Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh – Tài liệu text

Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 127 trang )

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh Hóa – vùng đất quê hương của nhiều vương triều, là căn cứ địa của
nhiều cuộc khởi nghĩa đánh giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc. Với bề dày
lịch sử của mình, Thanh Hóa được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân
kiệt”; không chỉ vậy, nhân dân xứ Thanh, trải qua lịch sử, đã xây dựng được
một nền văn hoá bản địa đáng ngưỡng mộ và tự hào.
Lễ hội cổ truyền của người Việt xứ Thanh là một phong tục có từ lâu đời,
được duy trì qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Ở đó, không chỉ duy trì
những vấn đề tín ngưỡng mà còn có nhiều những hoạt động văn hóa dân gian
đặc sắc; trong đó có các hình thức vui chơi giải trí liên quan tới tinh thần
thượng võ dân tộc, các hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian, các trò diễn,
diễn xướng,… được trình diễn trong những ngày lễ dâng hương, những ngày
hội làng hay những ngày kỷ niệm tưởng nhớ đến công lao của các anh hùng
dân tộc.
Âm nhạc dân gian xứ Thanh khá phong phú về loại hình và đa dạng về
phong cách: vùng thuộc lưu vực sông Mã có hò sông Mã; vùng Thọ Xuân –
địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn có múa hát Xuân Phả mang nhiều
dấu ấn nghệ thuật cung đình; Hát Ghẹo và trò diễn phổ biến ở khắp nơi (Hậu
Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Thiệu Hoá, Yên Định,…); vùng Tĩnh Gia (là
trung tâm nối liền đồng bằng châu thổ Thanh Hoá với đồng bằng châu thổ
Nghệ An) có hát Khúc, hát Lịch trình, hát Trống vả, hò Hái củi,… mang
những âm điệu miền Trung rõ rệt. Ngoài ra còn có các làn điệu Trống quân,
Cò lả, Sa mạc; các phường Chèo, Tuồng nằm rải rác ở một số nơi.
Nhiều nhà nghiên cứu đã sưu tầm, tìm hiểu âm nhạc dân gian xứ Thanh,
nhưng chủ yếu là trên phương diện văn hoá dân gian. Riêng lĩnh vực âm nhạc,
2
mới chỉ khai thác lẻ tẻ một số làn điệu dân ca, một số trò diễn hoặc diễn
xướng mà chưa đi sâu tìm hiểu – nghiên cứu trên phương diện tổng thể về âm

nhạc trong lễ hội truyền thống để tìm ra cái nhìn tổng quát, toàn diện.
Là người được sinh ra và lớn lên tại quê hương Thanh Hoá, tác giả luận án
luôn tâm huyết với các đề tài nghiên cứu âm nhạc tại quê hương của mình.
“Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh” là đề tài đang
còn bỏ ngỏ, chưa được nhiều người quan tâm tìm hiểu, tác giả đã lựa chọn
làm công trình nghiên cứu cho luận án này.
Luận án nhằm nêu bật những nét đặc trưng qua việc phân tích, đánh giá các
giá trị nghệ thuật âm nhạc độc đáo, đa dạng của âm nhạc dân gian qua hệ
thống âm nhạc dân gian của người Việt xứ Thanh. Khẳng định những giá trị
xã hội và những giá trị nghệ thuật đặc sắc về âm nhạc dân gian người Việt ở
Thanh Hoá.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bản luận án này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu liên ngành (Dân tộc học, Văn hóa học, Âm nhạc
học, Thống kê,…).
– Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã, sưu tầm, thu thanh, quay phim,
chụp ảnh, ghi chép tài liệu trực tiếp qua nghệ nhân, )
– Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, chứng minh, so sánh, để tìm ra
những đặc trưng âm nhạc và giá trị nội dung thể loại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Âm nhạc dân gian của người Việt ở tỉnh Thanh Hoá có trong lễ hội cổ
truyền.
Phạm vi nghiên cứu:
3
Tìm hiểu đặc điểm âm nhạc trong các làn điệu dân ca; trong các trò diễn,
diễn xướng; âm nhạc trong nghi thức tế Thành hoàng của người Việt ở Thanh
Hoá bằng phương pháp phân tích, so sánh với một số làn điệu thuộc các thể
loại dân ca của vùng miền khác để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu để làm nổi bật vai trò, chức năng và đặc trưng âm nhạc dân

gian người Việt ở tỉnh Thanh Hóa.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có một số công trình được công bố liên quan đến âm nhạc dân gian của
người Việt ở Thanh Hoá như: sưu tầm một số bài bản dân ca; tập hợp một
nhóm trò hay trò diễn dưới góc độ tiếp cận sinh hoạt văn hoá dân gian qua
văn bản lời ca; bên cạnh đó cũng có một số công trình nghiên cứu âm nhạc,
một số bài bản được sưu tầm và ký âm trong giai đoạn trước đây.
4.1. Các công trình dưới góc độ tiếp cận sinh hoạt văn hoá dân gian qua
văn bản lời ca:
Tư liệu đề cập tới trò diễn dân gian Thanh Hóa có thể kể đến đầu tiên là
cuốn “Thanh Hoá quan phong” xuất bản năm 1903 của Vương Duy Trinh.
Trong đó có đưa vào một số văn bản lời ca Múa đèn Đông Anh.
Năm 1965 nhóm Lam Sơn do Giáo sư Vũ Ngọc Khánh chủ biên đã sưu tầm
và xuất bản cuốn “Dân ca Thanh Hoá”; điều đáng ghi nhận ở công trình là sự
trình bày văn bản lời ca; liệt kê và miêu tả các thể loại dân ca bao gồm các trò
diễn, hò sông Mã, hát Cửa đình, hát Ghẹo…; chưa đề cập đến một số thể loại
mà theo chúng tôi là rất quan trọng, là minh chứng cho sự giao thoa vùng
miền giáp danh, giữa đồng bằng châu thổ Thanh Hóa với vùng đồng bằng
châu thổ Nghệ An. Đó là các thể loại hò Hái củi, hát Lịch trình, hát Trống vả
của dân cư ven biển vùng Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.
Trong hệ thống trò diễn Thanh Hóa, vùng trò Đông Sơn tạo sự thu hút cho
các nhà nghiên cứu nhiều hơn cả. Năm 1988 Hoàng Khôi, Kim Lữ cho đăng
4
“Một số tư liệu điều tra về Múa đèn ở Thanh Hoá” trong cuốn Văn hoá dân
gian; Vũ Ngọc Khánh phụ trách sưu tập “Trò Ngô”, xuất bản năm 1988 (ty
VH – TH cấp giấy phép); Được sưu tầm và khai thác đầy đủ nhất về phương
diện văn hóa dân gian là cuốn “Trò diễn dân gian vùng Đông Sơn”, xuất bản
năm 1988 của tác giả Trần Thị Liên.
Năm 2001 Lê Huy Trâm, Hoàng Anh Nhân cho ra mắt cuốn “Lễ tục lễ hội
truyền thống xứ Thanh” (Tập I), năm 2005 tiếp tục xuất bản tập II (Nhà xuất

bản Văn hoá dân tộc). Đây là công trình được sưu tầm và biên soạn một cách
khá đầy đủ những hoạt động diễn ra trong lễ hội, bao gồm cả việc ghi chép
văn bản lời ca trong âm nhạc dân gian.
Lẻ tẻ cũng có một số bài viết có liên quan đăng trên các tạp chí, đáng lưu ý
hơn cả là phát hiện của tác giả Phạm Minh Khang với “Trò hát thờ làng
Mưng, dấu vết còn lại của chiếng chèo Thanh” đăng trên tạp chí Văn hóa dân
gian số 3, năm 2004.
Những công trình trên là cơ sở tư liệu quan trọng giúp chúng tôi kiểm
chứng thực tế trong quá trình điều tra, khảo sát, thực hiện luận án.
4.2. Các công trình sưu tầm và nghiên cứu âm nhạc dân gian Thanh
Hóa:
Trong khoảng 60 năm, kể từ khi cán bộ Ban Âm nhạc (thuộc vụ Văn hóa
dân gian) bắt đầu đi khảo sát thực địa ở Thanh Hóa cho đến nay, đã có những
bài bản dân ca được công bố dưới dạng ký âm bải bản, hoặc một công trình
nghiên cứu.
4.2.1. Tư liệu ký âm:
Một số tư liệu được sưu tầm và ký âm có thể kể đến:
– Lê Quang Nghệ sưu tầm và ký âm trò “Múa đèn Đông Anh”, xuất bản năm
1962.
– Một số làn điệu Hò sông Mã trong cuốn “Hò trong dân ca người Việt”.
5
– Lẻ tẻ một số bài hát Ghẹo, hát Múa quạt, các bài hát trong một số Trò diễn
được in trong các công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp về âm nhạc
dân gian Việt Nam.
4.2.1. Công trình nghiên cứu:
Nối tiếp các thế hệ đi trước, bản thân tác giả là người yêu quý những làn
điệu dân ca của quê hương mình, từ năm 1995 tác giả đã trực tiếp đi điều tra,
sưu tầm, ký âm bài bản, tìm hiểu âm nhạc trong Múa đèn Đông Anh; trống tế
Phú Khê – Hoằng Hóa để làm những tiểu luận Đại học, năm 2002 – 2006 tiếp
tục điều tra, khảo sát tìm hiểu âm nhạc trong một số trò diễn để hoàn thành

luận văn Thạc sĩ.
Năm 1997 nhóm tác giả Phạm Minh Khang, Hoàng Hải, Hoàng Anh Nhân
đã cho ra mắt cuốn “Khảo sát trò Xuân Phả”. Đây là công trình có sự đầu tư
nghiên cứu sâu, đã minh chứng được những yếu tố đậm đặc mang phong cách
nghệ thuật cung đình thể hiện qua phương thức trình diễn cũng như những
động tác múa đặc trưng. Công trình cũng đã đề cập tới một số vấn đề âm
nhạc, về thang âm điệu thức, tiết tấu, giai điệu,…
Năm 1999 tác giả Đào Việt Hưng cũng đề cập tới một số chi tiết về thang
âm, điệu thức của trò Tiên Cuội và Múa đèn Đông Anh trong cuốn “Tìm hiểu
điệu thức dân ca của người Việt – Bắc Trung Bộ”.
Năm 2003, Nguyễn Trung Liên nghiên cứu âm nhạc Múa đèn Đông Anh để
làm luận văn Thạc sĩ Văn hoá dân gian.
Những công trình trên được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Trên cơ sở
đó, một số nhận định về âm nhạc dân gian Thanh Hóa đã được ghi nhận. Đây
sẽ là những cơ sở lý luận giúp chúng tôi trong quá tình thực hiện luận án.
5. Mục đích của luận án
Tìm hiểu, nghiên cứu để nêu bật những đặc điểm âm nhạc dân gian của
người Việt xứ Thanh.
6
Khẳng định những nét độc đáo của âm nhạc dân gian Thanh Hoá qua hệ
thống âm nhạc trong lễ hội người Việt xứ Thanh. Bao gồm âm nhạc trong lễ
và hội của người Việt ở Thanh Hoá.
Chứng minh nghệ thuật âm nhạc dân gian Thanh Hoá trong tổng thể
nguyên hợp nhiều khía cạnh văn hóa dân gian mang tính liên ngành.
Đóng góp vào việc tìm hiểu và phát huy nền âm nhạc dân gian quý báu của
dân tộc Việt Nam.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
chia làm ba chương:
Chương 1: Môi trường tự nhiên – Văn hóa xã hội tỉnh Thanh Hóa

Chương 2: Lễ hội truyền thống xứ Thanh mang dấu ấn vùng miền
Chương 3: Âm nhạc trong lễ hội

7
CHƯƠNG 1
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN – VĂN HÓA XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA

1.1. Đặc điểm địa lý, văn hoá xã hội:
Theo địa chí Thanh Hóa, Phủ Thanh Hóa có từ thời Lý (năm Thuận Thiên
thứ 1); qua những lần đổi thành trấn Thanh Đô (năm Quang Thái thứ 10 –
1397), Phủ Thiên Xương (1430) hay còn gọi là Tây Đô, Thừa Tuyên Thanh
Hóa (năm Quang Thuận thứ 7 – 1466), Thừa Tuyên Thanh Hoa (năm Quang
Thuận thứ 10 – 1469), Trấn Thanh Hóa (năm Gia Long thứ nhất – 1802), tỉnh
Thanh Hoa (năm Minh Mệnh thứ 12 – 1831); đến năm Thiệu Trị thứ nhất
(1841) chính thức đổi tên thành Tỉnh Thanh Hóa và tồn tại tới thời nay (Quốc
sử quán triều Nguyễn, 1970).
Thanh Hóa nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng
ven biển miền Trung Việt Nam. Theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ
thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′
Đông đến 106°05′ Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh
Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn
(nước Lào) với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần
giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích
tự nhiên của Thanh Hóa là 11.109 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển,
trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². Theo kết quả
điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người; mật độ dân số vào
loại trung bình: 305 người/km². Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống,
nhưng chủ yếu có 7 dân tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú.
Người Kinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp,

các dân tộc khác có dân số và địa bạn sống thu hẹp hơn.
8
Thanh Hoá có thể tạm chia thành hai miền: miền núi và miền xuôi. Miền
núi gồm các huyện: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lạc,
Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hoá, Bá Thước. Diện tích là: 8.118 km
2
.
Miền xuôi gồm: Thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn và
các huyện: Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn, Thiệu Yên, Vĩnh
Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia với
tổng diện tích: 3.050 km
2
.
Thanh Hoá có núi bao bọc ba phía: Tây, Tây Bắc (kết thúc bởi dãy Tam
Điệp), Tây Nam (kết thúc bởi dãy núi đá thấp Hoàng Mai) và phía Đông có
bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam. Từ Bắc vào Thanh Hoá phải vượt qua dãy
núi đá vôi Tam Điệp và từ Thanh Hoá vào miền Trung phải vượt qua dãy núi
đá thấp và rừng Hoàng Mai.
Mạng lưới sông Thanh Hoá quy tụ thành 3 hệ thống là: sông Mã, sông Chu,
sông Yên. Sông Mã là con sông lớn nhất Thanh Hoá, dài 242 km chảy từ tỉnh
Hoà Bình qua các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Thiệu
Yên, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Hà Trung; thuộc hệ thống này có sông Bưởi dài
325 km, sông Hoạt dài 55 km, và các sông nhỏ khác như sông Cầu Chày,
sông Tào, sông Trà Giang, sông Báo Văn. Sông Chu là sông lớn thứ hai, dài
325 km, chảy từ huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Đông Sơn hoà vào cùng
sông Mã ở Ngã Ba Đầu; thuộc hệ thống sông này có sông Khao, sông Đặt,
sông Đằng, sông Âm. Sông Yên phát nguồn từ huyện Như Xuân, dài 94 km,
chảy qua huyện Nông Cống, Quảng Xương và đổ ra biển ở Hải Ninh (Ghép);
thuộc hệ thống sông này có sông Nhơm, sông Hoàng, sông Thị Long. Ngoài
ra, ở cực Nam – Thanh Hoá còn có sông Bạng dài 35 km, chảy từ Như Xuân

