Lý lẽ lập luận trên chuyên mục góc nhìn (báo vnexpress) – Tài liệu text

Lý lẽ lập luận trên chuyên mục góc nhìn (báo vnexpress)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN NGỌC THẮM

LÝ LẼ LẬP LUẬN TRÊN CHUN MỤC “GĨC NHÌN”
(BÁO VNEXPRESS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.02.40

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2018

2

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được nhiều sự động viên, chia sẻ từ
gia đình và bạn bè. Thêm vào đó là sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cơ Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. Cảm ơn các thầy
cô đã truyền đạt và chỉ dạy những kiến thức quý báu cho chúng tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến người hướng dẫn
khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Phương Trang, cơ khơng chỉ truyền đạt kiến thức
cho tơi mà cịn là người hướng dẫn rất tận tâm và nhiệt tình trong suốt q trình tơi
thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè vì đã ln bên cạnh động viên, tạo điều
kiện và hỗ trợ tôi trong q trình nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2018
Người thực hiện

HV. Nguyễn Ngọc Thắm

3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên
cứu được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm khoa học và pháp lý về tất cả nội dung được viết
trong luận văn này.
Người thực hiện

HV. Nguyễn Ngọc Thắm

4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 9
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ………………………………………………… 9
1.1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………………….9
1.2. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………………………..10
2. Lịch sử nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 10

2.1. Ngoài nước ……………………………………………………………………………………..10
2.2. Trong nước ……………………………………………………………………………………..11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………. 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….14
3.2. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………………….15
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………… 15
5. Nguồn ngữ liệu……………………………………………………………………………………….. 16
6. Đóng góp của luận văn ……………………………………………………………………………. 18
7. Bố cục luận văn………………………………………………………………………………………. 18
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG …………………………………………………… 20
1.1. Tổng quan về lý thuyết lập luận …………………………………………………………… 20
1.1.1. Khái niệm lập luận ………………………………………………………………………..20
1.1.2. Những phương diện khác nhau của lập luận ……………………………………..21
1.1.3. Các phương pháp trong lập luận ……………………………………………………..24
1.1.4. Những thành tố logic của một lập luận …………………………………………….25
1.1.5. Chỉ dẫn lập luận: tác tử và kết tử lập luận …………………………………………28
1.1.6. Phân loại lý lẽ ……………………………………………………………………………….29
1.1.7. Quan hệ giữa lập luận và lý lẽ …………………………………………………………30
1.2. Báo mạng điện tử VnExpress và chuyên mục “Góc nhìn” …………………….. 30
1.2.1. Báo mạng điện tử VnExpress ………………………………………………………….30
1.2.2. Chun mục “Góc nhìn” ………………………………………………………………..32

5

Tiểu kết ……………………………………………………………………………………………………… 36
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT LÝ LẼ LẬP LUẬN TRÊN CHUN MỤC “GĨC
NHÌN” ………………………………………………………………………………………………………. 38
2.1. Một số loại lý lẽ xuất hiện trong bài viết của chuyên mục “Góc nhìn” .. 38
2.1.1. Lý lẽ khách quan …………………………………………………………………………..38

2.1.2. Lý lẽ chung về sự đánh giá ……………………………………………………………..41
2.1.3. Lý lẽ nhìn nhận về giá trị chân lý …………………………………………………….44
2.1.4. Lý lẽ thực tế cuộc sống…………………………………………………………………..45
2.1.5. Lý lẽ theo tiêu chuẩn số lượng ………………………………………………………..46
2.1.6. Lý lẽ nội tại…………………………………………………………………………………..47
2.1.7. Lý lẽ dựa vào tục ngữ …………………………………………………………………….47
2.1.8. Lý lẽ dựa vào truyền thống văn hóa …………………………………………………48
2.1.9. Số liệu thống kê về các loại lý lẽ trên chun mục “Góc nhìn”……………50
2.2. Những hình thức lập luận trong bài viết của chun mục “Góc nhìn” .. 52
2.2.1. Hình thức lập luận tự nhiên theo quan hệ nhân – quả …………………………53
2.2.2. Hình thức lập luận theo quan hệ nghịch nhân quả ……………………………..64
2.2.3. Số liệu thống kê về hình thức lập luận trong bài viết của chun mục “Góc
nhìn”……………………………………………………………………………………………………..67
2.3. Mơ hình lập luận của bài viết trên chun mục “Góc nhìn” ………………….. 70
2.3.1. Dạng kết cấu khơng hồn chỉnh ………………………………………………………70
2.3.2. Dạng kết cấu hoàn chỉnh ………………………………………………………………..71
2.4. Lập luận hiệu quả………………………………………………………………………………… 79
2.4.1. Phương thức gây hiệu quả trong lập luận ………………………………………….79
2.4.2. Độ dài bài viết trên chun mục “Góc nhìn” …………………………………….94
2.4.3. Cấu trúc lập luận hiệu quả ………………………………………………………………96
Tiểu kết ……………………………………………………………………………………………………… 98
CHƯƠNG 3: SO SÁNH LÝ LẼ LẬP LUẬN TRÊN CHUYÊN MỤC “GĨC
NHÌN” VỚI LÝ LẼ LẬP LUẬN TRÊN CHUN MỤC “TƠI VIẾT VÀ
“THEO DỊNG” …………………………………………………………………………………………. 99

6

3.1. So sánh tần số xuất hiện của các loại lý lẽ trên ba chun mục: “Góc nhìn”,
“Tơi viết” và “Theo dòng” ………………………………………………………………………….. 99

