LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện – Tài liệu text
LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay pdf
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.81 KB, 127 trang )
Bạn đang đọc: LUẬN VĂN: Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở phú thọ hiện – Tài liệu text
LUẬN VĂN:
Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội
để phát triển du lịch ở phú thọ hiện nay
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần biểu hiện những giá trị tiêu
biểu của một cộng đồng, một dân tộc. ở nước ta, lễ hội được tổ chức bao gồm nhiều mặt
của đời sống xã hội như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sự tích về các vị anh
hùng có công với dân với nước, các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian, các nghi lễ…
Hàng năm trên đất nước ta có hàng ngàn lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô
và mang ý nghĩa khác nhau. Lễ hội truyền thống như là một loại hình sinh hoạt văn hoá
tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng dồng dân
tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có giá trị
văn hoá tâm linh cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về cái cao cả thiêng liêng.
Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc và
đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lễ hội còn mang một giá trị kinh tế
lớn, là sản phẩm văn hoá đặc biệt cho ngành du lịch…
– Trải theo tiến trình lịch sử dân tộc, do chiến tranh khốc liệt hoặc có giai đoạn
kinh tế nước nhà kém phát triển, nên lễ hội truyền thống ít được chú ý và chưa phát huy
được giá trị to lớn của nó. Vì vậy, nhiều giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội bị mai một, giai
đoạn này các hoạt động du lịch cũng kém phát triển, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội
truyền thống gắn với du lịch cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa gắn kết gắn kết
du lịch với lễ hội.
– Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
và trước xu thế toàn cầu hoá, Đảng ta đã xác định phải gắn kết đồng bộ giữa tăng trưởng
kinh tế với phát triển văn hoá. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định:
“Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng kháng
chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Các giá trị văn hoá nghệ
thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn
hoá văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hoá với các
hoạt động phát triển kinh tế du lịch” [22].
– Phú Thọ là vùng đất Tổ giàu truyền thống lịch sử văn hoá, là trung tâm sinh tụ
của người Việt cổ – nơi ra đời của Nhà nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang, kinh đô đầu
tiên của nước Việt Nam. Hiện nay trên tỉnh Phú Thọ còn đậm đặc các di tích lịch sử của
người Việt cổ và di tích thời Hùng Vương dựng nước với hàng trăm lễ hội truyền thống
và các kho tàng văn hoá dân gian phong phú. Từ sự phong phú đặc sắc của lễ hội truyền
thống trên đất Phú Thọ, Đại hội tỉnh Đảng bộ Phú Thọ lần thứ 26 đã xác định: “Phát huy
thế mạnh dịch vụ, du lịch từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Tuy
nhiên, do biến đổi của lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống trên đất Phú Thọ đã bị mai một,
nhiều lễ hội đã bị thất truyền, việc nghiên cứu phục dựng lễ hội truyền thống để phục vụ
cho du lịch ít được chú ý, các hoạt động du lịch chưa gắn kết chặt chẽ với lễ hội, chưa
phát huy được thế mạnh và giá trị của lễ hội đối với phát triển du lịch.
Vì vậy, cần có những nghiên cứu khoa học cho việc bảo tồn phát huy các giá trị
của lễ hội để phát triển du lịch một cách bền vững. Do đó chúng tôi chọn vấn đề này làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học văn hoá, với mong muốn đóng góp nhỏ về
phương diện lý luận và thực tiễn cho sự phát triển du lịch gắn với lễ hội truyền thống trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trước Cách mạng Tháng Tám, các công trình nghiên cứu về lễ hội gắn với phát
triển du lịch ít được chú ý. Một số học giả thời kỳ này đã đề cập đến lễ hội trong các công
trình nghiên cứu văn hoá như Phan Kế Bính với “Việt Nam phong tục”; Đào Duy Anh
với “Việt Nam văn hoá sử cương”; Nguyễn Văn Huyên với “Góp phần nghiên cứu văn
hoá Việt Nam”. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, do hoàn cảnh
chiến tranh nên hầu như lễ hội ít được nghiên cứu, sưu tầm. Từ năm 1954 đến năm 1975,
đất nước tạm thời chia cắt, các công trình nghiên cứu về lễ hội ở hai miền Nam – Bắc
cũng khác nhau. ở miền Nam có một số công trình như “Lễ tế xuân hay Đám rước thần
nông” (Nguyễn Bửu Kế), “Nhớ lại hội hè đình đám (Nguyễn Toại), “Mùa xuân với đời
sống tình cảm Việt Nam”, “Trẩy hội hành hương” (Nguyễn Đăng Thục), “Nếp cũ hội hè
đình đám quyển thượng” (Toan ánh). ở miền Bắc có các công trình “Một số tục cổ và trò
chơi Việt Nam trong tết nguyên đán và mùa xuân” (Nguyễn Đổng Chi), “Thời Đại Hùng
Vương” (Lê Văn Lan), “Hà Nội nghìn xưa” (Trần Quốc Vượng). Từ 1975 đến nay đã có
nhiều học giả quan tâm nghiên cứu sâu sắc về lễ hội như “Đất lề quê thói” (Nhất Thanh);
“lễ hội truyền thống và hiện đại” (Thu Linh – Đặng Văn Lung). “60 lễ hội truyền thống
Việt Nam” (Thạch Phương – Lê Trung Vũ); “lễ hội Việt Nam” (Lê Trung Vũ – Lê Hồng
Lý); “lễ hội cổ truyền” (Lê Trung Vũ chủ biên); “lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện đại” (Đinh Gia Khánh – Lê Hữu Tầng chủ biên).
Các công trình trên đã giúp cho bạn đọc hiểu sâu sắc, hệ thống và khoa học về lễ
hội truyền thống, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu
phục vụ cho luận văn này. Tuy nhiên, các công trình trên ít đề cập lễ hội gắn với hoạt
động du lịch.
Những năm gần đây cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, kinh tế xã hội ngày
càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện nâng cao, nhu cầu vui chơi,
du lịch ngày càng lớn. Nhiều lễ hội cổ truyền dược phục dựng, các tua tuyến du lịch được
hình thành. Các công trình nghiên cứu lễ hội gắn với du lịch cũng được nhiều học giả
quan tâm, đặc biệt là các lễ hội lớn ở các địa phương trên khắp địa bàn cả nước, trong đó
có lễ hội Đền Hùng và các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tiêu biểu cho các công trình
nghiên cứu này là các tác giả và các công trình sau:
Nguyễn Quang Lê với “Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của
người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội hiện nay”; (Viện nghiên cứu văn hoá dân
gian, Hà Nội, 1999). Tác giả đã nêu khái quát chung về thực trạng văn hoá lễ hội truyền
thống trong lịch sử dân tộc Việt Nam và thực trạng một số lễ hội tiêu biểu ở đồng bằng
Bắc Bộ. Trong 6 lễ hội được nghiên cứu, tác giả đã dành một chương nghiên cứu về lễ
hội Đền Hùng ở Phú Thọ, trong phần kết luận và một số dự báo, tác giả đã đề cập đến xu
hướng phát triển du lịch văn hoá trong các lễ hội truyền thống trong tương lai.
Dương Văn Sáu với “lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” (Trường Đại học
văn hoá Hà Nội, Hà Nội, 2004) đã nghiên cứu tổng quan về lễ hội Việt Nam, các loại
hình lễ hội trong sự phát triển du lịch (cụ thể như đặc điểm tính chất, các hoạt động diễn
ra và tác động của lễ hội đến du lịch). Trong đó, tác giả cũng lấy lễ hội Đền Hùng và một
số lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả không
nghiên cứu đầy đủ mà chỉ lấy một vài chi tiết của các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
làm minh chứng cho các luận điểm của mình.
Trần Mạnh Thường với “Việt Nam văn hóa và du lịch” (Nhà xuất bản Thông tấn,
Hà Nội, 2005) đã giới thiệu khá chi tiết đầy đủ các thắng cảnh, di tích và lễ hội của 64 tỉnh
thành trong cả nước, trong đó đề cập đến các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên,
công trình chưa đề cập sâu đến tác động tương hỗ giữa lễ hội và du lịch và giá trị của nó
trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
Lê Thị Tuyết Mai với “Du lịch lễ hội Việt Nam” (Trường Đại học Văn hoá Hà
Nội, 2006) đã giới thiệu những địa điểm du lịch nổi tiếng trên khắp đất nước và các lễ hội
truyền thống tiêu biểu của Việt Nam, trong đó tác giả cũng đề cập lễ hội Đền Hùng. Tuy
nhiên, công trình này chủ yếu chỉ thống kê giới thiệu khái quát chung và cách sử dụng
tiếng Anh chuyên ngành du lịch mà chưa đề cập sâu đến mối quan hệ giữa lễ hội và du
lịch.
Sở Văn hoá Thông tin Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian với “Về miền lễ hội cội
nguồn dân tộc Việt Nam” (Xuất bản năm 2007). Các tác giả thống kê khá đầy đủ chi tiết
các lễ hội. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên cứu chuyên sâu về những lễ hội có tiềm năng
phát triển du lịch và các giải pháp để phục dựng các lễ hội ấy, quy hoạch thành tuyến, tua
du lịch trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra còn nhiều bài viết nghiên cứu về lễ hội và du lịch như “Du lịch lễ hội
tiềm năng và hiện thực khả thi” (GS.TS Phan Đăng Nhật), “lễ hội dân gian và du lịch
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” (PGS.TS Nguyễn Chí Bền), “Đa dạng hoá các hoạt
động di tích – lễ hội qua con đường du lịch” (Trần Nhoãn), “Cần có chính sách phát triển
du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Cao Sỹ Kiêm), “Phát huy thế mạnh du lịch lễ
hội” (Võ Phi Hùng), “Du lịch văn hoá ở Việt Nam” (Thu Trang – Công Nghĩa), “Suy nghĩ
về bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch” (Huỳnh Mỹ Đức), “lễ hội chọi Trâu
trong phát triển du lịch văn hoá Đồ Sơn” (Bùi Hoài Sơn), “Suy nghĩ về phát triển lễ hội
dân gian trở thành ngày hội văn hoá- du lịch ở địa phương” (Cao Đức Hải), “Khai thác
lễ hội du lịch ở Việt Nam” (Dương Văn Sáu), “Quan hệ du lịch – văn hoá và triển vọng
ngành du lịch Việt Nam” (Ngô Kim Anh), “Chính sách bảo tồn khai thác tài nguyên du
lịch lễ hội” (Nguyễn Phương Lan), “Tổ chức du lịch lễ hội và sự kiện ở Việt Nam”
(Nguyễn Quang Lân), “Chào năm du lịch trên đất Tổ Vua Hùng” (Thăng Long)…
Các công trình trên đã trình bày, đề cập đến lễ hội và du lịch với nhiều nội dung,
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về
lễ hội và sự phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, trong luận văn này tác giả kế thừa,
tiếp thu, đúc kết các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước để đánh giá nghiên
cứu vấn đề bảo tồn phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch, vai trò của lễ hội đối với
phát triển du lịch ở Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay, luận văn phân tích, đánh giá thực
trạng việc bảo tồn phát huy di sản văn hoá lễ hội để phát triển du lịch, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát huy các giá trị của lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ góp phần phát
triển du lịch một cách bền vững.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
– Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về lễ hội và vai trò của lễ hội đối với phát
triển du lịch.
– Đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội gắn với du lịch
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vừa qua.
– Đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở
bảo tồn và phát huy các di sản lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là bảo tồn và phát
huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay. Trong luận văn này tác giả chủ
yếu nghiên cứu các lễ hội truyền thống với tư cách là thành tố cơ bản của di sản văn hoá.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi không gian: Các lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (13
huyện, thành thị).
– Phạm vi thời gian: Tỉnh Phú Thọ được tái lập năm 1997, vì vậy luận văn nghiên cứu
các lễ hội truyền thống được phục dựng từ năm 1997 đến nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ
đó lựa chọn các lễ hội tiêu biểu để phát triển du lịch.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
– Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về phát triển kinh tế, văn hoá.
– Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và
phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp liên ngành, phương pháp điền dã khảo sát,
nghiên cứu thực địa, điều tra xã hội học
6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. ý nghĩa về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội
và du lịch, sự tác động qua lại giữa chúng, vai trò của lễ hội đối với du lịch và vai trò của
du lịch đối với việc bảo tồn các lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.
6.2. ý nghĩa thực tiễn
– Luận văn góp phần đánh giá thực trạng của công tác bảo tồn và phát huy di sản
lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm mục tiêu phát triển du lịch.
– Làm rõ hơn những giá trị của các di sản văn hoá lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
để phát triển du lịch.
– Đề xuất các giải pháp về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội để phát
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội
một cách bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương, 7 tiết.
Chương 1
vai trò của di sản lễ hội đối với phát triển du lịch
1.1. Quan niệm về di sản văn hoá lễ hội và du lịch
1.1.1. Quan niệm di sản văn hoá
Di sản văn hoá là đề tài lớn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Những năm gần
đây, nhiều công trình đã nghiên cứu về di sản văn hoá với các góc độ khác nhau, cách
phân chia khác nhau phục vụ các mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các
công trình ghiên cứu có quan niệm tương đối thống nhất về di sản văn hoá, dù nó tồn tại
dưới dạng vật chất hay tinh thần, nhưng đều là những thành quả sáng tạo của nhân dân,có
giá trị to lớn trong đời sống tạo nên sức sống mãnh liệt của một dân tộc.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ Hà Nội xuất bản năm
1992 thì di sản là cái thời trước để lại; còn văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [89].
Di sản văn hoá cũng có thể được hiểu là tất cả những gì con người sáng tạo ra,
khám phá ra và đã bảo vệ, gìn giữ được trong quá trình lịch sử. Như vậy, di sản văn hoá
bao gồm những sản phẩm vật chất và phi vật chất hay sản phẩm hữu hình hay vô hình do
con người đã sáng tạo ra. Các sản phẩm hữu hình như các công trình kiến trúc, điêu khắc
các tác phẩm mỹ thuật và thủ công tinh xảo… Các sản phẩm phi vật chất là các giá trị
tinh thần, truyền thống và phong tục tập quán, thị hiếu của mỗi cộng đồng. Khái niệm di
sản văn hoá còn bao hàm cả di sản thiên nhiên do con người khám phá ra và đã bảo vệ
tôn tạo chúng [28, tr.7-14].
Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới được UNESCO
thông qua tại kỳ họp thứ 17 năm 1972 tại Pari thì di sản văn hoá được hiểu là:
Các di tích: Các công trình kiến trúc, điêu khắc hội hoạ hoành tráng, các
yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các
nhóm hang động với các nhóm hay yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương
diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học.
Các quần thể: Các nhóm công trình đứng một mình hoặc quần tụ có giá
trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến
trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: Các công trình của con người hoặc công trình của con
người kết hợp với công trình của tự nhiên cũng như các khu vực kể cả các di chỉ
khảo cổ học có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc
học hoặc nhân chủng học [85].
Giai đoạn thập kỷ 70 của thế kỷ XX, UNESCO có quan điểm phân chia khá rõ về
di sản văn hoá và di sản thiên nhiên hay còn gọi là di sản tự nhiên. Năm 1992, Uỷ ban Di
sản thế giới đã đưa ra khái niệm mới đối với di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn
hoá để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hoá và thiên nhiên của một số
khu di sản.
Như vậy, UNESCO đã đề cao các giá trị của các di sản về phương diện lịch sử,
nghệ thuật hay khoa học hoặc thẩm mỹ, dân tộc học nhân chủng học. UNESCO cũng đề
cao vai trò của các quốc gia tham gia Công ước phải xác định và phân định những tài
nguyên thuộc loại di sản văn hoá hay di sản thiên nhiên để bảo vệ, bảo tồn và truyền lại
cho các thế hệ tương lai trên từng lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, việc phân định hoặc những quan niệm khác nhau về di sản văn hoá và
di sản thiên nhiên cũng có tính tương đối bởi bất cứ di sản văn hóa nào cũng không tránh
khỏi khung cảnh thiên nhiên mà nó tồn tại, chịu sự chi phối tác động của yếu tố thiên
nhiên. và ngược lại trong các di sản thiên nhiên lại ẩn chứa các yếu tố văn hoá, lịch sử và
các công trình, sự sáng tạo của con người. Con người và môi trường thiên nhiên là mối
quan hệ chặt chẽ không thể tách rời trong vũ trụ, do vậy tất cả những gì tự nhiên gắn bó
với con người trải qua quá trình tồn tại và phát triển trong lịch sử đều có thể coi là di sản
văn hoá.