qua Tĩnh Gia, đổ ra cửa biển Lạch Bạng. Sông đào nhà Lê từ Đồng Cổ (Thiệu
Yên) chảy qua các huyện miền xuôi đến sông Bà Hoà giáp Nghệ An.
9
Bờ biển Thanh Hoá trải dài từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng
Xương vào hết địa phận Tĩnh Gia. Dọc bờ biển có 6 cửa sông chính là cửa
sông Hoạt (chảy ra biển ở địa phận Nga Thái), cửa sông Lèn (chảy ra biển ở
địa phận xã Nga Bạch), cửa Lạch Trường (chảy qua địa phận xã Hải Lộc và
Hoằng Trường), cửa Hới (chảy qua địa phận Hoằng Hoá, Quảng Xương), cửa
Lạch Ghép (chảy ra biển ở địa phận xã Quảng Nham và Hải Châu), cửa Lạch
Bạng (chảy ra biển ở địa phận xã Hải Thanh và Hải Bình).
Do tính chất địa lý bị chia cắt nhiều tiểu vùng bởi các con sông và núi, đồi
chạy từ Tây sang Đông tạo ra các vùng tiểu nhiệt đới, có sự chênh lệch lớn
giữa các khu vực nên Thanh Hoá có khí hậu tương đối phức tạp, thuộc khí
hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông lạnh, có sương giá, sương muối và ít mưa;
mùa hè nóng, có gió Tây khô và nhiều mưa. Đặc điểm đó đã có tác động sâu
sắc tới đời sống sinh hoạt và lao động của người dân Thanh Hoá.
Do đặc điểm Thanh Hoá có bờ biển dài, mạng lưới sông dày,… tạo nên
những môi trường sinh thái đa dạng đã tác động sâu sắc đến điều kiện sinh
sống, đến đời sống lao động, đến tính cách và khí chất con người trong mỗi
vùng Thanh Hoá. Bên cạnh đó, nó cũng có tác động mạnh mẽ tới những cảm
hứng sáng tạo về văn hoá – nghệ thuật, tạo nên mầu sắc chung cho văn hoá
nghệ thuật Việt Nam và bản sắc riêng của văn hoá – nghệ thuật Thanh Hoá,
trong đó có nghệ thuật âm nhạc.
“Thanh Hóa không phải chỉ là một Tỉnh, đó là một Xứ” (Pierre Pasquier –
“Thanh Hóa” – 1931). [69, sđd, tr.270]. “Xứ”, theo Từ điển tiếng Việt thông
dụng: “khu vực địa lý có những đặc điểm chung”, theo Từ điển tiếng Việt:
“một miền của đất nước”. Giáo sư Trần Quốc Vượng (được biết đến “là người
theo chủ thuyết địa – văn hóa, địa – lịch sử), Giáo sư Phan Ngọc trong “Bản
sắc văn hóa Việt Nam”, Giáo sư – Viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong “Cơ sở văn
hóa Việt Nam” đều nói đến Xứ như là “vùng văn hóa”. Kế tục tư tưởng này,

10
trong khuôn khổ công trình nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử dụng danh
từ “Âm nhạc Xứ Thanh” như là một thuật ngữ văn hóa học với ý đối tượng
nghiên cứu là: âm nhạc dân gian trong giới hạn không gian đồng nhất với địa
giới của tỉnh Thanh Hóa; nói cách khác, “Xứ Thanh” ở đây được hiểu như là
Thanh Hóa ngày nay, việc sử dụng “xứ Thanh” hay “Thanh Hóa” tại mỗi câu,
đoạn nhằm mục đích giải quyết vấn đề “cú pháp” trong văn học chứ không
nhằm phân biệt địa giới hành chính hay giới hạn của không gian văn hóa được
nghiên cứu.
1.2. Những cơ sở hình thành lễ hội:
1.2.1. Khái niệm về lễ hội:
Văn hoá dân gian xứ Thanh – nền văn hoá hình thành và phát triển trên nền
văn hoá Đông Sơn thời các Vua Hùng – nằm trong cái nôi chung của văn hoá
dân gian người Việt, cũng bao gồm những lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền
thống xứ Thanh thể hiện ý chí tín ngưỡng cũng như đặc điểm nhận thức văn
hoá của người Việt cổ xứ Thanh gắn liền với tín ngưỡng và nhận thức chung
của cộng đồng người Việt và thể hiện phần nào cái riêng của người dân bản
xứ. Nền văn hoá đó, trong quá trình hình thành và phát triển đã hình thành và
phát triển các lễ hội và nội dung lễ hội.
Trong năm, vào những thời điểm ngoài mùa vụ sản xuất, đặc biệt vào mùa
xuân, là dịp mà cộng đồng người Việt thể hiện đời sống văn hoá của mình khá
rõ ràng; đây cũng là dịp lễ hội được tổ chức nhiều nhất, là dịp để mọi người
có thể tề tựu, tập trung lại để cùng nhau sống cuộc sống văn hoá cộng đồng.
Lễ hội dân gian là một loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Việt
xưa, được hình thành bởi ý thức cũng như đặc điểm nhận thức của nhân dân,
là một loại hình sinh hoạt văn hoá chủ đạo trong cuộc sống dân gian. Hình
thức sinh hoạt cộng đồng này tồn tại trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc
và ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc đảm bảo đời sống văn hoá
11
cũng như việc truyền tụng cho các thế hệ trong dân cư về văn hoá và lịch sử

dân tộc.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, TSKH Trần Ngọc Thêm
nhận xét về lễ hội như sau:
– Phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn: Tạ ơn và cầu xin thần linh
bảo trợ cho cuộc sống của mình… [52, tr.303]
– Phần hội gồm các trò vui chơi giải trí hết sức phong phú, phần lớn
được xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nông
nghiệp. [52, tr.306].
Một ý kiến khác của tác giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn “Tín ngưỡng và
văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” khẳng định rằng:
… Trong ngày hội không chỉ có tế lễ, rước và tục hèm, mà còn có
nhiều sinh hoạt văn hóa, các trò diễn mang tính nghi lễ và phong tục
[53, tr.24].
Như vậy, các tác giả đều chung quan điểm lễ hội bao gồm: phần lễ và phần
hội; Lễ là để cho người dân bày tỏ lòng thành kính của mình với những thần
thánh, tổ tông… bằng các hình thức cúng tế; hội là phần vui chơi giải trí, mà
ở đó người dân có thể nhảy múa, hát ca,… nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần
của mình.
1.2.2. Tục thờ thần linh (Thành Hoàng và Phúc Thần), yếu tố tâm linh:
Trong các làng xã của cộng đồng người Việt nói chung và Thanh Hoá nói
riêng, mỗi làng đều có Đình, Đền, Miếu thờ thần linh.
Nghiên cứu về các vị thần được tôn thành Thành Hoàng, Ngô Đức Thịnh
trong cuốn “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” có nhận định
rằng: Các vị thần linh có nguồn gốc là Nhiên thần, Thiên thần hoặc Nhân
thần. Ông cho rằng, các vị Thiên thần có nguồn gốc từ trời, “Thiên” là trời,
trong đó có cả các vị chưa được “nhân hóa” hay đã được nhân hóa [53,
12
tr.96]; Nhiên thần là các vị có nguồn gốc từ thiên nhiên như Thần nước (Thủy
thần), Thần đất (Thổ thần), Thần núi (Sơn thần), cũng có thể ở dạng các con
vật, đồ vật… [53, tr.98]; Nhân thần là các vị thần có công tích và vị thế xã hội

[53, tr.102].
Khảo sát thực tế cho thấy, thần được thờ ở Thanh Hóa có thể là Nhân thần,
Thiên thần hoặc Nhiên thần, nhưng tập trung nhất vẫn là thờ Nhân thần. Đó là
những nhân vật lịch sử có công đánh giặc giữ nước, cùng xây làng lập ấp
được dân làng tôn thành thần. Nhân thần ở Thanh Hóa là các bậc vua chúa,
tướng lĩnh, khoa bảng,… qua các thời kỳ như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê
Lai, Trần Khát Chân,…
Thần linh là niềm tự hào của dân làng, là linh hồn của cả cộng đồng. Dân
làng tin rằng thần linh chi phối mọi hoạt động, sinh hoạt, phong tục tập quán
của làng cho nên việc thờ phụng hết sức tôn nghiêm thành kính.
Lễ hội được tổ chức hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng trong cộng đồng
làng. Thứ nhất là để tưởng nhớ đến công lao của các vị Thần, ôn lại những
chiến tích hào hùng của ông cha, đồng thời để mong cầu sự che chở phù hộ độ
trì để dân làng làm ăn được “an khang thịnh vượng”. Thứ hai là để tổ chức
vui chơi giải trí sau một năm lao động vất vả bằng các hình thức biểu diễn, thi
thố tài năng, những hoạt động văn hóa nhằm ôn lại chiến tích của các vị anh
hùng,
Khi tổ chức lễ hội, tất cả những công việc từ lúc chuẩn bị đến khi thực hiện
đều do người làng đứng ra đảm nhiệm…. Trong dịp tế lễ lớn như vậy, không
kể những người trong làng mà còn thu hút khách thập phương ở nơi khác
cùng về dự hội. Đây là dịp để nhân dân bày tỏ lòng thành kính bằng các hình
thức cúng tế, cầu xin sự phù hộ che chở và những ước vọng của mình với các
Thần linh.

13
1.2.3. Thời điểm mở hội:
Những tục lệ ở mỗi làng quê được phản ánh khá rõ trong lễ hội, đó cũng là
bản sắc riêng của từng lễ hội. Nó gợi ra nhiều vấn đề về những tín ngưỡng xa
xưa dẫn ta tới cội nguồn lễ hội. Theo khảo sát thì lễ hội của người Việt xứ
Thanh thường kéo dài tới vài ngày, có thể từ 1, 2, 3 đến nhiều ngày tùy thuộc

vào tục lệ của mỗi làng.
Nếu căn cứ theo câu ca dao: “…Tháng giêng ăn tết ở nhà, tháng hai cờ bạc
tháng ba hội hè” thì hầu như thời điểm mở hội của các làng xã Việt Nam tập
trung vào tháng ba. Ở xứ Thanh thời điểm mở hội không phải chỉ trong tháng
ba mà ngay từ đầu tháng giêng nhiều làng đã bước vào hội và rải đều cho đến
tháng ba, một số ít lễ hội còn được tổ chức vào tháng 4 (Đền Đồng Cổ, Đền
Đún,…).
Trong một năm có nhiều kỳ lệ (khai hạ, đọc hương ước của làng, tục lệ
cơm mới, mừng mùa thu hoạch, đấu vật, đua thuyền, nghi lễ trong ba ngày tết
Nguyên đán…), mỗi kỳ lệ dân làng đều tổ chức tế lễ nhưng chỉ có một kỳ dân
làng tổ chức tế lễ linh đình đó là kỳ tế cầu phúc (hay kỳ phúc) hàng năm vào
mùa xuân, còn gọi là hội làng, với mục đích cầu mong sự bình an cho dân
làng. Trong những ngày này, ngoài phần tế, dân làng còn tổ chức các hình
thức vui chơi làm cho ngày hội thêm vui vẻ, linh đình; các trò diễn có nội
dung tái diễn lại chiến tích của các vị thần hoặc miêu tả đời sống lao động;
các làn điệu dân ca đặc sắc mang đậm sắc thái vùng miền.
Có thể kể đến các lễ hội được tổ chức trong kỳ tế cầu phúc như lễ hội đền
Độc Cước – Sầm Sơn; lễ hội làng Triềng – Yên Ninh, Yên Định; lễ hội Thành
hoàng làng – Hoằng Bột, Hoằng Lộc, Hoằng Hoá; lễ hội làng Cự Nham –
Quảng Xương,…
Cũng có những làng mở hội vào các dịp làm lễ Đản nhật như lễ hội Đền
Bưng; hoặc vào các ngày Chính kỵ như lễ hội Đền Đún;…
14
Theo lệ làng, trước ngày tổ chức lễ hội tất cả công việc cần thiết phải được
chuẩn bị rất chu đáo từ lễ đến hội. Ngoài các lễ hội được tổ chức hàng năm
còn có những lễ hội 3, 4 năm mới tổ chức một lần hoặc tổ chức lớn hơn vào
những năm được mùa. Đó là các lễ hội có quy mô lớn, có tiếng vang khắp cả
một vùng.
Theo các cụ cao niên ở Đông Anh kể lại thì lễ hội nghè Sâm ở Đông Anh –
Đông Sơn là một lễ hội có quy mô rất lớn cả ba tổng, chín xã đền tham dự, cứ

3 năm mới tổ chức một lần và được kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Các năm Thìn,
Tuất, Sửu, Mùi mở hội vào tháng riêng ở nghè Sâm. Các năm Tí, Ngọ, Mão,
Dậu là tổ chức tập trò, thi trò, lựa chọn những trò hay, đặc sắc để diễn ở nghè
Sâm.
“Ba năm một khoá trò lề
Lấy chồng hàng Tổng thì về mà coi”
Lễ hội Đền Độc Cước được tổ chức vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Cứ 4
năm tổ chức lễ hội lớn cho cả 4 làng là làng Núi, làng Cá Lập, làng Lương
Trung, làng Hới. Vào các năm mở hội, tất cả các làng rước kiệu về làng tổ
chức đã được quy định: năm Tí tổ chức ở làng Núi, năm Ngọ ở làng Lương
Trung, măm Mão ở làng Cá Lập, năm Dậu ở làng Hới. Đây là Lễ hội trong kỳ
tế Cầu phúc, tổ chức vào tháng hai, kéo dài 3 ngày (từ ngày 12 đến hết ngày
14 tháng 2) [60, tr.176].
Lễ hội Đền Đún (Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc) được tổ chức vào ngày kỵ Trần
Khát Chân từ ngày 23 đến hết ngày 25 tháng 4 hàng năm. Ngày 23 là ngày
yến tế, ngày 24 Đại tế diễn trò và ngày 25 tế nữ quan và diễn trò [61, tr.113].
Cũng có lễ hội không cố định cụ thể về thời gian. Làng Duy Tinh có lệ
trong vòng 14 ngày, từ ngày 1 đến 14 tháng 2 hàng năm, ngày nào là ngày
Đinh thì mở hội và chỉ tổ chức trong vòng một ngày [60, tr.204].
15
Lễ hội làng Duy Tinh có lệ rước thần Độc Cước, Đức Thánh Bà Hoàng
Cảm Linh Nhân và Đức Thánh Mẫu.
Như vậy, thời điểm mở hội được diễn ra hàng năm hoặc cách nhật 3, 4 năm
mới tổ chức một lần. Phần lớn các lễ hội được tổ chức trong dịp tế cầu phúc;
các lễ hội trong ngày Đản nhật, ngày Chính kỵ,… xuất hiện ít hơn.
1.2.4. Không gian tổ chức lễ hội:
Đình, đền, miếu là dấu tích vật chất của lễ hội, là cảnh quan trong không
gian văn hoá tâm linh có lịch sử lâu đời được gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Đây là nơi linh thiêng mà cả làng phải tôn thờ, là nơi thần ngự và tiến hành
của lễ hội.

