CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ – LOGIC VÀ QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 304.48 KB, 39 trang )

Dùng các sự kiện lịch sử để minh hoạ, làm sáng tỏ các luận điểm khoa học, các

nguyên lí sư phạm.

Dùng các tài liệu lịch sử, theo một chuẩn, để đánh giá những kết luận sư phạm,

đánh giá chân lí khoa học.

Dựa vào các kết luận lịch sử, với các quy luật tất yếu các logic khách quan mà xây

dựng giả thuyết khoa học giáo dục và chứng minh giả thuyết đó.

Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo dục,

tìm ra những khả năng mới, dự đoán các khuynh hướng phát triển của các hiện

tượng giáo dục.

Dựa vào lịch sử để thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới,

thiết kế triển vọng phát triển của các quá trình giáo dục.

Sưu tập, xử lí thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục,

để ngăn ngừa và tránh những sai lầm khuyết điểm có thể có trong tương lai.

Như vậy, đảm bảo sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính logic trong NCKH là

tôn trọng lịch sử khách quan, là hiểu thấu được những điều kiện có thật của mọi sự

phát sinh, phát triển, diễn biến của các hiện tượng giáo dục, để tìm ra các quy luật

phát triển chung nhất của sự thật lịch sử ấy, giúp người nghiên cứu tránh được

những sai sót…

2.

Quan điểm lịch sử – logic trong nghiên cứu khoa học

Quan điểm lịch sử logic trong nghiên cứu khoa học là một luận điểm quan

trọng của phương pháp luận nghiên cứu khoa học.

Thực hiện quan điểm này một mặt cho phép ta nhìn thấy toàn bộ đối tượng

nghiên cứu; sự xuất hiện quá trình diễn biến, phát triển và kết thúc sự kiện. Giúp

ta phát hiện các quy luật phát triển tất yếu của đối tượng, điềm mà bất cứ hoạt

động khoa học nào cũng hướng tới như một mục đích quan trọng nhất.

Lịch sử là sự vận động có thực của các đối tượng trong thế giới khách

quan. Sự diễn biến lịch sử bao giờ cũng phức tạp, quanh co và đầy mâu thuẫn,

trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định. Lịch sử có những diễn biến

thành công và có cả những thất bại. Sự diễn biến lịch sử bao giờ cũng xuất phát từ

những nguyên nhân, từ nguyên nhân dẫn đến hệ quả. Điều kiện lịch sử thuận lợi

thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các sự kiện. Sự phát triển của lịch sử là sự

diễn biến khách quan.

18

Logic là sự phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn lịch sử vào ý thức của

con người. Logic là cái tất yếu, là trật tự diễn biến, là con đường ngắn nhất của sự

phát triển lịch sử. Logic là kết quả nhận thức của con người về sự diễn biến có

quy luật của đối tượng. Nghiên cứu khoa học về bản chất là những cố gắng nhằm

phát hiện ra cái logic tất yếu ấy của hiện thực

Quan điểm lịch sử – logic trong nghiên cứu khoa học yêu cầu phải nghiên cứu

đối tượng bằng phương pháp lịch sử. Phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá trình

diễn biến của đối tượng trong những thời gian. Phát hiện nguồn gốc nảy sinh, quá

trình diễn biến của đối tượng trong những thời gian, không gian với những điều

kiện hoàn cảnh cụ thể

Lịch sử và logic tuy là hai phạm trù nhưng thống nhất với nhau. Ngiên cứu

khoa học đi từ cái lịch sử để phát hiện cái tất yếu của lịch sử, đó là cái logic khách

quan của sự phát triển lịch sử đó.

Bảo đảm sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính logic trong nghiên cứu

khoa học chính là tôn trọng lịch sử khách quan, là hiểu triệt để những điều kiện có

thật của mọi sự diễn biến của đối tượng nghiên cứu. Phải phát hiện ra các quy luật

phát triển chung của sự thật lịch sử. Điều đó nói lên ý nghĩa lý luận và ý nghĩa

thực tiễn của quan điểm lịch sử và logic.