3.2. So sánh 3 yếu tố lập luận hiệu quả trên chun mục “Góc nhìn” với chun
mục “Tơi viết” và “Theo dịng” ………………………………………………………………… 111
3.3. So sánh kết cấu lập luận trên chun mục “Góc nhìn” với chun mục
“Tơi viết” và “Theo dịng” ………………………………………………………………………… 116
Tiểu kết ……………………………………………………………………………………………………. 124
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 130

7

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khái qt một lập luận……………………………………………………………25

Hình 2.1. Thống kê và minh họa tỷ lệ sử dụng lý lẽ trên chun mục “Góc nhìn” ..51
Hình 2.2. Sơ đồ quan hệ nhân quả ………………………………………………………………….65
Hình 2.3. Sơ đồ quan hệ nghịch nhân quả ……………………………………………………….65
Hình 2.4. Hình thức lập luận trên chun mục “Góc nhìn” ………………………………..69
Hình 2.5. Kết cấu tác phẩm chính luận khơng hồn chỉnh …………………………………70
Hình 2.6. Kết cấu tác phẩm chính luận hồn chỉnh …………………………………………..72
Hình 2.7. Kiểu kết thúc vấn đề trong bài viết của “Góc nhìn” ……………………………77
Hình 2.8. Tỷ lệ sử dụng phương thức gây hiệu quả trong lập luận trên chun mục “Góc
nhìn”……………………………………………………………………………………………………………93
Hình 2.9. Độ dài bài viết trên chun mục “Góc nhìn” ……………………………………..96
Hình 2.10. Cấu trúc lập luận hiệu quả……………………………………………………………..97

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng lý lẽ trên chun mục “Góc nhìn” …………………..100
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng lý lẽ trên chun mục “Tơi viết”……………………..100
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng lý lẽ trên chuyên mục “Theo dòng” …………………101

8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Những lý lẽ xuất hiện trên chun mục “Góc nhìn” …………………………..50
Bảng 2.2. Hình thức lập luận tự nhiên theo quan hệ “điều kiện – kết quả” ………………..58
Bảng 2.3. Lập luận theo quan hệ giả định “Giá A thì B”……………………………………60
Bảng 2.4. Giải thích kết quả – ngun nhân ……………………………………………………..63
Bảng 2.5. Giải thích mục đích ………………………………………………………………………..64
Bảng 2.6. Số lượng hình thức lập luận trên chun mục “Góc nhìn”…………………..68
Bảng 2.7. Hình thức lập luận trên chun mục “Góc nhìn” ……………………………….68
Bảng 2.8. Kiểu kết thúc vấn đề trong bài viết “Góc nhìn” …………………………………77
Bảng 2.9. Phương thức gây hiệu quả trong lập luận trên chun mục “Góc nhìn” ……92
Bảng 2.10. Độ dài bài viết trên chun mục “Góc nhìn”……………………………………95

Bảng 3.1. So sánh yếu tố cảm xúc trong lập luận của chuyên mục “Góc nhìn”, “Tơi
viết”, “Theo dịng” ……………………………………………………………………………………..114
Bảng 3.2. Kiểu đặt vấn đề trên chun mục “Góc nhìn”, “Tơi viết” và “Theo
dòng” ………………………………………………………………………………………………………..117
Bảng 3.3. Kiểu kết thúc vấn đề trên chuyên mục “Góc nhìn”, “Tơi viết” và “Theo
dịng” ………………………………………………………………………………………………………..122

9

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, đặc biệt là
sự phát triển của mạng xã hội đã tạo cơ hội cho nhiều người tham gia vào hoạt động

thông tin. Thông tin càng ngày phong phú, đa dạng và chân thực hơn nhưng bên
cạnh đó cũng có nguy cơ làm lan truyền những thông tin giả, thông tin không chính
thống gây hoang mang trong dư luận. Trước thực tế đó, báo chí càng phải thể hiện
vai trị, trách nhiệm của mình trong việc cung cấp thơng tin, định hướng nhận thức
và hành động cho công chúng. Và một trong những chun mục thể hiện nhiệm vụ
đó, chính là chun mục “Góc nhìn” (báo VnExpress).
Ngay từ những ngày đầu đọc bài viết trên chun mục “Góc nhìn”, chúng tơi
cảm thấy khá thú vị với những nội dung mà “Góc nhìn” chia sẻ, bình luận. Nội
dung bài viết trên “Góc nhìn” khơng đóng khung trong việc phân tích các vấn đề
nổi bật, sự kiện nóng được xã hội quan tâm mà nó cịn mở rộng phạm vi phân tích
các vấn đề gần gũi trong cuộc sống như: thái độ sống, cách đối nhân xử thế, tình
cảm đạo đức của con người,…Dù ở đề tài nào, nhưng qua sự phân tích, trình bày
luận cứ của tác giả, người đọc cũng hiểu rõ vấn đề hơn, từ đó có cái nhìn sâu sắc về
vấn đề. Song song với việc phân tích, tác giả cịn “lồng ghép” vào đó những lý lẽ có
được từ vốn sống, vốn kiến thức chun mơn của mình để phục vụ cho quá trình lập
luận. Qua việc làm rõ vấn đề cần bàn luận, tác giả cũng như tòa soạn cung cấp
thơng tin cho độc giả, từ đó tác động đến nhận thức và hành động của họ.
Điểm đặc biệt của chun mục “Góc nhìn” là tác giả bài viết không chỉ gồm
các nhà báo mà đa phần họ cịn là những người có uy tín chun mơn trong một lĩnh
vực nhất định như: chính khách, nhà văn, nhà giáo, nghiên cứu sinh, bác sĩ, doanh
nhân,…Mỗi người có vốn kiến thức và kinh nghiệm sống khác nhau nên họ có
những góc nhìn khác nhau về vấn đề, chính điều này càng giúp cho độc giả có cái
nhìn khách quan, đa chiều về vấn đề, cũng như nhận thức rõ vấn đề hơn. Đơi khi tác
giả bài viết của “Góc nhìn” cịn là những người trong cuộc, chứng kiến và hiểu rõ
vấn đề nhất nên với vốn kiến thức, kinh nghiệm sống, khả năng chun mơn của
mình, tác giả phân tích, lập luận vấn đề thấu đáo hơn và như vậy thì càng tác động
đến suy nghĩ, nhận thức của người đọc. Ngồi việc phân tích, tác giả cịn thể hiện
cái nhìn nhân văn, sự thơng cảm, chia sẻ của tác giả về vấn đề. Đó chính là cái tình,
cái tâm của tác giả. Điều này càng lôi cuốn người đọc hơn trong quá trình lập luận
của tác giả.