Thanh Hoá có nhiều đình, đền, miếu thờ các vị thần linh. Tuy nhiên, tổ
chức lễ hội nhiều hơn cả là ở đình và đền. Đền là nơi Thần ngự, còn đình là
nơi thờ vọng Thần. Đình làng thường có vị trí xa làng, là nơi thoáng mát, rộng
rãi để có thể vừa thờ cúng, tế lễ vừa là nơi hội họp và tổ chức lễ hội hàng
năm. Kiến trúc của đình thường được thiết kế theo hình chữ “Đinh”. Gian
trong là hậu cung là nơi linh thiêng nhất của đình, dành để thờ cúng. Trên ban
thờ đặt tượng, ngai có phủ tấm lụa màu đỏ hoặc vàng, có mũ và áo của thần,
có tráp hoặc hộp sơn son thiếp vàng đựng sắc phong Thành hoàng; trước hậu
cung có bày hương án, đồ bát bửu; gian ngoài là tiền tế (đình ngoài), là nơi
tiến hành các nghi lễ tế tự, dâng đồ cúng tế, hai bên tả hữu có bục để các vị
chức sắc trong làng hội họp. Đền cũng có kiến trúc gần như đình nhưng diện
tích nhỏ hơn.
Không gian tế (phần lễ) là ở trong hoặc trên sân đình, đền nhằm bày tỏ lòng
nhớ ơn tới công đức của các vị thần, bày tỏ tấm lòng thành kính và thể hiện
đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
16
Không gian hội (phần hội) ở ngoài sân đình, sân đền hoặc ở bãi đất rộng
(nền áng) của làng. Phần hội là để thoả mãn nhu cầu tâm lý giải trí, vui chơi
sau một năm lao động vất vả của cả cộng đồng làng.
1.3. Các dạng lễ hội
Có thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ thần linh, thờ các vị anh hùng có công
đánh đuổi giặc ngoại xâm trong qúa khứ hào hùng của dân tộc là mục đích
đầu tiên thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Sau đó là để
thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi sau một chu kỳ lao động vất vả.
Các vị anh hùng được nhân dân tôn thành các bậc Hiển thánh trải qua các
thời kỳ lịch sử được nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức tế lễ thờ cúng,
và đây cũng là không gian tổ chức lễ hội.
Bên cạnh quần thể đền thờ các vị anh hùng dân tộc, Thanh Hoá còn ghi
nhận các vị tướng là người ngoại bang, mà tiêu biểu là thờ cha con Lê Ngọc
(Thánh lưỡng ngũ vị) người Trung Quốc trong giai đoạn cuối thời nhà Tuỳ.

Đặc biệt là thờ Đức vua chàng út (con út của Lê Ngọc).
Mỗi lễ hội mang một đặc trưng riêng thể hiện phong tục, tập quán của mỗi
địa phương, phản ánh văn hoá tín ngưỡng vùng miền, tiêu biểu là ba vùng:
miền núi, miền quê và miền biển.
Đại diện cho lễ hội miền biển là các lễ hội làng Cự Nham, lễ hội làng Hải
Thanh…; thờ thần núi như lễ hội Thần Độc Cước,…; các lễ hội vùng quê có
thể kể dến là lễ hội nghè Sâm, lễ hội Cổ Bôn, lễ hội đền Mưng,… Xét về nội
dung, hình thức các lễ hội, có thể tạm chia thành hai nhóm chính là lễ hội tín
ngưỡng phong tục và lễ hội lịch sử.
1.3.1. Lễ hội tín ngưỡng phong tục:
Các lễ hội tín ngưỡng phong tục đọng lại rất nhiều những đặc điểm phồn
thực, thể hiện rõ nhất trong hội.
17
Tín ngưỡng phồn thực mong cầu sự sinh sôi nảy nở của con người có thể
gặp trong lễ hội làng Thiết Đanh (Yên Định), thể hiện trong nội dung kéo trò
Chụt vào lúc trời còn tối (sáng tinh mơ). Đây là một trò diễn thô phác, đơn
giản, diễn xướng mang tính tự do. Kéo trò Chụt hàng năm để mong cầu “giải
hạn” và thể hiện sự sống phát triển mãi không bao giờ dừng lại.
Tập trung hơn cả là những tư duy về cảm xúc đối với nghề nông ở xứ
Thanh, thể hiện qua tín ngưỡng phồn thực, đó là mong cầu cho sự sinh sôi nảy
nở của cây trồng, mùa màng tươi tốt,… có thể cho rằng đó là văn hóa nông
nghiệp của cư dân người Việt cổ trong thời đại Đông Sơn… Do vậy, tín
ngưỡng nông nghiệp là đặc điểm chung trong các lễ hội của người Việt xứ
Thanh. Tuy nhiên, tín ngưỡng nông nghiệp không đứng riêng lẻ mà kết hợp
với các tín ngưỡng khác tạo nên màu sắc đa dạng cho lễ hội. Tiêu biểu cho sự
kết hợp đó là tín ngưỡng nông nghiệp kết hợp với tín ngưỡng núi; kết hợp với
tín ngưỡng sông, biển; kết hợp với văn hoá nho giáo;… tất cả lại được kết hợp
với tín ngưỡng thần linh tạo nên sự phong phú, đa dạng.
Các lễ hội vùng quê tập trung nhất, tiêu biểu nhất là ở các nơi thờ Thánh
ngưỡng ngũ vị (thờ cha con Lê Ngọc), trải dài từ phía Nam – Đông Sơn đến

phía Bắc – Nông Cống. Nơi thờ chính là Đền Sâm (Đông Anh, Đông Sơn);
các nơi khác như ở Đền Sòng và các miếu nhỏ ở Thọ Xuân; Như Xuân; Tĩnh
Gia. Và Nông Cống là nơi Chàng út Đại vương “hoá” đã được nhân dân lập
nhiều Đền thờ như: Đền Mối, Đền Ối, Đền Mưng (thờ Thánh Lưỡng Tham
Xung Tá quốc), thờ Vua Bà Tam Giang ở Ngã Ba Vua Bà (xã Trung Thành,
huyện Nông Cống);…
Dân Thanh Hoá xưa còn truyền tụng Thánh Lưỡng có “Cửu thập lục từ”,
nghĩa là có 96 đền thờ ông. Đây là hiện tượng thờ Hạt máu rơi khá phổ biến ở
Thanh Hoá [60, tr.379].
18
Các đền thờ Đức Thánh Lưỡng trải dài từ Vĩnh Lộc, Hà Trung, Thiệu
Yên,… đậm đặc nhất là ở Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống.
Cha con Lê Ngọc là người Trung Quốc nhưng đã hoà nhập được với đời
sống cộng đồng người Việt, cụ thể là người Thanh Hoá. Do vậy, nhân dân
Thanh Hoá tỏ lòng biết ơn tới công đức của họ. Việc tổ chức thờ cúng họ đã
thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ của người dân Thanh Hoá.
Các vị Thành hoàng có công âm phù báo mộng giúp vua dẹp giặc cũng là
hiện tượng phổ biến trong các lễ hội vùng quê, tiêu biểu như: Làng Cổ Bôn,
Đông Thanh, Đông Sơn có Thành hoàng làng Ngọc Tích (Đế Thích), hiệu là
Đức Thánh Cả báo mộng giúp vua nhà Trần thắng giặc Nguyên – Mông, dẫn
đường cho Lê Lợi tiến quân tiêu diệt giặc Minh; Thành hoàng làng Phúc
Triền là Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi, là một nho thần thời Lê
Trung Hưng, được phong Phúc thần; Thành Hoàng làng Kim Bôi là Đặng
quận công Nguyễn Khải, con trai của tướng công Nguyễn Văn Nghi – Hặch
Bạch Đại Vương;…
Bên cạnh các lễ hội vùng quê, các lễ hội đại diện cho tín ngưỡng sông,
biển, núi cũng là hiện tượng đặc trưng ở Thanh Hoá.
Các lễ hội vùng sông, biển, cửa lạch có tục thờ Tứ vị Hồng nương và thờ
thần Núi (Độc Cước, Cao Sơn) là hai hiện tượng tiêu biểu cho tín ngưỡng
sông, biển và tín ngưỡng núi thể hiện văn hoá tâm linh của người dân vùng

này.
Thờ Tứ vị Hồng nương tập trung ở cửa biển lớn, dọc các làng ven biển. ở
Quảng Xương có 13 nơi thờ, tiêu biểu là làng Cự Nham – nằm ở cực Đông
Nam huyện Quảng Xương. Phía Bắc của làng có cửa sông Lạch Ghép là đoạn
sông nối từ biển lên đến Phà Ghép. Trong lễ hội có tục múc nước và cát giữa
sông để thờ, tổ chức bơi thuyền trong lễ hội, Lễ hội làng Cự Nham đại diện
cho lễ hội cửa lạch, nằm trong văn hoá cửa lạch; làng chài ở xã Hải Thanh,
19
huyện Tĩnh gia là một làng chuyên nghề đánh bắt cá biển, có cửa lạch lớn, tàu
thuyền hàng ngày ra vào tấp nập. Đền thờ Tứ vị Hồng nương ở một vị trí trên
gò đất cao nằm sát ven biển, hướng đền quay ra biển lớn, ngày ngày tàu bè
tấp nập ra vào nơi cửa lạch đều cầu mong và tạ ơn Thần đã phù hộ độ trì cho
đoàn thuyền đánh cá được thuận buồm xuôi gió. Đây cũng là mảnh đất sinh ra
thể loại hát Khúc (khúc hát ru), hát Nhật trình, hò Hái củi, hát Trống vả.
Thờ thần sông – thần biển, cửa lạch để công cầu thần phù hộ được thuận
buồm xuôi gió, đời sống yên lành,… tỏ rõ tâm linh người dân vùng sông nước
Thanh Hoá.
Đại diện cho tín ngưỡng núi là Thần Độc Cước được thờ ở Hòn Cổ Giải,
nằm ở mỏm núi Trường Lệ, Sầm Sơn. Là một vị thần trị tà ma quỷ quái bằng
cách xẻ thân mình thành hai nửa, mỗi nửa đứng một chân. Một nửa trên cạn
để trừ tà ma trên đất liền, một nửa ở dưới biển trừ bọn quỷ dữ ở biển Đông,
đem lại cho dân làng cuộc sống ấm no, yên bình. Dấu vết của tín ngưỡng núi
rừng được biểu hiện qua Tục lệ thờ thủ trâu sống trong ngày hội rước kiệu.
Thờ thần núi còn gặp ở nhiều nơi khác như thờ Thành hoàng Cao Sơn Độc
Cước ở Làng Duy Tinh, Văn Lộc, Hậu Lộc; thờ Cao Sơn Đại Vương ở làng
Vạc, Thiệu Đô, Thiệu Hoá;…
Nhìn chung lễ hội tín ngưỡng nông nghiệp thể hiện rất rõ bản sắc địa
phương. Bên cạnh phần lễ rất uy nghi, nghiêm chỉnh là phần hội với những
trò diễn, diễn xướng, những làn điệu dân ca ghi lại nhiều dấu ấn độc đáo của
nền văn hóa, văn minh nông nghiệp xứ Thanh.

1.3.2. Lễ hội lịch sử:
Lễ hội lịch sử được hình thành trên một sự kiện lịch sử diễn ra tại địa
phương, trong các sự kiện đó nổi bật lên một số nhân vật điển hình có ảnh
hưởng lớn đến cả cộng đồng, đó là những người anh hùng có công đánh giặc
ngoại xâm trong quá khứ hào hùng trên đất Thanh Hoá. Các lễ hội lịch sử
20
được tổ chức để tưởng niệm đến những con người có thực, tiêu biểu cho cả
quá trình chiến đấu và xây dựng của cả cộng đồng để hình thành nên cuộc
sống tốt đẹp hơn ngay trên quê hương của mình. Đại diện cho lễ hội lịch sử là
lễ hội làng Xuân Phả, lễ hội Bà Triệu, lễ hội Đền Đún, lễ hội Trần Khát
Chân,…
Lễ hội bà Triệu – làng Phú Điền, Triệu Lộc, Hậu Lộc là lễ hội được hình
thành trên một sự kiện lịch sử thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoa
thống trị lần thứ hai, làm sống lại tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất
khuất và tài năng xuất chúng của bà Triệu. Trong lễ hội có trò Ngô Triệu giao
quân diễn tả lại cuộc đánh nhau giữa hai bên, bên nào thắng là quân Bà Triệu,
bên thua sẽ là quân Ngô. Đạo cụ diễn trò là gậy, gộc,… khi có hiệu lệnh cả
hai bên lao vào đánh nhau, thậm chí có người còn bị chảy máu,… nhưng tất
cả đều vui vẻ, hả hê, không trách cứ người đánh vào mình. Diễn tả lại cảnh Bà
Triệu đánh nhau với quân Ngô để ôn lại quá khứ hào hùng của Bà Triệu, tinh
thần yêu nước và ý chí quật cường của bà sống mãi trong lòng nhân dân
Thanh Hoá.
Lễ hội Đền Thánh Tến gắn với sự kiện Lê Phụng Hiểu thời Lý Thái Tổ có
công bảo vệ ngai vàng cho thái tử Phật Mã (sau đó lên ngôi là vua Lý Thái
Tông), dẹp được “Loạn tam vương” tranh giành ngôi vua, có công đánh thắng
quân Chiêm Thành ở phía Nam,… Lễ hội Đền Thánh Tến được tổ chức kéo
dài từ tháng 11 đến hết tháng 2, trong đó ngày 8 tháng 2 mới là ngày Đại tế, là
ngày vui nhất, nô nức nhất của dân làng. Trong Tế Thánh có hát múa Chèo
chải để chầu Thánh. Không gian diễn Chèo chải là sân Đền vừa để cho Thánh
ngự lãm vừa để cho dân làng được xem.

