7 lễ hội ở Hải Phòng độc đáo và hấp dẫn – Du lịch Chào Việt Nam

7 lễ hội ở Hải Phòng độc đáo và hấp dẫn

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa, Du lịch Hải Phòng cũng có nhiều di tích, lễ hội  là nguồn tiềm năng quan trọng để phục vụ phát triển du lịch. 7 lễ hội ở Hải Phòng dưới đây rất độc đáo hấp dẫn, thu hút khách thập phương khắp nơi.

1. Hội vật cầu Kim Sơn
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng hơn 20km có làng Kim Sơn – xã Tân Trào (huyện Kiến Thuỵ) nổi tiếng trong thời kỳ kháng Nhật. Ở đó còn có Lễ hội vật cầu là một môn thể thao do tướng quân Phạm Ngũ Lão (đời trần) đặt ra để luyện quân sỹ. Ở Kim Sơn, Hội vật cầu ngày nay được tổ chức vào ngày mồng 6 Tết, tại sân đình.Hội Vật cầu mang đậm màu sắc huyền thoại, nhưng cái thực ở đây hàm chứa đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

lễ hội vật cầu Hải Phòng

Thi vật gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Kết hôi, quả cầu được ném xuống hồ bán nguyệt trước cửa đình. Người dự hội thường ào xuống tranh giành lấy một miếng về ăn lấy ‘khước’ của thần làng.Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn. Lỗ cầu cái đào ở giữa sân chính rốn con nhạn. Quả cầu được làm từ củ chuối hột, cỡ bằng cái thúng khảo (đường kính 30 – 40cm), nặng khoảng 20kg, đảm bảo tươi, nhẵn và trơn. Quả cầu được bọc bằng giấy hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượng đặt trên mâm bồng trong kiệu. Đúng giờ Thìn (10 giờ sáng) người ta rước kiệu ra đình. Quả cầu được đặt vào lỗ cái. Sau tiếng ‘cắc’ trống vang lên; cuộc vật bắt đầu. Quả cầu từ dưới lỗ được rung lên. Cả chục chàng trai lăn xả vào quả cầu tranh giành, mong đưa về được sân nhà. Nắng xuân hanh vàng. Mưa xuân lất phất. Quả cầu trơn đẫm nước, đẫm nhựa và tắm bùn. Còn các chàng trai thì nhễ nhại mồ hôi, cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Tất cả chìm trong tiếng trống thúc, tiếng người hò reo không ngớt…
Vật cầu Kim Sơn quả là một lễ hội đặc sắc, mỗi năm lôi cuốn hàng ngàn khách du lịch vào cuộc vui ồn ã, bất tận.

2. Hội pháo đất ở Vĩnh Bảo
Về Vĩnh Bảo (Hải Phòng) mùa thu, hành khách sẽ được xem một hội làng truyền thống – Hội đánh pháo đất. Hội thi được tổ chức vào ngày 3 tháng 8 âm lịch hằng năm tại các xã Tân Hưng, Tam Đa, Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng. Đất làm pháo lấy từ đáy sông, loại đất đã được gạt hết lớp bùn từ chiều hôm trước, phơi cho se mặt. Sáng hôm sau lấy chày hoặc tay luyện đất. Luyện nhào đến khi nó dẻo lại như kẹo, nhuyễn như bột làm bánh, từ màu đen chuyển sang màu hồng mịn óng ánh như sáp thì chuyển đến giai đoạn làm pháo.

lễ hội pháo đất vĩnh bảo Hải Phòng

Pháo được nặn thành hình khối chữ nhật, miệng hình tròn hay hình chữ nhật, trong trong đó đặt ” cạnh pháo ” là một thoi đất mềm dài, nối hai thành pháo. Mọi người đều có thể tham gia đánh pháo, nhưng phần đông là những chàng trai và người ta chia những người dự thi thành nhiều “cỗ pháo”. Mỗi cỗ gồm ba bốn người, được nhận từ 25 kg đến 30 kg đất để thi làm pháo nhanh. Đất được dàn ra, lên khuôn. Đầu tiên làm cánh pháo, sau đó bấu “mép” – chỗ mỏng nhất ở cánh pháo – để khi tung cánh pháo sẽ mở ra. Đồng thời làm những “nắm kế” – nắm đất tròn như quả cam – để đỡ cho cánh pháo khỏi bị rã. Chuốt bụng pháo, xem lại cánh pháo, thế là chiếc pháo đã làm xong, oai vệ trên mười nắm kê, trông như một cỗ xe mười bánh.

3. Hội rước lợn ông Bồ 
Kỳ Sơn là một trong 4 làng của xã Tân Trào, huyện Kiến Thụylễ hội Rước lợn “ông Bồ” và chạy đá của Kỳ Sơn gợi mở cho khách tham quan cuộc kiếm tìm ý nghĩa của một sinh hoạt văn hóa dân gian, một minh chứng sức sống mãnh liệt của hội làng truyền thống.Ngoài đặc điểm chung là “lễ hội của nông dân”, lễ Rước lợn “ông Bồ” (tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch) còn mang sắc thái địa phương với nguyện ước mong sao cuộc sống thanh bình, mùa màng tốt tươi, cây trồng vật nuôi sinh sôi nảy nở.

lễ hội rước lợn

 Lợn được làm sạch sẽ, đặt trên mâm cho xoãi cả bốn chân, có giấy hồng điều trang trí. Mâm bánh dày cũng được xếp đẹp mắt, lại thêm mâm ngũ quả nhiều màu sắc. Tất cả đặt lên kiệu rước trong tiếng trống hội làng và đội âm nhạc.Toàn bộ lễ rước diễn ra trong sự điều hành chung của các bậc cao niên và dân làng.Kỳ Sơn không rước lợn đã được làm chín (quay vàng cả con) và mâm xôi đầy như ta thường thấy trong các mâm lễ vật ở các lễ hội. Lợn rước ở đây nặng cân đã mổ thịt và để nguyên tươi sống. Với dân làng Kỳ Sơn, đó là hình ảnh tượng trưng của một lễ hội mà ở đó cộng lại tất cả các nhu cầu tự nhiên của dân làng. Đó là nhu cầu cuộc sống, tâm linh, ước vọng, quyền lợi. Đây cũng là một trong những đặc điểm của lễ hội truyền thống của Hải Phòng. Rước lợn xong, dân làng được “thụ lộc “thịt lợn, bánh dày và hoa quả. Các hộ chăn nuôi giỏi được biểu dương và khen thưởng. Dân làng ai cũng phấn khởi.

4. Lễ hội Xuống biển
Lễ hội Xuống biển ở làng Trân Châu, Cát Bà, Cát Hải diễn ra từ mồng 4 đến mồng 6 tháng giêng hàng năm. Sau khi làm lễ Thuỷ Thần, Long Vương, một hồi trống lệnh vang lên, hàng trăm trai tráng tay cầm chèo hò reo chạy tới thuyền của mình để kịp ra nhanh nhất địa điểm quy định. Một người chèo, một người tung lưới và gõ nhịp vào mạn thuyền. Gõ càng mạnh, càng dồn dập, cá càng hoảng sợ chạy mắc vào lưới càng nhiều. Đến trưa, nổ pháo lệnh thu quân. Mọi người khênh cá của mình lên sân đình để các bô lão chấm thi. Con cá ngon nhất được chọn nướng ngay trên đống lửa đỏ rực ở sân đình để tế Thần, còn lại chia cho mọi người. Ai đánh được cá to nhất hoặc nhiều cá nhất được trao giải.

lễ hội xuống biển

Ngư dân  làng Trân Châu thờ thủy thần, long vương cai quản biển cả và lễ hội xuống biển nhằm cầu cho trời yên, biển lặng, tôm cá đầy thuyền.

5. Lễ hội chạy đá Kỳ Sơn 
Lễ hội chạy đá Kỳ Sơn được tổ chức vào mùng 9 âm lịch hàng năm  tại đình Kỳ Sơn, làng văn hóa Kỳ Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch nô nức dự lễ hội. Sau khi tế lễ ở đình làng, người cao tuổi trong làng đưa hòn đá thiêng, hình bầu dục, nhẵn, trơn (nặng hơn 10 kg), giấu dưới hồ nước cách đình làng – nơi tổ chức hội – chừng 10 mét. 12 thanh niên trẻ khoẻ chia làm 2 giáp, mỗi giáp 6 người, khi vào cuộc chơi chạy ba lần theo tiếng trống để mò tìm đá.

lễ hội chạy đá

Cuộc thi mò đá diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp khoảng chừng 15 phút. Bên nào tìm được đá phải khôn khéo chuyền nhau đưa đá về đình. Đường về đình xa, đá lại nặng và trời rét nên rất khó trở thành người thắng cuộc. Mặc dù vậy, vẫn không ai nản chí vì càng chạy đá, họ càng nhiệt huyết. Từ rất lâu rồi dân làng Kỳ Sơn vẫn thờ một viên đá trong đình nặng khoảng chừng 10 kg. Vào ngày lễ hội, một cụ cao niên trong làng còn khỏe mạnh, mái ấm gia đình niềm hạnh phúc, mặc quần áo tế, đội mũ tế trịnh trọng trang nghiêm vào đình cúng khấn xin được rước đá ra ngoài. Đi đầu là đội trống rước và bốn người trẻ tuổi khiêng kiệu rước, một người cầm cây nêu đi theo. Đá rước từ đình ra bến Đầm rồi được cụ cao niên trong làng thả xuống nước. Những người trẻ tuổi tham gia chạy đá làm lễ tại đình và được chủ tế ban cho mỗi người một chén rượu và một miến trầu ăn cho ấm bụng rồi tham gia chạy đá. Sau đó là lễ hoàn đá vào đình và người mò được đá nhận phần thưởng của làng. Người dân địa phương tin rằng việc mò được đá đồng nghĩa tương quan với gặp như mong muốn, tài lộc trong năm mới. Bên cạnh đó, nghi lễ chạy đá có ý nghĩa cổ vũ niềm tin thượng võ, khuyến khích con người rèn luyện ý thức, sức khỏe thể chất để góp thêm phần kiến thiết xây dựng quê nhà .

6. Lễ hội Minh thề

Lễ hội Minh thề diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm, tại Miếu thờ Thành hoàng bản thổ, thôn Hoà Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thuỵ. Lễ hội là sự tích hợp giữa tín ngưỡng với giáo dục đạo lý nhân cách. Hội Hoà Liễu lê dài tới 3 ngày, vào 14, 15 và 16 tháng Giêng, nhưng “ Minh thề ” được tổ chức triển khai ngay buổi khai hội. Các nghi lễ được tiến hành trang trọng, chủ lễ và những vị bồi lễ đọc chúc văn lai lịch công đức của Thánh vương. Sau đó làm lễ dâng hương, dâng rượu, dâng nước trong tiếng nhạc bát âm réo rắt. Tế thần xong những bô lão, quan khách và dân làng, chức dịch, quần áo chỉnh tề tập trung chuyên sâu quanh sân miếu theo thứ bậc. Chủ tế dùng động tác “ chỉ trời vạch đất ” mô phỏng theo phép biến trong Kinh dịch rồi vẽ một vòng tròn lớn đường kính khoảng chừng 2 m ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. Trước Đài thề đặt một bàn thờ cúng hướng về cửa miếu thâm nghiêm .

Lễ hội minh thề

Ba vị đại diện cho hàng ngũ chức dịch, hội tư văn và bô lão trong làng do ban tổ chức lễ hội thề và hội đồng bô lão tuyển chọn bước lên Đài thề làm lễ thắp hương khấn vái trời đất bách thần. Đại diện tư văn dõng dạc đọc Minh thề có Hịch văn. Mọi người trong làng từ hương chức đến nhân dân, trên là bô lão, dưới từ 18 tuổi trở lên, ai dùng của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ, ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử… làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt. Sau khi mọi người cùng hô vang câu “y như lời thề” hoặc “y như miệng thề”, vị chủ tế cầm dao bầu cắm mạnh xuống trong vòng tròn Đài thề để biểu thị sự quyết tâm.Tiếp đến là nghi lễ cắt tiết gà để uống máu ăn thề diễn ra rất cầu kì theo một quy định truyền thống từ ngàn đời. Máu gà trống được hòa vào bình rượu lớn, mỗi người truyền tay nhau uống một ngụm khẳng định sự đoàn kết thực hiện đúng lời thề. Sau lễ hội Minh thề trang nghiêm, dân làng Hoà Liễu như được tiếp thêm sức mạnh, rũ bỏ mọi ưu phiền của một năm qua để tiếp tục bước vào năm mới, với niềm tin tưởng những điều tốt đẹp đang chờ ở phía trước.

7. Lễ hội Chợ xưa An Lư, Thủy Nguyên
Lễ hội Chợ xưa hàng năm được tổ chức vào 6 giờ sáng ngày mồng 1 Tết, chợ Xưa (An Lư, Thủy Nguyên). Theo người cao tuổi ở địa phương, tục họp chợ đầu năm có từ lâu đời. Chợ họp sáng mồng 1 Tết, bán các loại nông sản địa phương.

lễ hội chợ xưa

Tại đây, mọi người gặp gỡ, chúc tụng nhau những điều tốt lành, hy vọng một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi. Người bán hàng cầu buôn may bán đắt. Đến nay, chợ không chỉ dành cho người dân địa phương mà người dân ở các xã khác cũng đến buôn bán với nhiều mặt hàng. Cùng ý nghĩa này, chợ Giải (Tiên Thanh, Tiên Lãng) diễn ra vào mồng 2 Tết. Đây là lễ hội văn hóa gắn liền với sự kiện khao quân sau chiến thắng Bạch Đằng dưới thời nhà Trần. Ngày hội, mọi người từ khắp nơi trong vùng mang các sản vật của địa phương bày bán la liệt ở ngay khu di tích đền Giải. Việc bán buôn không nặng tính thương mại mà mang nét đẹp văn hóa truyền thống. Người bán không nói thách, người mua cũng không mặc cả. Họ mua bán để mong cầu những điều may mắn trong dịp đầu xuân.
 

Source: https://evbn.org
Category: Lễ Hội