10

Nghiên cứu lập luận là nghiên cứu hoạt động của tư duy, mà tư duy được
hiện thực hóa bằng ngơn ngữ. Chính từ sự khác biệt về chun mơn, vốn sống của
mỗi tác giả, sự đa dạng của các vấn đề trong xã hội đã tạo nên một bức tranh đa
chiều về lập luận mà trong đó, mỗi lý lẽ được sử dụng như là một màu sắc. Đó là
điều thú vị mà người viết muốn nghiên cứu và tìm hiểu.
Với điều kiện thuận lợi là được học tập về ngơn ngữ học, từng hoạt động ở
lĩnh vực báo chí và rất u thích chun mục “Góc nhìn”, chúng tơi quyết định chọn
đề tài “Lý lẽ lập luận trên chuyên mục “Góc nhìn” (báo VnExpress)” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình. Chúng tơi hi vọng, việc nghiên cứu đề tài này sẽ
góp phần khẳng định vai trị và giá trị của lý thuyết lập luận trong thể loại báo chí.

1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu các loại lý lẽ, một số hình
thức, phương thức gây hiệu quả trong lập luận, mơ hình lập luận trong bài viết của
chun mục “Góc nhìn”.
Ngồi ra, để làm rõ điểm nổi bật của lý lẽ lập luận trong bài viết của chuyên
mục “Góc nhìn”, luận văn cịn nghiên cứu và bước đầu tìm ra điểm dị biệt và tương
đồng giữa lý lẽ lập luận của chun mục “Góc nhìn” với chun mục khác trong
một chừng mực nhất định.

2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Ngoài nước
Nghiên cứu về lập luận đã có từ rất lâu đời. Ngay từ thời cổ đại (thế kỷ V
trước công nguyên), lập luận đã được người ta chú ý đến [6, tr.163]. Điều này xuất
phát từ tài liệu có tên là “phương pháp lý lẽ” do Corax và học trò của ông tên Tisias
viết, nhằm kiện cáo hai nhà bạo chúa chiếm đất đai của nhân dân trên vùng đất

Sicile. Có lẽ, đây cũng là văn bản đầu tiên của nhân loại đề cập đến phương pháp
lập luận (theo Nguyễn Đức Dân).
Buổi đầu, lập luận được xem là một lĩnh vực thuộc phạm vi của thuật hùng
biện và được trình bày trong cơng trình Tu từ học (A: Rhetoric) của Aristote. Tiếp
theo đó, lập luận được trình bày trong các phép suy luận logic, thuật ngụy biện hay
trong các cuộc nghị luận, tranh cãi tại tòa [6, tr.163].
Đến nửa sau thế kỷ XX, lý thuyết lập luận được quan tâm trở lại. Mở đầu cho
thời kỳ này là cơng trình “Khảo luận về sự lập luận – Tu từ học mới” của Perelman
và Olbrechts – Tyteca (1958), ngồi ra cịn có “Sự sử dụng luận cứ” của S.Toulmin
(1858). Sau đó là Grize (1982). Nhìn chung thời kỳ này, lập luận chủ yếu được
nghiên cứu trong tu từ học và logic học [6, tr.163].

11

Trong lập luận có thể xuất hiện những sai lầm về phương diện logic cũng
như về tư duy. Đó là ngộ biện (fallacies) – những sai lầm trong lập luận. Vấn đề này
cũng được Aristote đề cập đến.Và Hamblin nghiên cứu về ngộ biện trong cơng trình
Fallacies (1970) của mình được các nhà nghiên cứu đánh giá cao, luôn được nhắc
đến như một tác phẩm kinh điển (Hamblin, Ch.L (1970), Fallacies, London:
Methuen).
Lập luận được coi là tu từ học. Năm 1971, Kahane H viết cơng trình kinh
điển nổi tiếng Logic and comtempory rhetoric (Logic và tu từ học hiện đại).
Đến năm 1983, cơng trình của thầy trị O.Ducrot và J. Auscombre (1983) đã
đưa ra một số kiến giải căn bản và độc đáo về lý thuyết lập luận trong ngôn ngữ
học. Hướng nghiên cứu này gặt hái nhiều kết quả thú vị, và hiện nay được rất nhiều
người quan tâm [6, tr.163].
Năm 1985, Trung tâm châu Âu chuyên nghiên cứu về lập luận
(Centreeuropeen Pour I’ Etude I’ Argumentation) đã được thành lập và tổ chức hội
thảo chuyên đề về lập luận. Hội thảo đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 8 năm

1987 [6, tr.163 – 164].
Năm 1989, Walton công bố cơng trình Informal logic: A handbook for
critical argumentation (Logic phi hình thức: Hợp tuyển về những lập luận phản
biện). Qua đó tác giả phân tích làm nổi bật tư duy phản biện và chỉ ra những mấu
chốt sai lầm, ngụy tạo trong những ngụy biện.
Các mơ hình lập luận được coi như một công cụ tốt để tranh biện. Giáo sư
Zarefsky David của Đại học North Western đã viết quyển sách nổi tiếng về lĩnh vực
này. Trong vòng hơn 10 năm kể từ khi xuất bản, quyển sách đã có 12 lần tái bản:
Zarefsky. D (2001), Argumentation: The study of effective reasoning (Ed.),
Northwestern University.

