Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước? Cho ví dụ

Đây là khái niệm mà khá nhiều người nhầm lẫn, bài viết này Luật Minh Khuê sẽ nêu rõ sự khác nhau và giống nhau giữ quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Hoạt động quản lý bắt nguồn tự sự phân công, hợp tác lao động, phát sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi nơi, tổ chức, từ phạm vi nhỏ đến phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp.

Quản lý bao gồm các yếu tố:

– Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức;

– Đối tượng quản lý: Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý. Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.

Quản lý nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước

 Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ may nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính nahf nước từ trung ương đến cơ sở thực hiện nhằm mục đích thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển kinh tế- xã hội, duy trì trật tự an ninh, thoả mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân.

 

2. So sánh quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

Tiêu chí so sánh
Quản lý nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước

Chủ thể quản lý
Các tổ chức, cá nhân mang tính quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý
Chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước, các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính

Nội dung
Tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước
Tổ chức và thực hiện quyền hành pháp

Khách thể
Trật tự quản lý nhà nước, trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định
Trật tự quản lý hành chính do các quy phạm pháp luật hành chính quy định

Đặc điểm

– Quản lý nhà nước là những hoạt động dựa trên pháp luật và quyền lực của Nhà nước;

– Quản lý nhà nước được thực hiện bởi những người có quyền hạn;

– Quản lý hành chính nhà nước là những hoạt động điều hành và chấp hành của nhà nước

– quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước;

– Đây là hoạt động thực hiện hàng ngày, tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra quyết định quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính;

– Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi một hệ thống. Trong đó thì người đứng đầu là Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các Bộ, các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương, các cấp quản lý hành chính nhà nước địa phương.

Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước đều là những hoạt động được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện với mục đích thực thi quyền lực nhà nước, giúp xác lập trật tự ổn định và xã hội phát triển theo định hướng nhất định.

Quản lý hành chính nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với quản lý nhà nước vì lý do sau:

Thứ nhất, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp, tức là hoạt động chấp hành và điều hành;

Thứ hai, chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cơ quan, cán bộ, công chức, hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến cơ sở. 

 

3. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

Có thể chia hình thức quản lý hành chinbsh nahf nước thành hai loại cơ bản là hình thức quản lý mang tính pháp lý và hình thức quản lý ít mang tính pháp lý.

– Những hình thức quản lý mang tính pháp lý: được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục. HÌnh thức quản lý mang tính pháp lý bao gồm:

– Văn bản có tính chất chủ đạo
Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm đề ra những chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp lớn đề cập đến những vấn đề chung có tính chất chính trị – pháp lý của quốc gia và địa phương

– Văn bản quy phạm pháp luật
– Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Văn bản cá biệt
Là loại văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đối tượng cụ thể.

– Văn bản hành chính thông thường

Là những văn bản mang tính thông tin, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc, đề xuất…của cơ quan, tổ chức nhà nước nói chung, bao gồm: Thông báo, báo cáo, tờ trình, công văn hành chính, biên bản, công điện, giấy mời, giấy đi đường…

-Các hình thức quản lý khác như: 
Giáo dịch tại xã, phương, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữ bệnh.

– Những hình thức quản lý ít mang tính pháp lý: được pháp luật quy định về nguyên tắc, khuôn khổ chung để tiến hành chứ không quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục. Hình thức quản lý ít mang tính pháp lý bao gòm:

– Hình thức hội nghị
Có mục đích chủ yếu là để thống nhất ý kiến của tập thể lãnh đạo và điều phối công việc. Hình thức hội nghị còn sử dụng để thông báo, truyền đạt chủ trương, chính sách và pháp luật, triển khai các kế hoạch, giáo dục và đào tạo và giải quyết những công việc chuyên môn

– Hình thức hoạt động điều hành bằng các phương tiện thong tin kỹ thuật hiện đại
Đó là việc cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức hành chính nhà nước sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào hoạt động quản lý như: máy điện thoại, máy fax, mạng máy tính, chính phủ điện tử…

 

4. Các phương pháp quản lý nhà nước

Có khá nhiều phương pháp quản lý hành chính nhà nước như: Phương pháo thuyết phục, phương pháp kinh tế, phương pháp cưỡng chế nhà nước  

Phương pháp kinh kế
Đây được xem là phương pháp sử dụng những đòn bẩy kinh tế để động viên các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia lao động, sản xuất để đem lại nhiều lợi ích cho toàn thể người dân cũng như nhà nước

Phương pháp thuyết phục
Là phương pháp quản lý được thể hiện thông qua các hoạt động giải thích, khuyến khích, động viện…để giúp cho đối tượng quản lý tuân thủ những hoạt động quản lý nhà nước;

Phương pháp cưỡng chế nhà nước 
Là việc sử dụng bạo lực của cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân hoặc tổ chức về cả vật chất cũng như tinh thần để bắt buộc cá nhân đó phải tuân thủ theo quy định pháp luật

 

5. Ví dụ về quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước

5.1. Ví dụ về quản lý nhà nước

Ví dụ 1: Hoạt động tạm trú của công dân nước ngoài tại Việt Nam được công an Phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh quản lý chặt chẽ. Các đồng chí cong an phải tuân thủ các quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết, thủ tục và thời gian giải quyết vụ việc. Các đồng chí công an phường Kinh Bắc sẽ áp dụng các quy định về cư trú, tạm trú để yêu cầu người nước ngoài cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định

Ví dụ 2: Quốc hội quản lý hành chính Nhà nước bằng các bạn hành các quyết định như: Quyết định bãi nhiệm, bổ nhiểm, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

 

5.2. Ví dụ về quản lý hành chính nhà nước

Ví dụ 1: Ông A có hành vi lấn chiếm đất đai trái quy định pháp luật, ông A đã bị UBND huyện Đan Phượng xử phạt vi phạm hành chính và UBND huyện Đan Phượng đã ra quyết định thu hồi đất của ông A. Quyết định hành chính này nhằm điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng đất và Nhà nước.

Ví dụ 2: UBND xã/phường cấp giấy khai tử để xác nhận sự kiện một người đã chết

Trên đây là bài việt phân biệt giữa quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước. Nếu bạn đọc còn bất cứ nội dung nào chưa rõ, chưa hiểu thì có thể liên hệ ngay đển Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của công ty Luật Minh Khuê: 1900 6162 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng, chính xác. Trân trọng cảm ơn và mong nhận được sự hợp tác!