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội thông qua năm 2001 đã khẳng định: “Di sản
văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ
phận của di sản văn hoá nhân loại có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của nhân dân ta.” Điều 1 của Luật Di sản văn hoá quan niệm rằng: “di sản văn hoá
bao gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị
lịch sử văn hoá khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [60, tr.12].
Luật Di sản văn hoá thống nhất di sản văn hoá tồn tại dưới 2 dạng: Di sản văn hoá
vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Chương 1, Điều 4 của Luật Di sản văn hoá đã nêu
rõ:
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn
hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng
nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và các nghề thủ công
truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác [60, tr.13].
Tháng 10/2003, Đại hội đồng tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hoá của liên hiệp
quốc (UNESCO) họp phiên thứ 32 cũng thống nhất quan niệm rằng:
Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu đạt, tri thức kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật đồ tạo
tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người
và trong một số trường hợp là các cá nhân công nhận là một phần di sản văn
hoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoá
phi vật thể được các cộng đồng các nhóm người không ngừng tái tạo để thích
nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch
sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục.
Qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo
của con người [86].
Các nhà nghiên cứu văn hoá như GS,TSKH Tô Ngọc Thanh, GS.TS Ngô Đức
Thịnh, GS,TSKH Lưu Trần Tiêu, GS Đặng Đức Siêu, PGS.TS Nguyễn Chí Bền… đều
thống nhất cách phân chia 2 loại di sản văn hoá như trên và đồng nhất quan niệm về di
sản văn hoá. Cách phân loại như vậy dựa trên cơ sở tồn tại của di sản văn hoá thành
văn hoá vật chất (hay văn hoá vật thể) và văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể).
Cách phân loại như vậy cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi mọi hiện tượng văn hoá
đều có phần vật thể và phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất, mặt này
tồn tại không thể thiếu mặt kia. Do vậy nghiên cứu di sản văn hoá phi vật thể không
thể tách rời văn hóa vật thể và ngược lại nghiên cứu văn hóa vật thể cũng không thể
tách rời văn hóa phi vật thể. Bởi lẽ dưới cái vỏ vật chất của sản phẩm văn hoá chứa
đựng giá trị về năng lực sáng tạo, về thẩm mỹ, về ý nghĩa và nội dung thể hiện gắn
liền với thế giới quan, nhân sinh quan của một cộng đồng, gắn liền với yếu tố lịch sử.
Chẳng hạn kiến trúc của một ngôi đình cùng với các nét trạm trổ nghệ thuật, đồ thờ tự
là sản phẩm văn hoá vật thể nhưng nó chứa đựng ý nghĩa giá trị về mặt lịch sử, phản
ánh tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, các giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa của nó qua các
mảng trang trí, những lễ hội, quy tắc về tập tục sinh hoạt đình làng lại là cái hồn, cái
bản chất gắn kết không thể tách rời khỏi cái đình làng vật thể. Bởi vậy, nghiên cứu di
sản văn hoá cần phải đặt di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể trong mối
quan hệ tương tác không thể tách rời, như vậy mới hiểu rõ được giá trị vật chất và giá
trị tinh thần của di sản văn hoá đối với đời sống xã hội.
1.1.2. Quan niệm về lễ hội
Lễ hội theo học giả Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hoá sử cương thì gọi là đại
hội (vào đám hay vào hội) [2, tr.255]. Về sau nhiều học giả đã thay thuật ngữ này bằng
các thuật ngữ tương đương. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu qua tên sách, tên
bài viết đã có nhiều cách gọi khác nhau: Toan ánh trong cuốn “Nếp cũ hội hè đình đám”thì
quan niệm rằng hội hè đình đám là những cuộc tổ chức hội họp tại các thôn xã nhân dịp vào
đám và trong dịp vào đám này có nhiều trò mua vui cho dân thôn giải trí [5, tr.9].
Cách quan niệm trên đã nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của các hoạt động vui chơi
sinh hoạt tập thể có ý nghĩa giải trí, các yếu tố thuộc về nghi thức mang tính tâm linh tín
ngưỡng thì chưa được đề cập sâu.
Các nhà nghiên cứu khác như Lê Hồng Lý, Nguyễn Khắc Xương, Đinh Gia Khánh
thì coi đó là hội lễ, coi danh từ hội lễ như một thuật ngữ văn hoá. ý nghĩa của thuật ngữ
này được xác định trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố hội và lễ. Hội là sự tập hợp đông
người trong một sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Lễ là các tín ngưỡng (các niềm tin thiêng
liêng) và các nghi thức đặc thù gắn với các tín ngưỡng ấy trong sinh hoạt văn hoá cộng
đồng [41, tr.7].
Tác giả Lê Trung Vũ trong các bài viết trên Tạp chí văn hoá dân gian (giai đoạn
1983 đến 1986) thường gọi là “Hội làng”, “Hội lễ”, “Hội – Lễ” còn các trường hợp khác
ông thường gọi là “Lễ hội”.
Như vậy, lễ hội có thể có nhiều cách gọi khác nhau nhưng cơ bản thống nhất và
tập trung ở từ “lễ hội”. Xét về mặt nghĩa của từ nó bao gồm hai thành tố “lễ “và “hội”.
Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh thì Lễ bao gồm các nghĩa sau:
– Cách bày tỏ kính ý
– Đồ vật để bày tỏ kính ý
Chữ Lễ thường đi với các từ như sau, nhưng không có từ Lễ hội: Lễ bái, tế thần, lễ
bộ, lễ chế, lễ giáo, lễ ý, lễ mạo, lễ nghi, lễ nhạc, lễ phép, lễ phục, lễ sinh, lễ tân, lễ tiết, lễ
tục, lễ văn, lễ vật [1, tr.498].
Còn Hội có nghĩa là:
– Họp nhau, cơ quan nhiều người họp để làm việc, gặp, ý tứ và sự lý gặp nhau, bản
lĩnh và sự tình gặp nhau.
Hội thường gắn với: hội ẩm, hội binh, hội diện, hội đồng, hội họp, hội ý, hội kiến,
hội minh, hội nghị, hội quán, hội tâm, hội thí, hội thực, hội trường, hội trưởng, hội viên,
hội xã. Trong đó không có từ hội lễ [1, tr.388].
Như vậy học giả Đào Duy Anh không dùng và không đề cập đến từ lễ hội hay Hội
lễ có thể do quan niệm như trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cương đã trình bày và quan
niệm là đại hội (vào đám hay vào hội) nên tác giả không dùng từ lễ hội hay hội lễ nữa.
Tuy nhiên, trong Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của xuất bản tại
Sài Gòn năm 1895: Lễ là khuôn phép, phép bày ra cho tỏ điều kính trọng, cho ra điều lịch
sự, là của dâng đưa, dâng cúng. Hội là nhóm họp đông người, gặp gỡ, hiểu biết.
Trong “Từ điển Tiếng Việt” do Viện khoa học Xã hội Việt Nam – Viện ngôn ngữ
học ấn hành năm 1992: Lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu một kỷ niệm, một sự
việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Hội là cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự theo
phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt [89].
Nhà Văn hoá học Đoàn Văn Chúc lại xây dựng khái niệm lễ hội từ cụm từ Lễ – Tết
– Hội theo nghĩa gốc Hán, và từ khái niệm Lễ, khái niệm Tết, khái niệm Hội ông cho rằng
đều chỉ một loại hình nghi thức, cũng là một loại hình phong tục và trong đời sống xã
hội, ba hình thức trên thường xâm nhập vào nhau, đan xen với nhau. Theo ông : “Lễ là sự
bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, hư tưởng hay có thật, đã qua hay
hiện tại được thực hành theo nghi điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mỹ, nhằm
biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ. Hội
là cuộc vui chơi bằng vô số các hoạt động giải trí công cộng diễn ra tại một địa điểm nhất
định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm biểu đạt sự phấn
khích, hoan hỷ của công chứng dự lễ ”[12, tr.132].
Việc phân tích các quan niệm về lễ hội ở trên dựa vào cấu trúc lễ hội, theo đó lễ
hội bao gồm phần lễ và phần hội tuy nhiên cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương
đối. Lễ hội là một hiện tượng văn hoá xã hội tổng thể, do vậy nếu phân chia lễ và hội một
cách máy móc, cơ học thì sẽ dẫn đến không thể hiểu được bản chất của lễ hội thậm chí
hiểu sai, lệch lạc về lễ hội.
Như vậy, lễ trong lễ hội cần phải được hiểu là nghi thức, cách thức tiến hành
những quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để đánh dấu, kỷ niệm một sự kiện,
nhân vật nào đó nhằm mục đích cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó với
mong muốn nhận được sự may mắn tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng
siêu hình mà người ta thờ cúng. Đó là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập
thể, là sinh hoạt cả cộng đồng người trong đời sống tín ngưỡng tâm linh, đồng thời cũng
là cách ứng xử của các tầng lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần trong mối quan
hệ “Người – Thần” vốn luôn tồn tại trong tâm thức và hành động của con người. Từ
những phân tích trên nhằm hiểu đúng bản chất của “lễ”, tránh cách hiểu chưa đúng hoặc
những quan niệm thông tục coi lễ chỉ là lễ bái, lễ vật, lễ lạt…
Xét về mặt cấu trúc và cội nguồn thì lễ và hội luôn gắn kết chặt chẽ với nhau,
không có lễ thì không có hội và hội ở đây cũng mang tính nghi lễ chứ không phải hội chỉ
là “đám vui chơi đông người’’. Trên thực tế có một số đám vui đông người nhưng không
thành lễ hội như đám cưới, đám khao chẳng hạn. Trong thực tế cũng có một ít nghi lễ
chưa có phần hội (tức phần sinh hoạt văn hoá kèm theo như một số nghi lễ liên quan tới
sản xuất nông nghiệp ở các tộc người thiểu số vùng núi hay một số nghi lễ trong phạm vi
gia đình người Việt), tuy nhiên chỉ là số rất ít, còn hầu hết các lễ hội dân gian (lễ hội
truyền thống) đều có phần lễ và phần hội. Nhìn một cách tổng thể thì lễ hội thuộc phạm
trù cái thiêng của thế giới thiêng liêng. Ngôn ngữ lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, vượt lên
trên đời sống hiện hữu thường nhật. Vì vậy, phần hội luôn luôn gắn với phần lễ, là bộ
phận phái sinh của phần lễ, nó gắn với cái thiêng với vị thần, nhân vật mà con người thờ
phụng. Các sinh hoạt vui chơi, giải trí, trò diễn trong lễ hội như đua thuyền, các trò diễn
mang tính phồn thực… thì nó vẫn mang tính nghi lễ phong tục chứ không phải là trò
chơi, trò diễn thuần tuý trần tục, mà trò diễn ở đây đã được thiêng hoá. Chẳng hạn trong
lễ hội “Rước Chúa Gái” ở Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao (lễ hội làng He) có trò
diễn “Bách nghệ khôi hài” và “Hú tùng dí” nó gắn với nhân vật thiêng là công chúa Ngọc
Hoa và theo truyền thuyết Sơn Tinh đón vợ về núi Tản “Vì nàng thương cha nhớ mẹ nên
buồn bã không muốn đi nên dân làng bày trò mua vui cốt làm cho Ngọc Hoa vui mà lên
đường về nhà chồng” [51, tr.264].
Vấn đề này, chúng tôi tán thành ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng: “lễ
hội là một hiện tượng tổng thể, không phải là thực thể chia đôi (phần lễ phần hội) một
cách tách biệt như một số học giả đã quan niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõi
nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử, hay một thần linh
nghề nghiệp, thần linh huyền thoại…) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh
hoạt văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên trong lễ hội phần lễ là
phân gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phần phái sinh tích hợp” [73, tr.336].
Lễ và hội là một thể thống nhất không thể chia tách. Lễ là phần tín ngưỡng, là
phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo. Còn hội là phần tập hợp
vui chơi giải trí, là đời sống văn hoá thường nhật, phần đời của mỗi con người, của động
đồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự quy định nhất định của lễ, có lễ mới có hội.
Trong thực tế cuộc sống hàng ngày có khi người ta dùng từ “hội” để chỉ toàn thể lễ
hội nào đó ví dụ: tháng 3 trẩy hội Đền Hùng ( lễ hội Đền Hùng) hay trẩy hội Chùa Hương
nhưng đó chỉ là hình thái tu từ, lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể.
Vì vậy trong luận văn này chúng tôi không dùng từ hội lễ, hội làng, hay hội mà
dùng từ lễ hội để mang tính chính xác và phản ánh hiện tượng lễ hội một cách tổng thể,
khách quan đầy đủ.
Căn cứ vào hình thức tổ chức và tính chất của lễ hội có thể tạm chia làm 2 loại lễ
hội:
– Lễ hội truyền thống (hay còn gọi là lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền).
– Lễ hội hiện đại.
Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội truyền thống
và những giá trị của nó đối với phát triển du lịch. ở đây có nhiều cách gọi khác nhau về lễ
hội truyền thống, hay lễ hội cổ truyền, lễ hội dân gian. Cụm từ truyền thống hay cổ
truyền đều là từ Hán việt. Theo cuốn Hán việt từ điển của Thiều Chửu thì:
Cổ là ngày xưa, cũ
Truyền là đem của người này trao cho người kia, trao cho
Thống là mối tơ, đầu gốc, đời đời nối dõi không dứt gọi là thống [14].
Như vậy trong tiếng việt cổ truyền và truyền thống là 2 từ gần nghĩa nhau nhưng
không hoàn toàn trùng khít nhau. Từ cổ truyền có nghĩa trao lại cái cũ của người xưa, nó
dường như có tính bất biến bảo thủ. Từ truyền thống có ý nghĩa cởi mở hơn biện chứng hơn,
một mặt truyền lại những cái gì gọi là dường mối, đầu gốc, một mặt nó có sự thích nghi
sáng tạo để phù hợp với thực tại.
Hơn nữa lễ hội lại là hiện tượng tổng thể, đồng thời nó tích hợp các hiện tượng
văn hoá phái sinh trong quá trình lịch sử để tạo nên một tổng thể lễ hội. Nó vừa có phần
gốc rễ làm chủ đạo (phần lễ) vừa có phần phái sinh tích hợp (phần hội). Trong quá trình
truyền lại, lễ hội vẫn giữ được cái dường mối, căn cốt của lễ hội. Do vậy, đối với hiện
tượng lễ hội, một hiện tượng văn hoá luôn biến đổi vận động thì dùng cụm từ lễ hội
truyền thống sẽ phù hợp hơn lễ hội cổ truyền, mang ý nghĩa biện chứng hơn cụm từ lễ hội
cổ truyền. Từ sự phân tích và cách hiểu trên, trong luận văn này chúng tôi thống nhất
dùng cụm từ lễ hội truyền thống.
1.1.3. Quan niệm về du lịch
Du lịch là hoạt động đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của
loài người. Lúc đầu có thể là hiện tượng cá biệt, riêng lẻ, về sau trở thành một hiện tượng
xã hội phổ biến và trở thành nhu cầu tất yếu, trở thành hiện tượng tồn tại khách quan của
loài người; do các nhu cầu thẩm nhận về vật chất như: Các cảnh quan, chỗ ở, món ăn,
thức uống, trò chơi khác lạ và nhu cầu thẩm nhận về tinh thần như tìm hiểu văn hoá, lịch
sử, văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán lễ hội
Những năm gần đây du lịch phát triển mạnh mẽ bởi nó giúp cho con người cân bằng
cuộc sống của mình trong xã hội và trước thiên nhiên. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch
ngày nay cũng là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế và xu thế hội nhập
quốc tế của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Du lịch giờ đây không phải là vấn đề quá mới mẻ, nhưng với những cách tiếp cận
khác nhau, với những góc nhìn và mục tiêu nghiên cứu khác nhau cho nên vẫn còn nhiều
quan điểm khác nhau về du lịch:
Giáo sư, tiến sỹ Berkenner, chuyên gia có uy tín về du lịch trên thế giới cho rằng:
“Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Trong “Từ điển Tiếng Việt” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học
ấn hành thì du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở [89].
Hiện nay có một số cách tiếp cận khác nhau, nếu tiếp cận theo quan điểm du lịch
là một hiện tượng, tiêu biểu cho quan niệm này là các giáo sư Thuỵ Sỹ là Hunziker và
Krapf. Các ông cho rằng: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ” [71, tr.12].
Ngoài ra một số học giả khác cũng có quan niệm riêng: Kuns, học giả người Thụy
Sỹ cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người chỗ khác đi đến nơi không phải thường
xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch” [54, tr.29].
Với cách tiếp cận này du lịch mới chỉ được giải thích ở hiện tượng đi du lịch, chưa
đề cập tới các yếu tố văn hoá, nhu cầu văn hoá. Tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làm
cơ sở cho việc xác định đối tượng đi du lịch và làm cơ sở để hình thành nhu cầu đi du
lịch sau này.
Nếu tiếp cận theo quan điểm du lịch là một hoạt động thì Mill và Morrison cho
rằng du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay gianh
giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú ở đó ít
nhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy có thể xem xét du lịch thông qua hoạt
động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi. Du lịch có thể được hiểu
“là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu
cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định’’ [67, tr.9].
Cách tiếp cận nói trên du lịch mới chỉ được giải thích như một hiện tượng, một
hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch.
Nhà nghiên cứu Trần Nhạn đã đưa ra một khái niệm khá toàn diện tổng thể, thể
hiện được bản chất của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi
quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là thẩm nhận được những giá trị vật
chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương không nhằm mục đích sinh lợi
được tính bằng đồng tiền” [54, tr.30].
Cách quan niệm trên khá toàn diện về du lịch, vừa đề cập đến khách du lịch vừa đề
cập đến các dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần của khách du lịch nhằm
thoả mãn mục đích của du khách, đó là các giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc mà khách du
lịch thu nhận được trong qúa trình du lịch.
Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua năm
2005 cũng xuất phát từ quan điểm trên.
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm thoả mãn đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một thời gian nhất định” [61, tr.9].
Như vậy, khái niệm du lịch của Luật Du lịch Việt Nam đã đề cập đến tổng hợp các
hiện tượng, các hoạt động các mối quan hệ của con người trong hoạt động du lịch. Hoạt
động du lịch là tổng thể các hoạt động của khách du lịch, hoạt động của các tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch (các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch, các
Công ty Lữ hành…) hoạt động của các cộng đồng dân cư, hoạt động của các cơ quan tổ
chức cá nhân liên quan đến du lịch.
Cách quan niệm về du lịch như vậy đã bao quát các yếu tố liên quan đến nhu cầu
con người trong hoạt động du lịch. Nó tác động trực tiếp đến hệ thống các thiết chế văn
hóa có liên quan để đáp ứng các nhu cầu du lịch của con người như hệ thống các di tích
lịch sử văn hoá, hệ thống công viên, vườn bách thảo, hệ thống viện bảo tàng văn hoá, bảo
tàng lịch sử, các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, các khu nghỉ dưỡng, môi trường
sinh thái, các công trình kiến trúc độc đáo… để đáp ứng các nhu cầu tham quan, giải trí
nghỉ dưỡng, tìm hiểu khám phá văn hóa của con người.
Như vậy, căn cứ vào mục đích, nhu cầu của từng chuyến du lịch, có thể chia ra
nhiều loại hình du lịch khác nhau:
Du lịch thiên nhiên: Là loại hình du lịch mà mối quan tâm chủ yếu của người đi du
lịch là thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, tận hưởng và thưởng thức phong cách
thiên nhiên núi rừng, sông hồ biển đảo và hệ thống thực vật hoang dã như rừng Cúc
Phương, SaPa, Tam Đảo; Biển Nha trang, Sầm Sơn, Cửa Lò, Vịnh Hạ Long…
Du lịch văn hoá: Là loại hình du lịch mà mối quan tâm chủ yếu của con người là
tìm hiểu khai thác những giá trị văn hoá tiêu biểu, tìm hiểu truyền thống lịch sử, các
phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, các nền văn hoá nghệ thuật của nơi đến du
lịch. Hệ thống viện bảo tàng, các công trình kiến trúc nghệ thuật ở cung đình Huế, Thánh
địa Mỹ sơn, Phố cổ Hội An, các lễ hội tiêu biểu như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Chùa
Hương, lễ hội Phủ Giầy…
Du lịch xã hội: Là loại hình du lịch mà đối với họ sự tiếp xúc giao lưu với những
người khác là yếu tố quan trọng của chuyến đi, loại hình du lịch này gần với du lịch văn
hoá vì mục tiêu cuối cùng của họ qua giao tiếp cũng để hiểu biết khám phá các yếu tố văn
hóa và đời sống xã hội.
Du lịch giải trí: Là loại hình du lịch thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ
đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Loại hình du lịch này cũng gần
với loại hình du lịch thiên nhiên, khách du lịch thường tìm đến những bờ biển đẹp, khu
bảo tồn thiên nhiên để giải trí
Du lịch tôn giáo: Là loại hình du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt
của những người theo đạo phái khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn
giáo được tôn kính.
Ngoài ra còn một số loại hình du lịch khác như du lịch hoạt động, du lịch thể thao,
du lịch sức khoẻ, du lịch dân tộc học…
Cũng có thể căn cứ vào thời gian đi du lịch để chia theo các loại hình du lịch ngắn
ngày, du lịch dài ngày; căn cứ vào hình thức tổ chức để chia theo loại hình du lịch cá
nhân hay du lịch theo đoàn… Cũng có thể căn cứ vào tính phổ biến của loại hình du lịch
để phân chia làm hai loại hình du lịch chính là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, việc phân chia loại hình du lịch dù căn cứ theo mục đích hay yếu tố
nào cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì du lịch có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố văn
hoá kể cả các tài nguyên du lịch tự nhiên như địa chất, địa hình, hệ sinh thái cảnh quan
thiên nhiên cũng chứa đựng các yếu tố văn hoá. Hơn nữa trong hoạt động du lịch, con
người cũng có thể nhằm thoả mãn nhu cầu trong từng chuyến du lịch, có thể vừa tìm hiểu
truyền thống văn hoá, vừa kết hợp nghỉ dưỡng, giải trí vừa hoạt động thể thao…
1.1.4. Đặc điểm của du lịch lễ hội văn hoá
Như việc phân tích ở trên, du lịch lễ hội văn hoá thuộc loại hình du lịch văn hoá. Du
lịch lễ hội văn hoá là hoạt động mà khách du lịch muốn thoả mãn nhu cầu tìm hiểu truyền
thống văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử, tín ngưỡng dân gian… thông qua việc tham dự,
chứng kiến các hoạt động của lễ hội.
Khác với các loại hình du lịch thiên nhiên, du lịch thể thao, du lịch giải trí… Du
lịch lễ hội văn hoá có một số đặc điểm cơ bản sau:
– Du lịch lễ hội văn hoá luôn gắn với thời gian mở hội nên thường diễn ra theo
mùa vụ. Các lễ hội ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân, một số ít lễ hội tổ
chức vào mùa thu. Do vậy, yếu tố mùa vụ của lễ hội sẽ chi phối lớn đến các thiết chế
phục vụ hoạt động du lịch lễ hội như hệ thống tài nguyên du lịch, quy hoạch tuyến du lịch
điểm du lịch, các hoạt động dịch vụ, các cơ sở lưu trú, các chương trình du lịch… cũng
phải tuân theo các yếu tố mùa vụ. Các loại hình du lịch khác như du lịch thể thao, du lịch
giải trí ít bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ. Do vậy việc chuẩn bị các yếu tố phục vụ các hoạt
động du lịch lễ hội phải có sự sắp xếp khá chu đáo và khoa học. Nếu không có sự chuẩn
bị trước (từ cơ sở vật chất, các dịch vụ, công tác tổ chức lễ hội)… sẽ dẫn đến không đáp
ứng nhu cầu du khách hoặc sẽ xảy ra tình trạng quá tải do lượng du khách tăng đột biến
so với những ngày thường.
– Du lịch lễ hội thường gắn với không gian, thời gian và địa điểm nhất định. Chẳng
hạn lễ hội Đền Hùng chỉ diễn ra một lần vào dịp 10/3 hàng năm tại tỉnh Phú Thọ; lễ hội
Trò Trám chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 11 – 12 tháng giêng hàng năm tại xã Tứ Xã, huyện
Lâm Thao; lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 9/8 hàng năm tại Thị xã Đồ
Sơn, Hải Phòng… Do vậy việc tổ chức các hoạt động du lịch lễ hội phải nắm chắc thời
gian, địa điểm và các hoạt động văn hoá đặc trưng các nội dung chính của lễ hội để khai
thác đúng hướng và hiệu quả. Chẳng hạn muốn tìm hiểu lịch sử thời Hùng Vương dựng
nước, muốn tri ân công đức tổ tiên thì phải đến lễ hội Đền Hùng vào dịp 10/3.
Thời gian và không gian lễ hội khác với thời gian và không gian bình thường “đó
là những thời điểm mạnh, là không gian linh thiêng. Thời gian này được quy định sẵn,
mọi người chờ nó đến” [92, tr.13]. Do vậy nếu lễ hội được chuẩn bị chu đáo được tổ chức
tốt cả phần lễ và phần hội thì sức cảm hoá của thời điểm mạnh và không gian thiêng được
nhân lên gấp ngàn lần và giá trị nhân văn của lễ hội trong lòng du khách cũng tăng lên.
Thời gian, không gian thiêng và tính chất thiêng trong lễ hội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
việc thu hút khách du lịch. Nếu thời gian và không gian tổ chức lễ hội được “thiêng hoá’’
(đó là không gian thờ tự như hệ thống đình, đền, chùa, miếu…) nghi lễ của lễ hội cũng
được “thiêng hoá” (từ phẩm vật, lễ vật dâng cúng đến các nghi lễ, lễ tế, lễ rước, các trò
tục, trò diễn của lễ hội) các thành viên trong cộng đồng dự lễ hội (khách du lịch) sẽ tri
giác được cái linh thiêng, đó là tình cảm cộng đồng thiêng liêng và hình thành các quy tắc
đạo đức thiêng liêng, những quyền năng thiêng liêng và nó trở thành một ý thức tập thể,
nó trở thành nhu cầu phải được duy trì và củng cố, nó có sức mạnh tinh thần to lớn, niềm
tin thiêng liêng để lôi cuốn con người trở về với thế giới thiêng. Đây là một đặc điểm của
du lịch lễ hội mà không loại hình du lịch nào có được. Khi bàn về ý thức xã hội Các Mác
đã kết luận “ý thức khi được thâm nhập vào quảng đại quần chúng sẽ trở thành lực lượng
vật chất có sức mạnh vô địch”.
Người Việt Nam luôn có ý thức về cội nguồn tổ tiên, cả đồng bào trong nước hay
kiều bào ta ở nước ngoài đều có tâm thức hướng về nguồn cội “Con người có tổ có tông,
như cây có cội, như sông có nguồn” đều đã thấm vào máu của người việt, từ đó hình
thành lòng tự cường dân tộc, trở thành một ý thức hệ của người Việt. Trong đó lễ hội Đền
Hùng và lịch sử thời đại các Vua Hùng dựng nước trở thành niềm tin thiêng liêng của mỗi
người con đất Việt và mỗi khi đất nước bị xâm lăng, mảnh đất cha ông bị giày xéo thì tinh
thần ấy lại trỗi dậy kết thành một khối, tạo thành sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù ra khỏi
bờ cõi:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng.
Trong thực tế, bằng tinh thần đoàn kết, ý chí tự cường dân tộc chúng ta đã đánh
đuổi giặc phương Bắc sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và chiến thắng 2 đế quốc lớn.
– Du lịch lễ hội là một hoạt động văn hoá sâu sắc vừa có ý nghĩa lịch sử vừa mang
giá trị nghệ thuật độc đáo.
Bản chất của du lịch là văn hóa, một điều chắc chắn rằng không ai đi du lịch đến
một nơi khác để trải nghiệm những thứ giống như nơi mình đang sinh sống. Do vậy bản
sắc văn hoá của từng vùng, từng địa phương, tộc người là một khía cạnh cần được khai
thác, nghiên cứu trong phát triển du lịch.
Sự phong phú và sâu sắc về văn hoá của hoạt động du lịch và lễ hội thể hiện ngay
trong đặc điểm là nội dung, hình thức và tổ chức của hội.
Xét về đề tài thì lễ hội vô cùng phong phú với quá nhiều loại hình lễ hội khác
nhau: Loại hình lễ hội nông nghiệp như lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mùa, lễ trình nghề,
trò tứ dân…; Loại hình lễ hội phồn thực, giao duyên như “cầu tằm”, “cướp kén”, “tiệc
cầu đinh”… loại hình lễ hội văn nghệ giải trí như Hội Lim (Hát quan họ Bắc Ninh); Hát
Xoan (Phú Thọ); Hát Đúm (Hải Phòng); Loại hình lễ hội thi tài như phóng lao, đấu vật,
đánh phết (Hội Phết Hiền Quan – Phú Thọ), cướp cầu, bơi chải… ; Loại hình lễ hội lịch
sử như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, lễ hội về những người anh hùng Ngoài ra
còn có các loại hình lễ hội về tôn giáo…
Nội dung của lễ hội là sự phản ánh hiện thực cuộc sống (nếp nghĩ, nếp sống,
nguyện vọng…) của nhân dân. Cho nên có bao nhiêu lĩnh vực của đời sống thì cũng có
bấy nhiêu mảng đề tài lễ hội. Đây là một đặc điểm rất cơ bản của du lịch lễ hội. Sự phong
phú về đề tài là một môi trường thuận lợi để du lịch phát triển đáp ứng nhu cầu tinh thần
phong phú và đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.
Lễ hội là sản phẩm của lịch sử, với chức năng phản ánh thì lễ hội phản ánh lịch sử
bằng hình ảnh, sự kiện mang tính nghệ thuật hoá, biểu tượng hoá. Điển hình là lễ hội Đền
Hùng và các lễ hội có đề tài lịch sử với các nghi lễ tôn thờ các vị anh hùng dựng nước
(riêng vùng đất Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã có 700 nơi thờ tự các Vua Hùng và tướng lĩnh thời
Vua Hùng dựng nước). Các lễ hội vùng này thường diễn lại các chiến công của người anh
hùng theo truyền thuyết.
Về mặt hình thức thì các lễ hội truyền thống đều được xây dựng mang tính tượng
trưng, biểu tượng mang tính thiêng liêng và được nghi thức hoá, nghệ thuật hoá, các nghi
thức được quy định chặt chẽ và có tính nghệ thuật là yêu cầu của lễ hội, các yếu tố này
“đẩy lễ hội lên đỉnh điểm của giá trị, giá trị về thẩm mỹ, về lý tưởng sống, thể hiện trong
nội dung của lễ hội, muốn được coi như mẫu hình cho cuộc sống ngày thường, mọi người
phải nhớ và noi theo” [92, tr.125].
Đặc điểm về tính đa dạng về đề tài lễ hội và ý nghĩa lịch sử, giá trị nghệ thuật, tính
tượng trưng biểu trưng của lễ hội sẽ tạo tính đa dạng hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho
khán giả và là điều kiện thuận lợi cho du lịch.
Khác với loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch thể thao yếu tố văn
hoá thường chứa đựng ở việc ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên
nhiên, du lịch lễ hội ngoài việc chứa đựng các yếu tố này thì yếu tố lịch sử và nghệ thuật
lại là một vấn đề cốt yếu. Các giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật được kết tinh trong lễ hội
truyền thống rất đậm nét.
Du lịch lễ hội là sự khám phá văn hoá sâu sắc. Lễ hội luôn chứa đựng yếu tố nhân
văn giá trị lịch sử, qua lễ hội các nét đặc trưng văn hoá, phong tục tập tập quán của một
cộng đồng, một dân tộc được chứa đựng trong đó rất phong phú. Do vậy du lịch lễ hội sẽ
giúp du khách bước ra khỏi cuộc sống thường nhật nhàm chán của mình để bước vào một
cuộc sống khác biệt hoàn toàn ở nơi khác, được tiếp xúc với cư dân bản địa ở nơi đó để
tìm hiểu khai thác những điểm mới lạ, khác biệt so với địa phương mình. “Nơi đến du
lịch với những lễ hội càng đặc trưng bao nhiêu, càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tập
quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng và các giá trị cuộc sống… thì càng hấp dẫn du khách bấy
nhiêu” [46, tr.38].
– Du lịch lễ hội có quan hệ chặt chẽ với hệ thống các di tích và các công trình kiến
trúc nghệ thuật. Di tích và lễ hội chính là nguyên liệu gốc sản sinh ra các điểm du lịch,
trong đó lễ hội và hệ thống di tích thường gắn kết chặt chẽ với nhau. Các lễ hội truyền
thống của người Việt thường được diễn ra ở Chùa, Đình, Đền… “ở đồng bằng Bắc bộ
gần như thành một quy luật là chỉ có lễ hội gắn với những nhân vật lịch sử, những sự
kiện, di tích lịch sử thì lễ hội đó mới bền chắc và phát triển rộng ra ngoài tầm của một
làng, một vùng, đạt tới tính chất quốc gia” [73, tr.327]. Lễ hội ấy mới trở thành sản phẩm
độc đáo của du lịch, là nguyên liệu gốc của du lịch. Các hệ thống kiến trúc của Đình,
Đền, Chùa, các di tích lịch sử gắn với những sự kiện, những nhân vật thờ tự là phần vật
thể. Còn lễ hội tại các di tích ấy mới là phần hồn, phần phi vật thể chứa đựng giá trị văn
hoá lịch sử. Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích lịch sử tại Đền Hùng, lễ hội
Đền Trần và các di tích Đền Trần đang là điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du
khách hàng năm.
Do vậy để phát triển tốt du lịch lễ hội thì bên cạnh việc bảo tồn các giá trị văn hoá
lễ hội truyền thống cũng cần bảo tồn các di tích đảm bảo tính nguyên bản của nó để phát
triển du lịch.
1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện nay
Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần đặc biệt mang tính
tập thể cộng đồng, lễ hội truyền thống chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của đời sống
kinh tế – văn hoá – xã hội. Nó là sản phẩm tinh thần, là di sản văn hoá phi vật thể có giá
trị to lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân. Lễ hội truyền thống trong đời sống xã
hội hiện nay có thể khái quát thành năm giá trị cơ bản: Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc,
giá trị giáo dục, giá trị tâm linh, giá trị bảo tồn nền văn hoá dân tộc, giá trị kinh tế.
1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng dân tộc
Lễ hội là một hoạt động tập thể mang tính cộng đồng, lễ hội của người Việt ở
đồng bằng Bắc bộ thường được gọi là hội làng. Hội làng là đặc trưng nổi bật nhất của
đồng bào các dân tộc nước ta. Làng, bản là một kết cấu tổ chức xã hội có tính cộng đồng
cao, biểu hiện ở cộng đồng dân cư, cương vực kinh tế – văn hoá – xã hội. Dân cư của làng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ rất lâu đời, có khi là quan hệ dòng tộc, có khi là
quan hệ láng giềng “Tối lửa tắt đèn có nhau”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần” và
như vậy lễ hội là một hoạt động tinh thần gắn kết họ lại với nhau để cùng chung một
niềm tin cùng hướng về tổ tông dòng tộc, cùng chung một thần linh, thành hoàng…
Tính cố kết cộng đồng ấy thể hiện qua sự cộng mệnh và cộng cảm. Cộng mệnh là
sự gắn bó giữa con người trong cộng đồng thông qua vận mệnh của cộng đồng, thể hiện ở
việc cả làng cùng suy tôn, cùng tôn thờ một sức mạnh siêu nhiên bảo vệ cho sự tồn vong
của cả cộng đồng. Đó là Đức quốc Tổ Hùng Vương trong lễ hội Đền Hùng, Quốc mẫu
Âu Cơ trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ (Hạ Hoà), Thành hoàng làng trong các lễ hội Đình;
Đức Phật, Thánh Mẫu trong các lễ hội, tôn giáo… Cộng cảm là sự thể hiện có chung thái
độ tình cảm của các cá nhân và cả tập thể trong ứng xử văn hoá với tự nhiên, thần thánh
và con người.
Trong các lễ hội truyền thống các hoạt động của lễ và hội đều thể hiện tính cộng
mệnh và cộng cảm, tính quần thể. Các lễ hội còn thấm đượm tinh thần đoàn kết, dân chủ
và nhân bản sâu sắc. Khi tham dự lễ hội đứng trước thần linh hay nhân vật thiêng liêng
thì dù là người tổ chức hay người dân tham gia lễ hội hay bất kỳ cương vị nào cũng đều
bình đẳng trước thánh thần và bình đẳng với nhau trong tư cách người tham gia. Vì thế
những câu như “nước lụt thì lút cả làng”, hay “nước nổi, bèo trôi”, “chết một đống còn
hơn sống một mình” đã thể hiện tính cố kết cộng đồng trong một đơn vị làng xã và lớn
hơn là dân tộc. Bất kể một lễ hội nào cho dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử, lễ hội
tôn giáo suy tôn các vị thần linh hay anh hùng dân tộc thì các lễ hội ấy bao giờ cũng là lễ
hội của một cộng đồng; biểu dương các giá trị văn hoá và sức mạnh của cộng đồng trên
mọi bình diện. “Mọi hoạt động diễn ra trong các lễ hội ấy đều thể hiện tính cố kết cộng
đồng, mang tính biểu trưng nhằm kêu gọi, tập hợp quần chúng nhân dân trong một vòng
tay lớn” [62, tr.74]. Bởi vậy, tính cộng đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là
giá trị văn hoá tiêu biểu nhất của lễ hội truyền thống.
1.2.2. Giá trị giáo dục
Lễ hội truyền thống là biểu hiện của hai quá trình: lịch sử hóa và huyền thoại hoá
những nhân vật được nhân dân thờ phụng. Trong dân gian luôn tồn tại quan niệm “Có
tích mới dịch nên trò”. Những nghi thức cúng tế, những tục hèm, những trò chơi dân gian
truyền thống trong các lễ hội thường có nguồn gốc xuất phát từ một sự thật lịch sử hay hư
cấu nào đó. Tất cả những “tích” như vậy đều có hạt nhân cơ bản là mong ước, sở nguyện
của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thực tế qua khảo sát lễ hội ở vùng trung du bắc bộ
nhất là ở khu vực Phú Thọ, hầu hết các lễ hội truyền thống ở vùng này được gắn chặt với
các sự kiện mang tính lịch sử thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Hệ thống di tích Đình,
Đền đều thờ các vị tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương như Tản viên Sơn Thánh, Quý Minh
Đại Vương… và được coi là thành hoàng làng.
Lễ hội truyền thống còn là kết quả quá trình sân khấu hoá đời sống xã hội, là sự
mô phỏng, tái hiện lại hình ảnh của các nhân vật của sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá
khứ dưới hình thức diễn xướng dân gian, các trò diễn dân gian. Điển hình như lễ hội
“Rước Chúa Gái” ở Lâm Thao, Phú Thọ là quá trình tái hiện truyền thuyết lễ thời Hùng
Vương về tích truyện Sơn Tinh đón Ngọc Hoa công chúa đưa về núi Tản Viên và phản
ánh cả các phong tục tập quán sinh hoạt thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Vì vậy có thể
nói lễ hội truyền thống là một “bảo tàng lịch sử sống” một “kho báu sống” về lịch sử dân
tộc.
Giá trị giáo dục của lễ hội cũng được thể hiện trong tính hướng về cội nguồn “Tất
cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con người
vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ, nguồn cội cộng đồng, như dân tộc,
đất nước xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá… Hơn thế nữa hướng về nguồn đã trở
thành tâm thức của con người Việt Nam”.[73, tr.343] “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”, “chim có tổ người có tông, như cây có cội như sông có nguồn” Điều
đó giúp nhắc nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý của ông cha về
lịch sử của làng, lịch sử của dân tộc và truyền thống ông cha…
Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hoá tinh thần thể hiện tình cảm con người
với tổ tiên, thần thánh để cầu mong mọi lực lượng siêu nhiên che chở phù hộ cho con
người. Cũng từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giúp con người không bao giờ quên cội
nguồn, con người đến với lễ hội là đến với lòng thành kính tổ tiên và các bậc tiền nhân,
nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của mình với ông bà, tổ tiên, dòng
tộc… Do vậy lễ hội truyền thống có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức giáo dục
truyền thống lịch sử của làng bản quê hương đất nước đối với mọi thành viên tham gia lễ
hội.
1.2.3. Giá trị văn hoá tâm linh
Con người luôn có nhu cầu lớn về đời sống vật chất và tinh thần. Bên cạnh cuộc
sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần là nhu cầu
không thể thiếu, nó giúp con người cân bằng trong đời sống thực tại. Trong cuộc sống thế
tục, con người đôi khi bất lực trước sức mạnh tự nhiên, có lúc họ bế tắc trong sự giải
thoát và phải tìm đến nguồn sức mạnh tinh thần, tìm đến sự che chở phù hộ của tổ tiên
hùng có công với dân với nước, những game show dân gian, diễn xướng dân gian, những nghi lễ … Hàng năm trên quốc gia ta có hàng ngàn lễ hội được tổ chức triển khai với nhiều hình thức, quy môvà mang ý nghĩa khác nhau. Lễ hội truyền thống cuội nguồn như thể một mô hình hoạt động và sinh hoạt văn hoátinh thần đặc biệt quan trọng, mang tính tập thể có giá trị to lớn mang ý nghĩa cố kết cộng dồng dântộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn, đồng thời lễ hội có giá trịvăn hoá tâm linh cân đối đời sống ý thức con người hướng về cái cao quý thiêng liêng. Lễ hội còn là tấm gương phản chiếu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc bản địa vàđặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lễ hội còn mang một giá trị kinh tếlớn, là loại sản phẩm văn hoá đặc biệt quan trọng cho ngành du lịch … – Trải theo tiến trình lịch sử dân tộc dân tộc bản địa, do cuộc chiến tranh quyết liệt hoặc có giai đoạnkinh tế nước nhà kém tăng trưởng, nên lễ hội truyền thống lịch sử ít được chú ý quan tâm và chưa phát huyđược giá trị to lớn của nó. Vì vậy, nhiều giá trị văn hoá rực rỡ của lễ hội bị mai một, giaiđoạn này những hoạt động giải trí du lịch cũng kém tăng trưởng, việc nghiên cứu và điều tra phục dựng lễ hộitruyền thống gắn với du lịch cũng chưa được chăm sóc đúng mức, chưa kết nối gắn kếtdu lịch với lễ hội. – Bước vào thời kỳ thay đổi, tăng trưởng nền kinh tế thị trường khuynh hướng XHCNvà trước xu thế toàn cầu hoá, Đảng ta đã xác lập phải kết nối đồng điệu giữa tăng trưởngkinh tế với tăng trưởng văn hoá. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định chắc chắn : “ Tiếp tục góp vốn đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo những di tích lịch sử lịch sử dân tộc cách mạng khángchiến, những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc bản địa. Các giá trị văn hoá nghệthuật, ngôn từ, thuần phong mỹ tục của hội đồng những dân tộc bản địa. Bảo tồn và phát huy vănhoá văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà việc bảo vệ, phát huy những di sản văn hoá với cáchoạt động tăng trưởng kinh tế tài chính du lịch ” [ 22 ]. – Phú Thọ là vùng đất Tổ giàu truyền thống lịch sử lịch sử dân tộc văn hoá, là TT sinh tụcủa người Việt cổ – nơi sinh ra của Nhà nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang, kinh đô đầutiên của nước Nước Ta. Hiện nay trên tỉnh Phú Thọ còn đậm đặc những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang củangười Việt cổ và di tích lịch sử thời Hùng Vương dựng nước với hàng trăm lễ hội truyền thốngvà những kho tàng văn hoá dân gian đa dạng chủng loại. Từ sự đa dạng và phong phú rực rỡ của lễ hội truyềnthống trên đất Phú Thọ, Đại hội tỉnh Đảng bộ Phú Thọ lần thứ 26 đã xác lập : ” Phát huythế mạnh dịch vụ, du lịch từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế tài chính mũi nhọn ”. Tuynhiên, do đổi khác của lịch sử vẻ vang, nhiều lễ hội truyền thống lịch sử trên đất Phú Thọ đã bị mai một, nhiều lễ hội đã bị thất truyền, việc nghiên cứu và điều tra phục dựng lễ hội truyền thống cuội nguồn để phục vụcho du lịch ít được quan tâm, những hoạt động giải trí du lịch chưa kết nối ngặt nghèo với lễ hội, chưaphát huy được thế mạnh và giá trị của lễ hội so với tăng trưởng du lịch. Vì vậy, cần có những điều tra và nghiên cứu khoa học cho việc bảo tồn phát huy những giá trịcủa lễ hội để tăng trưởng du lịch một cách bền vững và kiên cố. Do đó chúng tôi chọn yếu tố này làmđề tài nghiên cứu và điều tra cho luận văn cao học văn hoá, với mong ước góp phần nhỏ vềphương diện lý luận và thực tiễn cho sự tăng trưởng du lịch gắn với lễ hội truyền thống cuội nguồn trênđịa bàn tỉnh Phú Thọ. 2. Lịch sử yếu tố nghiên cứuTrước Cách mạng Tháng Tám, những khu công trình nghiên cứu và điều tra về lễ hội gắn với pháttriển du lịch ít được chú ý quan tâm. Một số học giả thời kỳ này đã đề cập đến lễ hội trong những côngtrình điều tra và nghiên cứu văn hoá như Phan Kế Bính với “ Việt Nam phong tục ” ; Đào Duy Anhvới “ Nước Ta văn hoá sử cương ” ; Nguyễn Văn Huyên với “ Góp phần điều tra và nghiên cứu vănhoá Nước Ta ”. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, do hoàn cảnhchiến tranh nên phần đông lễ hội ít được điều tra và nghiên cứu, sưu tầm. Từ năm 1954 đến năm 1975, quốc gia trong thời điểm tạm thời chia cắt, những khu công trình điều tra và nghiên cứu về lễ hội ở hai miền Nam – Bắccũng khác nhau. ở miền Nam có một số ít khu công trình như ” Lễ tế xuân hay Đám rước thầnnông ” ( Nguyễn Bửu Kế ), ” Nhớ lại hội hè khét tiếng ( Nguyễn Toại ), ” Mùa xuân với đờisống tình cảm Nước Ta ”, ” Trẩy hội hành hương ” ( Nguyễn Đăng Thục ), ” Nếp cũ hội hèđình đám quyển thượng ” ( Toan ánh ). ở miền Bắc có những khu công trình ” Một số tục cổ và tròchơi Nước Ta trong tết nguyên đán và mùa xuân ” ( Nguyễn Đổng Chi ), ” Thời Đại HùngVương ” ( Lê Văn Lan ), ” TP. Hà Nội nghìn xưa ” ( Trần Quốc Vượng ). Từ 1975 đến nay đã cónhiều học giả chăm sóc điều tra và nghiên cứu thâm thúy về lễ hội như “ Đất lề quê thói ” ( Nhất Thanh ) ; ” lễ hội truyền thống lịch sử và văn minh ” ( Thu Linh – Đặng Văn Lung ). “ 60 lễ hội truyền thốngViệt Nam ” ( Thạch Phương – Lê Trung Vũ ) ; “ lễ hội Nước Ta ” ( Lê Trung Vũ – Lê HồngLý ) ; ” lễ hội truyền thống ” ( Lê Trung Vũ chủ biên ) ; ” lễ hội truyền thống cuội nguồn trong đời sống xãhội văn minh ” ( Đinh Gia Khánh – Lê Hữu Tầng chủ biên ). Các khu công trình trên đã giúp cho bạn đọc hiểu thâm thúy, mạng lưới hệ thống và khoa học về lễhội truyền thống lịch sử, đồng thời là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi tìm hiểu và khám phá, nghiên cứuphục vụ cho luận văn này. Tuy nhiên, những khu công trình trên ít đề cập lễ hội gắn với hoạtđộng du lịch. Những năm gần đây cùng với sự nghiệp thay đổi quốc gia, kinh tế tài chính xã hội ngàycàng tăng trưởng, đời sống vật chất và ý thức được cải tổ nâng cao, nhu yếu đi dạo, du lịch ngày càng lớn. Nhiều lễ hội truyền thống dược phục dựng, những tua tuyến du lịch đượchình thành. Các khu công trình điều tra và nghiên cứu lễ hội gắn với du lịch cũng được nhiều học giảquan tâm, đặc biệt quan trọng là những lễ hội lớn ở những địa phương trên khắp địa phận cả nước, trong đócó lễ hội Đền Hùng và những lễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọ. Tiêu biểu cho những công trìnhnghiên cứu này là những tác giả và những khu công trình sau : Nguyễn Quang Lê với “ Khảo sát tình hình văn hóa truyền thống lễ hội truyền thống lịch sử củangười Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong xã hội lúc bấy giờ ” ; ( Viện điều tra và nghiên cứu văn hoá dângian, TP. Hà Nội, 1999 ). Tác giả đã nêu khái quát chung về tình hình văn hoá lễ hội truyềnthống trong lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa Nước Ta và tình hình một số ít lễ hội tiêu biểu vượt trội ở đồng bằngBắc Bộ. Trong 6 lễ hội được điều tra và nghiên cứu, tác giả đã dành một chương điều tra và nghiên cứu về lễhội Đền Hùng ở Phú Thọ, trong phần Kết luận và một số ít dự báo, tác giả đã đề cập đến xuhướng tăng trưởng du lịch văn hoá trong những lễ hội truyền thống cuội nguồn trong tương lai. Dương Văn Sáu với “ lễ hội Nước Ta trong sự tăng trưởng du lịch ” ( Trường Đại họcvăn hoá TP.HN, Thành Phố Hà Nội, 2004 ) đã điều tra và nghiên cứu tổng quan về lễ hội Nước Ta, những loạihình lễ hội trong sự tăng trưởng du lịch ( đơn cử như đặc thù đặc thù, những hoạt động giải trí diễnra và ảnh hưởng tác động của lễ hội đến du lịch ). Trong đó, tác giả cũng lấy lễ hội Đền Hùng và mộtsố lễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọ làm đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả khôngnghiên cứu khá đầy đủ mà chỉ lấy một vài cụ thể của những lễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọlàm dẫn chứng cho những vấn đề của mình. Trần Mạnh Thường với “ Nước Ta văn hóa truyền thống và du lịch ” ( Nhà xuất bản Thông tấn, TP.HN, 2005 ) đã ra mắt khá chi tiết cụ thể rất đầy đủ những thắng cảnh, di tích lịch sử và lễ hội của 64 tỉnhthành trong cả nước, trong đó đề cập đến những lễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, khu công trình chưa đề cập sâu đến ảnh hưởng tác động tương hỗ giữa lễ hội và du lịch và giá trị của nótrong sự tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội. Lê Thị Tuyết Mai với “ Du lịch lễ hội Nước Ta ” ( Trường Đại học Văn hoá HàNội, 2006 ) đã ra mắt những khu vực du lịch nổi tiếng trên khắp quốc gia và những lễ hộitruyền thống tiêu biểu vượt trội của Nước Ta, trong đó tác giả cũng đề cập lễ hội Đền Hùng. Tuynhiên, khu công trình này hầu hết chỉ thống kê ra mắt khái quát chung và cách sử dụngtiếng Anh chuyên ngành du lịch mà chưa đề cập sâu đến mối quan hệ giữa lễ hội và dulịch. Sở Văn hoá tin tức Phú Thọ và Hội Văn nghệ dân gian với ” Về miền lễ hội cộinguồn dân tộc bản địa Nước Ta ” ( Xuất bản năm 2007 ). Các tác giả thống kê khá vừa đủ chi tiếtcác lễ hội. Tuy nhiên tác giả chưa nghiên cứu và điều tra sâu xa về những lễ hội có tiềm năngphát triển du lịch và những giải pháp để phục dựng những lễ hội ấy, quy hoạch thành tuyến, tuadu lịch trên địa phận tỉnh. Ngoài ra còn nhiều bài viết điều tra và nghiên cứu về lễ hội và du lịch như “ Du lịch lễ hộitiềm năng và hiện thực khả thi ” ( GS.TS Phan Đăng Nhật ), “ lễ hội dân gian và du lịchViệt Nam trong quy trình tiến độ lúc bấy giờ ” ( PGS.TS Nguyễn Chí Bền ), “ Đa dạng hoá những hoạtđộng di tích lịch sử – lễ hội qua con đường du lịch ” ( Trần Nhoãn ), “ Cần có chủ trương phát triểndu lịch thành ngành kinh tế tài chính mũi nhọn ” ( Cao Sỹ Kiêm ), “ Phát huy thế mạnh du lịch lễhội ” ( Võ Phi Hùng ), “ Du lịch văn hoá ở Nước Ta ” ( Thu Trang – Công Nghĩa ), “ Suy nghĩvề truyền thống văn hoá dân tộc bản địa trong hoạt động giải trí du lịch ” ( Huỳnh Mỹ Đức ), “ lễ hội chọi Trâutrong tăng trưởng du lịch văn hoá Đồ Sơn ” ( Bùi Hoài Sơn ), “ Suy nghĩ về tăng trưởng lễ hộidân gian trở thành ngày hội văn hoá – du lịch ở địa phương ” ( Cao Đức Hải ), “ Khai tháclễ hội du lịch ở Nước Ta ” ( Dương Văn Sáu ), “ Quan hệ du lịch – văn hoá và triển vọngngành du lịch Nước Ta ” ( Ngô Kim Anh ), “ Chính sách bảo tồn khai thác tài nguyên dulịch lễ hội ” ( Nguyễn Phương Lan ), ” Tổ chức du lịch lễ hội và sự kiện ở Nước Ta ” ( Nguyễn Quang Lân ), “ Chào năm du lịch trên đất Tổ Vua Hùng ” ( Thăng Long ) … Các khu công trình trên đã trình diễn, đề cập đến lễ hội và du lịch với nhiều nội dung, nhiều hướng điều tra và nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có khu công trình nào nghiên cứu và điều tra sâu vềlễ hội và sự tăng trưởng du lịch ở tỉnh Phú Thọ. Vì vậy, trong luận văn này tác giả thừa kế, tiếp thu, đúc rút những khu công trình điều tra và nghiên cứu của những học giả đi trước để nhìn nhận nghiêncứu yếu tố bảo tồn phát huy di sản lễ hội để tăng trưởng du lịch trên địa phận tỉnh Phú Thọhiện nay. 3. Mục đích và trách nhiệm của luận văn3. 1. Mục đích của luận vănTrên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch, vai trò của lễ hội đối vớiphát triển du lịch ở Phú Thọ trong quy trình tiến độ lúc bấy giờ, luận văn nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận thựctrạng việc bảo tồn phát huy di sản văn hoá lễ hội để tăng trưởng du lịch, từ đó yêu cầu cácgiải pháp nhằm mục đích phát huy những giá trị của lễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọ góp thêm phần pháttriển du lịch một cách vững chắc. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn – Trình bày những yếu tố lý luận cơ bản về lễ hội và vai trò của lễ hội so với pháttriển du lịch. – Đánh giá tình hình việc bảo tồn và phát huy những di sản lễ hội gắn với du lịchtrên địa phận tỉnh Phú Thọ vừa mới qua. – Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế tài chính du lịch trên cơ sởbảo tồn và phát huy những di sản lễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọ. 4. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu4. 1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra : Đối tượng điều tra và nghiên cứu của luận văn là bảo tồn và pháthuy di sản lễ hội để tăng trưởng du lịch ở Phú Thọ lúc bấy giờ. Trong luận văn này tác giả chủyếu nghiên cứu và điều tra những lễ hội truyền thống lịch sử với tư cách là thành tố cơ bản của di sản văn hoá. 4.2. Phạm vi điều tra và nghiên cứu – Phạm vi khoảng trống : Các lễ hội truyền thống lịch sử trên địa phận tỉnh Phú Thọ ( 13 huyện, thành thị ). – Phạm vi thời hạn : Tỉnh Phú Thọ được tái lập năm 1997, thế cho nên luận văn nghiên cứucác lễ hội truyền thống lịch sử được phục dựng từ năm 1997 đến nay trên địa phận tỉnh Phú Thọ, từđó lựa chọn những lễ hội tiêu biểu vượt trội để tăng trưởng du lịch. 5. Cơ sở lý luận và giải pháp nghiên cứu và điều tra – Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cácquan điểm, chủ trương, chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về tăng trưởng kinh tế tài chính, văn hoá. – Về chiêu thức nghiên cứu và điều tra : Sử dụng giải pháp nghiên cứu và phân tích tổng hợp vàphương pháp lôgíc và lịch sử dân tộc ; giải pháp liên ngành, giải pháp điền dã khảo sát, điều tra và nghiên cứu thực địa, tìm hiểu xã hội học6. Những góp phần mới về khoa học và ý nghĩa của luận văn6. 1. ý nghĩa về mặt khoa học : Luận văn góp thêm phần làm rõ mối quan hệ giữa lễ hộivà du lịch, sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa chúng, vai trò của lễ hội so với du lịch và vai trò củadu lịch so với việc bảo tồn những lễ hội truyền thống cuội nguồn ở tỉnh Phú Thọ lúc bấy giờ. 6.2. ý nghĩa thực tiễn – Luận văn góp thêm phần nhìn nhận tình hình của công tác làm việc bảo tồn và phát huy di sảnlễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọ nhằm mục đích tiềm năng tăng trưởng du lịch. – Làm rõ hơn những giá trị của những di sản văn hoá lễ hội trên địa phận tỉnh Phú Thọđể tăng trưởng du lịch. – Đề xuất những giải pháp về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lễ hội để pháttriển du lịch trên địa phận tỉnh Phú Thọ, góp thêm phần thôi thúc sự tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hộimột cách vững chắc. 7. Kết cấu của luận vănNgoài phần khởi đầu, Tóm lại và hạng mục tài liệu tìm hiểu thêm, luận văn có 3 chương, 7 tiết. Chương 1 vai trò của di sản lễ hội so với tăng trưởng du lịch1. 1. Quan niệm về di sản văn hoá lễ hội và du lịch1. 1.1. Quan niệm di sản văn hoáDi sản văn hoá là đề tài lớn được nhiều nhà nghiên cứu chăm sóc. Những năm gầnđây, nhiều khu công trình đã nghiên cứu và điều tra về di sản văn hoá với những góc nhìn khác nhau, cáchphân chia khác nhau Giao hàng những mục tiêu nghiên cứu và điều tra khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết cáccông trình ghiên cứu có ý niệm tương đối thống nhất về di sản văn hoá, dù nó tồn tạidưới dạng vật chất hay niềm tin, nhưng đều là những thành quả phát minh sáng tạo của nhân dân, cógiá trị to lớn trong đời sống tạo nên sức sống mãnh liệt của một dân tộc bản địa. Theo “ Từ điển Tiếng Việt ” do Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ TP. Hà Nội xuất bản năm1992 thì di sản là cái thời trước để lại ; còn văn hoá là toàn diện và tổng thể nói chung những giá trị vậtchất và ý thức do con người phát minh sáng tạo ra trong quy trình lịch sử dân tộc [ 89 ]. Di sản văn hoá cũng hoàn toàn có thể được hiểu là tổng thể những gì con người phát minh sáng tạo ra, mày mò ra và đã bảo vệ, gìn giữ được trong quy trình lịch sử dân tộc. Như vậy, di sản văn hoábao gồm những sản phẩm vật chất và phi vật chất hay loại sản phẩm hữu hình hay vô hình dung docon người đã phát minh sáng tạo ra. Các loại sản phẩm hữu hình như những khu công trình kiến trúc, điêu khắccác tác phẩm mỹ thuật và thủ công bằng tay tinh xảo … Các mẫu sản phẩm phi vật chất là những giá trịtinh thần, truyền thống lịch sử và phong tục tập quán, thị hiếu của mỗi hội đồng. Khái niệm disản văn hoá còn bao hàm cả di sản vạn vật thiên nhiên do con người tò mò ra và đã bảo vệtôn tạo chúng [ 28, tr. 7-14 ]. Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và tự nhiên của quốc tế được UNESCOthông qua tại kỳ họp thứ 17 năm 1972 tại Pari thì di sản văn hoá được hiểu là : Các di tích lịch sử : Các khu công trình kiến trúc, điêu khắc hội hoạ hoành tráng, cácyếu tố hay cấu trúc có đặc thù khảo cổ, những văn bản, những hang động và cácnhóm hang động với những nhóm hay yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt quan trọng về phươngdiện lịch sử dân tộc, nghệ thuật và thẩm mỹ hay khoa học. Các quần thể : Các nhóm khu công trình đứng một mình hoặc quần tụ có giátrị quốc tế đặc biệt quan trọng về phương diện lịch sử vẻ vang, thẩm mỹ và nghệ thuật hay khoa học, do kiếntrúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh sắc. Các thắng cảnh : Các khu công trình của con người hoặc khu công trình của conngười tích hợp với khu công trình của tự nhiên cũng như những khu vực kể cả những di chỉkhảo cổ học có giá trị quốc tế đặc biệt quan trọng về phương diện lịch sử vẻ vang, thẩm mỹ và nghệ thuật, dân tộchọc hoặc nhân chủng học [ 85 ]. Giai đoạn thập kỷ 70 của thế kỷ XX, UNESCO có quan điểm phân loại khá rõ vềdi sản văn hoá và di sản vạn vật thiên nhiên hay còn gọi là di sản tự nhiên. Năm 1992, Uỷ ban Disản quốc tế đã đưa ra khái niệm mới so với di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh sắc vănhoá để miêu tả những mối quan hệ tương hỗ điển hình nổi bật giữa văn hoá và vạn vật thiên nhiên của một sốkhu di sản. Như vậy, UNESCO đã tôn vinh những giá trị của những di sản về phương diện lịch sử vẻ vang, nghệ thuật và thẩm mỹ hay khoa học hoặc thẩm mỹ và nghệ thuật, dân tộc bản địa học nhân chủng học. UNESCO cũng đềcao vai trò của những vương quốc tham gia Công ước phải xác lập và phân định những tàinguyên thuộc loại di sản văn hoá hay di sản vạn vật thiên nhiên để bảo vệ, bảo tồn và truyền lạicho những thế hệ tương lai trên từng chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, việc phân định hoặc những ý niệm khác nhau về di sản văn hoá vàdi sản vạn vật thiên nhiên cũng có tính tương đối bởi bất kể di sản văn hóa truyền thống nào cũng không tránhkhỏi khung cảnh vạn vật thiên nhiên mà nó sống sót, chịu sự chi phối tác động ảnh hưởng của yếu tố thiênnhiên. và ngược lại trong những di sản vạn vật thiên nhiên lại chứa đựng những yếu tố văn hoá, lịch sử dân tộc vàcác khu công trình, sự phát minh sáng tạo của con người. Con người và thiên nhiên và môi trường vạn vật thiên nhiên là mốiquan hệ ngặt nghèo không hề tách rời trong thiên hà, do vậy toàn bộ những gì tự nhiên gắn bóvới con người trải qua quy trình sống sót và tăng trưởng trong lịch sử dân tộc đều hoàn toàn có thể coi là di sảnvăn hoá. Luật Di sản văn hoá được Quốc hội trải qua năm 2001 đã chứng minh và khẳng định : ” Di sảnvăn hoá Nước Ta là gia tài quý giá của hội đồng những dân tộc bản địa Nước Ta và là một bộphận của di sản văn hoá quả đât có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữnước của nhân dân ta. ” Điều 1 của Luật Di sản văn hoá ý niệm rằng : “ di sản văn hoábao gồm di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, là mẫu sản phẩm niềm tin, vật chất có giá trịlịch sử văn hoá khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam ” [ 60, tr. 12 ]. Luật Di sản văn hoá thống nhất di sản văn hoá sống sót dưới 2 dạng : Di sản văn hoávật thể và di sản văn hoá phi vật thể. Chương 1, Điều 4 của Luật Di sản văn hoá đã nêurõ : Di sản văn hoá phi vật thể là loại sản phẩm ý thức có giá trị lịch sử vẻ vang vănhoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và những hình thức lưu giữ, lưu truyền khác gồm có tiếngnói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật và thẩm mỹ, khoa học ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, tuyệt kỹ và những nghề thủ côngtruyền thống, tri thức về y, dược học truyền thống, về văn hoá ẩm thực ăn uống, về trangphục truyền thống lịch sử dân tộc bản địa và những tri thức dân gian khác [ 60, tr. 13 ]. Tháng 10/2003, Đại hội đồng tổ chức triển khai Khoa học, giáo dục và văn hoá của liên hiệpquốc ( UNESCO ) họp phiên thứ 32 cũng thống nhất ý niệm rằng : Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là những tập quán, những hình thức thểhiện, miêu tả, tri thức kỹ năng và kiến thức và kèm theo đó là những công cụ vật phẩm đồ tạotác và những khoảng trống văn hoá có tương quan mà những hội đồng, những nhóm ngườivà trong 1 số ít trường hợp là những cá thể công nhận là một phần di sản vănhoá của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoáphi vật thể được những hội đồng những nhóm người không ngừng tái tạo để thíchnghi với thiên nhiên và môi trường và mối quan hệ qua lại giữa hội đồng với tự nhiên và lịchsử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về truyền thống và sự kế tục. Qua đó khuyến khích thêm sự tôn trọng so với sự phong phú văn hoá và tính sáng tạocủa con người [ 86 ]. Các nhà nghiên cứu văn hoá như GS, TSKH Tô Ngọc Thanh, GS.TS Ngô ĐứcThịnh, GS, TSKH Lưu Trần Tiêu, GS Đặng Đức Siêu, PGS.TS Nguyễn Chí Bền … đềuthống nhất cách phân loại 2 loại di sản văn hoá như trên và như nhau ý niệm về disản văn hoá. Cách phân loại như vậy dựa trên cơ sở sống sót của di sản văn hoá thànhvăn hoá vật chất ( hay văn hoá vật thể ) và văn hoá ý thức ( văn hoá phi vật thể ). Cách phân loại như vậy cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi mọi hiện tượng văn hoáđều có phần vật thể và phi vật thể, chúng là hai mặt của một thể thống nhất, mặt nàytồn tại không hề thiếu mặt kia. Do vậy nghiên cứu và điều tra di sản văn hoá phi vật thể khôngthể tách rời văn hóa truyền thống vật thể và ngược lại điều tra và nghiên cứu văn hóa truyền thống vật thể cũng không thểtách rời văn hóa truyền thống phi vật thể. Bởi lẽ dưới cái vỏ vật chất của mẫu sản phẩm văn hoá chứađựng giá trị về năng lượng phát minh sáng tạo, về thẩm mỹ và nghệ thuật, về ý nghĩa và nội dung biểu lộ gắnliền với thế giới quan, nhân sinh quan của một hội đồng, gắn liền với yếu tố lịch sử vẻ vang. Chẳng hạn kiến trúc của một ngôi đình cùng với những nét trạm trổ thẩm mỹ và nghệ thuật, đồ thờ tựlà loại sản phẩm văn hoá vật thể nhưng nó tiềm ẩn ý nghĩa giá trị về mặt lịch sử vẻ vang, phảnánh tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, những giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ và ý nghĩa của nó qua cácmảng trang trí, những lễ hội, quy tắc về tập tục hoạt động và sinh hoạt đình làng lại là cái hồn, cáibản chất kết nối không hề tách rời khỏi cái đình làng vật thể. Bởi vậy, nghiên cứu và điều tra disản văn hoá cần phải đặt di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể trong mốiquan hệ tương tác không hề tách rời, như vậy mới hiểu rõ được giá trị vật chất và giátrị ý thức của di sản văn hoá so với đời sống xã hội. 1.1.2. Quan niệm về lễ hộiLễ hội theo học giả Đào Duy Anh trong Nước Ta văn hoá sử cương thì gọi là đạihội ( vào đám hay vào hội ) [ 2, tr. 255 ]. Về sau nhiều học giả đã thay thuật ngữ này bằngcác thuật ngữ tương tự. Tuy nhiên, trong những khu công trình điều tra và nghiên cứu qua tên sách, tênbài viết đã có nhiều cách gọi khác nhau : Toan ánh trong cuốn ” Nếp cũ hội hè khét tiếng ” thìquan niệm rằng hội hè khét tiếng là những cuộc tổ chức triển khai hội họp tại những thôn xã nhân ngày vàođám và trong dịp vào đám này có nhiều trò mua vui cho dân thôn vui chơi [ 5, tr. 9 ]. Cách ý niệm trên đã nhấn mạnh vấn đề ý nghĩa tích cực của những hoạt động giải trí vui chơisinh hoạt tập thể có ý nghĩa vui chơi, những yếu tố thuộc về nghi thức mang tính tâm linh tínngưỡng thì chưa được đề cập sâu. Các nhà nghiên cứu khác như Lê Hồng Lý, Nguyễn Khắc Xương, Đinh Gia Khánhthì coi đó là hội lễ, coi danh từ hội lễ như một thuật ngữ văn hoá. ý nghĩa của thuật ngữnày được xác lập trên cơ sở ý nghĩa của hai thành tố hội và lễ. Hội là sự tập hợp đôngngười trong một hoạt động và sinh hoạt văn hóa truyền thống hội đồng. Lễ là những tín ngưỡng ( những niềm tin thiêngliêng ) và những nghi thức đặc trưng gắn với những tín ngưỡng ấy trong hoạt động và sinh hoạt văn hoá cộngđồng [ 41, tr. 7 ]. Tác giả Lê Trung Vũ trong những bài viết trên Tạp chí văn hoá dân gian ( giai đoạn1983 đến 1986 ) thường gọi là ” Hội làng ”, ” Hội lễ ”, ” Hội – Lễ ” còn những trường hợp khácông thường gọi là ” Lễ hội ”. Như vậy, lễ hội hoàn toàn có thể có nhiều cách gọi khác nhau nhưng cơ bản thống nhất vàtập trung ở từ ” lễ hội ”. Xét về mặt nghĩa của từ nó gồm có hai thành tố ” lễ “ và ” hội ”. Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh thì Lễ gồm có những nghĩa sau : – Cách bày tỏ kính ý – Đồ vật để bày tỏ kính ýChữ Lễ thường đi với những từ như sau, nhưng không có từ Lễ hội : Lễ bái, tế thần, lễbộ, lễ chế, lễ giáo, lễ ý, lễ mạo, lễ nghi, lễ nhạc, lễ phép, lễ phục, lễ sinh, lễ tân, lễ tiết, lễtục, lễ văn, lễ vật [ 1, tr. 498 ]. Còn Hội có nghĩa là : – Họp nhau, cơ quan nhiều người họp để thao tác, gặp, ý tứ và sự lý gặp nhau, bảnlĩnh và sự tình gặp nhau. Hội thường gắn với : hội ẩm, hội binh, hội diện, hội đồng, hội họp, hội ý, hội kiến, hội minh, hội nghị, hội quán, hội tâm, hội thí, hội thực, hội trường, hội trưởng, hội viên, hội xã. Trong đó không có từ hội lễ [ 1, tr. 388 ]. Như vậy học giả Đào Duy Anh không dùng và không đề cập đến từ lễ hội hay Hộilễ hoàn toàn có thể do ý niệm như trong cuốn Nước Ta văn hoá sử cương đã trình diễn và quanniệm là đại hội ( vào đám hay vào hội ) nên tác giả không dùng từ lễ hội hay hội lễ nữa. Tuy nhiên, trong Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của xuất bản tạiSài Gòn năm 1895 : Lễ là khuôn phép, phép bày ra cho tỏ điều kính trọng, cho ra điều lịchsự, là của dâng đưa, dâng cúng. Hội là nhóm họp đông người, gặp gỡ, hiểu biết. Trong “ Từ điển Tiếng Việt ” do Viện khoa học Xã hội Nước Ta – Viện ngôn ngữhọc ấn hành năm 1992 : Lễ là những nghi thức thực thi nhằm mục đích lưu lại một kỷ niệm, một sựviệc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Hội là cuộc vui tổ chức triển khai chung cho phần đông người dự theophong tục hoặc nhân ngày đặc biệt quan trọng [ 89 ]. Nhà Văn hoá học Đoàn Văn Chúc lại thiết kế xây dựng khái niệm lễ hội từ cụm từ Lễ – Tết – Hội theo nghĩa gốc Hán, và từ khái niệm Lễ, khái niệm Tết, khái niệm Hội ông cho rằngđều chỉ một mô hình nghi thức, cũng là một mô hình phong tục và trong đời sống xãhội, ba hình thức trên thường xâm nhập vào nhau, xen kẽ với nhau. Theo ông : “ Lễ là sựbày tỏ kính ý so với một sự kiện xã hội hay tự nhiên, hư tưởng hay có thật, đã qua hayhiện tại được thực hành thực tế theo nghi điển to lớn và theo phương pháp nghệ thuật và thẩm mỹ, nhằmbiểu hiện giá trị của đối tượng người dùng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ. Hộilà cuộc đi dạo bằng vô số những hoạt động giải trí vui chơi công cộng diễn ra tại một khu vực nhấtđịnh vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm mục đích diễn đạt sự phấnkhích, hoan hỷ của công chứng dự lễ ” [ 12, tr. 132 ]. Việc nghiên cứu và phân tích những ý niệm về lễ hội ở trên dựa vào cấu trúc lễ hội, theo đó lễhội gồm có phần lễ và phần hội tuy nhiên cách phân loại này cũng chỉ mang tính tươngđối. Lễ hội là một hiện tượng kỳ lạ văn hoá xã hội tổng thể và toàn diện, do vậy nếu phân loại lễ và hội mộtcách máy móc, cơ học thì sẽ dẫn đến không hề hiểu được thực chất của lễ hội thậm chíhiểu sai, xô lệch về lễ hội. Như vậy, lễ trong lễ hội cần phải được hiểu là nghi thức, phương pháp tiến hànhnhững quy tắc, luật tục nhất định mang tính biểu trưng để lưu lại, kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó nhằm mục đích mục tiêu cảm tạ, tôn vinh, ước nguyện về sự kiện, nhân vật đó vớimong muốn nhận được sự như mong muốn tốt đẹp, nhận được sự trợ giúp từ những đối tượngsiêu hình mà người ta thờ cúng. Đó là những sinh hoạt tinh thần của những cá thể hay tậpthể, là hoạt động và sinh hoạt cả hội đồng người trong đời sống tín ngưỡng tâm linh, đồng thời cũnglà cách ứng xử của những những tầng lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần trong mối quanhệ ” Người – Thần ” vốn luôn sống sót trong tâm thức và hành vi của con người. Từnhững nghiên cứu và phân tích trên nhằm mục đích hiểu đúng thực chất của ” lễ “, tránh cách hiểu chưa đúng hoặcnhững ý niệm thông tục coi lễ chỉ là lễ bái, lễ vật, lễ lạt … Xét về mặt cấu trúc và cội nguồn thì lễ và hội luôn kết nối ngặt nghèo với nhau, không có lễ thì không có hội và hội ở đây cũng mang tính nghi lễ chứ không phải hội chỉlà “ đám đi dạo đông người ’ ’. Trên trong thực tiễn có 1 số ít đám vui đông người nhưng khôngthành lễ hội như đám cưới, đám khao ví dụ điển hình. Trong thực tiễn cũng có một chút ít nghi lễchưa có phần hội ( tức phần hoạt động và sinh hoạt văn hoá kèm theo như 1 số ít nghi lễ tương quan tớisản xuất nông nghiệp ở những tộc người thiểu số vùng núi hay 1 số ít nghi lễ trong phạm vigia đình người Việt ), tuy nhiên chỉ là số rất ít, còn hầu hết những lễ hội dân gian ( lễ hộitruyền thống ) đều có phần lễ và phần hội. Nhìn một cách tổng thể và toàn diện thì lễ hội thuộc phạmtrù cái thiêng của quốc tế thiêng liêng. Ngôn ngữ lễ hội là ngôn từ hình tượng, vượt lêntrên đời sống hiện hữu thường nhật. Vì vậy, phần hội luôn luôn gắn với phần lễ, là bộphận phái sinh của phần lễ, nó gắn với cái thiêng với vị thần, nhân vật mà con người thờphụng. Các hoạt động và sinh hoạt đi dạo, vui chơi, trò diễn trong lễ hội như đua thuyền, những trò diễnmang tính phồn thực … thì nó vẫn mang tính nghi lễ phong tục chứ không phải là tròchơi, trò diễn thuần tuý trần tục, mà trò diễn ở đây đã được thiêng hoá. Chẳng hạn tronglễ hội ” Rước Chúa Gái ” ở Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao ( lễ hội làng He ) có tròdiễn ” Bách nghệ khôi hài ” và “ Hú tùng dí ” nó gắn với nhân vật thiêng là công chúa NgọcHoa và theo thần thoại cổ xưa Sơn Tinh đón vợ về núi Tản ” Vì nàng thương cha nhớ mẹ nênbuồn bã không muốn đi nên dân làng bày trò mua vui cốt làm cho Ngọc Hoa vui mà lênđường về nhà chồng ” [ 51, tr. 264 ]. Vấn đề này, chúng tôi đống ý quan điểm của GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng : ” lễhội là một hiện tượng kỳ lạ tổng thể và toàn diện, không phải là thực thể chia đôi ( phần lễ phần hội ) mộtcách tách biệt như 1 số ít học giả đã ý niệm mà nó hình thành trên cơ sở một cốt lõinghi lễ, tín ngưỡng nào đó ( thường là tôn thờ một vị thần linh lịch sử vẻ vang, hay một thần linhnghề nghiệp, thần linh lịch sử một thời … ) rồi từ đó phát sinh và tích hợp những hiện tượng kỳ lạ sinhhoạt văn hoá phái sinh để tạo nên một tổng thể và toàn diện lễ hội. Cho nên trong lễ hội phần lễ làphân căn nguyên, chủ yếu, phần hội là phần phái sinh tích hợp ” [ 73, tr. 336 ]. Lễ và hội là một thể thống nhất không hề chia tách. Lễ là phần tín ngưỡng, làphần quốc tế tâm linh sâu lắng nhất của con người, là phần đạo. Còn hội là phần tập hợpvui chơi vui chơi, là đời sống văn hoá thường nhật, phần đời của mỗi con người, của độngđồng. Hội gắn liền với lễ và chịu sự pháp luật nhất định của lễ, có lễ mới có hội. Trong trong thực tiễn đời sống hàng ngày có khi người ta dùng từ ” hội ” để chỉ toàn thể lễhội nào đó ví dụ : tháng 3 trẩy hội Đền Hùng ( lễ hội Đền Hùng ) hay trẩy hội Chùa Hươngnhưng đó chỉ là hình thái tu từ, lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể. Vì vậy trong luận văn này chúng tôi không dùng từ hội lễ, hội làng, hay hội màdùng từ lễ hội để mang tính đúng chuẩn và phản ánh hiện tượng kỳ lạ lễ hội một cách toàn diện và tổng thể, khách quan rất đầy đủ. Căn cứ vào hình thức tổ chức triển khai và đặc thù của lễ hội hoàn toàn có thể tạm chia làm 2 loại lễhội : – Lễ hội truyền thống cuội nguồn ( hay còn gọi là lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống ). – Lễ hội tân tiến. Trong khoanh vùng phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung chuyên sâu nghiên cứu và điều tra lễ hội truyền thốngvà những giá trị của nó so với tăng trưởng du lịch. ở đây có nhiều cách gọi khác nhau về lễhội truyền thống cuội nguồn, hay lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian. Cụm từ truyền thống lịch sử hay cổtruyền đều là từ Hán việt. Theo cuốn Hán việt từ điển của Thiều Chửu thì : Cổ là rất lâu rồi, cũTruyền là đem của người này trao cho người kia, trao choThống là mối tơ, đầu gốc, đời đời nối dõi không dứt gọi là thống [ 14 ]. Như vậy trong tiếng việt truyền thống và truyền thống lịch sử là 2 từ gần nghĩa nhau nhưngkhông trọn vẹn trùng khít nhau. Từ truyền thống có nghĩa trao lại cái cũ của người xưa, nódường như có tính không bao giờ thay đổi bảo thủ. Từ truyền thống cuội nguồn có ý nghĩa cởi mở hơn biện chứng hơn, một mặt truyền lại những cái gì gọi là dường mối, đầu gốc, một