2.2. Trong nước
Ở Việt Nam, nói về lý thuyết lập luận, không thể không nhắc đến cơng trình
nghiên cứu của hai nhà ngơn ngữ học nổi tiếng là: Đỗ Hữu Châu – Đại cương ngôn
ngữ học, Ngữ dụng học (1993) [4], Nguyễn Đức Dân – Ngữ dụng học (1998) [6].
Nghiên cứu lập luận trong hội thoại có cơng trình của Nguyễn Thiện Giáp – Dụng
học Việt ngữ (2000) [24], Đỗ Thị Kim Liên – Ngữ dụng học (2005) [33].
Liên quan đến những hình thức logic trong lập luận, cịn có các cơng trình
nghiên cứu như: Vương Tấn Đạt – Logic hình thức (1994) [17], Nguyễn Đức Dân Nhập mơn logic hình thức và logic phi hình thức (1996) [9].

12

Tác giả Nguyễn Đức Dân là người có nhiều bài viết liên quan đến lý thuyết
lập luận như: Lý thuyết lập luận đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ (số 5 – 1998) [10],
Nhân tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận đăng trên báo Sài gòn tiếp thị
online (21/10/2013) [12], Về khái niệm lập luận trong sách giáo khoa đăng trên Tạp
chí Ngơn ngữ (số 2 – 2015) [13],…Trong báo cáo giới thiệu logic phi hình thức
trình bày tại Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế năm 2013 tại Hà Nội, Nguyễn Đức
Dân cũng đã nhấn mạnh vai trò của lý thuyết lập luận, lý thuyết hội thoại, tu từ học

và ngữ dụng học. Đây là những công trình, bài viết được trình bày một cách có hệ
thống về lý thuyết lập luận, làm tài liệu quan trọng cho những ai quan tâm khi
nghiên cứu về lý thuyết lập luận.
Về tài liệu dịch, có thể kể đến sách Phương pháp biện luận – thuật hùng biện
của Triệu Truyền Đống [19] do Nguyễn Đức Siêu dịch sang tiếng Việt. Cuốn sách
là sự ứng dụng lý thuyết lập luận vào cuộc sống.
Lập luận có vai trị quan trọng trong cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn cao
nên lập luận được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Có thể điểm qua một số cơng
trình nghiên cứu chun sâu về phương pháp lập luận như: Lê Tô Thúy Quỳnh
(2000), Ngôn ngữ & phương pháp lập luận trong tranh cải pháp lý [43]; Nguyễn
Thị Hải Yến (2000), Phương pháp lập luận trong Tam Quốc Diễn Nghĩa [51]. Đào
Mục Đích (2001) trong cơng trình Ngơn ngữ và phương pháp lập luận (trên cứ liệu
phê bình văn học bằng tiếng Việt) [18] góp thêm tiếng nói trong việc xác lập và
cung cấp tư liệu về vấn đề lập luận ngôn ngữ trên cứ liệu tiếng Việt, đó là những
phương thức lập luận thường được sử dụng trong tranh luận – phê bình văn học.
Trần Thị Giang (2005) trong cơng trình Phương thức lập luận trong tiểu
thuyết cổ điển Trung Quốc và phương Tây [21] đã chỉ ra các dạng lý lẽ chung, lý lẽ
riêng trong tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc và phương Tây. Qua đó tìm ra
điểm khác biệt trong việc sử dụng lý lẽ lập luận của văn hóa Đơng Tây. Cơng trình
là tài liệu khoa học giá trị, cung cấp một số lý lẽ, lập luận trong văn hóa của một số
nước.
Lập luận trong lĩnh vực pháp lí cũng được quan tâm khá nhiều. Những ứng
dụng của lập luận được đưa vào giáo trình giảng dạy trong ngành luật, có thể kể đến
giáo trình “Kỹ năng nghiên cứu là lập luận” do Phan Thị Ngọc Thủy – Đào Thị
Vân biên soạn, giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP.HCM; cơng trình Lập luận
pháp lý (bình diện ngữ dụng học) của Phan Thị Ngọc Thủy (2006) [48].
Lịch sử nghiên cứu lập luận chỉ ra rằng, lập luận cũng là tu từ học nên nghiên
cứu về phương pháp lập luận của tác giả cũng chính là tìm hiểu phong cách tu từ
của tác giả đó. Có thể kể đến cơng trình của: Nguyễn Thị Thanh Bình (2006), Lập

13

luận trong đoạn văn (Qua khảo sát văn chính luận của Hồ Chí Minh) [3]; Đặng Thị
Thu (2007), Cách kiểu tổ chức lập luận trong đoạn văn – Qua khảo sát tạp văn của
Nguyễn Khải [47].
Nghiên cứu về tín hiệu lập luận có thể kể đến cơng trình của Phan Vĩnh Phúc
(2009): Khảo sát những tín hiệu định hướng lập luận trong tiếng Việt (qua cứ liệu
truyện Kiều và tục ngữ) [41]. Tác giả vận dụng các quan điểm nghiên cứu của ngữ
dụng học để bước đầu xử lý một số vấn đề có liên quan đến tín hiệu định hướng lập
luận trong tiếng Việt mà cụ thể trong tác phẩm truyện Kiều và tục ngữ.
Về sau, các cơng trình, bài viết nghiên cứu về lý thuyết lập luận có những nét
mới hơn. Nghiên cứu sâu về lý lẽ trong lập luận có bài viết của Hồ Xuân Tuyên
(2005), Lý lẽ tranh luận của các nhân vật trong truyện ngụ ngơn Việt Nam, Tạp chí
Ngơn ngữ & đời sống (số 3) [50]. Bài viết trình bày các loại lý lẽ trong truyện ngụ
ngôn nhưng chưa khái quát hết các loại lý lẽ và các hình thức tạo nên lý lẽ. Cơng
trình nghiên cứu của Ngơ Thị Thanh Hà (2006) [26], Lý lẽ trong lập luận của văn
bản quảng cáo (trên cứ liệu báo chí tiếng Việt hiện nay) đã tiên phong trong việc hệ
thống các loại lý lẽ xuất hiện trong lập luận, phương thức tạo hiệu quả trong lập
luận của văn bản quảng cáo.
Nói về vai trị của lập luận trong ngôn ngữ, trong bài viết “Lập luận trong
ngôn ngữ – Nghiên cứu trên ngữ liệu tiếng Pháp” (2006) [29], tác giả Trần Thế
Hùng đã trình bày tầm quan trọng và sự cần thiết của việc nghiên cứu lập luận trong
tiếng Pháp với tư cách là một ngoại ngữ để ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Pháp
cho người Việt học tiếng Pháp, đặc biệt là cho sinh viên chuyên ngữ.
Đến năm 2013, lý lẽ trong lập luận lại được Trần Trọng Nghĩa quan tâm qua
bài viết “Lý lẽ trong lập luận trào phúng – châm biếm”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời
sống (số 12) [38].
Võ Thị Ánh Nguyệt cũng nghiên cứu về lý lẽ lập luận qua đề tài: Đặc điểm
ngữ nghĩa – logic trong truyện cười bác Ba Phi (2013) [35]. Bài luận tìm hiểu về

các lý lẽ, cơ sở của sự phóng đại và phân tích các loại lý lẽ được sử dụng trong
truyện cười của bác Ba Phi để thuyết phục người đọc, người nghe.
Nghiên cứu về lập luận trong thể loại báo chí có cơng trình: Phân tích các
bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận của Trần Lê Dung (2008) [15].
Qua việc vận dụng lý thuyết lập luận vào việc phân tích các bài bình luận của các
nhà báo, tác giả khẳng định: “Lập luận là yếu tố then chốt, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
quyết định thành công của bài bình luận”. Tác giả cũng đã trình bày các mơ hình
lập luận cơ bản thường sử dụng trong thể loại bình luận. Luận văn nghiên cứu thể

14

loại bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận nên đây sẽ là tài liệu quan trọng,
gợi mở nhiều vấn đề cần thiết cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Cũng nghiên cứu lập luận trên báo chí, nhưng tác giả Trần Trọng Nghĩa lại
nghiên cứu lập luận ở truyện cười, trong cơng trình: Một số phương thức lập luận
trong truyện cười hiện đại (dựa vào cứ liệu truyện cười trên các báo điện tử tiếng
Việt) – 2011 [43]. Tác giả tập trung khảo sát, tìm hiểu cách thức lập luận trong một
số truyện cười, những lý lẽ tạo nên lối nói hài hước. Tác giả cũng đã thống kê bảy
kiểu lý lẽ được sử dụng trong truyện cười hiện đại.
Năm 2014, Nguyễn Duy Trung có nhiều đóng góp quan trọng liên quan đến
lý thuyết lập luận trong cơng trình nghiên cứu về “Lơ-Gich, ngữ nghĩa và lập luận
(trên cứ liệu tiếng Việt)” [49]. Cơng trình giúp chúng tôi hiểu thêm về những vấn đề
liên quan đến lý thuyết lập luận như tư duy và ngôn ngữ, lý lẽ trong lập luận, quan
hệ logic và hình thức ngơn ngữ trong lập luận tự nhiên,…Cơng trình là một trong
những tài liệu tham khảo quan trọng, ý nghĩa giúp chúng tơi hiểu thêm vấn đề mình
nghiên cứu. Ngồi ra, Nguyễn Duy Trung cịn có một số bài viết liên quan đến lập
luận như: Nguyễn Duy Trung – Trường nghĩa từ góc độ lập luận, Tạp chí Từ điển
học và Bách khoa thư, (số 2-3.2013); Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Duy Trung,
Phương pháp sơ đồ hóa lập luận, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Sư

phạm TP.HCM, (số 44 – 3.2013); Nguyễn Duy Trung, Ngôn từ, lý lẽ và sai lầm
trong lập luận, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, (số 5 – 9.2013) [49].
Điểm qua các cơng trình, bài viết nghiên cứu về lý lẽ, lập luận, chúng tôi
thấy, đa số các tác giả đều tập trung nghiên cứu lý lẽ, lập luận trong các tác phẩm
văn học, trong lĩnh vực pháp lí là chủ yếu. Nghiên cứu lý lẽ lập luận trong hoạt
động báo chí và truyền thơng cịn rất ít nên có thể nói, đề tài nghiên cứu “Lý lẽ lập
luận trên chun mục “Góc nhìn”(báo Vnexpress)” là đề tài có hướng nghiên cứu
mới, thể hiện vai trò quan trọng của lý thuyết lập luận trong lĩnh vực báo chí, góp
phần tăng thêm ý nghĩa, vai trò của lý thuyết lập luận trong ngôn ngữ học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý lẽ lập luận trong các bài viết của
chun mục “Góc nhìn”, cụ thể là: các loại lý lẽ, hình thức lập luận, phương thức
gây hiệu quả trong lập luận, mơ hình lập luận trong các bài viết của chun mục
“Góc nhìn”.

15

Ngoài ra, để phục vụ cho việc so sánh, luận văn cũng nghiên cứu thêm đối
tượng là các lý lẽ, 3 yếu tố lập luận hiệu quả, kết cấu lập luận trong bài viết của
chun mục “Góc nhìn”, “Tơi viết” và “Theo dòng”.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là lý lẽ lập luận của 185 bài viết trên
chun mục “Góc nhìn”, đăng trên báo vnexpress.net (từ ngày 1/12/2013 đến
3/1/2015). Những bài viết của tác giả nước ngoài, được dịch ra và đăng trên chuyên
mục sẽ không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn vì chúng khơng đảm bảo
tính ngun thủy của văn bản. Đó là các bài viết: “Bệnh nghiện tiền”- Sampolk

(đăng ngày 17/2/2014); “Làm thế nào để giải thích với con trẻ về cái chết”- Abby
Sher (đăng ngày 20/2/2014) ; “Dạy trẻ biết ơn”- Diana Kapp (đăng ngày
23/2/2014).
Để phục vụ cho mục đích so sánh, đối chiếu, chúng tơi cịn khảo sát thêm các
loại lý lẽ, các yếu tố tạo nên lập luận hiệu quả, mơ hình lập luận chung trong bài
viết của chun mục “Góc nhìn”, chun mục: “Tơi viết” (trên trang
thanhnien.com.vn), chuyên mục “Theo dòng” (trên trang phapluattp.vn) trong
phạm vi 01 tháng (tháng 12 năm 2015). Đây là thời gian mà chun mục “Góc
nhìn” hoạt động ổn định nhất, đủ để chuyên mục biểu hiện những nét riêng, đặc thù
của mình, từ đó làm cơ sở để so sánh, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt với hai
chuyên mục còn lại.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, người viết thu thập nguồn ngữ liệu, tổng
hợp và sắp xếp chúng theo trình tự thời gian và theo từng chuyên mục cụ thể. Sau
đó, người viết tiến hành khảo sát, nhập dữ liệu và xử lý kết quả. Ngoài thao tác
nghiên cứu này, trong luận văn, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:

16

Phương pháp thống kê

Sau khi có kết quả thu được từ việc khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê
những đối tượng nghiên cứu có tỷ lệ xuất hiện thường xuyên nhất. Sau đó xử lý số
liệu và vẽ bảng, biểu để phục vụ cho mục đích miêu tả, phân tích.

Phương pháp miêu tả, phân tích

Sau khi có các kết quả khảo sát, chúng tôi tiến hành miêu tả và phân tích kết
quả. Vận dụng lý thuyết lập luận, chúng tôi miêu tả đặc điểm của các loại lý lẽ, hình
thức, phương thức, mơ hình lập luận… kết hợp với kết quả khảo sát có được để
phân tích, đồng thời tìm các ví dụ chứng minh trong q trình phân tích.
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn vận dụng lý thuyết lập luận kết hợp với kiến thức
về báo chí để kiến giải cho từng trường hợp cụ thể.

Phương pháp so sánh

Trong q trình phân tích đối tượng nghiên cứu, chúng tơi cịn so sánh các
yếu tố cùng loại với nhau để từ đó làm nổi bật yếu tố thường được sử dụng nhất.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu, chúng tơi cịn sử dụng
phương pháp so sánh các lý lẽ lập luận trong các bài viết của 3 chun mục để từ đó
tìm ra những nét tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng lý lẽ lập luận của 3
chuyên mục này.

5. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu của luận văn gồm có 2 phần:
Thứ nhất, nguồn ngữ liệu gồm 185 bài viết được đăng trên chun mục “Góc
nhìn” báo VnExpress.net (https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/, trong khoảng thời
gian từ ngày 1/12/2013 đến ngày 3/1/2015). Ngữ liệu có độ dài 345 trang với
201.138 ký tự (chữ và số) (ở dạng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13). Nguồn
ngữ liệu không bao gồm 3 bài viết của các tác giả nước ngồi.
Sở dĩ chúng tơi chọn khảo sát từ mốc thời gian: 1/12/2013 đến 3/1/2015 là vì
ban đầu, chúng tơi muốn khảo sát các bài viết của chuyên mục “Góc nhìn” từ khi
chuyên mục mới hình thành cho đến hết năm 2015 (thời điểm mà chúng tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài). Nhưng khi tổng hợp các bài viết của chun mục, chúng
tơi chỉ tìm được bài đầu tiên được đăng từ ngày 1/12/2013 (mặc dầu chuyên mục ra
đời vào tháng 9 năm 2013, theo lời của chị Nguyễn Thị Ngọc Hải, Thư ký tịa soạn
khu vực phía Nam – VnExpress). Sau khi thu thập được 325 bài viết (từ ngày

17

1/12/2013 đến ngày 31/12/2015), chúng tôi tiến hành khảo sát. Trong q trình khảo
sát, chúng tơi nhận thấy có nhiều đối tượng được khảo sát cứ xuất hiện và lặp đi lặp
lại nhiều lần nên chúng tôi quyết định dừng khảo sát đến bài thứ 188 (đã bao gồm
03 bài viết của tác giả nước ngoài). Tuy số lượng khảo sát không nhiều, chỉ nằm
trong phạm vi 185 bài viết, nhưng chúng tôi nghĩ rằng với số lượng bài viết này
phần nào cũng khái quát được những loại lý lẽ, hình thức, phương thức gây hiệu
quả trong lập luận, mơ hình lập luận được sử dụng trong các bài viết của chun
mục “Góc nhìn”.
Nguồn ngữ liệu nằm trên chun mục “Góc nhìn” báo Vnexpress. Chun
mục ra đời vào tháng 9 năm 2013, nằm ở vị trí trang chủ của báo. Trên trang chủ,
“Góc nhìn” nằm giữa cột Trang nhất và Trang quảng cáo, sau các tin mới nhất trong
ngày (hình 1 – 2, phụ lục). Trên thanh menu, “Góc nhìn” nằm ở vị trí thứ 4 từ trái
qua, sau Trang chủ, Video, Thời sự (hình 3, phụ lục).
Thứ hai, nguồn ngữ liệu phục vụ cho việc so sánh gồm 56 bài viết, có độ dài
91 trang (gồm 49.069 ký tự (chữ và số), font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13)
được đăng trên ba chun mục “Góc nhìn”, “Tơi viết”, “Theo dịng”. Trong đó,
“Góc nhìn” có 15 bài, “Tơi viết” có 25 bài, “Theo dịng” có 16 bài. Nguồn ngữ liệu
được tập hợp trong phạm vi 1 tháng (từ ngày 1/12/2015 đến ngày 31/12/2015).
Để người đọc hiểu thêm về nguồn ngữ liệu phục vụ cho việc so sánh, ngoài
việc đã miêu tả chi tiết nguồn bài viết của “Góc nhìn” (báo VnExpress), chúng tôi
xin mô tả thêm vài nét về nguồn ngữ liệu bài viết của hai chuyên mục “Tôi viết” và
“Theo dịng” như sau:

Chúng tơi tổng hợp các bài viết của chuyên mục “Tôi viết” từ báo Thanh
niên online (https://thanhnien.vn/toi-viet/). Chuyên mục này nằm ở phía trong thanh
menu “Chuyên mục” của báo. Nó đứng sau chuyên mục “Video”, “Thời sự” (hình 4
– 6, phụ lục). Giống như chuyên mục “Góc nhìn”, chun mục “Tơi viết” cũng gồm
nhiều tác giả làm việc ở các lĩnh vực khác nhau như: nhà báo, doanh nhân, thầy
giáo, nhà văn,… Tác giả bàn luận về các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội.
Bài viết của chuyên mục “Theo dòng” được tải về và tổng hợp từ báo Pháp
luật Thành phố Hồ Chí Minh online (http://plo.vn/thoi-su/theo-dong/). Chuyên mục
này nằm trong mục “Thời sự” của báo. Nó nằm giữa hai chun mục “Chính trị” và
“Cà phê sáng” (hình 7 – 9, phụ lục). Chuyên mục gồm những bài viết của các tác giả
là những nhà báo, bình luận về các vấn đề thời sự, chính trị, pháp luật.

18

6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn góp phần cung cấp những cứ liệu khoa học về lý lẽ
lập luận thường được sử dụng trong văn bản báo chí, góp phần làm phong phú thêm
nguồn tư liệu liên quan đến lý lẽ lập luận. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu hữu
ích cho các cơng trình nghiên cứu tương tự hoặc chun sâu hơn.
Về mặt thực tiễn, luận văn chỉ ra những lý lẽ thuyết phục, các hình thức lập
luận thường được sử dụng, những phương thức lập luận mang lại hiệu quả cho q
trình lập luận. Bên cạnh đó, luận văn cũng khái qt mơ hình lập luận chung, cấu
trúc lập luận hiệu quả của các bài viết, từ đó làm tài liệu tham khảo cho độc giả hay
nhà báo để họ có thêm kỹ năng viết bài hiệu quả, nâng cao chất lượng bài viết.
Những luận cứ khoa học của luận văn góp phần tạo cơ sở cho việc dựng các trang,
chuyên mục có nội dung tương tự.

7. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng

biểu, phụ lục, bố cục luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Trong chương 1, luận văn trình bày khái quát những lý thuyết liên quan đến
lý lẽ lập luận như các khái niệm cơ bản về lý lẽ, lập luận; những phương diện khác
nhau của sự lập luận, các phương pháp trong lập luận, những thành tố logic trong
lập luận, phân loại lý lẽ,…Bên cạnh đó, chương 1 cũng giới thiệu một cách khái
quát về tờ báo mạng điện tử VnExpress; giới thiệu sơ nét về sự ra đời, đặc điểm và
vai trò của chun mục “Góc nhìn”. Ngồi ra, ở chương này, người viết cũng trình
bày sơ nét đặc điểm, định nghĩa thể loại bình luận để qua đó làm cơ sở lý thuyết
phân tích ngơn ngữ lập luận trong bài viết của chun mục “Góc nhìn” .
Chương 2: Lý lẽ lập luận trên chun mục “Góc nhìn” báo VnExpress
Ở chương 2, luận văn tập trung phân tích và miêu tả các loại lý lẽ xuất hiện
trong chuyên mục, những hình thức lập luận nào thường được sử dụng nhiều nhất
và vì sao chúng được sử dụng, mơ hình lập luận của các bài viết trên chun mục
“Góc nhìn”. Bên cạnh đó, ở chương 2, chúng tơi cũng trình bày thêm những phương
thức gây hiệu quả trong lập luận; khảo sát và phân tích độ dài bài viết trên chun
mục “Góc nhìn” để chứng minh rằng, nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả lập luận của
toàn bài. Kết thúc những vấn đề phân tích, chúng tơi mơ phỏng một cấu trúc lập
luận hiệu quả cho những ai quan tâm cách viết dạng bài như trên chun mục
“Góc nhìn” .