Khi nghiên cứu các hiện tượng giáo dục phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh,

phát triển của giáo dục trong những thời gian và không gian cụ thể với những điều

kiện hoàn cảnh cụ thể để phát hiện ra qui luật tất yếu của quá trình dạy học – giáo

dục.

Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới

dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động

của lịch sử. Khác với phương pháp lịch sử, phương pháp logic không đi vào toàn

bộ diễn biến, những bước quanh co, thụt lùi của lịch sử; nó bỏ qua những cái ngẫu

nhiên có thể xảy ra trong lịch sử mà nắm lấy bước phát triển tất yếu, nắm lấy cái

cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Như vậy, phương pháp

logic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhưng phản ánh dưới hình thức trìu tượng và

khái quát bằng lý luận. Có nghĩa là, phương pháp logic trình bày các sự kiện một

cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ các chi tiết không cơ bản.

Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

19

Theo Ăng-ghen, phương pháp logic không phải là cái gì khác mà vẫn là phương

pháp lịch sử, chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu

nhiên pha trộn. Lịch sử bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó.

Và sự vận động tiếp tục thêm nữa của nó chẳng qua chỉ là sự phản ánh quá trình

lịch sử dưới một hình thức trìu tượng và nhất quán về mặt lý luận. Nó là phản ánh

đã được uốn nắn lại, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch

sử thực tế đã cung cấp, hơn nữa mỗi một nhân tố đều có thể xem xét ở cái điểm

phát triển mà ở đó quá trình đạt tới chỗ hoàn toàn chín muồi, đạt tới cái hình thái

cổ điển của nó.

3.

Yêu cầu khi thực hiện

Dùng các sự kiện lịch sử để minh hoạ chứng minh, làm sáng tỏ các luận điểm

khoa học, các nguyên lí sư phạm hay kết quả của các công trình nghiên cứu.

Dựa vào xu thế phát triển của lịch sử giáo dục để nghiên cứu thực tiễn giáo dục,

tìm ra các khả năng mới, dự đoán các khuynh hướng phát triển của các hiện tượng

giáo dục.

Sưu tập, xử lí thông tin, kinh nghiệm giáo dục để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục,

để ngăn ngừa và tránh khỏi những sai lầm khuyết điểm có thể lặp lại trong tương

lai.

Dựa vào lịch sử để thiết kế mô hình các biện pháp, các hình thức giáo dục mới, dự

đoán triển vọng phát triển của quá trình giáo dục.

4.

Ý nghĩa của quan điểm logic – lịch sử

Quan điểm lịch sử-logic trong nghiên cứu KHGD cho phép ta nhìn thấy toàn

cảnh sự xuất hiện, sự phát triển, diến biến và kết thúc của các sự vật hiện tượng,

mặt khác giúp ta phát hiện qui luật tất yếu của sự phát triển đối tượng, giúp các nhà

khoa học nghiên cứu và hoạt động thực tiễn giáo dục tránh được những sai lầm

không đáng có.

Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển

của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp

lang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Yêu cầu đối với

phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; làm rõ

20

điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các

mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự vật xung quanh.

Khi nghiên cứu bất cứ một hiện tượng xã hội nào như chế độ chính trị, chiến

tranh, nghệ thuật lãnh đạo chỉ đạo cách mạng, … phương pháp lịch sử xem xét rất

kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra chúng, làm rõ quá trình ra đời, phát

triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các hiện tượng xã hội này.

Đồng thời đặt quá trình phát triển của hiện tượng trong mối quan hệ nhiều hiện

tượng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động

của chúng. Bằng phương pháp lịch sử, có thể cho phép chúng ta dựng lại bức tranh

khoa học của các hiện tượng, các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Vì thế, có thể nói rằng

phương pháp lịch sử đã trở thành một mặt không thể tách rời của phương pháp

biện chứng duy vật.

Đặc trưng của quan điểm lịch sử

Tuân thủ nguyên tắc niên biểu, nghĩa là trình bày quá trình hình thành và phát

5.

triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự vốn có của nó. Phương pháp lịch sử

trình bày một sự vật, hiện tượng có đầu đuôi, có thời gian xuất hiện, hình thành và

các bước vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng đó. Chỉ trên cơ sở tuân thủ

theo nguyên tắc niên biểu mới thấy được tính liên tục trong vận động, phát triển

của một hiện tượng cần nghiên cứu, và từ đó mới có thể rút ra được tính chất, đặc

điểm, xu hướng và quy luật vận động của chúng.