Lễ hội đền Đún thờ Thánh lưỡng Trần Khát Chân gắn với sự kiện chiến
thắng Chế Bồng Nga (vua Chiêm Thành) trên sông Hoàng Giang, ca ngợi sự
anh dũng hy sinh của ông khi bị Hồ Quý Ly giết chết, Trong ba ngày lễ hội
21
đều hát Ca công để thờ Thánh và diễn xướng Chèo Chải với những chi tiết
múa hát xếp thành hai chữ “cầu phúc”, nội cung chủ yếu ca ngợi công tích
của Trần Khát Chân.
Lễ hội làng Xuân Phả gắn với sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn. Hệ thống trò
diễn Xuân phả mang khí thế Đại Việt thế kỷ XV sau thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn. Trò Xuân Phả là một minh chứng của một chặng đường phát
triển từ dân gian bước vào cung đình và từ cung đình lại trở về dân gian để
tồn tại. Lễ hội Xuân Phả có thể xếp vào lễ hội lịch sử vì đây chính là những
mảnh vụn của điệu múa chư hầu lai triều được sáng tác thời vua Lê Thái
Tông – một tác phẩm nghệ thuật cung đình đầu tiên của nước ta như nhiều nhà
nghiên cứu đã khẳng định.
1.4. Tiến trình Lễ hội
1.4.1. Chuẩn bị cỗ bàn
Chuẩn bị cỗ là một vấn đề rất quan trọng cho lễ hội. Ở các làng xã nói
chung thường chuẩn bị hai loại cỗ là cỗ chính và cỗ chay. Tuy nhiên, một số
nơi còn phải chuẩn bị những vật phẩm riêng theo phong tục của làng. Tất cả
những vật phẩm làm cỗ là đặc sản của quê hương, do chính dân làng tự làm
để dâng Thần.
Cỗ chính là loại cỗ mặn, thường gồm xôi, gà, thủ lợn, trầu, rượu, vàng,
hương,… Cư dân vùng biển còn chuẩn bị cá sống, hoặc cá nướng, có nơi còn
làm thuyền bằng giấy để dâng Thần trong những dịp này.
Cỗ chay là các loại hoa quả, các loại bánh làm bằng bột gạo hoặc bột mỳ –
loại bột ngon nhất do chính dân làng làm nên.
Sau khi tế thần, chủ tế thụ lộc đem chia cho dân làng hoặc sau đó tập trung
ở một nơi rộng rãi để cùng ăn uống, nói chuyện hàn huyên. Họ quan niệm
rằng “một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần” nên ai cũng muốn có mặt

ở đó để được hưởng chút lộc của Thần.
22
1.4.2. Trang phục:
– Trang phục tế
Trang phục của đội tế thường là áo thụng dài màu xanh hoặc đỏ, đầu đội, đi
giày vải. Riêng chủ tế áo có thêu rồng, đi giày mũi cong, đầu đội mũ võ; hai
bồi tế mặc áo không thêu rồng, đội mũ quan văn; chấp sự mặc áo thụng đen,
đầu đồi mũ tế, chân không đi giày. Nếu là tế Nữ quan mặc áo dài trắng hoặc
đỏ, quần trắng quấn khăn vành rây trên đầu.
– Trang phục hội
+ Đồng phục:
Xưa kia, đến với hội ai cũng muốn mình đẹp hơn những ngày bình thường,
người ta thường lựa chọn những bộ quần áo đẹp nhất của mình để tham gia
hát Ghẹo giao lưu với nhau. Tuy nhiên, khi đã có tổ chức, có những hình thức
sinh hoạt văn nghệ mang tính quy mô, có sự lựa chọn về diễn viên thì trang
phục đã trở thành một quy định được chuẩn bị trước nhiều ngày.
Trang phục giống nhau đồng bộ cho tất cả diễn viên bao giờ cũng ở những
tiết mục, những thể loại hát mang tính tập thể, diễn xướng đồng bộ như: múa
đèn; chèo chải;…
Trang phục loại này có xu hướng phát triển theo phong cách ăn mặc của
nhân dân Việt Nam nói chung: từ váy đen (kiểu váy đụp), áo yếm đến áo “mớ
ba mớ bảy”, rồi quần lụa, áo xẻ tà (kiểu áo bà ba). Cho dù thay đổi thế nào thì
khi hát tập thể người ta cũng mặc trang phục đồng đều cho cả đội.
+ Trang phục theo nhân vật:
Nói đến nhân vật là nói đến trò diễn. Nói cách khác là có trò diễn mới có
nhân vật. Mỗi trò diễn có một cốt truyện với những nhân vật khác nhau, do đó
hóa trang không chỉ trên khuôn mặt mà còn phải có trang phục phù hợp với
nhân vật đó.
23
Ta thử hình dung, có bao nhiêu nhât vật trong hệ thống trò diễn ở Thanh

Hóa, sẽ có bấy nhiêu trang phục khác nhau. Tuy nhiên, có thể quy tụ lại thành
các nhóm như sau:
Nhóm trang phục dành cho quần chúng nhân dân:
Nhân dân với nhiều thân phận khác nhau, có thể đoán định họ qua trang
phục và hóa trang như: mẹ Mõ ăn mặc theo kiểu quần áo xưa (váy đụp, áo xẻ
tà hoặc quần áo mớ ba mớ bảy), trang điểm xấu xí, mặt bị rỗ; cu Sứt ăn mặc
luộm thuộm, môi bị sứt; nông dân mặc quần áo màu nâu, buộc dây vải trên
đầu như người nông dân bình thường; thầy địa lý mặc áo dài đen, đội mũ xếp
đen, tay cầm la bàn; anh đánh bạc quần áo xộc xệch, tay xóc đĩa;…
Nhóm trang phục dành cho những nhân vật quyền thế:
Những nhân vật quan võ của Việt Nam thường mặc quần trắng, áo dài đỏ
có thắt dây đai, hông đeo kiếm, đầu đội mũ xếp vàng hoặc mũ thêu rồng, đi
giày mũi cong (nhân vật Lưu Quân Bình); mặc quần áo màu xanh hoặc vàng,
có thêu hoa văn sặc sỡ (nhân vật Nữ quan – trò Nữ Quan).
Nhóm trang phục dành cho những nhân vật hư cấu:
Trong trò Tiên Cuội, nhân vật Tiên là người trên trời, do đó trang phục đã
có sự cách điệu cho khác với người phàm trần. Tiên mặc áo dài năm thân màu
đỏ, quần trắng, đầu đội khăn Hàn ba tầng với ba màu sắc khác nhau (Trắng,
vàng, xanh); đỉnh đầu đội mũ Cánh Tiên hình lưỡng long chầu nguyệt.
Nhóm trang phục dành cho những nhân vật ngoại bang:
Nhân vật là người ngoại bang trong các trò diễn không chỉ mặc quần áo cho
giống người nước đó, mà còn phải chuẩn bị cả những dụng cụ có liên quan.
Nhân vật chú khách, Ngô già (trò Ngô – Đông Anh) được mặc trang phục
giống như những người Tàu, quần rộng, áo thụng lửng dài, đội mũ rộng vành,
hàm răng cũng được “chỉnh sửa” bằng cách lấy cây dứa gai (loại dứa trồng
làm hàng rào) bóc lấy phần cuống lá có màu trắng, bẻ một đoạn dài bằng hàm
24
răng rồi nhét vào hàm răng trên. Ngày xưa người dân Việt Nam nhuộm răng
màu đen nên phải hóa trang cho giống Tàu có răng trắng, khi hóa trang như
vậy, các nhân vật người Tàu vừa có giọng nói lơ lớ giống người Tàu nói tiếng

Việt, vừa có hàm răng trắng và “hô” (những người có hàm răng trên chìa ra
ngoài) rất hài hước.
Nhân vật Chúa (trò Ai Lao, Chiêm Thành, Loa Lang,…) mặc áo thụng màu
đỏ hoặc xanh lam, nẹp màu hoặc không có nẹp, ngực áo có mặt nguyệt và đôi
rồng chầu. Quần dài trắng, thắt lưng bằng lụa màu đỏ hoặc không có thắt
lưng, đội mũ cách chuồn, trước mũ có hoa văn mặt nguyệt, đi giày mũi cong.
1.4.3. Nhạc cụ, đạo cụ
Nhạc cụ và đạo cụ cũng là một trong những khâu chuẩn bị quan trọng,
được trang bị gắn với từng tiết mục từ giai đoạn luyện tập.
Nhạc cụ của người Việt xứ Thanh đề cao vai trò của bộ gõ, đặc biệt là
trống phách, ít sử dụng nhạc cụ dây và hơi.
Dàn nhạc tế tuy có đầy đủ cả 4 nhóm: dây, hơi, màng rung và tự thân vang
(mục 3.1.1.2) nhưng vai trò đi bè dẫn chủ yếu do nhóm màng rung đảm nhiệm
còn nhóm tự thân vang có vai trò giữ nhịp phách và tạo tiết tấu so le với bè
dẫn.
Nhạc cụ đệm cho hát thường sử dụng trống bản và mõ. Trống bản đánh tiết
tấu đệm phụ họa với những tiết tấu đặc trưng phù hợp với tính chất của bài
hát, còn mõ giữ nhịp đều đặn. Trong diễn trò, trống bản và mõ còn đảm
nhiệm việc đánh tiết tấu phần mở đầu, kết thúc, hoặc đánh điểm khi nhân vật
đối thoại. Sau này một số nơi còn dùng đàn nhị đệm hát bằng cách đi cùng
giai điệu với giai điệu của bài hát.
Đạo cụ dùng trong trò diễn, diễn xướng rất đa dạng, từ những đồ vật dùng
trong đời sống đến những đạo cụ chế tác riêng cho từng nhân vật. Có thể quy
tụ thành hai nhóm:
25
Nhóm đạo cụ đồng bộ: Dành cho những tiết mục biểu diễn tập thể bao gồm
mái chèo, quạt giấy (chèo chải); cờ nhỏ (chèo chải, Tiên Cuội); mặt nạ, xênh
(Xuân Phả); đĩa đèn (Múa đèn).
Nhóm đạo cụ cho nhân vật: Đạo cụ dành cho nhân vật nhằm mục đích phản
ánh rõ tính cách, công việc, bản chất của nhân vật đó. Do vậy, nhóm đạo cụ