mặt nó có sự thích nghisáng tạo để tương thích với thực tại. Hơn nữa lễ hội lại là hiện tượng kỳ lạ tổng thể và toàn diện, đồng thời nó tích hợp những hiện tượngvăn hoá phái sinh trong quy trình lịch sử vẻ vang để tạo nên một tổng thể và toàn diện lễ hội. Nó vừa có phầngốc rễ làm chủ yếu ( phần lễ ) vừa có phần phái sinh tích hợp ( phần hội ). Trong quá trìnhtruyền lại, lễ hội vẫn giữ được cái dường mối, căn cốt của lễ hội. Do vậy, so với hiệntượng lễ hội, một hiện tượng kỳ lạ văn hoá luôn biến hóa hoạt động thì dùng cụm từ lễ hộitruyền thống sẽ tương thích hơn lễ hội truyền thống, mang ý nghĩa biện chứng hơn cụm từ lễ hộicổ truyền. Từ sự nghiên cứu và phân tích và cách hiểu trên, trong luận văn này chúng tôi thống nhấtdùng cụm từ lễ hội truyền thống lịch sử. 1.1.3. Quan niệm về du lịchDu lịch là hoạt động giải trí đã Open từ rất lâu trong lịch sử dân tộc sống sót và tăng trưởng củaloài người. Lúc đầu hoàn toàn có thể là hiện tượng kỳ lạ riêng biệt, riêng không liên quan gì đến nhau, về sau trở thành một hiện tượngxã hội phổ cập và trở thành nhu yếu tất yếu, trở thành hiện tượng kỳ lạ sống sót khách quan củaloài người ; do những nhu yếu thẩm nhận về vật chất như : Các cảnh sắc, chỗ ở, món ăn, thức uống, game show khác lạ và nhu yếu thẩm nhận về ý thức như tìm hiểu và khám phá văn hoá, lịchsử, văn học, nghệ thuật và thẩm mỹ, phong tục tập quán lễ hộiNhững năm gần đây du lịch tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ bởi nó giúp cho con người cân bằngcuộc sống của mình trong xã hội và trước vạn vật thiên nhiên. Sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của du lịchngày nay cũng là một tất yếu khách quan cùng với sự tăng trưởng kinh tế tài chính và xu thế hội nhậpquốc tế của toàn bộ những vương quốc trên quốc tế. Du lịch giờ đây không phải là yếu tố quá mới lạ, nhưng với những cách tiếp cậnkhác nhau, với những góc nhìn và tiềm năng nghiên cứu và điều tra khác nhau do đó vẫn còn nhiềuquan điểm khác nhau về du lịch : Giáo sư, tiến sỹ Berkenner, chuyên viên có uy tín về du lịch trên quốc tế cho rằng : ” Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa ”. Trong ” Từ điển Tiếng Việt ” do Viện Khoa học Xã hội Nước Ta, Viện Ngôn ngữ họcấn hành thì du lịch là đi xa cho biết xứ lạ khác với nơi mình ở [ 89 ]. Hiện nay có một số ít cách tiếp cận khác nhau, nếu tiếp cận theo quan điểm du lịchlà một hiện tượng kỳ lạ, tiêu biểu vượt trội cho ý niệm này là những giáo sư Thuỵ Sỹ là Hunziker vàKrapf. Các ông cho rằng : “ Du lịch là tổng hợp những mối quan hệ, hiện tượng kỳ lạ và những hoạtđộng kinh tế tài chính bắt nguồn từ những cuộc hành trình dài lưu trú của những cá thể hay tập thể ở bênngoài nơi ở liên tục của họ với mục tiêu hoà bình, nơi họ đến lưu trú không phải lànơi thao tác của họ ” [ 71, tr. 12 ]. Ngoài ra một số ít học giả khác cũng có ý niệm riêng : Kuns, học giả người ThụySỹ cho rằng : “ Du lịch là hiện tượng kỳ lạ những người chỗ khác đi đến nơi không phải thườngxuyên cư trú của họ bằng phương tiện đi lại vận tải đường bộ và dùng những dịch vụ du lịch ” [ 54, tr. 29 ]. Với cách tiếp cận này du lịch mới chỉ được lý giải ở hiện tượng kỳ lạ đi du lịch, chưađề cập tới những yếu tố văn hoá, nhu yếu văn hoá. Tuy nhiên đây cũng là một khái niệm làmcơ sở cho việc xác lập đối tượng người dùng đi du lịch và làm cơ sở để hình thành nhu yếu đi dulịch sau này. Nếu tiếp cận theo quan điểm du lịch là một hoạt động giải trí thì Mill và Morrison chorằng du lịch là hoạt động giải trí xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, hay gianhgiới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích mục tiêu vui chơi hoặc công vụ và lưu trú ở đó ítnhất 24 giờ nhưng không quá một năm. Như vậy hoàn toàn có thể xem xét du lịch trải qua hoạtđộng đặc trưng mà con người mong ước trong những chuyến đi. Du lịch hoàn toàn có thể được hiểu “ là hoạt động giải trí của con người ngoài nơi cư trú liên tục của mình nhằm mục đích thoả mãn nhucầu thăm quan, vui chơi, nghỉ ngơi trong một thời hạn nhất định ’ ’ [ 67, tr. 9 ]. Cách tiếp cận nói trên du lịch mới chỉ được lý giải như một hiện tượng kỳ lạ, mộthoạt động thuộc nhu yếu của khách du lịch. Nhà nghiên cứu và điều tra Trần Nhạn đã đưa ra một khái niệm khá tổng lực tổng thể và toàn diện, thểhiện được thực chất của du lịch : “ Du lịch là quy trình hoạt động giải trí của con người rời khỏiquê hương đến một nơi khác với mục tiêu hầu hết là thẩm nhận được những giá trị vậtchất và ý thức rực rỡ, độc lạ khác lạ với quê nhà không nhằm mục đích mục tiêu sinh lợiđược tính bằng đồng xu tiền ” [ 54, tr. 30 ]. Cách ý niệm trên khá tổng lực về du lịch, vừa đề cập đến khách du lịch vừa đềcập đến những dịch vụ du lịch để cung ứng nhu yếu vật chất ý thức của khách du lịch nhằmthoả mãn mục tiêu của hành khách, đó là những giá trị văn hoá ý thức rực rỡ mà khách dulịch thu nhận được trong qúa trình du lịch. Khái niệm du lịch trong Luật Du lịch Nước Ta được Quốc hội trải qua năm2005 cũng xuất phát từ quan điểm trên. “ Du lịch là những hoạt động giải trí có tương quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú liên tục nhằm mục đích thoả mãn cung ứng nhu yếu thăm quan, khám phá, vui chơi, nghỉdưỡng trong một thời hạn nhất định ” [ 61, tr. 9 ]. Như vậy, khái niệm du lịch của Luật Du lịch Nước Ta đã đề cập đến tổng hợp cáchiện tượng, những hoạt động giải trí những mối quan hệ của con người trong hoạt động giải trí du lịch. Hoạtđộng du lịch là tổng thể và toàn diện những hoạt động giải trí của khách du lịch, hoạt động giải trí của những tổ chức triển khai, cánhân kinh doanh thương mại du lịch ( những doanh nghiệp cung ứng hàng hoá và dịch vụ du lịch, cácCông ty Lữ hành … ) hoạt động giải trí của những hội đồng dân cư, hoạt động giải trí của những cơ quan tổchức cá thể tương quan đến du lịch. Cách ý niệm về du lịch như vậy đã bao quát những yếu tố tương quan đến nhu cầucon người trong hoạt động giải trí du lịch. Nó ảnh hưởng tác động trực tiếp đến mạng lưới hệ thống những thiết chế vănhóa có tương quan để cung ứng những nhu yếu du lịch của con người như mạng lưới hệ thống những di tíchlịch sử văn hoá, mạng lưới hệ thống khu vui chơi giải trí công viên, vườn bách thảo, mạng lưới hệ thống viện kho lưu trữ bảo tàng văn hoá, bảotàng lịch sử vẻ vang, những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống cuội nguồn, những khu nghỉ ngơi, môi trườngsinh thái, những khu công trình kiến trúc độc lạ … để phân phối những nhu yếu du lịch thăm quan, giải trínghỉ dưỡng, khám phá tò mò văn hóa truyền thống của con người. Như vậy, địa thế căn cứ vào mục tiêu, nhu yếu của từng chuyến du lịch, hoàn toàn có thể chia ranhiều mô hình du lịch khác nhau : Du lịch vạn vật thiên nhiên : Là mô hình du lịch mà mối chăm sóc đa phần của người đi dulịch là thích tận thưởng bầu không khí ngoài trời, tận thưởng và chiêm ngưỡng và thưởng thức phong cáchthiên nhiên núi rừng, sông hồ biển hòn đảo và mạng lưới hệ thống thực vật hoang dã như rừng CúcPhương, SaPa, Tam Đảo ; Biển Nha trang, Sầm Sơn, Cửa Lò, Vịnh Hạ Long … Du lịch văn hoá : Là mô hình du lịch mà mối chăm sóc đa phần của con người làtìm hiểu khai thác những giá trị văn hoá tiêu biểu vượt trội, khám phá truyền thống lịch sử lịch sử vẻ vang, cácphong tục tập quán, những lễ hội truyền thống cuội nguồn, những nền văn hoá nghệ thuật và thẩm mỹ của nơi đến dulịch. Hệ thống viện kho lưu trữ bảo tàng, những khu công trình kiến trúc thẩm mỹ và nghệ thuật ở cung đình Huế, Thánhđịa Mỹ sơn, Phố cổ Hội An, những lễ hội tiêu biểu vượt trội như lễ hội Đền Hùng, lễ hội ChùaHương, lễ hội Phủ Giầy … Du lịch xã hội : Là mô hình du lịch mà so với họ sự tiếp xúc giao lưu với nhữngngười khác là yếu tố quan trọng của chuyến đi, mô hình du lịch này gần với du lịch vănhoá vì tiềm năng sau cuối của họ qua tiếp xúc cũng để hiểu biết mày mò những yếu tố vănhóa và đời sống xã hội. Du lịch vui chơi : Là mô hình du lịch lôi cuốn những người mà nguyên do đa phần của họđối với chuyến đi là sự tận hưởng và tận thưởng kỳ nghỉ. Loại hình du lịch này cũng gầnvới mô hình du lịch vạn vật thiên nhiên, khách du lịch thường tìm đến những bờ biển đẹp, khubảo tồn vạn vật thiên nhiên để giải tríDu lịch tôn giáo : Là mô hình du lịch nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu tín ngưỡng đặc biệtcủa những người theo đạo phái khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôngiáo được tôn kính. Ngoài ra còn 1 số ít mô hình du lịch khác như du lịch hoạt động giải trí, du lịch thể thao, du lịch sức khoẻ, du lịch dân tộc bản địa học … Cũng hoàn toàn có thể địa thế căn cứ vào thời hạn đi du lịch để chia theo những mô hình du lịch ngắnngày, du lịch dài ngày ; địa thế căn cứ vào hình thức tổ chức triển khai để chia theo mô hình du lịch cánhân hay du lịch theo đoàn … Cũng hoàn toàn có thể địa thế căn cứ vào tính thông dụng của mô hình du lịchđể phân loại làm hai mô hình du lịch chính là du lịch văn hoá và du lịch sinh thái xanh. Tuy nhiên, việc phân loại mô hình du lịch dù địa thế căn cứ theo mục tiêu hay yếu tốnào cũng chỉ mang tính tương đối, chính bới du lịch có tương quan ngặt nghèo đến những yếu tố vănhoá kể cả những tài nguyên du lịch tự nhiên như địa chất, địa hình, hệ sinh thái cảnh quanthiên nhiên cũng tiềm ẩn những yếu tố văn hoá. Hơn nữa trong hoạt động giải trí du lịch, conngười cũng hoàn toàn có thể nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu trong từng chuyến du lịch, hoàn toàn có thể vừa tìm hiểutruyền thống văn hoá, vừa tích hợp nghỉ ngơi, vui chơi vừa hoạt động giải trí thể thao … 1.1.4. Đặc điểm của du lịch lễ hội văn hoáNhư việc nghiên cứu và phân tích ở trên, du lịch lễ hội văn hoá thuộc mô hình du lịch văn hoá. Dulịch lễ hội văn hoá là hoạt động giải trí mà khách du lịch muốn thoả mãn nhu yếu tìm hiểu và khám phá truyềnthống văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử vẻ vang, tín ngưỡng dân gian … trải qua việc tham gia, tận mắt chứng kiến những hoạt động giải trí của lễ hội. Khác với những mô hình du lịch vạn vật thiên nhiên, du lịch thể thao, du lịch vui chơi … Dulịch lễ hội văn hoá có 1 số ít đặc thù cơ bản sau : – Du lịch lễ hội văn hoá luôn gắn với thời hạn mở hội nên thường diễn ra theomùa vụ. Các lễ hội ở Nước Ta hầu hết được tổ chức triển khai vào mùa xuân, 1 số ít ít lễ hội tổchức vào mùa thu. Do vậy, yếu tố mùa vụ của lễ hội sẽ chi phối lớn đến những thiết chếphục vụ hoạt động giải trí du lịch lễ hội như mạng lưới hệ thống tài nguyên du lịch, quy hoạch tuyến du lịchđiểm du lịch, những hoạt động giải trí dịch vụ, những cơ sở lưu trú, những chương trình du lịch … cũngphải tuân theo những yếu tố mùa vụ. Các mô hình du lịch khác như du lịch thể thao, du lịchgiải trí ít bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ. Do vậy việc chuẩn bị sẵn sàng những yếu tố Giao hàng những hoạtđộng du lịch lễ hội phải có sự sắp xếp khá chu đáo và khoa học. Nếu không có sự chuẩnbị trước ( từ cơ sở vật chất, những dịch vụ, công tác làm việc tổ chức triển khai lễ hội ) … sẽ dẫn đến không đápứng nhu yếu hành khách hoặc sẽ xảy ra thực trạng quá tải do lượng hành khách tăng đột biếnso với những ngày thường. – Du lịch lễ hội thường gắn với khoảng trống, thời hạn và khu vực nhất định. Chẳnghạn lễ hội Đền Hùng chỉ diễn ra một lần vào dịp 10/3 hàng năm tại tỉnh Phú Thọ ; lễ hộiTrò Trám chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 11 – 12 tháng giêng hàng năm tại xã Tứ Xã, huyệnLâm Thao ; lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn chỉ diễn ra 1 lần vào dịp 9/8 hàng năm tại Thị xã ĐồSơn, TP. Hải Phòng … Do vậy việc tổ chức triển khai những hoạt động giải trí du lịch lễ hội phải nắm chắc thờigian, khu vực và những hoạt động giải trí văn hoá đặc trưng những nội dung chính của lễ hội để khaithác đúng hướng và hiệu suất cao. Chẳng hạn muốn tìm hiểu và khám phá lịch sử vẻ vang thời Hùng Vương dựngnước, muốn tri ân công đức tổ tiên thì phải đến lễ hội Đền Hùng vào dịp 10/3. Thời gian và khoảng trống lễ hội khác với thời hạn và khoảng trống thông thường “ đólà những thời gian mạnh, là khoảng trống rất thiêng. Thời gian này được pháp luật sẵn, mọi người chờ nó đến ” [ 92, tr. 13 ]. Do vậy nếu lễ hội được sẵn sàng chuẩn bị chu đáo được tổ chứctốt cả phần lễ và phần hội thì sức cảm hoá của thời gian mạnh và khoảng trống thiêng đượcnhân lên gấp ngàn lần và giá trị nhân văn của lễ hội trong lòng hành khách cũng tăng lên. Thời gian, khoảng trống thiêng và đặc thù thiêng trong lễ hội sẽ ảnh hưởng tác động trực tiếp đếnviệc lôi cuốn khách du lịch. Nếu thời hạn và khoảng trống tổ chức triển khai lễ hội được “ thiêng hoá ’ ’ ( đó là khoảng trống thờ tự như mạng lưới hệ thống đình, đền, chùa, miếu … ) nghi lễ của lễ hội cũngđược ” thiêng hoá ” ( từ phẩm vật, lễ vật dâng cúng đến những nghi lễ, lễ tế, lễ rước, những tròtục, trò diễn của lễ hội ) những thành viên trong hội đồng dự lễ hội ( khách du lịch ) sẽ trigiác được cái rất thiêng, đó là tình cảm hội đồng thiêng liêng và hình thành những quy tắcđạo đức thiêng liêng, những thế lực thiêng liêng và nó trở thành một ý thức tập thể, nó trở thành nhu yếu phải được duy trì và củng cố, nó có sức mạnh ý thức to lớn, niềmtin thiêng liêng để hấp dẫn con người trở lại với quốc tế thiêng. Đây là một đặc thù củadu lịch lễ hội mà không mô hình du lịch nào có được. Khi bàn về ý thức xã hội Các Mácđã Tóm lại ” ý thức khi được xâm nhập vào quảng đại quần chúng sẽ trở thành lực lượngvật chất có sức mạnh vô địch ”. Người Nước Ta luôn có ý thức về cội nguồn tổ tiên, cả đồng bào trong nước haykiều bào ta ở quốc tế đều có tâm thức hướng về nguồn cội ” Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn ” đều đã thấm vào máu của người việt, từ đó hìnhthành lòng tự cường dân tộc bản địa, trở thành một ý thức hệ của người Việt. Trong đó lễ hội ĐềnHùng và lịch sử dân tộc thời đại những Vua Hùng dựng nước trở thành niềm tin thiêng liêng của mỗingười con đất Việt và mỗi khi quốc gia bị xâm lăng, mảnh đất cha ông bị giày xéo thì tinhthần ấy lại trỗi dậy kết thành một khối, tạo thành sức mạnh vô địch đánh đuổi quân địch ra khỏibờ cõi : Một xin rửa sạch nước thùHai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng. Trong thực tiễn, bằng niềm tin đoàn kết, ý chí tự cường dân tộc bản địa tất cả chúng ta đã đánhđuổi giặc phương Bắc sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và thắng lợi 2 đế quốc lớn. – Du lịch lễ hội là một hoạt động giải trí văn hoá thâm thúy vừa có ý nghĩa lịch sử dân tộc vừa manggiá trị thẩm mỹ và nghệ thuật độc lạ. Bản chất của du lịch là văn hóa truyền thống, một điều chắc như đinh rằng không ai đi du lịch đếnmột nơi khác để thưởng thức những thứ giống như nơi mình đang sinh sống. Do vậy bảnsắc văn hoá của từng vùng, từng địa phương, tộc người là một góc nhìn cần được khaithác, điều tra và nghiên cứu trong tăng trưởng du lịch. Sự đa dạng và phong phú và thâm thúy về văn hoá của hoạt động giải trí du lịch và lễ hội bộc lộ ngaytrong đặc thù là nội dung, hình thức và tổ chức triển khai của hội. Xét về đề tài thì lễ hội vô cùng nhiều mẫu mã với quá nhiều mô hình lễ hội khácnhau : Loại hình lễ hội nông nghiệp như lễ hội xuống đồng, lễ hội cầu mùa, lễ trình nghề, trò tứ dân … ; Loại hình lễ hội phồn thực, giao duyên như “ cầu tằm ”, ” cướp kén ”, ” tiệccầu đinh ” … mô hình lễ hội văn nghệ vui chơi như Hội Lim ( Hát quan họ TP Bắc Ninh ) ; HátXoan ( Phú Thọ ) ; Hát Đúm ( TP. Hải Phòng ) ; Loại hình lễ hội thi tài như phóng lao, đấu vật, đánh phết ( Hội Phết Hiền Quan – Phú Thọ ), cướp cầu, bơi chải … ; Loại hình lễ hội lịchsử như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, lễ hội về những người anh hùng Ngoài racòn có những mô hình lễ hội về tôn giáo … Nội dung của lễ hội là sự phản ánh hiện thực đời sống ( nếp nghĩ, nếp sống, nguyện vọng … ) của nhân dân. Cho nên có bao nhiêu nghành của đời sống thì cũng cóbấy nhiêu mảng đề tài lễ hội. Đây là một đặc thù rất cơ bản của du lịch lễ hội. Sự phongphú về đề tài là một môi trường tự nhiên thuận tiện để du lịch tăng trưởng phân phối nhu yếu tinh thầnphong phú và phong phú của mọi những tầng lớp nhân dân. Lễ hội là mẫu sản phẩm của lịch sử vẻ vang, với công dụng phản ánh thì lễ hội phản ánh lịch sửbằng hình ảnh, sự kiện mang tính nghệ thuật hoá, biểu tượng hoá. Điển hình là lễ hội ĐềnHùng và những lễ hội có đề tài lịch sử dân tộc với những nghi lễ tôn thờ những vị anh hùng dựng nước ( riêng vùng đất Phú Thọ, Vĩnh Phúc đã có 700 nơi thờ tự những Vua Hùng và tướng lĩnh thờiVua Hùng dựng nước ). Các lễ hội vùng này thường diễn lại những chiến công của người anhhùng theo thần thoại cổ xưa. Về mặt hình thức thì những lễ hội truyền thống cuội nguồn đều được thiết kế xây dựng mang tính tượngtrưng, hình tượng mang tính thiêng liêng và được nghi thức hoá, nghệ thuật hoá, những nghithức được lao lý ngặt nghèo và có tính thẩm mỹ và nghệ thuật là nhu yếu của lễ hội, những yếu tố này ” đẩy lễ hội lên đỉnh điểm của giá trị, giá trị về thẩm mỹ và nghệ thuật, về lý tưởng sống, bộc lộ trongnội dung của lễ hội, muốn được coi như mẫu hình cho đời sống ngày bình thường, mọi ngườiphải nhớ và noi theo ” [ 92, tr. 125 ]. Đặc điểm về tính phong phú về đề tài lễ hội và ý nghĩa lịch sử dân tộc, giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật, tínhtượng trưng biểu trưng của lễ hội sẽ tạo tính phong phú mê hoặc, gây ấn tượng can đảm và mạnh mẽ chokhán giả và là điều kiện kèm theo thuận tiện cho du lịch. Khác với mô hình du lịch khác như du lịch sinh thái xanh, du lịch thể thao yếu tố vănhoá thường tiềm ẩn ở việc ứng xử giữa con người với con người, con người với thiênnhiên, du lịch lễ hội ngoài việc tiềm ẩn những yếu tố này thì yếu tố lịch sử dân tộc và nghệ thuậtlại là một yếu tố cốt yếu. Các giá trị lịch sử vẻ vang, giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật được kết tinh trong lễ hộitruyền thống rất đậm nét. Du lịch lễ hội là sự tò mò văn hoá thâm thúy. Lễ hội luôn tiềm ẩn yếu tố nhânvăn giá trị lịch sử vẻ vang, qua lễ hội những nét đặc trưng văn hoá, phong tục tập tập quán của mộtcộng đồng, một dân tộc bản địa được tiềm ẩn trong đó rất đa dạng và phong phú. Do vậy du lịch lễ hội sẽgiúp hành khách bước ra khỏi đời sống thường nhật nhàm chán của mình để bước vào mộtcuộc sống độc lạ trọn vẹn ở nơi khác, được tiếp xúc với dân cư địa phương ở nơi đó đểtìm hiểu khai thác những điểm mới lạ, độc lạ so với địa phương mình. “ Nơi đến dulịch với những lễ hội càng đặc trưng bao nhiêu, càng khác lạ bao nhiêu về phong tục tậpquán, ngôn từ, tín ngưỡng và những giá trị đời sống … thì càng mê hoặc hành khách bấynhiêu ” [ 46, tr. 38 ]. – Du lịch lễ hội có quan hệ ngặt nghèo với mạng lưới hệ thống những di tích lịch sử và những khu công trình kiếntrúc nghệ thuật và thẩm mỹ. Di tích và lễ hội chính là nguyên vật liệu gốc sản sinh ra những điểm du lịch, trong đó lễ hội và mạng lưới hệ thống di tích lịch sử thường kết nối ngặt nghèo với nhau. Các lễ hội truyềnthống của người Việt thường được diễn ra ở Chùa, Đình, Đền … ” ở đồng bằng Bắc bộgần như thành một quy luật là chỉ có lễ hội gắn với những nhân vật lịch sử dân tộc, những sựkiện, di tích lịch sử lịch sử dân tộc thì lễ hội đó mới bền chắc và tăng trưởng rộng ra ngoài tầm của mộtlàng, một vùng, đạt tới đặc thù vương quốc ” [ 73, tr. 327 ]. Lễ hội ấy mới trở thành sản phẩmđộc đáo của du lịch, là nguyên vật liệu gốc của du lịch. Các mạng lưới hệ thống kiến trúc của Đình, Đền, Chùa, những di tích lịch sử lịch sử vẻ vang gắn với những sự kiện, những nhân vật thờ tự là phần vậtthể. Còn lễ hội tại những di tích lịch sử ấy mới là phần hồn, phần phi vật thể tiềm ẩn giá trị vănhoá lịch sử dân tộc. Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng và mạng lưới hệ thống di tích lịch sử lịch sử dân tộc tại Đền Hùng, lễ hộiĐền Trần và những di tích lịch sử Đền Trần đang là điểm du lịch mê hoặc lôi cuốn phần đông dukhách hàng năm. Do vậy để tăng trưởng tốt du lịch lễ hội thì bên cạnh việc bảo tồn những giá trị văn hoálễ hội truyền thống lịch sử cũng cần bảo tồn những di tích lịch sử bảo vệ tính nguyên bản của nó để pháttriển du lịch. 1.2. Giá trị của lễ hội truyền thống cuội nguồn trong đời sống xã hội hiện nayLễ hội truyền thống lịch sử là một mô hình hoạt động và sinh hoạt văn hoá niềm tin đặc biệt quan trọng mang tínhtập thể hội đồng, lễ hội truyền thống cuội nguồn tiềm ẩn và phản ánh nhiều mặt của đời sốngkinh tế – văn hoá – xã hội. Nó là mẫu sản phẩm niềm tin, là di sản văn hoá phi vật thể có giátrị to lớn trong đời sống ý thức của nhân dân. Lễ hội truyền thống lịch sử trong đời sống xãhội lúc bấy giờ hoàn toàn có thể khái quát thành năm giá trị cơ bản : Giá trị cố kết hội đồng dân tộc bản địa, giá trị giáo dục, giá trị tâm linh, giá trị bảo tồn nền văn hoá dân tộc bản địa, giá trị kinh tế tài chính. 1.2.1. Giá trị cố kết cộng đồng dân tộcLễ hội là một hoạt động giải trí tập thể mang tính hội đồng, lễ hội của người Việt ởđồng bằng Bắc bộ thường được gọi là hội làng. Hội làng là đặc trưng điển hình nổi bật nhất củađồng bào những dân tộc bản địa nước ta. Làng, bản là một cấu trúc tổ chức triển khai xã hội có tính cộng đồngcao, bộc lộ ở hội đồng dân cư, cương vực kinh tế tài chính – văn hoá – xã hội. Dân cư của làngcó mối quan hệ ngặt nghèo với nhau từ rất truyền kiếp, có khi là quan hệ dòng tộc, có khi làquan hệ láng giềng ” Tối lửa tắt đèn có nhau ”, ” Bán bạn bè xa mua láng giềng gần ” vànhư vậy lễ hội là một hoạt động giải trí ý thức kết nối họ lại với nhau để cùng chung mộtniềm tin cùng hướng về tổ tông dòng tộc, cùng chung một thần linh, thành hoàng … Tính cố kết hội đồng ấy bộc lộ qua sự cộng mệnh và cộng cảm. Cộng mệnh làsự gắn bó giữa con người trong hội đồng trải qua vận mệnh của hội đồng, bộc lộ ởviệc cả làng cùng suy tôn, cùng tôn thờ một sức mạnh siêu nhiên bảo vệ cho sự tồn vongcủa cả hội đồng. Đó là Đức quốc Tổ Hùng Vương trong lễ hội Đền Hùng, Quốc mẫuÂu Cơ trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ ( Hạ Hoà ), Thành hoàng làng trong những lễ hội Đình ; Đức Phật, Thánh Mẫu trong những lễ hội, tôn giáo … Cộng cảm là sự biểu lộ có chung tháiđộ tình cảm của những cá thể và cả tập thể trong ứng xử văn hoá với tự nhiên, thần thánhvà con người. Trong những lễ hội truyền thống lịch sử những hoạt động giải trí của lễ và hội đều biểu lộ tính cộngmệnh và cộng cảm, tính quần thể. Các lễ hội còn thấm đượm niềm tin đoàn kết, dân chủvà nhân bản thâm thúy. Khi tham gia lễ hội đứng trước thần linh hay nhân vật thiêng liêngthì dù là người tổ chức triển khai hay người dân tham gia lễ hội hay bất kể cương vị nào cũng đềubình đẳng trước thánh thần và bình đẳng với nhau trong tư cách người tham gia. Vì thếnhững câu như ” nước lụt thì lút cả làng ”, hay ” nước nổi, bèo trôi ”, ” chết một đống cònhơn sống một mình ” đã biểu lộ tính cố kết hội đồng trong một đơn vị chức năng làng xã và lớnhơn là dân tộc bản địa. Bất kể một lễ hội nào mặc dầu là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử dân tộc, lễ hộitôn giáo suy tôn những vị thần linh hay anh hùng dân tộc bản địa thì những lễ hội ấy khi nào cũng là lễhội của một hội đồng ; biểu dương những giá trị văn hoá và sức mạnh của hội đồng trênmọi bình diện. “ Mọi hoạt động giải trí diễn ra trong những lễ hội ấy đều biểu lộ tính cố kết cộngđồng, mang tính biểu trưng nhằm mục đích lôi kéo, tập hợp quần chúng nhân dân trong một vòngtay lớn ” [ 62, tr. 74 ]. Bởi vậy, tính hội đồng và cố kết hội đồng là nét đặc trưng và làgiá trị văn hoá tiêu biểu vượt trội nhất của lễ hội truyền thống cuội nguồn. 1.2.2. Giá trị giáo dụcLễ hội truyền thống cuội nguồn là biểu lộ của hai quy trình : lịch sử dân tộc hóa và lịch sử một thời hoánhững nhân vật được nhân dân thờ phụng. Trong dân gian luôn sống sót ý niệm ” Cótích mới dịch nên trò ”. Những nghi thức cúng tế, những tục hèm, những game show dân giantruyền thống trong những lễ hội thường có nguồn gốc xuất phát từ một thực sự lịch sử dân tộc hay hưcấu nào đó. Tất cả những “ tích ” như vậy đều có hạt nhân cơ bản là mong ước, sở nguyệncủa phần đông những những tầng lớp nhân dân. Thực tế qua khảo sát lễ hội ở vùng trung du bắc bộnhất là ở khu vực Phú Thọ, hầu hết những lễ hội truyền thống lịch sử ở vùng này được gắn chặt vớicác sự kiện mang tính lịch sử vẻ vang thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Hệ thống di tích lịch sử Đình, Đền đều thờ những vị tướng lĩnh thời kỳ Hùng Vương như Tản viên Sơn Thánh, Quý MinhĐại Vương … và được coi là thành hoàng làng. Lễ hội truyền thống lịch sử còn là hiệu quả quy trình sân khấu hoá đời sống xã hội, là sựmô phỏng, tái hiện lại hình ảnh của những nhân vật của sự kiện lịch sử vẻ vang đã diễn ra trong quákhứ dưới hình thức diễn xướng dân gian, những trò diễn dân gian. Điển hình như lễ hội ” Rước Chúa Gái ” ở Lâm Thao, Phú Thọ là quy trình tái hiện thần thoại cổ xưa lễ thời HùngVương về tích truyện Sơn Tinh đón Ngọc Hoa công chúa đưa về núi Tản Viên và phảnánh cả những phong tục tập quán hoạt động và sinh hoạt thời kỳ Hùng Vương dựng nước. Vì vậy có thểnói lễ hội truyền thống cuội nguồn là một “ kho lưu trữ bảo tàng lịch sử vẻ vang sống ” một “ kho tàng sống ” về lịch sử dân tộc dântộc. Giá trị giáo dục của lễ hội cũng được bộc lộ trong tính hướng về cội nguồn ” Tấtcả mọi lễ hội truyền thống đều hướng về nguồn cội. Đó là nguồn cội tự nhiên mà con ngườivốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ, nguồn cội hội đồng, như dân tộc bản địa, quốc gia xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá … Hơn thế nữa hướng về nguồn đã trởthành tâm thức của con người Nước Ta ”. [ 73, tr. 343 ] ” uống nước nhớ nguồn ”, ” ăn quảnhớ kẻ trồng cây ”, ” chim có tổ người có tông, như cây có cội như sông có nguồn ” Điềuđó giúp nhắc nhở mọi người trong hội đồng những bài học kinh nghiệm về đạo lý của ông cha vềlịch sử của làng, lịch sử vẻ vang của dân tộc bản địa và truyền thống cuội nguồn ông cha … Lễ hội truyền thống cuội nguồn là hoạt động giải trí văn hoá ý thức bộc lộ tình cảm con ngườivới tổ tiên, thần thánh để cầu mong mọi lực lượng siêu nhiên che chở phù hộ cho conngười. Cũng từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên giúp con người không khi nào quên cộinguồn, con người đến với lễ hội là đến với lòng tôn kính tổ tiên và những bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với ông bà, tổ tiên, dòngtộc … Do vậy lễ hội truyền thống cuội nguồn có giá trị lớn trong việc giáo dục đạo đức giáo dụctruyền thống lịch sử vẻ vang của làng bản quê nhà quốc gia so với mọi thành viên tham gia lễhội. 1.2.3. Giá trị văn hoá tâm linhCon người luôn có nhu yếu lớn về đời sống vật chất và niềm tin. Bên cạnh cuộcsống vật chất, đời sống hiện thực thì những yếu tố thuộc về nghành nghề dịch vụ niềm tin là nhu cầukhông thể thiếu, nó giúp con người cân đối trong đời sống thực tại. Trong đời sống thếtục, con người đôi lúc bất lực trước sức mạnh tự nhiên, có lúc họ bế tắc trong sự giảithoát và phải tìm đến nguồn sức mạnh niềm tin, tìm đến sự che chở phù hộ của tổ tiên
Source: https://evbn.org
Category: Lễ Hội