Làm rõ sự phong phú, muôn hình muôn vẻ của sự vận động, phát triển của lịch

sử – nghiên cứu lịch sử phải tỉ mỉ, công phu, phải xem xét các mặt biểu hiện của

nó, không được đơn giản, càng không được cắt xén làm cho lịch sử trở nên đơn

điệu, tẻ nhạt. Đúng như Lênin đã viết: “Lịch sử bao giờ cũng phong phú về nội

dung, cũng đa dạng về nhiều mặt, cũng sinh động hơn điều mà chúng ta hình dung

được”. Thí dụ như: Quy luật phổ biến của cách mạng Việt Nam là toàn dân vũ

trang, cả nước đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Những

biểu hiện của quyluật này trong thực tiễn lịch sử của hai cuộc kháng chiến lại rất

phong phú đa dạng và hết sức sinh động, không giống nhau cả về hình thức và nội

dung. Tính rộng khắp và sâu sắc của toàn dân đánh giặc trong kháng chiến chống

Mỹ (1954-1975) đã có bước phát triển mới, cao hơn với hình thức phong phú, sáng

21

tạo hơn thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nếu không đầu tư công sức nghiên cứu

tài liệu thực tiễn sẽ không làm sáng tỏ được bước phát triển mới của quy luật này.

Tuy vậy, khi chúng ta trình bày các sự vật, hiện tượng lịch sử phải tránh sa vào

liệt kê hiện tượng, sự kiện, dồn đống tư liệu mà không chú ý đến sự vận động

“logic” của các sự kiện, hiện tượng để chỉ ra xu hướng vận động có tính quy luật

của chúng. Cho nên, phản ánh sự phong phú, đa dạng của nội dung lịch sử không

đồng nghĩa với tập hợp thật nhiều sự kiện vụn vặt, lắp ghép theo trình tự thời gian.

Làm như vậy, không bao giờ có thể tạo ra được một bức tranh khoa học, phản ánh

đúng lịch sử và quy luật vận động của nó.

Một đặc trưng nữa là phải bám sát và phản ánh đúng các bước phát triển quanh

co, thậm chí thụt lùi tạm thời của lịch sử, bởi lẽ trong sự phát triển phong phú,

muôn màu, muôn vẻ của xã hội loài người, không phải lịch sử tiến lên theo con

đường bằng phẳng, mà các bước phát triển của lịch sử diễn ra có lúc nhanh, lúc

chậm, lúc thuận, lúc nghịch, có khi quanh co hoặc thụt lùi. Tái hiện lịch sử phải

trung thực, phản ánh đúng tiến trình vận động của nó, không được tùy tiện lược bỏ

những khuyết điểm, hạn chế và những bước thụt lùi. Chỉ có được như vậy, việc

nghiên cứu lịch sử mới thực sự rút ra được những bài học bổ ích.

Phương pháp lịch sử giúp chúng ta có thể đi sâu tái dựng được cả không khí

lịch sử, cả tâm lý và tình cảm của con người trong những sự vật, hiện tượng tiêu

biểu. Như chúng ta đã biết, lịch sử diễn biến, phát triển thông qua các sự vật, hiện

tượng lịch sử. Phương pháp lịch sử không phải chỉ là trình bày nhiều sự vật, hiện

tượng mà phải biết lựa chọn, trình bày các sự vật, hiện tượng tiêu biểu, điển hình.

Những sự vật, hiện tượng đó là những biểu hiện tập trung nhất phản ánh quy luật

vận động của lịch sử. Khi nghiên cứu các sự kiện quan trọng này, không những

phải làm sáng tỏ điều kiện hình thành và diễn biến của sự kiện mà còn phải đi sâu

tìm hiểu để làm rõ sắc thái riêng của từng sự kiện, mô tả được tâm lý, tình cảm của

quần chúng nhân dân và cả không khí sôi động, hào hùng của cuộc đấu tranh cách

mạng lúc bấy giờ.

