Lễ hội chùa Keo Làng Hành Thiện
Lễ hội chùa Keo làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường) được ghi danh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2963/QĐ-BVHTTDL ngày 27-8-2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện hàng năm diễn ra 2 kỳ vào mùa xuân và mùa thu. Lễ hội mùa xuân được tổ chức từ ngày 12 đến 15-2 âm lịch tại Chùa Đĩnh Lan (Keo ngoài) với các các nghi lễ: Dâng hương, rước kiệu, yến lão… Trong đó, đặc sắc nhất là lễ “Yến lão” – mừng thọ các cụ ông, cụ bà từ 70 tuổi trở lên vào các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Đây là mỹ tục mang đậm truyền thống nhân văn, thể hiện đạo lý tôn kính người cao tuổi. Hiện nay, lễ yến lão được UBND xã Xuân Hồng tổ chức tại sân vận động xóm 7 vào ngày 14-2 âm lịch. Sau phát biểu, trao quà của lãnh đạo UBND xã Xuân Hồng, các cụ được rước lên Chùa Thần Quang (Chùa Keo trong) làm lễ dâng hương Đức Phật, Đức Thánh Tổ. Trong nhiều năm gần đây, đời sống kinh tế dân làng Hành Thiện nâng cao, lễ yến lão được làng Hành Thiện tổ chức long trọng, con cháu khắp nơi hội tụ về quê hương, gia đình để tri ân công lao dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Lễ yến lão của làng Hành Thiện là một nét đẹp văn hóa được nhân dân duy trì và phát triển, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lễ hội mùa thu trước kia được nhân dân làng Hành Thiện tổ chức từ ngày 10 đến 16-9 âm lịch. Hiện nay, các nghi lễ chính trong lễ hội được tổ chức trong các ngày từ ngày 12 đến 15-9. Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện vẫn bảo tồn các nghi lễ cổ như: trình Phật, Thánh, Phụng nghinh, phục miều (triều y), dựng phan (phướn), Thánh đản và khoa giáo rối, lễ tạ; đồng thời duy trì nhiều trò chơi, loại hình diễn xướng dân gian như: Bơi trải, cò cốc, rước đèn kéo quân, cờ tướng, leo cầu ngô bắt vịt, múa sư tử… Trong đó độc đáo nhất là môn thể thao dân gian bơi trải đứng tổ chức giải đua diễn ra vào các ngày 12 và 15-9. Trong lễ hội, cả 15 thuyền trải của các xóm trong làng đều tham gia. Mỗi đội thuyền trải có 10 người gồm 1 người lái và 9 người chèo. Những người được tuyển chọn phải là nam giới, thạo nghề sông nước, có sức khỏe, độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, đồng thời trong năm gia đình không có tang. Trường hợp gia đình có tang mà đội trải không có người thay thì phải chít khăn xanh, để phân biệt với các thành viên khác. Ngoài yếu tố sức khỏe, sự dẻo dai và tinh thần đoàn kết, việc sắp xếp đội hình trong bơi thuyền trải đóng vai trò quan trọng. Sau khi các trải về đích, các đội về chùa lễ tạ Phật, Thánh và nhận giải thưởng. Giải thưởng tuy chỉ là những cặp bánh dày cùng một số tiền nhỏ nhưng mỗi thành viên thi trải đều tự hào bởi được lựa chọn tham gia.
Xem thêm: Halloween – Wikipedia tiếng Việt
Từ xa xưa, người dân Hành Thiện luôn chú trọng giáo dục truyền thống văn hóa, quan tâm bồi dưỡng thế hệ trẻ kế thừa di sản. Điều đó được thể hiện ở hoạt động dành cho thiếu niên, trong đó có trò trải cò cốc và rước đèn. Việc tổ chức trải cò cốc nhằm tái hiện nghề chài lưới của Thánh Tổ Không Lộ, đồng thời thể hiện sự kế thừa của thế hệ trẻ là những hạt nhân tham gia bơi trải đứng trong tương lai. Hoạt động rước đèn do học sinh Trường Tiểu học A Xuân Hồng thực hiện; xuất phát từ đình làng Hành Thiện ven theo đường làng lên Chùa Thần Quang (Keo trong) quanh bờ hồ 2 vòng, sau đó tập trung ở sân chùa. Tại sân chùa, những học sinh có thành tích xuất sắc được chính quyền địa phương trao phần thưởng để động viên các cháu chăm ngoan học giỏi.
Bạn đang đọc: Lễ hội chùa Keo Làng Hành Thiện
Những năm qua, công tác làm việc tổ chức triển khai và quản trị lễ hội Chùa Keo Hành Thiện được tổ chức triển khai sang chảnh, đúng nghi thức truyền thống lịch sử, thực thi đúng Quy chế tổ chức triển khai lễ hội theo Luật Di sản văn hoá. Được sự chăm sóc, chỉ huy và sự phối hợp ngặt nghèo của những cấp, những ngành, hội đồng dân cư địa phương, lễ hội ngày càng được tổ chức triển khai sang trọng và quý phái, bảo mật an ninh chính trị, trật tự bảo đảm an toàn xã hội, bảo đảm an toàn giao thông vận tải, vệ sinh cảnh sắc môi trường tự nhiên được bảo vệ, phân phối nhu yếu thăm quan, du lịch văn hoá tâm linh của nhân dân, tạo được ấn tượng cho khách thập phương về dự lễ hội truyền thống cuội nguồn. Thời gian tới, những cơ quan trình độ liên tục điều tra và nghiên cứu, tương hỗ cộng đồng phục dựng một số ít nghi lễ truyền thống lịch sử trong lễ hội Chùa Keo Hành Thiện. Xây dựng và tiến hành chương trình liên kết những di sản văn hóa truyền thống, trong đó có di tích lịch sử và lễ hội Chùa Keo Hành Thiện của địa phương và trên toàn tỉnh, tạo thành những điểm đến du lịch thăm quan, thưởng thức, góp thêm phần tăng trưởng du lịch địa phương. / .
Bài và ảnh: Viết Dư
Source: https://evbn.org
Category: Lễ Hội