Lee Kun-Hee là ai? Cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch SamSung Lee Kun-Hee

Nhắc đến Tập đoàn SamSung, người ta nhớ ngay đến nhà lãnh đạo tài ba Lee Kun-Hee trong suốt nhiều thập kỉ. Cơn bão khủng hoảng kinh tế 1997 đã khiến các tập đoàn của Hàn Quốc trong đó có SamSung  điêu đứng. Với sự lèo lái của vị thuyền trưởng Lee Kun-Hee, SamSung  đã từng bước vượt qua sóng gió ấy

Vậy Lee Kun-Hee là ai? Điều gì đã khiến Lee Kun-Hee trở nên thành công và bản lĩnh như vậy? Những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của ông chủ SamSung  sẽ được chúng tôi gửi đến bạn đọc ngay sau đây.

Lee Kun – Hee là ai?

Lee Kun-Hee sinh ngày 9 tháng 1 năm 1942 là một nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân, tỷ phú người Hàn Quốc. Ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Điện tử SamSung . Trong quá trình ngồi ở ghế lãnh đạo cao nhất của tập đoàn, Lee Kun-Hee từng từ chức vào tháng 4/ 2008 do một vụ bê bối liên quan đến quỹ đen của SamSung  nhưng đã quay trở lại vào ngày 24/ 03/ 2010.

Lee Kun-Hee có thể sử dụng thành thạo 3 thứ tiếng: tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Nhật. năm 1996, ông Lee có tên trong danh sách thành viên của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế.

Lee Kun-Hee được vinh danh là người quyền lực thứ 41 trong danh sách “Những người quyền lực nhất thế giới năm 2013 do Tạp chí danh giá Forbes bình chọn và thường xuyên có tên trong danh sách những người giàu nhất Hàn Quốc cũng như thế giới.

Tóm tắt tiểu sử

Lee Kun-Hee là con trai thứ ba của ông Lee Byung – Chul, người đã sáng lập ra Tập đoàn SamSung  vào cuối năm 1930. Là con trai út trong một gia đình có ba người con trai ở xã hội Hàn Quốc vốn chuộng theo tôn ti trật tự, từ khi sinh ra, Lee Kun-Hee vốn không phải là người kế vị cao nhất của Tập đoàn SamSung  thay cha mình. Nhưng 2 người anh trai của Lee Kun-Hee đã làm mất niềm tin nơi cha và Lee Kun-Hee bỗng nhiên được chọn làm người thừa kế. Cuộc đời ông cũng sang một trang mới từ đây.

Lee Kun-Hee từng theo học Đại học Waseda, nhận bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh tại Đại học George Washington.

Lee Kun-Hee và những liên quan trong vụ bê bối hối lộ của Tập đoàn SamSung  hồi năm 2008 đã nhận được sự bỏ qua của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak.

Trong số những người con của Lee Kun-Hee, trong đó có Lee Jae-yong và Lee Boo – jin đều là những giám đốc điều hành kinh doanh tài năng xuất chúng.

Sự nghiệp

– Sau khi nhà sáng lập SamSung  qua đời năm 1987, con trai thứ ba Lee Kun-Hee thay cha mình tiếp quản đế chế SamSung . Mặc dù khi ấy đã là một tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc nhưng các sản phẩm của SamSung  khi ấy hầu như chỉ được tiêu thụ trong nước và bị lép vế khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính hơn như Châu Âu, Mỹ bởi chất lượng sản phẩm thấp dù giá thành không mấy đắt đỏ. Với tư cách của nhà lãnh đạo cao nhất tập đoàn, đứng trước tình trạng trì trệ ấy, Lee Kun-Hee đã thực hiện một cuộc “cách mạng” trong cả tập đoàn với câu nói nổi tiếng “Các anh hãy thay đổi tất cả trừ vợ con” trong “Tuyên ngôn Frankfurt” năm 1993.

– Cụ thể, năm 1987, khi trở thành chủ tịch Tập đoàn SamSung , Lee Kun-Hee vấp ngay phải những tồn tại lớn của Tập đoàn thể hiện trong bài báo cáo của cố vấn người Nhật Fukuda và những vụ bê bối lớn nhỏ khác, trong đó phải kể đến sự kiện “dao cạo máy giặt”. Tất cả như một gáo nước lạnh tạt vào mặt của vị tân Chủ tịch tập đoàn chỉ vừa mới nhậm chức.