22

Vận dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu cần chú ý nêu rõ địa điểm, thời

gian xảy ra sự vật, hiện tượng, con người đã tham gia vào sự kiện, hiện tượng đó,

bởi vì các yếu tố này là những dấu ấn quan trọng của lịch sử. Nó đảm bảo tính

khách quan và xác thực trong tái hiện lịch sử, nhất là khi trình bày các sự kiện tiêu

biểu của các cuộc đồng khởi nêu trên, các hoạt động đánh dấu bước ngoặt của lịch

sử hoặc cuộc tổng tiến công chiến lược làm chuyển biến cục diện cách mạng chẳng

hạn. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử rất phong phú đòi hỏi giới sử học phải nắm

chắc phương pháp lịch sử để khai thác nó một cách triệt để và sâu sắc. Phương

pháp lịch sử không chỉ là đơn thuần trình bày tiến trình phát triển của lịch sử bằng

cách sưu tầm và liệt kê nhiều sự kiện, hiện tượng. Quan trọng hơn là phải đầu tư

tìm hiểu, vạch ra được cái “logic” phát triển của các sự kiện, có nghĩa là tìm quy

luật phát triển của lịch sử.

Phương pháp lịch sử có ưu thế trong việc nghiên cứu lịch sử nhưng chỉ riêng

phương pháp lịch sử thì chưa thể tạo nên một công trình nghiên cứu lịch sử có tính

lý luận và khoa học. Bởi vậy, cần vận dụng có hiệu quả phương pháp logic và các

phương pháp khác trong nghiên cứu lịch sử.

6.

Vận dụng phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử cần tuân thủ những

yêu cầu sau:

a. Tránh máy móc và định kiến

Cần chú ý trong nghiên cứu lịch sử, khi sử dụng các luận điểm khoa học phải

coi đó chỉlà các phương tiện, công cụ của tư duy logic, chứ không phải cái có sẵn

để định hình hco lịch sử theo ý muốn chủ quan của người nghiên cứu. Các nhà

nghiên cứu phải dùng các luận điểm đểphát hiện ra “logic” phát triển của lịch sử

chứ không được đưa ra một cái khung logic phát triển rồi gán cho lịch sử. Trong

các quy luật vận động của lịch sử có quy luật phổ biến và quy luật đặc thù (riêng).

Chúng ta nắm chắc quy luật phổ biến để xem xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử,

nhưng lại phải đi sâu vào các sự kiện, hiện tượng lịch sử nhằm tìm ra quy luật đặc

thù của chúng. Thí dụ: Nói đến chiến tranh nhân dân thì quy luật phổ biến của nó

là đấu tranh toàn diện và đông đảo quân fhcúng tham gia. Nhưng chiến tranh nhân

dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng vận động và phát triển trong điều kiện

23

lịch sử của đất nước và con ngươì Việt Nam nên nó có những biểu hiện riêng, phát

triển với những nét đặc thù riêng không giống như chiến tranh nhân dân ở các quốc

gia, dân tộc khác.

Nếu nghiên cứu lịch sử mà không làm rõ được những nét riêng đó thì khái quát

logic chỉ dừng lại ở những biểu hiện của quy luật chung, không rút ra được điều gì

bổ ích của chiến tranh nhân dân vô cùng phong phú, sáng tạo của dân tộc ta. Xét

cho cùng thì làm rõ được tính phổ biến, cũng như tính đặc thù của lịch sử, có nghĩa

là các nhà nghiên cứu đã khái quát đúng đắn được quy luật của lịch sử cụ thể, tránh

được sự chủ quan và định kiến trong nghiên cứu.

b.

Trên cơ sở những diễn biến của lịch sử thì khái quát logic mới có căn cứ.

Tách rời diễn biến lịch sử, chỉ dùng khái quát logic thay thế cho phương pháp

lịch sử thì thường dẫn đến những suy luận trìu tượng, nhận xét chung chung, thậm

chí kết luận sai lệch nữa. Do vậy, người nghiên cứu cần chú ý tránh sự hời hợt

trong nghiên cứu, phân tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử rồi vội vã rút ra các kết

luận nông cạn, thậm chí sai lệch, đồng thời cũng cần phải tránh sự khái quát thiếu

hẳn các sự kiện, hiện tượng lịch sử làm cơ sở cho những điểm kết luận.

Như vậy, có nghĩa là phương pháp logic là sự phân tích khoa học biện chứng

của sự phát triển thực tế của sự vật, hiện tượng chứ không phải rút một khái niệm

này từ một khái niệm khác một cách tư biện. Sự phù hợp giữa logic và lịch sử là

một nguyên tắc phương pháp luận của logic biện chứng mácxít. Bởi lẽ muốn hiểu

được bản chất, quy luật của sự vật thì phải hiểu sự phát sinh, phát triển của nó.

Ngược lại, chỉ có nắm được bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng thì mới

nhận thức được lịch sử của nó một cách đúng đắn.

Dựng lại cái logic khách quan của sự phát triển của sự vật, hiện tượng là nhiệm

vụ của phương pháp logic. Muốn vậy, khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải bắt

đầu từ hình thức phát triển tương đối hoàn thiện và chín muồi nhất của nó chứ

không thể tùy tiện. Nếu lịch sử chính là bản thân cuộc sống thì logic là bản chất

của cuộc sống do nghiên cứu lý luận chỉ ra.

Không có sự khác nhau về nguyên tắc giữa lịch sử và logic. Vấn đề là ở chỗ

sự kết hợp giữa chúng một cách nhuần nhuyễn trong nghiên cứu sao cho đối tượng

24

được dựng nên với một diện mạo lịch sử trung thực, đúng như bản thân nó vốn có

và trong đó nổi bật logic về sự vận động, sinh thành, phát triển của nó. Giải thích

tính thống nhất giữa hai phương pháp, khi bàn về phương pháp logic, Ph. Ăngghen

đã viết: “Về bản chất, phương pháp logic không phải là cái gì khác mà chính là

phương pháp lịch sử đã được giải thoát khỏi hình thức lịch sử, không bị phụ thuộc

vào cái hoàn cảnh ngẫu nhiên, pha trộn…” và phương pháp logic “hoàn toàn không

nhất định đóng khung trong phạm vi trìu tượng thuần túy. Trái lại, nó đòi hỏi phải

có sự minh họa lịch sử. Như vậy, có thể hiểu rằng, phương pháp lịch sử đã chứa

đựng tính “logic” của sự phát triển lịch sử; còn phương pháp logic đã bao hàm

phương pháp lịch sử. Hai phương pháp này kết hợp chặt chẽ với nhau, và trong bản

thân phương pháp này đã có sự thâm nhập của phương pháp kia, không thể vận

dụng từng phương pháp tách rời nhau.

Tóm lại, xem xét từng phương pháp, ta thấy được các yêu cầu và tính độc

lập tương đối của mỗi phương pháp nhưng cả hai phương pháp lịch sử và logic đều

thống nhất ở mục tiêu là làm sáng tỏ quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử.

Trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử phải vận dụng được tính thống nhất trong sự

khác biệt của chúng. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa phương pháp lịch sử và

phương pháp logic trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử có một ý nghĩa phương

pháp luận rất quan trọng. Nó tránh cho ta mắc phải cách xem xét một chiều khi

nghiên cứu lịch sử, ngăn ngừa chủ quan, máy móc. Nó cũng giúp ta tránh tình

trạng ôm đồm, chỉ liệt kê tài liệu và ngăn ngừa cả kiểu lý luận suông không cần

thiết.

Việc khám phá bản chất và cấu trúc của sự tồn tại của thế giới xung quanh

ta, mà trước hết là thế giới những vật thể hữu hình, từ xưa đến nay, luôn luôn là

vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lịch sử nhận thức của nhân loại. Hầu hết các

trường phái triết học đều bằng cách này hay cách khác giải quyết vấn đề này. Và

bởi vậy, trong triết học, phạm trù vật chất xuất hiện.

Chính từ sự xuất hiện như vậy trong lịch sử triết học, cũng như là trong mỗi

giai đoạn khác nhau, quan điểm về vật chất cũng rất khác nhau. Do đó, việc nghiên

cứu phạm trù vật chất cần thiết phải được tiến hành bằng cả phương pháp lịch sử

cũng như phương pháp logic.

