Hướng Dẫn Sử Dụng Hàm Count Trong Excel Cơ Bản Và Nâng Cao
Trong các bài viết trước EVBN đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm Vlookup từ cơ bản tới nâng cao. Bài viết này EVBN sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm count trong excel từ cơ bản đến nâng cao. Vậy muốn biết cách sử dụng hàm count trong excel? bạn sẽ cần đến bài hướng dẫn này đấy.
Cũng chỉ cần qua 02 ví dụ đơn giản của EVBN dưới đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thành thạo, có hệ thống hàm count trong excel từ cơ bản đến nâng cao. Để phục vụ tốt cho việc học tập cũng như công việc của bạn. giờ thì hãy cùng EVBN tìm hiểu chi tiết nhé:
Mục Lục
Hàm COUNT trong excel là gì?
Hàm COUNT trong exxel là hàm đếm, dùng để đếm số lượng ô có chứa số đồng thời đếm các số có trong danh sách tham đối hay nói cách đơn giản hơn là hàm đếm các ô có số.
Hàm count thường được dùng kèm với một số hàm khác để trở thành hàm COUNTIF (hàm đếm có điều kiện), COUNTIFS (hàm đếm có nhiều điều kiện) , COUNTA (hàm này giống hàm Count nhưng mở rộng hơn dùng để đếm các ô có chứa bất kỳ dữ liệu nào).
Thông qua định nghĩa như trên chắc giờ thì bạn đã hiểu cơ bản về hàm count rồi chứ?. Sau đây mình sẽ giới thiệu về cấu trúc hay cú pháp của hàm này luôn nhé:
Cấu trúc của hàm Count trong excel như thế nào?
Hàm Count trong excel có cấu trúc như sau:
cú pháp = COUNT(giá trị I, [giá trị II]…)
Trong đó:
giá trị I và giá trị II,…. Là các tham chiếu ô hoặc các dãy ô nơi bạn muốn tính
chú ý: các ô, các dải ô này nơi bạn muốn tính này không phải là ô trống.
Ta hiểu ý nghĩa và cấu trúc của hàm như vậy, sau đây chúng ta đi vào ví dụ thực tế dưới đây để thực hành cấu trúc của hàm Count trong excel nhé!
Cách sử dụng Hàm COUNT Cơ Bản:
Ta có ví dụ về hàm Count cơ bản như hình dưới đây, chúng ta cùng thực hành để hiểu và sử dụng hàm count dễ dàng hơn.
Với yêu cầu trên ta dễ dàng điền được công thức vào ô D21; D22; D23
D21 = COUNT(C3:C18)
D22 = COUNT(D3:D18)
D23 = COUNT(E3:E18)
Trong đó:
Count: là tên hàm dùng để đếm
“C3:C18”: Là vùng chứa dữ liệu ngày bán được hàng của điện thoại samsung cần đếm.
“D3:D18” :Là vùng chứa dữ liệu ngày bán được hàng của điện thoại Iphone cần đếm.
“E3:E18” :Là vùng chứa dữ liệu ngày bán được hàng của điện thoại Bphone cần đếm.
Sau khi áp dụng công thức ta được kết quả ở bảng sau:
Hàm count thật đơn giản và rất dễ áp dụng đúng không các bạn?
Cách sử dụng Hàm COUNT Nâng cao
Trong thực tế công việc, hàm count đơn thuần không khó sử dụng mặt khác hàm count cũng không được áp dụng nhiều. Ta thường áp dụng trong công việc hàm count nâng cao đó là hàm countif – hàm đếm có điều kiện; Hàm countifs – Hàm đếm với nhiều điều kiện; counta – hàm đếm số ô không trống (Hàm này cấu trúc tương tự hàm count)
Trong bài viết này ta sẽ cùng tìm hiểu hàm countif.
Cấu trúc của hàm Countif như sau:
= Countif(Range;Criteria)
Trong đó:
Range: Vùng chứa điều kiện
Criteria: Điều kiện để thực hiện phép đếm.
Ta cùng thực hiện ví dụ dưới đây để thực hành hàm countif
Trong thực tế phòng hành chính nhân sự rất hay dùng hàm countif để tính ngày công cho nhnâ viên.
Dưới dây là bảng công của nhân viên trong văn phòng tháng 11/2019. Sau khi có bảng công chi tiết từng ngày.
Yêu cầu tính tổng số ngày công đi làm của nhân viên để có số liệu điền vào bảng tính lương?
Vậy để điền được tổng cộng ngày công đi làm của cán bộ công nhân viên thì tại ô AH5 ta điền công thức như sau:
AH5 = COUNTIF(D5:AG5;”x”)
Trong đó:
Countif: làm hàm đếm số công
D5:AG5: là vùng chứa điều kiện của nhân viên đầu tiên (Tống Phước Hưng)
“x”: Là điều kiện để ta đếm (X ở dạng text nên ta để trong dấu ngoặc kép)
Sau khi điền công thức ở ô AH5, ta coppy công thức xuống các ô ở bên dưới cho tất cả các nhân viên. Ta được kết quả ở bảng sau:
Sau khi có tổng số công trên bảng này, ban hành chính nhân sự sẽ dùng hàm vlookup để lấy kết quả lên bảng lương. Cách dùng hàm Vlookup như thế nào thì các bạn xem lại bài viết về cách sử dụng hàm Vlookup mình đã viết trước đó nhé.
Chúc các bạn thực hành và sử dụng hàm countif hiệu quả!
Các có thể tải File bài tập hướng dẫn: Tại Đây
Hoặc xem thêm video hướng dẫn của mình dưới đây: