Nóng lên toàn cầu là gì? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục

Nóng lên toàn cầu là một vấn đề tiêu cực về khí hậu được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây của Luật Minh Khuê nhé!

1. Nóng lên toàn cầu là gì?

Nóng lên toàn cầu là tên gọi của một hiện tượng thiên nhiên đại diện cho nhiệt độ. Theo đó, nhiệt độ trung bình của không khí và đại dương trên Trái Đất tăng dần lên theo dựa trên sự quan sát của các chuyên gia trong nhiều năm. Hiện tượng này được xem là sự thay đổi của khí hậu trong các khoảng thời gian, có thể xác định và so sánh được. Trước đây, hiện tượng này chỉ hay xuất hiện ở 1 vài khu vực và trong 1 giai đoạn nhất định do tự nhiên gây ra (Một vài yếu tố như: Thay đổi quỹ đạo của trái đất, sự biến đổi của hải lưu, sự chuyển đổi trong nội bộ hệ thống khí quyển,…). Tuy nhiên, về sau này, dưới sự phát triển của con người, hàm lượng thải khí CO2 tăng cao. Vì vậy nên hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn và phủ rộng trên phạm vi toàn cầu.

 

2. Nguyên nhân hình thành hiện tượng nóng lên toàn cầu

2.1. Nguyên nhân do tự nhiên

– Do hoạt động của năng lượng mặt trời: Một trong những nguyên nhân tự nhiên đầu tiên là do hoạt động mạnh mẽ của năng lượng mặt trời ngày càng có sự gia tăng gây ra các chu kỳ gia tăng nhiệt ngắn hạn. Mặt trời ngày càng lớn hơn thì lại càng tạo ra nhiều bức xạ hơn trong quá trình hoạt động tổng hợp hạt nhân của. Chúng ta biết rằng các tia của Mặt trời có hại bị lệch hướng nhờ vào tầng ôzôn và từ trường của Trái đất. Tuy nhiên, chúng vẫn góp phần gây ra sự biến đổi của khí hậu bởi một phần bức xạ này vẫn còn trong khí quyển, chúng được lưu giữ dưới dạng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trung bình của hành tinh chúng ta lên.

– Sự gia tăng hơi nước: Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng mặt trời thì sự gia tăng hơi nước trong bầu khí quyển đã góp phần khiến nhiệt độ trung bình tăng dần theo thời gian. Hơi nước là một loại khí nhà kính, có khả năng giữ nhiệt một cách tự nhiên. Nó góp phần vào hiệu ứng nhà kính tự nhiên và chính nhờ vào hơi nước mà chúng ta có thể tồn tại được trong nhiệt độ dễ chịu này để hình thành sự sống. Tuy nhiên, hơi nước có một khuyết điểm rất lớn là lượng hơi nước trong khí quyển càng lớn thì khả năng giữ nhiệt trong trái đất càng cao.

Như vậy, khí hậu của Trái đất chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, chủ yếu là năng lượng mặt trời, cả lượng khí nhà kính như CH4, CO2, N2O và lượng khí ga trong khí quyển. Nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khi CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bước tặng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 dày và bị CO2 cùng hơi nước trong khí quyển hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO2 có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu.

 

2.2. Nguyên nhân do con người

Bên cạnh sự phát triển của thiên nhiên thì con người chính là yếu tố trực tiếp gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và làm cho hiện tượng này ngày càng trở nên trầm trọng. Lý do là bởi sự gia tăng hàm lượng khí CO2 chủ yếu là do hoạt động của con người, như là đốt cháy nhiên liệu, sự giảm thiểu trong sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là sau cuộc cách mạng công nghiệp.

Nguyên nhân thứ nhất có thể kể đến là sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Khoa học kĩ thuật phát triển đem lại nhiều thành tựu to lớn, mở đầu là kỉ nguyên công nghiệp mới cho loài người ở thế kỉ XVIII với sự ra đời của máy hơi nước, của điện năng, của từ trường… Tuy nhiên nó cũng gây ra cho con người những tại họa khủng khiếp. Con người ngày càng tách ra khỏi tự nhiên, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách kiệt quệ vì lợi ích của minh. Con người đốt cháy nhiên liệu để phục vụ cho mục đích sản xuất của mình. Con người sử dụng nhiều cách thức nhằm biến đổi năng lượng ở nhiều hình thức thành những dạng phù hợp mới mục đích sử dụng phục vụ cuộc sống và các quá trình xã hội. Ứng dụng giải phóng năng lượng từ nhiên liệu rất đa dạng trong cuộc sống như đốt cháy khi tự nhiên để đun nấu, kích nổ xăng dầu để chạy động cơ, biển năng lượng hạt nhân thành điện năng,… Lượng khí thải CO2 được thải ra từ hệ thống ống khói của các nhà máy từ ống khói của ô tô xe máy… Thậm chí còn xảy ra những tình huống rò rỉ khi thái độc hại ra ngoài môi trường do sự bất cẩn tắc trách của các đơn vị. Hơn nữa, sự gia tăng lượng khi thải CO2 còn thể hiện trong lĩnh vực nông nghiệp. Nạn đốt rừng làm nương rẫy vẫn liên tiếp xảy ra, không chỉ làm đất trống đồi trọc mà còn gia tăng đáng kể lượng khí thải CO2 trong không khí. Tình hình này không ở đâu xa mà xảy ra ngay chính tại Việt Nam khi mà vài năm trở lại đây việc “chuyển đổi” rừng thành đất nông nghiệp không còn xa lạ với người dân, thậm chí là cả với các cấp chính quyền. Tình trạng này đang “nở rộ” tại khá nhiều nơi, đặc biệt là ở Tây Nguyên. Chúng ta vẫn biết rằng cây cối sẽ chuyển đổi CO2 thành oxy thông qua quang hợp và với nạn phá rừng sẽ làm giảm số lượng cây có sẵn để chuyển CO2 thành oxy. Kết quả của việc này là sẽ có một lượng lớn CO2 trong khí quyển, dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

Nguyên nhân thứ hai là do sự gia tăng dân số. Sự gia tăng dân số kéo theo các nhu cầu ngày càng tăng của con người. Theo báo cáo của ESCAP thì ở châu Á – Thái Bình Dương có khoảng 300 triệu ha rừng và là nguồn rừng nhiệt đới chủ yếu của thế giới. Theo ước tính, đến năm 2000, rừng châu Á sẽ mất đi ít nhất là 72 triệu ha. Và nếu diễn ra ở khả năng xấu nhất thì số mất đi sẽ là 280 triệu ha. Dự báo nếu tốc độ mất rừng và phủ rừng như vậy cứ tiếp diễn thì rừng ở Châu Á sẽ bị xóa sổ trong vòng từ 12 đến 50 năm tới. Việc những khu rừng ngày càng trở nên thưa thớt sẽ là mối đe doạ lớn, thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu một cách nhanh chóng.

 

3. Hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu

Tác động của vấn đề này vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của nhân loại. Hiện tượng nóng lên toàn cầu dẫn đến sự tan băng ở hai cực, làm cho mực nước biển dâng cao… Điều này khiến cho nhiều loại động vật như chim cánh cụt, gấu Bắc Cực mất đi môi trường sống, dẫn đến nhiều loài động vật tuyệt chủng. Ngoài ra, theo báo cáo của IPCC thì khoảng 1 tỷ người có thể bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu, trong đó người dân ở các nước Nam Á, Trung Quốc và Châu Phi sẽ phải hứng chịu cảnh thiếu nước. Rất nhiều thiên tai có thể xảy ra do sự nóng lên toàn cầu. Cụ thể nhất có thể kể đến biển lửa ở Victoria, Úc vào mấy năm trước. Tình trạng trái đất nóng dần đã “hà hơi tiếp sức” cho những đám cháy lan rộng tại Victoria với tốc độ chóng mặt, biến thành một cơn bão lửa lịch sử tàn khốc không khác gì một trận bom nguyên tử tàn phá. Không những thế, còn tạo thành bức tường lửa tại rừng Quốc gia Bunyip cách Melbourne 125km về hướng Tây. Không phải chỉ có ở Úc mới phải chịu tác động của sự nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này có phạm vi tác động rộng lớn tới toàn thế giới, ví dụ như ở khu vực châu Á.gây ra nhiều thiên tại ở Tây Tạng Trung Quốc (nóc nhà thế giới). Mỗi thập kỷ, nhiệt độ ở Tây Tạng lại tăng khoảng 0,3 độ C, tức tăng nhanh hơn khoảng 10 lần mức tăng trung bình của cả nước, kéo theo những hậu quả có thể thấy trước như sự thu hẹp các sông băng, các thảo nguyên khô hạn và sự mở rộng của sa mạc… đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực.

 

4. Biện pháp khắc phục hiện tượng nóng lên toàn cầu

Hiện tượng nóng lên toàn cầu là biểu hiện tiêu cực của thiên nhiên, nên cách khắc phục cũng phải xuất phát từ thiên nhiên. Vì vậy, những điều tích cực mà con người có thể làm để thay đổi thiên nhiên là:

– Giảm thiểu lượng CO2 thải ra môi trường bằng cách: Giảm thiểu lượng rác thải và tái chế chúng hoặc sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn. Việc đốt cháy các loại rác thải và sử dụng nhiều xe cộ sẽ làm sản sinh ra nhiều khí CO2, đây cũng là một trong những tác nhân chính đe dọa đến sự an toàn của bầu khí quyển. Bằng việc tái chế các rác thải gia đình và tích cực sử dụng phương tiện công cộng là những việc làm đơn giản nhất để hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu

– Trồng cây gây rừng: Ai cũng biết rằng, trong quá trình quang hợp, cây sẽ lấy đi khí CO2 và trả lại khí oxi. Nhưng hiện nay, cây cối đang dần mất đi do nạn phá rừng, thay vào đó là hàng tấn khí thải từ các xe cộ, nhà máy, điều này sẽ tác động trực tiếp tới tương lai của Trái Đất, sẽ chẳng còn “xanh” như ta thường nói về.

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!