25

Phương pháp lịch sử yêu cầu nhận thức khi phản ánh hiện thực: phải đặt

khách thể trong quá trình phát sinh, vận động, biến đổi, phát triển. Đây là yêu cầu

đầu tiên của phương pháp lịch sử; Phải tái hiện đối tượng nhận thức trong tính

muôn vẻ và tính cụ thể, tính sinh động, phong phú của nó. Do vậy khi nghiên cứu

phạm trù vật chất, chúng ta phải tìm hiểu tất cả các quan điểm, các cách tiếp cận

của các trường phái triết học khác nhau.

Cơ sở của phương pháp lịch sử chính là quan điểm lịch sử – cụ thể. Phương

pháp lịch sử là phương pháp rút ra từ những quy luật vận động, phát triển của lịch

sử nhưng nó rộng hơn quan điểm lịch sử – cụ thể. Phương pháp lịch sử vẽ lên dòng

chảy của lịch sử vấn đề, còn quan điểm lịch sử – cụ thể là lát cắt cụ thể của vấn đề,

đó là sự đứt đoạn. Nói khác đi, phương pháp lịch sử rộng hơn quan điểm lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, quan điểm lịch sử – cụ thể khi chỉ ra lát cắt cụ thể thì nó cũng

mang tính lịch sử.

Phương pháp lịch sử đòi hỏi nghiên cứu các vấn đề triết học phải nghiên cứu

theo trình tự thời gian, trình tự của lịch sử theo quá trình phát sinh, tồn tại, hưng

thịnh và suy tàn gắn với điều kiện hoàn cảnh lịch sử – cụ thể. Khi trình bày những

điều kiện lịch sử – cụ thể phải dựa vào nguyên tắc lịch sử – cụ thể. Chính những

điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, xét đến cùng sẽ quy định những tư tưởng triết

học. Điều này đòi hỏi khi nghiên cứu về quan niệm vật chất trong lịch sử triết học

cần phải chú ý: Phải xem xét cẩn thận những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội

ảnh hưởng đến các nhà triết học, các trường phái triết học, các giai đoạn phát triển

của triết học cũng như của các nền triết học

Phương pháp lịch sử yêu cầu khi nghiên cứu triết học phải chỉ ra được vị trí,

vai trò của từng nhà triết học, từng trường phái triết học trong dòng chảy lịch sử

triết học của nhân loại. Điều này cho thấy, khi nghiên cứu các quan niệm về vật

chất trong lịch sử triết học, chúng ta cần phải đánh giá đúng đắn vai trò của các nhà

triết học duy vật trong việc phát triển quan niệm về vật chất cũng như trong cuộc

đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm.

Phương pháp logic gạt bỏ cái ngẫu nhiên, bề ngoài, cái không bản chất, cái

không tất yếu, nó vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vận động,

phát triển của các sự vật, hiện tượng, các vấn đề triết học…

26

Cơ sở phương pháp luận của phương pháp logic chính là logic khách quan

của sự vật, quy định logic của tư duy, nói khác đi đó chính là nguyên tắc thống

nhất giữa tư duy và tồn tại (quy luật của tồn tại quy định, quyết định quy luật của

tư duy), biện chứng khách quan quy định biện chứng chủ quan…

Quan điểm logic đòi hỏi phải dựng lại logic khách quan của sự vật, mà ở đây

là logic của các vấn đề triết học, nhưng không được tùy tiện mà phải dựa trên logic

khách quan của sự vật, của bản thân tư tưởng triết học.

