Một số lý luận về các tội phạm tham nhũng theo Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017)

Trong thời gian qua ở nước ta tội phạm tham nhũng ngày càng tăng về số lượng và mức độ tinh vi, nuy hiểm cho xã hội. Vì thế việc nghiê cứu làm sáng tỏ các tội phạm về tham nhũng có một ý nghĩa rất quan trọng về nhận thức và giúp cho cơ quan có chức năng, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn

Đối với Việt Nam ta tham nhũng chính là một vấn đề được quan tâm, tham nhũng gây ra những tổn hại to lớn đối với nền kinh tế của nước nhà, dần làm mất đi giá trị đạo đức, văn hóa và đặc biệt tham nhũng còn làm mất đi lòng tin của nhân dân, làm lệch đi những chủ trương và chính sách của Đảng. 

Chính vì thế tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều này được thể hiện trong quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng. Để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này thì Nhà nước đã lập Cục phòng chống tham nhũng thuộc Chính phủ theo quyết định 1424 ngày 31/10/2006 cùng nhiều những quyết định và thông tư khác kèm theo…Đặc biệt, các quy đinh này được quy định rõ tại Bộ luật hình sự, về đấu tranh phòng chống tham nhũng, chúng ta có cơ sở pháp lý, có cơ chế kiểm tra, giám sát. Trong những năm qua Việt Nam ta có số lượng tội phạm tham nhũng tăng đáng kể về số lượng và mức độ tinh vi, nguy hiểm cho xã hội. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một số lý luận về tội phạm tham nhũng theo Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017).

1. Tham nhũng là gì ? Các hành vi về tham nhũng.

Như chúng ta đã được biết tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm cho xã hội, tính nguy hiểm của loại tội phạm này thể huện ở chỗ nó làm hại đến lợi ích Quốc gia, đến sự thụ hưởng các quyền và lợi ích của người nghèo, nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra tăng những bất công trong xã hội làm xói mòn đi niềm tin của nhân dân. Vậy tham nhũng là gì ?

” Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, tập thể, cá  nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức”. 

Tội phạm về chức vụ là gì ? Theo Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 quy định: 

– Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

– Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ. 

Các hành vi tham nhũng gồm: Tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm ddotatj tài sản của công dân, lạm dụng chức vụ quyền hạn thi hành công vụ, lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đến người khác để vụ lợi, giả mạo trong công việc để vụ lợi.

2. Phân tích những điểm giống và khác nhau của những tội danh về tham nhũng trong Bộ luật hình sự 2015.

Mỗi tội phạm tham nhũng đều có những dấu hiệu và đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên tất cả các tội phạm đều có một số dấu hiệu và đặc điểm chung như sau:

Thứ nhất: Các tội phạm về tham nhũng đều xâm phạm đến uy tín và hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức, Nhà nước và công dân. 

– Chủ thể bị loại tội này xâm phạm là: cơ quan, tổ chức, Nhà nước và công dân bị người có chức vụ, quyền hạn hướng tới để trục lợi cá nhân. Chính những hành vi này làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến lợi ích của Nhà nước và của công dân.

– Các loại quan hệ này là những loại quan hệ được pháp luậ bảo vệ và tùy thuộc vào điều kiện kiinh tế-xã hội.

Thứ hai: Chủ thể các tội phạm tham nhũng được quy định tại Điều 352 của Bộ luật hình sự 2015: Người có chức vụ là do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Chức vụ quyền hạn phải gắn liền với quyền hạn Nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể như: lập pháp, tư pháp… Cũng có người quyền hạn của họ do được bổ nhiệm, bầu cử, hợp đồng hoặc do hình thức khác. Tuy nhiên những người không phải là người có chức vụ, quyền hạn hoăc không được giao nhiệm vụ nhưng đã có hành vi tiếp tay cũng có yếu tố vụ lợi nhưng không phải là người có chức hạn, nhiệm vụ vẫn được coi là đồng phạm tham nhũng.

Thứ ba: Các hành vi của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi trái với công vụ. Hành vi trái với công vụ là dạng hành động hoặc khoongb hành động trái với quy định của mà người có chức vụ, quyền hạn phải làm để thực hiện một nhiệm vụ được giao. Nếu những mong muốn vật chất chỉ nằm trong tư tưởng của người đó mà không trở thành hành vi cụ thể thì sẽ không bị coi là tội phạm tham nhũng.

Thứ tư: Hành vi trái với quyền hạn, chức vụ là hành vi cố ý và có mục đích vụ lợi. Vụ lợi là lợi ích vật chất, mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy chỉ được xem là hành vi tham nhũng khi người có quyền hạn, chức vụ được giao nhằm đạt được những lợi ích vật chất, tinh thần có tính chất cá nhân. Mục đích tham nhũng là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được. 

Như vậy thì dấu hiệu vụ lợi các hành vi tham nhũng được xác định, không chỉ riêng người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được lợi ích nhìn thấy định lượng được cả lợi ích vât chất và tinh thần còn bao gồm cả trường hợp người đó sẽ đạt được mục đích trong tương lai. Theo pháp luật Việt Nam thì lợi ích vật chất đối với các tội phạm về tham nhũng được xác định là có giá trị từ mức 2 000 000 đến 200 000 000 triệu đồng nhưng thuộc một số trường hợp nhất định( gây hậu quả nghiêm trọng, chưa xóa án tích mà còn vi phạm…) Lợi ích về tinh thàn được kể đến như: bằng khen, huân huy chương và quan hệ tình cảm của một người có chức vụ quyền hạn trong việc giải quyêt một công việc của cá nhân, cơ quan…cũng có thể được coi là lợi ích tinh thần. 

Trong thực tiễn, việc xử lý các tội phạm của tham nhũng chủ yếu dựa trên kết quả xác định lợi ích vật chất mà chủ thể đã đạt được để đánh  giá mức độ tham nhũng.

3. Những quy định mới của Bộ luật hình sự 2015 về phòng chống tham nhũng.

Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung 2017) Và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã góp phần quan trọng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung và tội phạm tham nhũng nói riêng. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định chủ thể của tội phạm tham nhũng theo hướng rộng mở hơn, quy định củ thể vè định lượng đối với các hành vi chiếm đoạt, gây thiệt hại. Dưới đây là những điểm mới của phòng chống tham nhũng:

a)   Mở rộng các tội phạm vè tham nhũng trong khu vực tư ( ngoài Nhà nước)

– Mở rộng nội hàm tội phạm chức vụ trong khu vự ngoài nhà nước, cụ thể là mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm không chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện công vụ mà còn là người có chức vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ.

– Để có chính sách xử lý hình sự đối với các tội phạm tham nhũng linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ngày nay. Bộ Luật hình sự 2015 chỉ giới hạn phạm vi các tội phạm trong khu vực ngòa nhà nước đối với bốn tội danh: tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ, tội mô giới hối lộ.

b) Nâng cao mức giá trị tiền, tài sản hoặi lợi ích vât chất trong cấu thành định khung cơ bản và định khung tăng nặng: 

Sự cải thiện này nhằm mục đích rõ ràng và phù hợp hơn đối với điều kiện kinh tế, xã hội và với yêu cầu đấu tranh chống tham nhũng trong xã hội mới.

c) Bổ sung các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự và cụ thể hóa các tình tiết có tính định tính.

Để đảm bảo đúng tinh thần của Hiến pháp 2013, Bộ luật hình sự 2015 đã thay thế các tình tiết có tính ” định tính” trong các tội phạm tham nhũng bằng một số các thiệt hại cụ thể như sau: Thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về tài sản, số tiền thu lợi bất chính…Đồng thời tách tình tiết tăng nặng gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

d) Sửa đổi, bổ sung cấu thành tội đưa hối lộ và quy định rõ ” của hối lộ”

e) Nâng mức hình phạt tiền là mức hình phạt bổ sung và bổ sung hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ là hình phạt chính đối với một số tội phạm tham nhũng.

f) Bổ sung một số những chính sách mới liên quan đến việc xử lý tội phạm tham nhũng.

– Để tăng cường mức hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, đồng thời thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước và cơ quan phòng chống tội phạm tham nhũng trong việc xử lý đến cùng một tội phạm tham nhũng.

– Nhằm hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, đông thời khuyến khích tội phạm tham nhũng khắc phục những hậu quả, nạp lại những tổn thất cho Nhà nước và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý tội phạm thì sẽ được khoan hồng. 

4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tham nhũng.

Nhằm nâng cao hiệu quả hơn trong việc phòng chống tham nhũng ở Việt Nam, cần phải triển khai một số biện pháp như sau:

Một là: giữ vững nền tảng tư tưởng, thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mac-lenin, tư tưởn Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra với cán bộ, đảng vien trong từng giai đoạn cách mạng.

Hai là: coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bọ, đảng viên.

Ba là: Xác định có tiêu chí và có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, kết hợp với việc thực hiện NGhị quyết hội nghị trung ương về ” Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 

Bốn là: các cấp ủy, tổ chức Đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc tực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.

Năm là: phát huy vai trò tích cực của báo chí , truyền thông, kiểm soát, quản lý tốt các hoạt động báo chí, xuất bản, mạng xã hội…

Cuối cùng là hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ để từng bước nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên…