nhất sử dụng để kết thúc hợp đồng. Nó là biên bản được lập ra sau khi các bên tham gia ký kết hợp đồng hoàn tất công việc. Có thể kể đến hợp đồng lao động là một văn bản liên quan đến sử dụng con người thì không cần đến biên bản này. Tuy nhiên hầu hết các loại hợp đồng thương mại hay dịch vụ khác đều phải ký kết một biên bản trước khi kết thúc.

Mục đích của biên bản này là xác nhận lại khối lượng, chất lượng, thời gian và các phát sinh sau quá trình hoàn thiện hợp đồng. Hai bên lập ra và ký kết văn bản này để là nhằm tháo bỏ mọi ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên ra khỏi các cam kết trong hợp đồng đã ký trước đó.

Tổng hợp các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng nhất

Một mẫu biên bản bàn giao công việc thông dụng

Tại sao phải ký kết biên bản thanh lý hợp đồng?

Là loại tài liệu cần thiết phải được ký sau khi hoàn thành các điều khoản, hạng mục trong hợp đồng. Ký kết biên bản này đồng nghĩa với việc các bên đã hoàn toàn nắm rõ được tiến độ thực hiện công việc, khối lượng, chất lượng công việc ra sao. Từ đó, tránh được các tranh chấp, khiếu kiện sau này khi hợp đồng đã kết thúc.

Sau khi đặt bút ký vào biên bản thanh lý, mọi điều khoản ràng buộc trước kia hai bên đã ký kết sẽ không còn giá trị pháp lý. Song cũng cần lưu ý rằng, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản này vẫn giữ nguyên  giá trị pháp lý cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ được quy định trong đó.

Khi nào cần ký kết thanh lý hợp đồng?

Theo quy định luật pháp hiện hành, thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Sau khi hợp đồng kinh tế được các bên liên quan hoàn thành, có sự thỏa thuận thống nhất về khối lượng, chất lượng, tiến độ.

–  Người nhận chuyển giao thực hiện hợp đồng không có khả năng có thể hoàn thành các điều khoản trong hợp đồng đã ký trước đó.

– Vì một lý do bất khả kháng, những thỏa thuận trong hợp đồng bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.

–  Trong trường hợp một bên ký giao kết hợp đồng là cá nhân đã chết hoặc không có đủ năng lực, tư cách, điều kiện thực hiện hợp đồng.

– Trường hợp một bên ký hợp đồng với tư cách pháp nhân bị giải thể thì cũng cần ký kết loại tài liệu phụ nào.

– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã  kết thúc và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó bằng một phụ lục hợp đồng.

Cách viết biên bản thanh lý hợp đồng chuẩn nhất?

Hiện nay, việc soạn thảo loại văn bản này giữa các bên không phải quá khó khăn, nó đã trở nên tương đối dễ dàng. Chỉ với một cú click, bạn có thể tìm ra cả trăm mẫu có sẵn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc cách viết biên bản sao cho chuẩn. Cần lưu ý những gì để đảm bảo được quyền lợi của mình một cách tối đa. Ngoài ra thì bạn cũng cần phải cân nhắc  kỹ lưỡng về từng câu, từng chữ trong các điều khoản, tránh mắc sai lầm không đáng có.

Bỏ qua những thủ tục đơn giản, điểm mấu chốt bạn cần lưu tâm nhất chính là nội dung của nó. Tùy thuộc vào các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế và thời gian hợp tác giữa các bên mà có những biên bản với nội dung không giống nhau. Ở đây, mình chỉ xin mạn phép lưu ý các bạn một số nội dung cơ bản nhất, chung nhất thôi nhé:

– Phần căn cứ của biên bản: phải ghi rõ dựa trên hợp đồng nào? Số mấy? Ngày tháng ký? Giữa ai với ai?

– Ghi rõ thời gian, địa điểm, đối tượng ký vào biên bản thanh lý. Trong đó ghi chính xác các thông tin của bên A và bên B: tên – chức danh người đại diện, địa chỉ, chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, số điện thoại . . .

– Các bên liên quan xác định, thống nhất, ghi đầy đủ các điều khoản vào trong loại biên bản kết thúc hợp đồng này. Ví dụ như: thuế, giá trị, cách thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ mà các bên và những thỏa thuận khác.

– Cuối cùng, lập biên bản và thanh toán hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ 1 bản có chữ ký xác nhận của tất cả các bên.

Các mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chuẩn nhất

Phần cuối cùng của bài viết, mình gửi tới các bạn một số mẫu dành cho một số ngành nghề cho các bạn cùng tham khảo nhé!

  1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn: Tải tại đây
  2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà: Tải tại đây
  3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng: Tải tại đây
  4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mua bán: Tải tại đây
  5. Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng: Tải tại đây
  6. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng tiếng anh: Tải tại đây

Hi vọng bài viết trên đây giúp các bạn hiểu được những vấn đề cơ bản và cách bảo vệ quyền lợi bản thân sau khi kết thúc hợp đồng. Hy vọng, một số gợi ý cùng các form biên bản chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn chấm dứt hợp đồng một cách suôn sẻ.