Để dựng lại logic khách quan đòi hỏi chủ thể phải gạt bỏ cái ngẫu nhiên, bề

ngoài, không bản chất, phải dựa vào chính logic khách quan của sự phát triển của

bản thân sự vật, của chính các vấn đề triết học. Điều này đòi hỏi chủ thể nhận thức

phải vận dụng tổng hợp phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng, xử lý

tốt các mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, nội dung

và hình thức… Tuy nhiên, khi dựng lại logic của dòng chảy các vấn đề triết học

cũng cần chú ý đến các mối liên hệ không bản chất, bề ngoài, các mối liên hệ khác,

có điều không được sa đà vào chúng, tuyệt đối hóa chúng…

Quan điểm lịch sử là nguyên tắc nhận thức các sự vật và hiện tượng trong sự

phát triển, sự hình thành của chúng, trong mối liên hệ của chúng với những điều

kiện lịch sử cụ thể quy định chúng. Quan điểm lịch sử là cách xem xét hiện tượng

như là một sản phẩm của sự phát triển lịch sử nhất định, theo quan điểm cho rằng

hiện tượng đó phát sinh như thế nào, phát triển như thế nào và đã đi tới tình trạng

hiện nay ra sao. Là một phương pháp nghiên cứu lý luận nhất định, quan điểm lịch

sử là sự xác định không phải bất kỳ sự biến đổi nào (thậm chí cả biến đổi về chất),

mà là xác định sự biến đổi trong đó thể hiện sự hình thành những đặc tính, những

mối liên hệ đặc thù của các sự vật quy đinh bản chất, tính đặc thù của chúng. Quan

điểm lịch sử đòi hỏi phải thừa nhận tính chất kế thừa và không thể đảo ngược của

những biến đổi của sự vật. Quan điểm lịch sử trở thành một trong những nguyên

tắc quan trọng nhất của khoa học, cho phép khoa học vẽ lên bức tranh khoa học về

tự nhiên và phát hiện những quy luật phát triển của nó. Nhờ nguyên tắc ấy, một

nguyên tắc trở thành mặt quan trọng và không thể tách rời của phương pháp biện

chứng. Do đó, khi quán triệt quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu lịch sử triết

học chúng ta cần chú ý một số điểm cơ bản sau:

27

Bản chất của quan điểm duy vật về lịch sử là xuất phát từ tồn tại xã hội để giải

thích ý thức xã hội, nghĩa là phải xuất phát từ các điều kiện kinh tế, các quan hệ

kinh tế, các điều kiện xã hội, điều kiện địa lý, dân cư để xem xét triết học, các quan

điểm triết học.

Vận dụng quan điểm duy vật về lịch sử vào nghiên cứu triết học với tư cách là một

hình thái ý thức xã hội cho thấy, khi nghiên cứu lịch sử triết học, các vấn đề triết

học, các nhà triết học không được bỏ qua việc nghiên cứu những điều kiện kinh tế,

chính trị, xã hội mà ở đó nhà triết học trải nghiệm và những vấn đề triết học được

nảy sinh, phải tìm hiểu những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nào đã ảnh hưởng

tới nó, hay những điều kiện nào làm cho nó nảy sinh và phát triển…

Khi xem xét các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phải xem xét những điều kiện

này đặt ra những vấn đề gì cho triết học cần phải trả lời. Điểm này khác với quan

điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm mà khi xem xét các vấn đề triết học phải xem đặt

nó trong quá trình phát sinh, phát triển của nó. Ở đây, quan điểm duy vật về lịch sử

xem xét tồn tại xã hội đặt ra những vấn đề gì đòi hỏi ý thức xã hội phải giải thích;

thực tiễn đặt ra những vấn đề gì đòi hỏi lý luận phải làm sáng tỏ, phải giải thích

chính xác…

QUAN ĐIỂM THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC GIÁO DỤC

II.

1. Nội dung quan điểm

Thực tiễn giáo dục là nguồn gốc, là động lực, là tiêu chuẩn và là mục đích

của quá trình nghiên cứu KHGD: là nguồn gốc của các đề tài nghiên cứu và cũng

là động lực thúc đẩy quá trình triển khai nghiên cứu và là tiêu chuẩn để đánh giá

kết quả nghiên cứu giáo dục; là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính chất lịch

sử – xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội.

Nghiên cứu khoa học giáo dục là nghiên cứu và tìm tòi khám phá các hiện

thực giáo dục, tìm ra bản chất, qui luật vận động và phát triển của chúng, cải tạo

thực tiễn giáo dục.

Quan điểm thực tiễn là luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu

cầu nghiên cứu khoa học phải bám sát sự phát triển của thực tế sinh động. Quan

điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học có ý nghĩa to lớn, quán triệt quan

28

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn