Hợp đồng cộng tác viên là gì? Các mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất
Hợp đồng cộng tác viên là một khái niệm không quá xa lạ, nhất là với các bạn sinh viên. Cộng tác viên không thuộc biên chế của doanh nghiệp, tổ chức mà chỉ cộng tác về công việc và được trả thù lao. Cộng tác viên ngày càng được nhiều người lựa chọn làm nghề tay trái của mình vì nó không bị gò bó về thời gian, không gian làm việc và sản phẩm cộng tác vô cùng phong phú, thuộc đủ mọi lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Khi làm cộng tác viên cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, các bạn đều cần ký kết hợp đồng cộng tác viên. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi bạn đáng được hưởng. Vậy hợp đồng cộng tác viên là gì? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số vấn đề xung quanh hợp đồng cộng tác viên nhé!
Hợp đồng cộng tác viên là gì?
Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng người lao động dưới hình thức cộng tác viên (CTV) thì hợp đồng cộng tác viên được xem là một loại hợp đồng lao động. Theo đó, cộng tác viên làm việc như một người làm công ăn lương và phải tuân theo một số quy định của công ty.
Hợp đồng lao động được ký kết dựa trên quy định về các loại hợp đồng trong Bộ luật Lao động 2012. Dựa theo thời hạn ký kết hợp đồng chia ra thành:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà người sử dụng lao động và người lao động không xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: trong hợp đồng này hai bên thỏa thuận thời hạn và thời điểm chấm dứt hợp đồng trong khoảng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
– Hợp đồng lao động mùa vụ hay công việc là hợp đồng có thời hạn ngắn dưới 12 tháng.
Như vậy, loại hợp đồng chúng ta đang nói đến thuộc một trong ba loại trên. Đây cũng là một loại hợp đồng lao động nên các bạn cũng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định pháp luật, được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, được tham gia bảo hiểm y tế và hưởng trợ cấp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ trong trường hợp cộng tác viên là bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc, còn và bên nhận cộng tác viên là bên thuê dịch vụ. Trong trường hợp này, cộng tác viên không có quyền lợi gì nhiều ngoài các yêu cầu phục vụ cho công việc và yêu cầu chi trả tiền thuê dịch vụ theo cam kết. Hợp đồng ký kết dựa trên cơ sở Bộ luật dân sự 2015.
Thời hạn tối đa của hợp đồng cộng tác viên là bao nhiêu?
* Nếu là là hợp đồng lao động, căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012, thời hạn tối đa của hợp đồng sẽ là “không xác định thời hạn”.
Như vậy, bạn có thể ký kết hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hoặc dưới 12 tháng. Sau khi hết hạn, nếu muốn tiếp tục hợp tác làm việc thì trong vòng 30 ngày tính từ ngày hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới.
Cần lưu ý rằng, hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ được ký thêm duy nhất 1 lần. Trong trường hợp, người lao động vẫn muốn cộng tác thì hai bên sẽ cùng ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Trong trường hợp hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới sau khi hợp đồng cũ hết hạn thì hợp đồng xác định thời hạn sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn, còn hợp đồng theo mùa vụ sẽ trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn là 24 tháng.
* Nếu là là hợp đồng dịch vụ, dựa theo Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn tối đa của hợp đồng này sẽ do các bên thỏa thuận.
Thanh lý hợp đồng cộng tác viên
Vì một lý do nào đó, có thể xuất phát từ phía bên thuê hoặc từ phía CTV thì hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng. Chúng ta vẫn chia ra hai loại như mục trên như sau:
– Với vai trò là một hợp đồng lao động:
CTV muốn chấm dứt hợp đồng vì một lý do nào đó, cần báo trước cho bên sử dụng lao động sau đó hai bên cùng nhau thỏa thuận thanh lý hợp đồng. Thời hạn báo trước 30 ngày đối với hợp đồng có xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
Người sử dụng lao động không được phép buộc cộng tác viên thôi việc trái pháp luật. Tất cả các hành vi đều phải thực hiện theo hợp đồng.
– Với vai trò là một hợp đồng dịch vụ:
Bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu CTV thực hiện công việc không hiệu quả nhưng phải báo cho CTV biết trước một thời gian hợp lý. Đồng thời phải trả đầy đủ tiền công và tiền bồi thường cho cộng tác viên như những gì đã thỏa thuận trước đó.
CTV được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại nếu bên thuê không thực hiện đúng theo thỏa thuận.
Khi tiến hành thanh lý hợp đồng, hai bên cần tiến hành lập thành biên bản thanh lý hợp đồng. Biên bản này cần thể hiện được các nội dung công việc cơ bản mà hai bên đã thỏa thuận và sẽ tiến hành giải quyết:
– Trách nhiệm và quyền lợi của CTV : hoàn thành và bàn giao công việc được giao, được hưởng các chế độ theo hợp đồng đã ký.
– Trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng CTV : Thanh toán lương và các chế độ cho CTV, yêu cầu CTV thực hiện đầy đủ theo nội dung các cam kết đã ký và các điều khoản trong hợp đồng trước đó.
Trong phần cuối cùng của bài viết, mình sẽ cung cấp cho các bạn một số mẫu hợp đồng CTV . Hi vọng bài viết giúp ích các bạn phần nào trong quá trình làm việc của mình.
Tải mẫu hợp đồng cộng tác viên tại đây
Tải mẫu hợp đồng cộng tác viên kinh doanh tại đây
Tải mẫu hợp đồng cộng tác viên freelancer tại đây
Linh Nhi
Tổng hợp