Lễ Hội Đua Thuyền Đà Nẵng – Bức Tranh Sống Động Bên Bờ Cu Đê
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng diễn ra vào tháng giêng âm lịch thường niên. Địa điểm tổ chức là quận Liên Chiểu, mong ước mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc.
Theo cha ông ta kể lại, tương truyền thuở xưa, người ta tổ chức Lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân để khai thông sông rạch với mong muốn cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mọi việc thuận lợi. Làng nào mà giành chiến thắng trong cuộc thi thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt.
Vậy nên, từ lúc đó cho đến ngày hôm nay, dù là chiến tranh ác liệt nhất hay thời hòa bình thì giải đua thuyền vẫn được tổ chức và trở thành thông lệ cho những ngày đầu năm mới. Trước lễ hội đua thuyền Đà Nẵng khoảng 1 tuần, bà con trong làng lại tụ họp với nhau, ngồi trò chuyện, bàn bạc xem những gì cần thiết để chuẩn bị trong lễ đua thuyền hoặc thăm hỏi, động viên con cháu tập luyện. Mong rằng sẽ dành được thắng lớn trong giải.
Mỗi làng đều tự mình hình thành một đội đua toàn trai tráng với độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi. Tham gia lễ hội đua thuyền Đà Nẵng mỗi đội đua có nhiều nhất 30 người, bao gồm người lái thuyền, cầm phách, cầm tổng và dân bơi. Kinh phí của đội thuyền đua sẽ được người dân làng quyên góp, mỗi nhà mỗi ít, tích tiểu thành đại.
Trong những ngày này, cả xã Hòa Hiệp trở nên náo nhiệt hẳn, ai nấy cũng lo lắng tập luyện, điểm sinh hoạt nào trong thôn cũng sáng đèn cả khuya, họ tụ hội về đây để cổ vũ, bàn tán xôn xao về chiến thuật cũng như đánh giá đối thủ trong cuộc đua ở lễ hội đua thuyền Đà Nẵng. Dĩ nhiên, người làng nào cũng mong muốn cho thuyền của mình đạt giải nhất.
Sáng sớm tinh mơ ngày diễn ra lễ hội đua thuyền Đà Nẵng, các cụ cao tuổi uy tín trong thôn cùng những chàng trai trẻ ra bờ sông, đứng trên mũi thuyền để cầu nguyện cho một năm mưa thuật gió hòa. Lúc này đây, bên bờ sông đã huyên náo tiếng người. Dân khắp vùng từ các nơi đổi về, thức dậy thật sớm để chiếm cho mình chỗ xem thuận lợi nhất.
Khi lệnh xuất phát vừa đưa ra, các con thuyền lập tức lao lên, hai bên bờ sông Cu Đê dường như vỡ òa trong tiếng reo hò cổ động của trống, chiêng, mõ cùng thanh âm cổ vũ của người xem.
Xem thêm: Lễ hội chùa Hương – Wikipedia tiếng Việt
Hàng ngàn con mắt dán chặt xuống mặt sông, xem xem con thuyền nào chiếm ưu thế, con thuyền nào được trang điểm rực rỡ nhất, con thuyền nào tốc độ chậm nhất,… để dự đoán xem đội nào sẽ chiến thắng ở lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Kết thúc cuộc thi, đội chiến thắng thì hân hoan ca hát còn đội thua thì xuýt xoa tiếc nuối, quyết tâm sẽ chiến thắng vào năm sau. Nhưng dù thắng hay thua, cũng chẳng có hiềm khích gì cả, ai nấy cũng ồn ào náo nhiệt, vui vẻ là chính.
Trong mấy năm trở lại đây, quận Liên Chiểu ngày càng quan tâm và duy trì các lễ hội nói riêng và các hoạt động văn hóa nói chung trên con sông Cu Đê.
Từ những hoạt động giải trí nhỏ lẻ mang tính tự phát cho đến những lễ hội truyền thống cuội nguồn truyền kiếp, điều góp thêm phần không nhỏ trong việc tạo dựng điểm nhấn văn hóa truyền thống trong những điểm du lịch Đà Nẵng .
Có thể nói, Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng là một nét đẹp độc đáo, đặc trưng rất riêng của người dân vùng sông nước, tạo nên điểm nhấn đặc biệt trong văn hóa dân tộc mà ai đi xa cũng nhớ, cũng mong, cũng thương mãi.
Source: https://evbn.org
Category: Lễ Hội