này rất đa dạng, thậm chí có những nhân vật còn mang nhiều đạo cụ khác
nhau để trình diễn. Đạo cụ dạng này là những vật dụng trong đời sống, bao
gồm: hương, bát nhang (trò Thiếp, Kỳ phúc,…); mõ (Tiên Cuội); ô đen, quạt
giấy (trò Ngô);… và cả những đạo cụ tự chế như trong trò Ngô ở Đông Anh
có một thứ đồ chơi gọi là “cái xiềng cái xò” được làm bằng một ống nứa
khoét ở giữa, bên trong có một “con sâu” nhiều màu sắc có thể bật thành
nhiều vòng rất đẹp mắt. Ngô già dùng đồ chơi này để làm trò, nhằm gây chú
ý, thu hút sự tập trung của dân làng.
1.4.4. Nghi thức tế lễ
Phần lễ của lễ hội quan trọng nhất là nghi thức tế lễ, tế được quy định chặt
chẽ, đòi hỏi sự chuẩn bị công phu và trang nghiêm. Những người thực hiện tế
là Chủ tế, hai Bồi tế, Đông xướng, Tây xướng và các Chấp sự.
Mỗi vị thần linh có một tư chất, một phong thái riêng,… do đó mỗi nghi
thức tế có một đặc điểm riêng phù hợp với từng vị thần linh. Tuy nhiên, trong
một lễ hội bao giờ cũng phải có đầy đủ ba nghi thức: rước kiệu, tế lễ và sinh
hoạt văn hóa theo phong tục.
1.4.4.1. Rước kiệu
Trong lễ hội không thể thiếu phần rước kiệu. Khi rước kiệu là đã phô
trương danh thế của Thần, tạo ra không khí sôi động tưng bừng, thu hút mọi
người hướng về cội nguồn. Nhìn chung, các hình thức rước kiệu tương đối
đồng nhất. Rước Thánh thẻ, bài vị hoặc rước cỗ, từ các làng đến trung tâm
của lễ hội ở Đền, Đình, Nghè,… Một số tục lệ có hình thức khác như tục rước
nhạc trong lễ hội truyền thống cuội nguồn để tìm ra cái nhìn tổng quát, tổng lực. Là người được sinh ra và lớn lên tại quê nhà Thanh Hoá, tác giả luận ánluôn tận tâm với những đề tài nghiên cứu và điều tra âm nhạc tại quê nhà của mình. “ Âm nhạc trong lễ hội truyền thống cuội nguồn của người Việt xứ Thanh ” là đề tài đangcòn bỏ ngỏ, chưa được nhiều người chăm sóc khám phá, tác giả đã lựa chọnlàm khu công trình điều tra và nghiên cứu cho luận án này. Luận án nhằm mục đích nêu bật những nét đặc trưng qua việc nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận cácgiá trị nghệ thuật và thẩm mỹ âm nhạc độc lạ, phong phú của âm nhạc dân gian qua hệthống âm nhạc dân gian của người Việt xứ Thanh. Khẳng định những giá trịxã hội và những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật rực rỡ về âm nhạc dân gian người Việt ởThanh Hoá. 2. Phương pháp nghiên cứuĐể triển khai xong bản luận án này, chúng tôi đã sử dụng những chiêu thức sau : – Phương pháp nghiên cứu và điều tra liên ngành ( Dân tộc học, Văn hóa học, Âm nhạchọc, Thống kê, … ). – Phương pháp khảo sát thực địa ( điền dã, sưu tầm, thu thanh, quay phim, chụp ảnh, ghi chép tài liệu trực tiếp qua nghệ nhân, ) – Phương pháp tổng hợp, thống kê, nghiên cứu và phân tích, chứng tỏ, so sánh, để tìm ranhững đặc trưng âm nhạc và giá trị nội dung thể loại. 3. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứuĐối tượng điều tra và nghiên cứu : Âm nhạc dân gian của người Việt ở tỉnh Thanh Hoá có trong lễ hội cổtruyền. Phạm vi nghiên cứu và điều tra : Tìm hiểu đặc thù âm nhạc trong những làn điệu dân ca ; trong những trò diễn, diễn xướng ; âm nhạc trong nghi thức tế Thành hoàng của người Việt ở ThanhHoá bằng giải pháp nghiên cứu và phân tích, so sánh với một số ít làn điệu thuộc những thểloại dân ca của vùng miền khác để làm sáng tỏ đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu. Nghiên cứu để làm điển hình nổi bật vai trò, công dụng và đặc trưng âm nhạc dângian người Việt ở tỉnh Thanh Hóa. 4. Lịch sử điều tra và nghiên cứu đề tàiĐã có một số ít khu công trình được công bố tương quan đến âm nhạc dân gian củangười Việt ở Thanh Hoá như : sưu tầm 1 số ít chuyên nghiệp dân ca ; tập hợp mộtnhóm trò hay trò diễn dưới góc nhìn tiếp cận hoạt động và sinh hoạt văn hoá dân gian quavăn bản lời ca ; cạnh bên đó cũng có 1 số ít khu công trình nghiên cứu và điều tra âm nhạc, một số ít chuyên nghiệp được sưu tầm và ký âm trong tiến trình trước đây. 4.1. Các khu công trình dưới góc nhìn tiếp cận hoạt động và sinh hoạt văn hoá dân gian quavăn bản lời ca : Tư liệu đề cập tới trò diễn dân gian Thanh Hóa hoàn toàn có thể kể đến tiên phong làcuốn “ Thanh Hoá quan phong ” xuất bản năm 1903 của Vương Duy Trinh. Trong đó có đưa vào một số ít văn bản lời ca Múa đèn Đông Anh. Năm 1965 nhóm Lam Sơn do Giáo sư Vũ Ngọc Khánh chủ biên đã sưu tầmvà xuất bản cuốn “ Dân ca Thanh Hoá ” ; điều đáng ghi nhận ở khu công trình là sựtrình bày văn bản lời ca ; liệt kê và miêu tả những thể loại dân ca gồm có những tròdiễn, hò sông Mã, hát Cửa đình, hát Ghẹo … ; chưa đề cập đến một số ít thể loạimà theo chúng tôi là rất quan trọng, là dẫn chứng cho sự giao thoa vùngmiền giáp danh, giữa đồng bằng châu thổ Thanh Hóa với vùng đồng bằngchâu thổ Nghệ An. Đó là những thể loại hò Hái củi, hát Lịch trình, hát Trống vảcủa dân cư ven biển vùng Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa. Trong mạng lưới hệ thống trò diễn Thanh Hóa, vùng trò Đông Sơn tạo sự lôi cuốn chocác nhà nghiên cứu nhiều hơn cả. Năm 1988 Hoàng Khôi, Kim Lữ cho đăng “ Một số tư liệu tìm hiểu về Múa đèn ở Thanh Hoá ” trong cuốn Văn hoá dângian ; Vũ Ngọc Khánh đảm nhiệm sưu tập “ Trò Ngô ”, xuất bản năm 1988 ( tyVH – TH cấp giấy phép ) ; Được sưu tầm và khai thác vừa đủ nhất về phươngdiện văn hóa truyền thống dân gian là cuốn “ Trò diễn dân gian vùng Đông Sơn ”, xuất bảnnăm 1988 của tác giả Trần Thị Liên. Năm 2001 Lê Huy Trâm, Hoàng Anh Nhân cho ra đời cuốn “ Lễ tục lễ hộitruyền thống xứ Thanh ” ( Tập I ), năm 2005 liên tục xuất bản tập II ( Nhà xuấtbản Văn hoá dân tộc bản địa ). Đây là khu công trình được sưu tầm và biên soạn một cáchkhá rất đầy đủ những hoạt động giải trí diễn ra trong lễ hội, gồm có cả việc ghi chépvăn bản lời ca trong âm nhạc dân gian. Lẻ tẻ cũng có một số ít bài viết có tương quan đăng trên những tạp chí, đáng lưu ýhơn cả là phát hiện của tác giả Phạm Minh Khang với “ Trò hát thờ làngMưng, dấu vết còn lại của chiếng chèo Thanh ” đăng trên tạp chí Văn hóa dângian số 3, năm 2004. Những khu công trình trên là cơ sở tư liệu quan trọng giúp chúng tôi kiểmchứng trong thực tiễn trong quy trình tìm hiểu, khảo sát, thực thi luận án. 4.2. Các khu công trình sưu tầm và nghiên cứu và điều tra âm nhạc dân gian ThanhHóa : Trong khoảng chừng 60 năm, kể từ khi cán bộ Ban Âm nhạc ( thuộc vụ Văn hóadân gian ) mở màn đi khảo sát thực địa ở Thanh Hóa cho đến nay, đã có nhữngbài bản dân ca được công bố dưới dạng ký âm bải bản, hoặc một công trìnhnghiên cứu. 4.2.1. Tư liệu ký âm : Một số tư liệu được sưu tầm và ký âm hoàn toàn có thể kể đến : – Lê Quang Nghệ sưu tầm và ký âm trò “ Múa đèn Đông Anh ”, xuất bản năm1962. – Một số làn điệu Hò sông Mã trong cuốn “ Hò trong dân ca người Việt ”. – Lẻ tẻ một số ít bài hát Ghẹo, hát Múa quạt, những bài hát trong 1 số ít Trò diễnđược in trong những khu công trình nghiên cứu và điều tra mang tính tổng hợp về âm nhạcdân gian Nước Ta. 4.2.1. Công trình điều tra và nghiên cứu : Nối tiếp những thế hệ đi trước, bản thân tác giả là người yêu quý những lànđiệu dân ca của quê nhà mình, từ năm 1995 tác giả đã trực tiếp đi tìm hiểu, sưu tầm, ký âm chuyên nghiệp và bài bản, khám phá âm nhạc trong Múa đèn Đông Anh ; trống tếPhú Khê – Hoằng Hóa để làm những tiểu luận Đại học, năm 2002 – 2006 tiếptục tìm hiểu, khảo sát khám phá âm nhạc trong một số ít trò diễn để hoàn thànhluận văn Thạc sĩ. Năm 1997 nhóm tác giả Phạm Minh Khang, Hoàng Hải, Hoàng Anh Nhânđã cho ra đời cuốn “ Khảo sát trò Xuân Phả ”. Đây là khu công trình có sự đầu tưnghiên cứu sâu, đã dẫn chứng được những yếu tố đậm đặc mang phong cáchnghệ thuật cung đình biểu lộ qua phương pháp trình diễn cũng như nhữngđộng tác múa đặc trưng. Công trình cũng đã đề cập tới một số ít yếu tố âmnhạc, về thang âm điệu thức, tiết tấu, giai điệu, … Năm 1999 tác giả Đào Việt Hưng cũng đề cập tới một số ít chi tiết cụ thể về thangâm, điệu thức của trò Tiên Cuội và Múa đèn Đông Anh trong cuốn “ Tìm hiểuđiệu thức dân ca của người Việt – Bắc Trung Bộ ”. Năm 2003, Nguyễn Trung Liên điều tra và nghiên cứu âm nhạc Múa đèn Đông Anh đểlàm luận văn Thạc sĩ Văn hoá dân gian. Những khu công trình trên được tiếp cận ở nhiều góc nhìn khác nhau. Trên cơ sởđó, một số ít nhận định và đánh giá về âm nhạc dân gian Thanh Hóa đã được ghi nhận. Đâysẽ là những cơ sở lý luận giúp chúng tôi trong quá tình thực hiện luận án. 5. Mục đích của luận ánTìm hiểu, nghiên cứu và điều tra để nêu bật những đặc thù âm nhạc dân gian củangười Việt xứ Thanh. Khẳng định những nét độc lạ của âm nhạc dân gian Thanh Hoá qua hệthống âm nhạc trong lễ hội người Việt xứ Thanh. Bao gồm âm nhạc trong lễvà hội của người Việt ở Thanh Hoá. Chứng minh nghệ thuật và thẩm mỹ âm nhạc dân gian Thanh Hoá trong tổng thểnguyên hợp nhiều góc nhìn văn hóa truyền thống dân gian mang tính liên ngành. Đóng góp vào việc tìm hiểu và khám phá và phát huy nền âm nhạc dân gian quý báu củadân tộc Nước Ta. 6. Bố cục của luận ánNgoài phần mở màn, phần Tóm lại, tài liệu tìm hiểu thêm và phụ lục, luận vănchia làm ba chương : Chương 1 : Môi trường tự nhiên – Văn hóa xã hội tỉnh Thanh HóaChương 2 : Lễ hội truyền thống cuội nguồn xứ Thanh mang dấu ấn vùng miềnChương 3 : Âm nhạc trong lễ hộiCHƯƠNG 1M ÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN – VĂN HÓA Xà HỘI TỈNH THANH HÓA1. 1. Đặc điểm địa lý, văn hoá xã hội : Theo địa chí Thanh Hóa, Phủ Thanh Hóa có từ thời Lý ( năm Thuận Thiênthứ 1 ) ; qua những lần đổi thành trấn Thanh Đô ( năm Quang Thái thứ 10 – 1397 ), Phủ Thiên Xương ( 1430 ) hay còn gọi là Tây Đô, Thừa Tuyên ThanhHóa ( năm Quang Thuận thứ 7 – 1466 ), Thừa Tuyên Thanh Hoa ( năm QuangThuận thứ 10 – 1469 ), Trấn Thanh Hóa ( năm Gia Long thứ nhất – 1802 ), tỉnhThanh Hoa ( năm Minh Mệnh thứ 12 – 1831 ) ; đến năm Thiệu Trị thứ nhất ( 1841 ) chính thức đổi tên thành Tỉnh Thanh Hóa và sống sót tới thời nay ( Quốcsử quán triều Nguyễn, 1970 ). Thanh Hóa nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằngven biển miền Trung Nước Ta. Theo số liệu đo đạc văn minh của cục bản đồthì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19 ° 18 ‘ Bắc đến 20 ° 40 ‘ Bắc, kinh tuyến 104 ° 22 ‘ Đông đến 106 ° 05 ‘ Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh : Sơn La, Hòa Bình và NinhBình ; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An ; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn ( nước Lào ) với đường biên giới 192 km ; phía đông Thanh Hóa mở ra phầngiữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tíchtự nhiên của Thanh Hóa là 11.109 km², chia làm 3 vùng : đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². Theo kết quảđiều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có 3.400.239 người ; tỷ lệ dân số vàoloại trung bình : 305 người / km². Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc bản địa sinh sống, nhưng đa phần có 7 dân tộc bản địa là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm phần đông dân số của tỉnh và có địa phận phân bổ rộng khắp, những dân tộc bản địa khác có dân số và địa bạn sống thu hẹp hơn. Thanh Hoá hoàn toàn có thể tạm chia thành hai miền : miền núi và miền xuôi. Miềnnúi gồm những huyện : Thạch Thành, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Hoá, Bá Thước. Diện tích là : 8.118 kmMiền xuôi gồm : Thành phố Thanh Hoá, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn vàcác huyện : Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống, Đông Sơn, Thiệu Yên, VĩnhLộc, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia vớitổng diện tích quy hoạnh : 3.050 kmThanh Hoá có núi phủ bọc ba phía : Tây, Tây Bắc ( kết thúc bởi dãy TamĐiệp ), Tây Nam ( kết thúc bởi dãy núi đá thấp Q. Hoàng Mai ) và phía Đông cóbờ biển trải dài từ Bắc vào Nam. Từ Bắc vào Thanh Hoá phải vượt qua dãynúi đá vôi Tam Điệp và từ Thanh Hoá vào miền Trung phải vượt qua dãy núiđá thấp và rừng Quận Hoàng Mai – Hà Nội. Mạng lưới sông Thanh Hoá quy tụ thành 3 mạng lưới hệ thống là : sông Mã, sông Chu, sông Yên. Sông Mã là con sông lớn nhất Thanh Hoá, dài 242 km chảy từ tỉnhHoà Bình qua những huyện Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, ThiệuYên, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Hà Trung ; thuộc mạng lưới hệ thống này có sông Bưởi dài325 km, sông Hoạt dài 55 km, và những sông nhỏ khác như sông Cầu Chày, sông Tào, sông Trà Giang, sông Báo Văn. Sông Chu là sông lớn thứ hai, dài325 km, chảy từ huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Đông Sơn hoà vào cùngsông Mã ở Ngã Ba Đầu ; thuộc mạng lưới hệ thống sông này có sông Khao, sông Đặt, sông Đằng, sông Âm. Sông Yên phát nguồn từ huyện Như Xuân, dài 94 km, chảy qua huyện Nông Cống, Quảng Xương và đổ ra biển ở Hải Ninh ( Ghép ) ; thuộc mạng lưới hệ thống sông này có sông Nhơm, sông Hoàng, sông Thị Long. Ngoàira, ở cực Nam – Thanh Hoá còn có sông Bạng dài 35 km, chảy từ Như Xuânqua Tĩnh Gia, đổ ra cửa biển Lạch Bạng. Sông đào nhà Lê từ Đồng Cổ ( ThiệuYên ) chảy qua những huyện miền xuôi đến sông Bà Hoà giáp Nghệ An. Bờ biển Thanh Hoá trải dài từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, QuảngXương vào hết địa phận Tĩnh Gia. Dọc bờ biển có 6 cửa sông chính là cửasông Hoạt ( chảy ra biển ở địa phận Nga Thái ), cửa sông Lèn ( chảy ra biển ởđịa phận xã Nga Bạch ), cửa Lạch Trường ( chảy qua địa phận xã Hải Lộc vàHoằng Trường ), cửa Hới ( chảy qua địa phận Hoằng Hoá, Quảng Xương ), cửaLạch Ghép ( chảy ra biển ở địa phận xã Quảng Nham và Hải Châu ), cửa LạchBạng ( chảy ra biển ở địa phận xã Hải Thanh và Hải Bình ). Do đặc thù địa lý bị chia cắt nhiều tiểu vùng bởi những con sông và núi, đồichạy từ Tây sang Đông tạo ra những vùng tiểu nhiệt đới gió mùa, có sự chênh lệch lớngiữa những khu vực nên Thanh Hoá có khí hậu tương đối phức tạp, thuộc khíhậu nhiệt đới gió mùa gió mùa. Mùa Đông lạnh, có sương giá, sương muối và ít mưa ; mùa hè nóng, có gió Tây khô và nhiều mưa. Đặc điểm đó đã có ảnh hưởng tác động sâusắc tới đời sống hoạt động và sinh hoạt và lao động của người dân Thanh Hoá. Do đặc thù Thanh Hoá có bờ biển dài, mạng lưới sông dày, … tạo nênnhững môi trường sinh thái phong phú đã ảnh hưởng tác động thâm thúy đến điều kiện kèm theo sinhsống, đến đời sống lao động, đến tính cách và khí chất con người trong mỗivùng Thanh Hoá. Bên cạnh đó, nó cũng có tác động ảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ tới những cảmhứng phát minh sáng tạo về văn hoá – nghệ thuật và thẩm mỹ, tạo nên mầu sắc chung cho văn hoánghệ thuật Nước Ta và truyền thống riêng của văn hoá – nghệ thuật và thẩm mỹ Thanh Hoá, trong đó có thẩm mỹ và nghệ thuật âm nhạc. “ Thanh Hóa không phải chỉ là một Tỉnh, đó là một Xứ ” ( Pierre Pasquier – “ Thanh Hóa ” – 1931 ). [ 69, sđd, tr. 270 ]. “ Xứ ”, theo Từ điển tiếng Việt thôngdụng : “ khu vực địa lý có những đặc thù chung ”, theo Từ điển tiếng Việt : “ một miền của quốc gia ”. Giáo sư Trần Quốc Vượng ( được biết đến “ là ngườitheo chủ thuyết địa – văn hóa truyền thống, địa – lịch sử vẻ vang ), Giáo sư Phan Ngọc trong “ Bảnsắc văn hóa truyền thống Nước Ta ”, Giáo sư – Viện sĩ Trần Ngọc Thêm trong “ Cơ sở vănhóa Nước Ta ” đều nói đến Xứ như thể “ vùng văn hóa truyền thống ”. Kế tục tư tưởng này, 10 trong khuôn khổ khu công trình nghiên cứu và điều tra của luận án, chúng tôi sử dụng danhtừ “ Âm nhạc Xứ Thanh ” như thể một thuật ngữ văn hóa học với ý đối tượngnghiên cứu là : âm nhạc dân gian trong số lượng giới hạn khoảng trống giống hệt với địagiới của tỉnh Thanh Hóa ; nói cách khác, “ Xứ Thanh ” ở đây được hiểu như làThanh Hóa ngày này, việc sử dụng “ xứ Thanh ” hay “ Thanh Hóa ” tại mỗi câu, đoạn nhằm mục đích mục tiêu xử lý yếu tố “ cú pháp ” trong văn học chứ khôngnhằm phân biệt địa giới hành chính hay số lượng giới hạn của khoảng trống văn hóa truyền thống đượcnghiên cứu. 1.2. Những cơ sở hình thành lễ hội : 1.2.1. Khái niệm về lễ hội : Văn hoá dân gian xứ Thanh – nền văn hoá hình thành và tăng trưởng trên nềnvăn hoá Đông Sơn thời những Vua Hùng – nằm trong cái nôi chung của văn hoádân gian người Việt, cũng gồm có những lễ hội truyền thống cuội nguồn. Lễ hội truyềnthống xứ Thanh bộc lộ ý chí tín ngưỡng cũng như đặc thù nhận thức vănhoá của người Việt cổ xứ Thanh gắn liền với tín ngưỡng và nhận thức chungcủa hội đồng người Việt và biểu lộ phần nào cái riêng của người dân bảnxứ. Nền văn hoá đó, trong quy trình hình thành và tăng trưởng đã hình thành vàphát triển những lễ hội và nội dung lễ hội. Trong năm, vào những thời gian ngoài mùa vụ sản xuất, đặc biệt quan trọng vào mùaxuân, là dịp mà hội đồng người Việt biểu lộ đời sống văn hoá của mình khárõ ràng ; đây cũng là dịp lễ hội được tổ chức triển khai nhiều nhất, là dịp để mọi ngườicó thể tề tựu, tập trung chuyên sâu lại để cùng nhau sống đời sống văn hoá hội đồng. Lễ hội dân gian là một mô hình hoạt động và sinh hoạt văn hoá hội đồng của người Việtxưa, được hình thành bởi ý thức cũng như đặc thù nhận thức của nhân dân, là một mô hình hoạt động và sinh hoạt văn hoá chủ yếu trong đời sống dân gian. Hìnhthức hoạt động và sinh hoạt hội đồng này sống sót trong suốt quy trình lịch sử dân tộc của dân tộcvà ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ đời sống văn hoá11cũng như việc truyền tụng cho những thế hệ trong dân cư về văn hoá và lịch sửdân tộc. Trong cuốn Tìm về truyền thống văn hóa truyền thống Nước Ta, TSKH Trần Ngọc Thêmnhận xét về lễ hội như sau : – Phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn : Tạ ơn và cầu xin thần linhbảo trợ cho đời sống của mình … [ 52, tr. 303 ] – Phần hội gồm những trò đi dạo vui chơi rất là nhiều mẫu mã, phần lớnđược xuất phát từ những ước vọng thiêng liêng của con người nôngnghiệp. [ 52, tr. 306 ]. Một quan điểm khác của tác giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn “ Tín ngưỡng vàvăn hóa tín ngưỡng ở Nước Ta ” khẳng định chắc chắn rằng : … Trong ngày hội không chỉ có tế lễ, rước và tục hèm, mà còn cónhiều hoạt động và sinh hoạt văn hóa truyền thống, những trò diễn mang tính nghi lễ và phong tục [ 53, tr. 24 ]. Như vậy, những tác giả đều chung quan điểm lễ hội gồm có : phần lễ và phầnhội ; Lễ là để cho người dân bày tỏ lòng tôn kính của mình với những thầnthánh, tổ tông … bằng những hình thức cúng tế ; hội là phần đi dạo vui chơi, màở đó dân cư hoàn toàn có thể nhảy múa, hát ca, … nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu tinh thầncủa mình. 1.2.2. Tục thờ thần linh ( Thành Hoàng và Phúc Thần ), yếu tố tâm linh : Trong những làng xã của hội đồng người Việt nói chung và Thanh Hoá nóiriêng, mỗi làng đều có Đình, Đền, Miếu thờ thần linh. Nghiên cứu về những vị thần được tôn thành Thành Hoàng, Ngô Đức Thịnhtrong cuốn “ Tín ngưỡng và văn hóa truyền thống tín ngưỡng ở Nước Ta ” có nhận địnhrằng : Các vị thần linh có nguồn gốc là Nhiên thần, Thiên thần hoặc Nhânthần. Ông cho rằng, những vị Thiên thần có nguồn gốc từ trời, “ Thiên ” là trời, trong đó có cả những vị chưa được “ nhân hóa ” hay đã được nhân hóa [ 53,12 tr. 96 ] ; Nhiên thần là những vị có nguồn gốc từ vạn vật thiên nhiên như Thần nước ( Thủythần ), Thần đất ( Thổ thần ), Thần núi ( Sơn thần ), cũng hoàn toàn có thể ở dạng những convật, vật phẩm … [ 53, tr. 98 ] ; Nhân thần là những vị thần có công tích và vị thế xã hội [ 53, tr. 102 ]. Khảo sát thực tiễn cho thấy, thần được thờ ở Thanh Hóa hoàn toàn có thể là Nhân thần, Thiên thần hoặc Nhiên thần, nhưng tập trung chuyên sâu nhất vẫn là thờ Nhân thần. Đó lànhững nhân vật lịch sử dân tộc có công đánh giặc giữ nước, cùng xây làng lập ấpđược dân làng tôn thành thần. Nhân thần ở Thanh Hóa là những bậc vua chúa, tướng lĩnh, khoa bảng, … qua những thời kỳ như : Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, LêLai, Trần Khát Chân, … Thần linh là niềm tự hào của dân làng, là linh hồn của cả hội đồng. Dânlàng tin rằng thần linh chi phối mọi hoạt động giải trí, hoạt động và sinh hoạt, phong tục tập quáncủa làng cho nên vì thế việc thờ phụng rất là tôn nghiêm tôn kính. Lễ hội được tổ chức triển khai hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng trong cộng đồnglàng. Thứ nhất là để tưởng niệm đến công lao của những vị Thần, ôn lại nhữngchiến tích hào hùng của ông cha, đồng thời để mong cầu sự che chở phù hộ độtrì để dân làng làm ăn được “ an khang – thịnh vượng thịnh vượng ”. Thứ hai là để tổ chứcvui chơi vui chơi sau một năm lao động khó khăn vất vả bằng những hình thức trình diễn, thithố kĩ năng, những hoạt động giải trí văn hóa truyền thống nhằm mục đích ôn lại chiến tích của những vị anhhùng, Khi tổ chức triển khai lễ hội, toàn bộ những việc làm từ lúc sẵn sàng chuẩn bị đến khi thực hiệnđều do người làng đứng ra đảm nhiệm …. Trong dịp tế lễ lớn như vậy, khôngkể những người trong làng mà còn lôi cuốn khách thập phương ở nơi kháccùng về dự hội. Đây là dịp để nhân dân bày tỏ lòng tôn kính bằng những hìnhthức cúng tế, cầu xin sự phù hộ che chở và những ước vọng của mình với cácThần linh. 131.2.3. Thời điểm mở hội : Những tục lệ ở mỗi làng quê được phản ánh khá rõ trong lễ hội, đó cũng làbản sắc riêng của từng lễ hội. Nó gợi ra nhiều yếu tố về những tín ngưỡng xaxưa dẫn ta tới cội nguồn lễ hội. Theo khảo sát thì lễ hội của người Việt xứThanh thường lê dài tới vài ngày, hoàn toàn có thể từ 1, 2, 3 đến nhiều ngày tùy thuộcvào tục lệ của mỗi làng. Nếu địa thế căn cứ theo câu ca dao : “ … Tháng giêng ăn tết ở nhà, tháng hai cờ bạctháng ba hội hè ” thì phần đông thời gian mở hội của những làng xã Nước Ta tậptrung vào tháng ba. Ở xứ Thanh thời gian mở hội không phải chỉ trong thángba mà ngay từ đầu tháng giêng nhiều làng đã bước vào hội và rải đều cho đếntháng ba, 1 số ít ít lễ hội còn được tổ chức triển khai vào tháng 4 ( Đền Đồng Cổ, ĐềnĐún, … ). Trong một năm có nhiều kỳ lệ ( khai hạ, đọc hương ước của làng, tục lệcơm mới, mừng mùa thu hoạch, đấu vật, đua thuyền, nghi lễ trong ba ngày tếtNguyên đán … ), mỗi kỳ lệ dân làng đều tổ chức triển khai tế lễ nhưng chỉ có một kỳ dânlàng tổ chức triển khai tế lễ linh đình đó là kỳ tế cầu phúc ( hay kỳ phúc ) hàng năm vàomùa xuân, còn gọi là hội làng, với mục tiêu cầu mong sự bình an cho dânlàng. Trong những ngày này, ngoài phần tế, dân làng còn tổ chức triển khai những hìnhthức đi dạo làm cho ngày hội thêm vui tươi, linh đình ; những trò diễn có nộidung tái diễn lại chiến tích của những vị thần hoặc miêu tả đời sống lao động ; những làn điệu dân ca rực rỡ mang đậm sắc thái vùng miền. Có