Tiếp đó, tháng 1/ 1993, Chủ tịch Lee đã bàng hoàng đến tái mặt khi cùng một số giám đốc phụ trách ngành điện tử của SamSung  tiến hành thị sát tại một khu bán đồ điện tử ở trung tâm thành phố Los Angeles. Ông đã thấy được vị trí thấp kém của SamSung  trên thị trường Hàn Quốc lúc đó khi thấy rất nhiều sản phẩm của các thương hiệu khác như GE, Philips. Sony, NEC… được trưng bày còn sản phẩm mang thương hiệu SamSung  lại lấp ở một xó không thương tiếc.

Với quyết tâm không để kéo dài tình trạng này, Lee Kun-Hee đã triệu tập các giám đốc phụ trách sản xuất hàng điện tử của SamSung  tới FrankFurt để đưa ra Tuyên bố kinh doanh mới của SamSung  với thông điệp “Hãy thay đổi từ chính bản thân mình”, “Hãy thay đổi tất cả trừ vợ con”… như một pháo hiệu nổ ra cuộc cách mạng đổi mới toàn bộ Tập đoàn.

Trong suốt 4 tháng, Chủ tịch Lee mang theo đội ngũ 1800 gồm nhân viên và nhiều lãnh đạo của SamSung  đi tới các “cứ điểm” chính của SamSung  trên toàn thế giới như Tokyo, London, Osaka… để khai nhãn cho cấp dưới của mình thấy được sự thay đổi của thế giới và vị trí hiện tại của SamSung  trên vũ đài quốc tế, cảnh tỉnh những con người SamSung  đang hài lòng với hiện tại và dương dương tự đắc như “ếch ngồi đáy giếng”

Cuối cùng, sau 350 gờ đồng hồ, Lee Kun-Hee đã giải thích cặn kẽ về tầm nhìn chiến lược mà SamSung  cần phải tiến tới, thể hiện trong “Chính sách quản lý mới” mà đã được trình bày thành 1 cuốn sách 200 trang, phát tận tay cho từng công nhân.

“Chính sách quản lý mới” của Lee Kun-Hee được coi như kinh thánh của SamSung , nhắc nhở các nhân viên SamSung  không bao giờ tự thỏa mãn và luôn khao khát hướng đến chất lượng sản phẩm để chinh phục thị trường quốc tế. Trong những năm sau “Tuyên ngôn Frankfurt”, SamSung  trở thành một trường đại học khổng lồ “Trường đào tạo CEO SamSung ” ra đời tháng 9/ 1993

– Trong 5 năm từ năm 1994 đến 1999, mỗi năm, Tập đoàn chọn ra 400 người trẻ nhất có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, nhét vào tay họ một nắm tiền và tung đội ngũ này đi “nằm vùng” tại nước ngoài trong vòng 1 năm với hi vọng họ sẽ trở về cống hiến cho SamSung  với hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc từ thực tế mà họ trải nghiệm. Như vậy để thấy rằng, công cuộc “luyện quân” của SamSung  ngày đó rất được chú trọng và cho đến nay, sau 20 năm, chính sách phát triển nhân lực của SamSung  vẫn không có dấu hiệu “lão suy” khi Trung tâm phát triển nhân lực của SamSung  có trụ sở tại Hàn Quốc hàng năm vẫn tiếp nhận khoảng 50 ngàn học viên.

Dưới sự điều hành sáng suốt, tận tâm và những nỗ lực không ngừng nghỉ của Lee Kun-Hee, SamSung  từ một lịch sử giản dị lúc đầu đã vượt qua những cơn sóng khủng hoảng và trở thành Tập đoàn lớn nhất xứ Hàn với hơn 400 nghìn công nhân trên thế giới, kinh doanh đa ngành: đồ điện tử, hóa chất, thương mại, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, công nghiệp dệt, chế biến thực phẩm….

Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

 

Liên kết:Xổ số miền Bắc