Pyraminx – Wikipedia tiếng Việt

Pyraminx hay Rubik Kim tự tháp là Rubik có dạng tứ diện đều được phát triển bởi nhà phát minh Uwe Meffert từ năm 1981.

Cấu tạo của khối gồm 4 khối đỉnh hoàn toàn có thể xoay độc lập với nhau, 6 khối cạnh và 4 khối cầu nối đỉnh và cạnh. Những khối cầu nối này đều có dạng bát diện đều và có 3 mặt lộ ra ngoài. Chúng liên kết với nhau tạo nên một khung cố định và thắt chặt tại tâm của cả khối .

Số hoán vị[sửa|sửa mã nguồn]

Mỗi khối đỉnh của Pyraminx hoàn toàn có thể xoay độc lập theo 3 hướng tùy ý nên 4 khối đỉnh tạo 34 hoán vị .Các khối cạnh tạo ra 6 ! / 2 hoán vị và tạo ra 25 hướng. Còn 4 khối cầu nối tạo ra 34 hoán vị nên tổng số hoán vị là :

6
!
×
(

3

4

)

2

×

2

5

2

=
75582720.

{\displaystyle {\frac {6!\times (3^{4})^{2}\times 2^{5}}{2}}=75582720.}

{\displaystyle {\frac {6!\times (3^{4})^{2}\times 2^{5}}{2}}=75582720.}

Đối với Tetraminx số hoán vị trên phải chia cho 34 do không có khối đỉnh .
Để giải Pyraminx ta cần chỉnh những khối đỉnh về đúng khối cầu nối tương ứng, tiếp theo là giải đúng một mặt. Cuối cùng là chỉnh những khối cạnh còn lại về đúng vị trí .

Kỷ lục giải Pyraminx đang thuộc về Dominik Górny (Ba Lan) thành tích 0,91 giây tại Byczy Cube Race 2018.
Kỉ lục trung bình 1,86 giây được giữ bởi Tymon Kolasiński (Ba Lan) tại giải Grudziądz Open 2019.

Top 5 người có thành nhanh nhất[sửa|sửa mã nguồn]

Tên Giải quyết nhanh nhất Cuộc thi
Dominik Górny 0,91 giây Byczy Cube Race 2018
Rafał Waryszak 0,97 giây Santa Claus Cube Race Ba Lan 2019
Tymon Kolasiński 0,98 giây Byczy Cube Race 2018
Adam Jagła 1,04 giây Santa Claus Cube Race Ba Lan 2019
John Gaynor 1,04 giây Michigan Cubing Club Delta 2019

Top 5 người có thành tích trung bình của 5 lượt giải nhanh nhất[sửa|sửa mã nguồn]

Tên Trung bình nhanh nhất Cuộc thi
Tymon Kolasiński 1,83 giây LLS II Biała Podlaska 2021
Luke Van Laningham 1,88 giây Garrettsville G-Men Classic 2020
Pavel Mesyatsev 2,03 giây Bogoroditsk Mở rộng 2021
Drew Brads 2,04 giây Giải vô địch thế giới 2017
Junqi Feng (冯 骏 骐) 2,12 giây SJTU Winter Open 2018

Tetraminx hoàn hảo

Do 4 khối đỉnh của Pyraminx có thể xoay biệt lập nên sau khi phát minh Pyraminx, Meffert đã phát triển thêm một biến thể khác. Đó là Tetraminx hay Rubik tứ diện khuyết đỉnh.