thể kể đến những lễ hội được tổ chức triển khai trong kỳ tế cầu phúc như lễ hội đềnĐộc Cước – Sầm Sơn ; lễ hội làng Triềng – Yên Ninh, Yên Định ; lễ hội Thànhhoàng làng – Hoằng Bột, Hoằng Lộc, Hoằng Hoá ; lễ hội làng Cự Nham – Quảng Xương, … Cũng có những làng mở hội vào những dịp làm lễ Đản nhật như lễ hội ĐềnBưng ; hoặc vào những ngày Chính kỵ như lễ hội Đền Đún ; … 14T heo lệ làng, trước ngày tổ chức triển khai lễ hội toàn bộ việc làm thiết yếu phải đượcchuẩn bị rất chu đáo từ lễ đến hội. Ngoài những lễ hội được tổ chức triển khai hàng nămcòn có những lễ hội 3, 4 năm mới tổ chức triển khai một lần hoặc tổ chức triển khai lớn hơn vàonhững năm được mùa. Đó là những lễ hội có quy mô lớn, có tiếng vang khắp cảmột vùng. Theo những cụ cao niên ở Đông Anh kể lại thì lễ hội nghè Sâm ở Đông Anh – Đông Sơn là một lễ hội có quy mô rất lớn cả ba tổng, chín xã đền tham gia, cứ3 năm mới tổ chức triển khai một lần và được lê dài từ 5 đến 7 ngày. Các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi mở hội vào tháng riêng ở nghè Sâm. Các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ chức triển khai tập trò, thi trò, lựa chọn những trò hay, rực rỡ để diễn ở nghèSâm. “ Ba năm một khoá trò lềLấy chồng hàng Tổng thì về mà coi ” Lễ hội Đền Độc Cước được tổ chức triển khai vào những năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Cứ 4 năm tổ chức triển khai lễ hội lớn cho cả 4 làng là làng Núi, làng Cá Lập, làng LươngTrung, làng Hới. Vào những năm mở hội, toàn bộ những làng rước kiệu về làng tổchức đã được pháp luật : năm Tí tổ chức triển khai ở làng Núi, năm Ngọ ở làng LươngTrung, măm Mão ở làng Cá Lập, năm Dậu ở làng Hới. Đây là Lễ hội trong kỳtế Cầu phúc, tổ chức triển khai vào tháng hai, lê dài 3 ngày ( từ ngày 12 đến hết ngày14 tháng 2 ) [ 60, tr. 176 ]. Lễ hội Đền Đún ( Vĩnh Thành, Vĩnh Lộc ) được tổ chức triển khai vào ngày kỵ TrầnKhát Chân từ ngày 23 đến hết ngày 25 tháng 4 hàng năm. Ngày 23 là ngàyyến tế, ngày 24 Đại tế diễn trò và ngày 25 tế nữ quan và diễn trò [ 61, tr. 113 ]. Cũng có lễ hội không cố định và thắt chặt đơn cử về thời hạn. Làng Duy Tinh có lệtrong vòng 14 ngày, từ ngày 1 đến 14 tháng 2 hàng năm, ngày nào là ngàyĐinh thì mở hội và chỉ tổ chức triển khai trong vòng một ngày [ 60, tr. 204 ]. 15L ễ hội làng Duy Tinh có lệ rước thần Độc Cước, Đức Thánh Bà HoàngCảm Linh Nhân và Đức Thánh Mẫu. Như vậy, thời gian mở hội được diễn ra hàng năm hoặc cách nhật 3, 4 nămmới tổ chức triển khai một lần. Phần lớn những lễ hội được tổ chức triển khai trong dịp tế cầu phúc ; những lễ hội trong ngày Đản nhật, ngày Chính kỵ, … Open ít hơn. 1.2.4. Không gian tổ chức triển khai lễ hội : Đình, đền, miếu là dấu tích vật chất của lễ hội, là cảnh sắc trong khônggian văn hoá tâm linh có lịch sử vẻ vang truyền kiếp được gìn giữ từ đời này qua đời khác. Đây là nơi rất linh mà cả làng phải tôn thờ, là nơi thần ngự và tiến hànhcủa lễ hội. Thanh Hoá có nhiều đình, đền, miếu thờ những vị thần linh. Tuy nhiên, tổchức lễ hội nhiều hơn cả là ở đình và đền. Đền là nơi Thần ngự, còn đình lànơi thờ vọng Thần. Đình làng thường có vị trí xa làng, là nơi thoáng mát, rộngrãi để hoàn toàn có thể vừa thờ cúng, tế lễ vừa là nơi hội họp và tổ chức triển khai lễ hội hàngnăm. Kiến trúc của đình thường được phong cách thiết kế theo hình chữ “ Đinh ”. Giantrong là hậu cung là nơi rất thiêng nhất của đình, dành để thờ cúng. Trên banthờ đặt tượng, ngai có phủ tấm lụa màu đỏ hoặc vàng, có mũ và áo của thần, có tráp hoặc hộp sơn son thiếp vàng đựng sắc phong Thành hoàng ; trước hậucung có bày hương án, đồ bát bửu ; gian ngoài là tiền tế ( đình ngoài ), là nơitiến hành những nghi lễ tế tự, dâng đồ cúng tế, hai bên tả hữu có bục để những vịchức sắc trong làng hội họp. Đền cũng có kiến trúc gần như đình nhưng diệntích nhỏ hơn. Không gian tế ( phần lễ ) là ở trong hoặc trên sân đình, đền nhằm mục đích bày tỏ lòngnhớ ơn tới công đức của những vị thần, bày tỏ tấm lòng tôn kính và thể hiệnđạo nghĩa “ uống nước nhớ nguồn ” của dân tộc bản địa. 16K hông gian hội ( phần hội ) ở ngoài sân đình, sân đền hoặc ở bãi đất rộng ( nền áng ) của làng. Phần hội là để thoả mãn nhu yếu tâm lý giải trí, vui chơisau một năm lao động khó khăn vất vả của cả hội đồng làng. 1.3. Các dạng lễ hộiCó thể thấy rằng, tín ngưỡng thờ thần linh, thờ những vị anh hùng có côngđánh đuổi giặc ngoại xâm trong qúa khứ hào hùng của dân tộc bản địa là mục đíchđầu tiên biểu lộ đạo lý “ uống nước nhớ nguồn ” của dân tộc bản địa. Sau đó là đểthỏa mãn nhu yếu vui chơi, đi dạo sau một chu kỳ luân hồi lao động khó khăn vất vả. Các vị anh hùng được nhân dân tôn thành những bậc Hiển thánh trải qua cácthời kỳ lịch sử dân tộc được nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức triển khai tế lễ thờ cúng, và đây cũng là khoảng trống tổ chức triển khai lễ hội. Bên cạnh quần thể đền thờ những vị anh hùng dân tộc bản địa, Thanh Hoá còn ghinhận những vị tướng là người ngoại bang, mà tiêu biểu vượt trội là thờ cha con Lê Ngọc ( Thánh lưỡng ngũ vị ) người Trung Quốc trong tiến trình cuối thời nhà Tuỳ. Đặc biệt là thờ Đức vua chàng út ( con út của Lê Ngọc ). Mỗi lễ hội mang một đặc trưng riêng bộc lộ phong tục, tập quán của mỗiđịa phương, phản ánh văn hoá tín ngưỡng vùng miền, tiêu biểu vượt trội là ba vùng : miền núi, miền quê và miền biển. Đại diện cho lễ hội miền biển là những lễ hội làng Cự Nham, lễ hội làng HảiThanh … ; thờ thần núi như lễ hội Thần Độc Cước, … ; những lễ hội vùng quê cóthể kể dến là lễ hội nghè Sâm, lễ hội Cổ Bôn, lễ hội đền Mưng, … Xét về nộidung, hình thức những lễ hội, hoàn toàn có thể tạm chia thành hai nhóm chính là lễ hội tínngưỡng phong tục và lễ hội lịch sử vẻ vang. 1.3.1. Lễ hội tín ngưỡng phong tục : Các lễ hội tín ngưỡng phong tục đọng lại rất nhiều những đặc thù phồnthực, bộc lộ rõ nhất trong hội. 17T ín ngưỡng phồn thực mong cầu sự sinh sôi nảy nở của con người có thểgặp trong lễ hội làng Thiết Đanh ( Yên Định ), bộc lộ trong nội dung kéo tròChụt vào lúc trời còn tối ( sáng tinh mơ ). Đây là một trò diễn thô phác, đơngiản, diễn xướng mang tính tự do. Kéo trò Chụt hàng năm để mong cầu “ giảihạn ” và biểu lộ sự sống tăng trưởng mãi không khi nào dừng lại. Tập trung hơn cả là những tư duy về cảm hứng so với nghề nông ở xứThanh, bộc lộ qua tín ngưỡng phồn thực, đó là mong cầu cho sự sinh sôi nảynở của cây xanh, mùa màng xanh tươi, … hoàn toàn có thể cho rằng đó là văn hóa truyền thống nôngnghiệp của dân cư người Việt cổ trong thời đại Đông Sơn … Do vậy, tínngưỡng nông nghiệp là đặc thù chung trong những lễ hội của người Việt xứThanh. Tuy nhiên, tín ngưỡng nông nghiệp không đứng riêng không liên quan gì đến nhau mà kết hợpvới những tín ngưỡng khác tạo nên sắc tố phong phú cho lễ hội. Tiêu biểu cho sựkết hợp đó là tín ngưỡng nông nghiệp phối hợp với tín ngưỡng núi ; phối hợp vớitín ngưỡng sông, biển ; tích hợp với văn hoá nho giáo ; … toàn bộ lại được kết hợpvới tín ngưỡng thần linh tạo nên sự đa dạng chủng loại, phong phú. Các lễ hội vùng quê tập trung chuyên sâu nhất, tiêu biểu vượt trội nhất là ở những nơi thờ Thánhngưỡng ngũ vị ( thờ cha con Lê Ngọc ), trải dài từ phía Nam – Đông Sơn đếnphía Bắc – Nông Cống. Nơi thờ chính là Đền Sâm ( Đông Anh, Đông Sơn ) ; những nơi khác như ở Đền Sòng và những miếu nhỏ ở Thọ Xuân ; Như Xuân ; TĩnhGia. Và Nông Cống là nơi Chàng út Đại vương “ hoá ” đã được nhân dân lậpnhiều Đền thờ như : Đền Mối, Đền Ối, Đền Mưng ( thờ Thánh Lưỡng ThamXung Tá quốc ), thờ Vua Bà Tam Giang ở Ngã Ba Vua Bà ( xã Trung Thành, huyện Nông Cống ) ; … Dân Thanh Hoá xưa còn truyền tụng Thánh Lưỡng có “ Cửu thập lục từ ”, nghĩa là có 96 đền thờ ông. Đây là hiện tượng kỳ lạ thờ Hạt máu rơi khá thông dụng ởThanh Hoá [ 60, tr. 379 ]. 18C ác đền thờ Đức Thánh Lưỡng trải dài từ Vĩnh Lộc, Hà Trung, ThiệuYên, … đậm đặc nhất là ở Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống. Cha con Lê Ngọc là người Trung Quốc nhưng đã hoà nhập được với đờisống hội đồng người Việt, đơn cử là người Thanh Hoá. Do vậy, nhân dânThanh Hoá tỏ lòng biết ơn tới công đức của họ. Việc tổ chức triển khai thờ cúng họ đãthể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ của người dân Thanh Hoá. Các vị Thành hoàng có công âm phù báo mộng giúp vua dẹp giặc cũng làhiện tượng thông dụng trong những lễ hội vùng quê, tiêu biểu vượt trội như : Làng Cổ Bôn, Đông Thanh, Đông Sơn có Thành hoàng làng Ngọc Tích ( Đế Thích ), hiệu làĐức Thánh Cả báo mộng giúp vua nhà Trần thắng giặc Nguyên – Mông, dẫnđường cho Lê Lợi tiến quân hủy hoại giặc Minh ; Thành hoàng làng PhúcTriền là Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi, là một nho thần thời LêTrung Hưng, được phong Phúc thần ; Thành Hoàng làng Kim Bôi là Đặngquận công Nguyễn Khải, con trai của tướng công Nguyễn Văn Nghi – HặchBạch Đại Vương ; … Bên cạnh những lễ hội vùng quê, những lễ hội đại diện thay mặt cho tín ngưỡng sông, biển, núi cũng là hiện tượng kỳ lạ đặc trưng ở Thanh Hoá. Các lễ hội vùng sông, biển, cửa lạch có tục thờ Tứ vị Hồng nương và thờthần Núi ( Độc Cước, Cao Sơn ) là hai hiện tượng kỳ lạ tiêu biểu vượt trội cho tín ngưỡngsông, biển và tín ngưỡng núi biểu lộ văn hoá tâm linh của người dân vùngnày. Thờ Tứ vị Hồng nương tập trung chuyên sâu ở cửa biển lớn, dọc những làng ven biển. ởQuảng Xương có 13 nơi thờ, tiêu biểu vượt trội là làng Cự Nham – nằm ở cực ĐôngNam huyện Quảng Xương. Phía Bắc của làng có cửa sông Lạch Ghép là đoạnsông nối từ biển lên đến Phà Ghép. Trong lễ hội có tục múc nước và cát giữasông để thờ, tổ chức triển khai bơi thuyền trong lễ hội, Lễ hội làng Cự Nham đại diệncho lễ hội cửa lạch, nằm trong văn hoá cửa lạch ; làng chài ở xã Hải Thanh, 19 huyện Tĩnh gia là một làng chuyên nghề đánh bắt cá cá biển, có cửa lạch lớn, tàuthuyền hàng ngày ra vào sinh động. Đền thờ Tứ vị Hồng nương ở một vị trí trêngò đất cao nằm sát ven biển, hướng đền quay ra biển lớn, ngày ngày tàu bètấp nập ra vào nơi cửa lạch đều cầu mong và tạ ơn Thần đã phù hộ độ trì chođoàn thuyền đánh cá được thuận buồm xuôi gió. Đây cũng là mảnh đất sinh rathể loại hát Khúc ( khúc hát ru ), hát Nhật trình, hò Hái củi, hát Trống vả. Thờ thần sông – thần biển, cửa lạch để công cầu thần phù hộ được thuậnbuồm xuôi gió, đời sống yên lành, … tỏ rõ tâm linh người dân vùng sông nướcThanh Hoá. Đại diện cho tín ngưỡng núi là Thần Độc Cước được thờ ở Hòn Cổ Giải, nằm ở mỏm núi Trường Lệ, Sầm Sơn. Là một vị thần trị tà ma quỷ quái bằngcách xẻ thân mình thành hai nửa, mỗi nửa đứng một chân. Một nửa trên cạnđể trừ tà ma trên đất liền, một nửa ở dưới biển trừ bọn quỷ dữ ở biển Đông, đem lại cho dân làng đời sống ấm no, yên bình. Dấu vết của tín ngưỡng núirừng được biểu lộ qua Tục lệ thờ thủ trâu sống trong ngày hội rước kiệu. Thờ thần núi còn gặp ở nhiều nơi khác như thờ Thành hoàng Cao Sơn ĐộcCước ở Làng Duy Tinh, Văn Lộc, Hậu Lộc ; thờ Cao Sơn Đại Vương ở làngVạc, Thiệu Đô, Thiệu Hoá ; … Nhìn chung lễ hội tín ngưỡng nông nghiệp biểu lộ rất rõ truyền thống địaphương. Bên cạnh phần lễ rất uy nghi, nghiêm chỉnh là phần hội với nhữngtrò diễn, diễn xướng, những làn điệu dân ca ghi lại nhiều dấu ấn độc lạ củanền văn hóa truyền thống, văn minh nông nghiệp xứ Thanh. 1.3.2. Lễ hội lịch sử vẻ vang : Lễ hội lịch sử vẻ vang được hình thành trên một sự kiện lịch sử dân tộc diễn ra tại địaphương, trong những sự kiện đó điển hình nổi bật lên 1 số ít nhân vật nổi bật có ảnhhưởng lớn đến cả hội đồng, đó là những người anh hùng có công đánh giặcngoại xâm trong quá khứ hào hùng trên đất Thanh Hoá. Các lễ hội lịch sử20được tổ chức triển khai để tưởng niệm đến những con người có thực, tiêu biểu vượt trội cho cảquá trình chiến đấu và thiết kế xây dựng của cả hội đồng để hình thành nên cuộcsống tốt đẹp hơn ngay trên quê nhà của mình. Đại diện cho lễ hội lịch sử dân tộc làlễ hội làng Xuân Phả, lễ hội Bà Triệu, lễ hội Đền Đún, lễ hội Trần KhátChân, … Lễ hội bà Triệu – làng Phú Điền, Triệu Lộc, Hậu Lộc là lễ hội được hìnhthành trên một sự kiện lịch sử vẻ vang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến Trung Hoathống trị lần thứ hai, làm sống lại niềm tin yêu nước, ý chí kiên cường bấtkhuất và năng lực xuất chúng của bà Triệu. Trong lễ hội có trò Ngô Triệu giaoquân diễn đạt lại cuộc đánh nhau giữa hai bên, bên nào thắng là quân Bà Triệu, bên thua sẽ là quân Ngô. Đạo cụ diễn trò là gậy, gộc, … khi có tín hiệu lệnh cảhai bên lao vào đánh nhau, thậm chí còn có người còn bị chảy máu, … nhưng tấtcả đều vui tươi, hả hê, không trách cứ người đánh vào mình. Diễn tả lại cảnh BàTriệu đánh nhau với quân Ngô để ôn lại quá khứ hào hùng của Bà Triệu, tinhthần yêu nước và ý chí quật cường của bà sống mãi trong lòng nhân dânThanh Hoá. Lễ hội Đền Thánh Tến gắn với sự kiện Lê Phụng Hiểu thời Lý Thái Tổ cócông bảo vệ ngai vàng cho thái tử Phật Mã ( sau đó lên ngôi là vua Lý TháiTông ), dẹp được “ Loạn tam vương ” tranh giành ngôi vua, có công đánh thắngquân Chiêm Thành ở phía Nam, … Lễ hội Đền Thánh Tến được tổ chức triển khai kéodài từ tháng 11 đến hết tháng 2, trong đó ngày 8 tháng 2 mới là ngày Đại tế, làngày vui nhất, nô nức nhất của dân làng. Trong Tế Thánh có hát múa Chèochải để chầu Thánh. Không gian diễn Chèo chải là sân Đền vừa để cho Thánhngự lãm vừa để cho dân làng được xem. Lễ hội đền Đún thờ Thánh lưỡng Trần Khát Chân gắn với sự kiện chiếnthắng Chế Bồng Nga ( vua Chiêm Thành ) trên sông Hoàng Giang, ca tụng sựanh dũng quyết tử của ông khi bị Hồ Quý Ly giết chết, Trong ba ngày lễ hội21đều hát Ca công để thờ Thánh và diễn xướng Chèo Chải với những chi tiếtmúa hát xếp thành hai chữ “ cầu phúc ”, nội cung hầu hết ca tụng công tíchcủa Trần Khát Chân. Lễ hội làng Xuân Phả gắn với sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn. Hệ thống tròdiễn Xuân phả mang khí thế Đại Việt thế kỷ XV sau thắng lợi của cuộc khởinghĩa Lam Sơn. Trò Xuân Phả là một vật chứng của một chặng đường pháttriển từ dân gian bước vào cung đình và từ cung đình lại trở lại dân gian đểtồn tại. Lễ hội Xuân Phả hoàn toàn có thể xếp vào lễ hội lịch sử dân tộc vì đây chính là nhữngmảnh vụn của điệu múa chư hầu lai triều được sáng tác thời vua Lê TháiTông – một tác phẩm thẩm mỹ và nghệ thuật cung đình tiên phong của nước ta như nhiều nhànghiên cứu đã khẳng định chắc chắn. 1.4. Tiến trình Lễ hội1. 4.1. Chuẩn bị cỗ bànChuẩn bị cỗ là một yếu tố rất quan trọng cho lễ hội. Ở những làng xã nóichung thường sẵn sàng chuẩn bị hai loại cỗ là cỗ chính và cỗ chay. Tuy nhiên, một sốnơi còn phải sẵn sàng chuẩn bị những vật phẩm riêng theo phong tục của làng. Tất cảnhững vật phẩm làm cỗ là đặc sản nổi tiếng của quê nhà, do chính dân làng tự làmđể dâng Thần. Cỗ chính là loại cỗ mặn, thường gồm xôi, gà, thủ lợn, trầu, rượu, vàng, hương, … Cư dân vùng biển còn chuẩn bị sẵn sàng cá sống, hoặc cá nướng, có nơi cònlàm thuyền bằng giấy để dâng Thần trong những dịp này. Cỗ chay là những loại hoa quả, những loại bánh làm bằng bột gạo hoặc bột mỳ – loại bột ngon nhất do chính dân làng tạo ra sự. Sau khi tế thần, chủ tế thụ lộc đem chia cho dân làng hoặc sau đó tập trungở một nơi thoáng rộng để cùng nhà hàng siêu thị, trò chuyện hàn huyên. Họ quan niệmrằng “ một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần ” nên ai cũng muốn có mặtở đó để được hưởng chút lộc của Thần. 221.4.2. Trang phục : – Trang phục tếTrang phục của đội tế thường là áo thụng dài màu xanh hoặc đỏ, đầu đội, đigiày vải. Riêng chủ tế áo có thêu rồng, đi giày mũi cong, đầu đội mũ võ ; haibồi tế mặc áo không thêu rồng, đội mũ quan văn ; chấp sự mặc áo thụng đen, đầu đồi mũ tế, chân không đi giày. Nếu là tế Nữ quan mặc áo dài trắng hoặcđỏ, quần trắng quấn khăn vành rây trên đầu. – Trang phục hội + Đồng phục : Xưa kia, đến với hội ai cũng muốn mình đẹp hơn những ngày thông thường, người ta thường lựa chọn những bộ quần áo đẹp nhất của mình để tham giahát Ghẹo giao lưu với nhau. Tuy nhiên, khi đã có tổ chức triển khai, có những hình thứcsinh hoạt văn nghệ mang tính quy mô, có sự lựa chọn về diễn viên thì trangphục đã trở thành một pháp luật được chuẩn bị sẵn sàng trước nhiều ngày. Trang phục giống nhau đồng điệu cho tổng thể diễn viên khi nào cũng ở nhữngtiết mục, những thể loại hát mang tính tập thể, diễn xướng đồng điệu như : múađèn ; chèo chải ; … Trang phục loại này có xu thế tăng trưởng theo phong thái ăn mặc củanhân dân Nước Ta nói chung : từ váy đen ( kiểu váy đụp ), áo yếm đến áo “ mớba mớ bảy ”, rồi quần lụa, áo xẻ tà ( kiểu áo bà ba ). Cho dù biến hóa thế nào thìkhi hát tập thể người ta cũng mặc phục trang đồng đều cho cả đội. + Trang phục theo nhân vật : Nói đến nhân vật là nói đến trò diễn. Nói cách khác là có trò diễn mới cónhân vật. Mỗi trò diễn có một diễn biến với những nhân vật khác nhau, do đóhóa trang không chỉ trên khuôn mặt mà còn phải có phục trang tương thích vớinhân vật đó. 23T a thử tưởng tượng, có bao nhiêu nhât vật trong mạng lưới hệ thống trò diễn ở ThanhHóa, sẽ có bấy nhiêu phục trang khác nhau. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể quy tụ lại thànhcác nhóm như sau : Nhóm phục trang dành cho quần chúng nhân dân : Nhân dân với nhiều thân phận khác nhau, hoàn toàn có thể đoán định họ qua trangphục và hóa trang như : mẹ Mõ ăn mặc theo kiểu quần áo xưa ( váy đụp, áo xẻtà hoặc quần áo mớ ba mớ bảy ), trang điểm xấu xí, mặt bị rỗ ; cu Sứt ăn mặcluộm thuộm, môi bị sứt ; nông dân mặc quần áo màu nâu, buộc dây vải trênđầu như người nông dân thông thường ; thầy địa lý mặc áo dài đen, đội mũ xếpđen, tay cầm la bàn ; anh đánh bạc quần áo xuề xòa, tay xóc đĩa ; … Nhóm phục trang dành cho những nhân vật quyền thế : Những nhân vật quan võ của Nước Ta thường mặc quần trắng, áo dài đỏcó thắt dây đai, hông đeo kiếm, đầu đội mũ xếp vàng hoặc mũ thêu rồng, đigiày mũi cong ( nhân vật Lưu Quân Bình ) ; mặc quần áo màu xanh hoặc vàng, có thêu hoa văn sặc sỡ ( nhân vật Nữ quan – trò Nữ Quan ). Nhóm phục trang dành cho những nhân vật hư cấu : Trong trò Tiên Cuội, nhân vật Tiên là người trên trời, do đó phục trang đãcó sự cách điệu cho khác với người phàm trần. Tiên mặc áo dài năm thân màuđỏ, quần trắng, đầu đội khăn Hàn ba tầng với ba sắc tố khác nhau ( Trắng, vàng, xanh ) ; đỉnh đầu đội mũ Cánh Tiên hình lưỡng long chầu nguyệt. Nhóm phục trang dành cho những nhân vật ngoại bang : Nhân vật là người ngoại bang trong những trò diễn không chỉ mặc quần áo chogiống người nước đó, mà còn phải chuẩn bị sẵn sàng cả những dụng cụ có tương quan. Nhân vật chú khách, Ngô già ( trò Ngô – Đông Anh ) được mặc trang phụcgiống như những người Tàu, quần rộng, áo thụng lửng dài, đội mũ rộng vành, hàm răng cũng được “ chỉnh sửa ” bằng cách lấy cây dứa gai ( loại dứa trồnglàm hàng rào ) bóc lấy phần cuống lá có màu trắng, bẻ một đoạn dài bằng hàm24răng rồi nhét vào hàm răng trên. Ngày xưa dân cư Nước Ta nhuộm răngmàu đen nên phải hóa trang cho giống Tàu có răng trắng, khi hóa trang nhưvậy, những nhân vật người Tàu vừa có giọng nói lơ lớ giống người Tàu nói tiếngViệt, vừa có hàm răng trắng và “ hô ” ( những người có hàm răng trên chìa rangoài ) rất vui nhộn. Nhân vật Chúa ( trò Ai Lao, Chiêm Thành, Loa Lang, … ) mặc áo thụng màuđỏ hoặc xanh lam, nẹp màu hoặc không có nẹp, ngực áo xuất hiện nguyệt và đôirồng chầu. Quần dài trắng, thắt lưng bằng lụa màu đỏ hoặc không có thắtlưng, đội mũ cách chuồn, trước mũ có hoa văn mặt nguyệt, đi giày mũi cong. 1.4.3. Nhạc cụ, đạo cụNhạc cụ và đạo cụ cũng là một trong những khâu sẵn sàng chuẩn bị quan trọng, được trang bị gắn với từng tiết mục từ quá trình rèn luyện. Nhạc cụ của người Việt xứ Thanh tôn vinh vai trò của bộ gõ, đặc biệt quan trọng làtrống phách, ít sử dụng nhạc cụ dây và hơi. Dàn nhạc tế tuy có không thiếu cả 4 nhóm : dây, hơi, màng rung và tự thân vang ( mục 3.1.1. 2 ) nhưng vai trò đi bè dẫn hầu hết do nhóm màng rung đảm nhiệmcòn nhóm tự thân vang có vai trò giữ nhịp phách và tạo tiết tấu so le với bèdẫn. Nhạc cụ đệm cho hát thường sử dụng trống bản và mõ. Trống bản đánh tiếttấu đệm phụ họa với những tiết tấu đặc trưng tương thích với đặc thù của bàihát, còn mõ giữ nhịp đều đặn. Trong diễn trò, trống bản và mõ còn đảmnhiệm việc đánh tiết tấu phần khởi đầu, kết thúc, hoặc đánh điểm khi nhân vậtđối thoại. Sau này 1 số ít nơi còn dùng đàn nhị đệm hát bằng cách đi cùnggiai điệu với giai điệu của bài hát. Đạo cụ dùng trong trò diễn, diễn xướng rất phong phú, từ những vật phẩm dùngtrong đời sống đến những đạo cụ chế tác riêng cho từng nhân vật. Có thể quytụ thành hai nhóm : 25N hóm đạo cụ đồng nhất : Dành cho những tiết mục biểu diễn tập thể bao gồmmái chèo, quạt giấy ( chèo chải ) ; cờ nhỏ ( chèo chải, Tiên Cuội ) ; mặt nạ, xênh ( Xuân Phả ) ; đĩa đèn ( Múa đèn ). Nhóm đạo cụ cho nhân vật : Đạo cụ dành cho nhân vật nhằm mục đích mục tiêu phảnánh rõ tính cách, việc làm, thực chất của nhân vật đó. Do vậy, nhóm đạo cụnày rất phong phú, thậm chí còn có những nhân vật còn mang nhiều đạo cụ khácnhau để trình diễn. Đạo cụ dạng này là những đồ vật trong đời sống, baogồm : hương, bát nhang ( trò Thiếp, Kỳ phúc, … ) ; mõ ( Tiên Cuội ) ; ô đen, quạtgiấy ( trò Ngô ) ; … và cả những đạo cụ tự chế như trong trò Ngô ở Đông Anhcó một thứ đồ chơi gọi là “ cái xiềng cái xò ” được làm bằng một ống nứakhoét ở giữa, bên trong có một “ con sâu ” nhiều sắc tố hoàn toàn có thể bật thànhnhiều vòng rất thích mắt. Ngô già dùng đồ chơi này để làm trò, nhằm mục đích gây chúý, lôi cuốn sự tập trung chuyên sâu của dân làng. 1.4.4. Nghi thức tế lễPhần lễ của lễ hội quan trọng nhất là nghi thức tế lễ, tế được lao lý chặtchẽ, yên cầu sự chuẩn bị sẵn sàng công phu và trang nghiêm. Những người thực thi tếlà Chủ tế, hai Bồi tế, Đông xướng, Tây xướng và những Chấp sự. Mỗi vị thần linh có một tư chất, một phong thái riêng, … do đó mỗi nghithức tế có một đặc thù riêng tương thích với từng vị thần linh. Tuy nhiên, trongmột lễ hội khi nào cũng phải có vừa đủ ba nghi thức : rước kiệu, tế lễ và sinhhoạt văn hóa truyền thống theo phong tục. 1.4.4. 1. Rước kiệuTrong lễ hội không hề thiếu phần rước kiệu. Khi rước kiệu là đã phôtrương danh thế của Thần, tạo ra không khí sôi động tưng bừng, lôi cuốn mọingười hướng về cội nguồn. Nhìn chung, những hình thức rước kiệu tương đốiđồng nhất. Rước Thánh thẻ, bài vị hoặc rước cỗ, từ những làng đến trung tâmcủa lễ hội ở Đền, Đình, Nghè, … Một số tục lệ có hình thức khác như tục rước

Source: https://evbn.org
Category: Lễ Hội