19

Chương 3: So sánh lý lẽ lập luận trên chuyên mục “Góc nhìn” với lý lẽ
lập luận trên chun mục “Tơi viết” và chun mục “Theo dịng”
Chương này sẽ đi sâu vào việc phân tích, miêu tả và so sánh các loại lý lẽ,
các yếu tố tạo nên lập luận thuyết phục và kết cấu lập luận trong bài viết của ba
chun mục “Góc nhìn”, “Tơi viết” và “Theo dịng”. Qua việc so sánh này, phần
nào chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt trong việc sử dụng lý lẽ lập luận của

ba chuyên mục.

20

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề tổng quan về lý
thuyết lập luận, đôi nét về báo mạng điện tử VnExpress và chun mục “Góc nhìn”.

1.1. Tổng quan về lý thuyết lập luận
1.1.1. Khái niệm lập luận
Lập luận có mặt ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta: trong giao tiếp,
trong công việc và học tập,… Người ta thường dùng lập luận để giải thích, chứng
minh cho điều gì đó; dùng lập luận để thuyết phục ai đó tin vào ý kiến của mình hay
dùng lập luận để trình bày, bác bỏ một vấn đề nào đó…Chính vì vậy mà lập luận có
tầm quan trọng rất đặc biệt.
Ngay từ thời cổ đại (thế kỷ V trước công nguyên), lập luận đã được chú ý
nghiên cứu. Ban đầu, lập luận được coi là một lĩnh vực thuộc phạm vi của “thuật
hùng biện”, được trình bày trong Tu từ học của Aristote. Sau đó, lập luận được trình
bày trong phép suy luận logic, thuật ngụy biện hay trong các cuộc nghị luận, tranh
cãi tại tòa [6, tr.163].
Đến nửa sau thế kỷ XX, lý thuyết lập luận được quan tâm trở lại. Mở đầu cho
giai đoạn trở lại này là cơng trình “Khảo luận về sự lập luận – Tu từ học mới” của
Perelman và Olbrechts – Tyteca (1958), cơng trình của S.Toulmin (1858), cơng trình
của Grize (1982). Nhưng nổi bật nhất là cơng trình của hai tác giả người Pháp: J.
Auscombre và O.Ducrot (1983). Họ đã đưa ra một số kiến giải căn bản mới và độc
đáo về lý thuyết lập luận. Đặc biệt, bản chất ngữ dụng học của lâp luận đã được
quan tâm. Chính hướng nghiên cứu này đã gặt hái nhiều kết quả thú vị và được rất
nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến [6, tr.163].
Năm 1985, Trung tâm Châu Âu chuyên nghiên cứu về lập luận

(Centreeuropeen Pour I’ Etude I’ Argumentation) được thành lập và tổ chức hội
thảo chuyên đề về lập luận. Hội thảo đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 8 năm
1987 [6, tr.163].
Ở Việt Nam, hai nhà ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về lý thuyết lập luận,
có thể kể đến là Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu.
Theo Nguyễn Đức Dân: Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ
ngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống
xác tín nào đó: rút ra một (/một số) kết luận hay chấp nhận một (/một số) kết luận
nào đó [6; tr.165].

21

Đỗ Hữu Châu thì cho rằng: Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt
người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói
muốn đạt tới [4; tr.155].
Nói về khái niệm lập luận, chúng tơi cũng đã tìm thấy trong giáo trình “Logic
học biện chứng” của Võ Văn Thắng định nghĩa lập luận như sau: Lập luận là hình
thức của tư duy nhằm chứng minh một vấn đề nào đó thơng qua việc trình bày lý lẽ
một cách có hệ thống chặt chẽ [46; tr.56].
Tóm lại, theo chúng tơi, lập luận là một hoạt động tư duy ngôn ngữ, là thao
tác mà người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đi tới một hệ thống
xác tín nào đó hoặc chấp nhận một kết luận nào đó.

1.1.2. Những phương diện khác nhau của lập luận
Sự lập luận là một hành vi ngôn ngữ – hành động lập luận. Hành động lập
luận trước hết được chia thành hai kiểu: sự lập luận theo diễn từ chuẩn và sự lập
luận trong ngôn ngữ [6, tr.165].

1.1.2.1. Lập luận theo diễn từ chuẩn

Là loại lập luận dựa vào các sự kiện, các cứ liệu có liên hệ với nhau một cách
logic xác định và những quy tắc suy diễn logic. Lập luận kiểu này thường được
dùng trong các ngành khoa học tự nhiên.
Ví dụ: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia
thì hai tam giác đó đồng dạng với nhau [Tốn 8 (2005), tập 1].

1.1.2.2. Lập luận trong ngôn ngữ
Khác với lập luận theo diễn từ chuẩn, lập luận trong ngôn ngữ không dựa
vào mối liên hệ logic để suy diễn một cách logic mà nó dựa vào sự định hướng
ngơn ngữ, nhằm dẫn dắt người nghe đi đến một kết luận nào đấy.
Trong lý thuyết lập luận, có những quy tắc ngơn từ lập luận. Những quy tắc
ngơn từ đó là những biểu thức ngôn ngữ định hướng cho một kết luận hay định
hướng cho một lập luận.
Quan sát ví dụ dưới đây:
(1) Em Nga cao 1m70.
(2) Em Nga cao 1m70 thơi.
(3) [Vì vậy] em Nga đủ tiêu chuẩn thi người mẫu.
(4) [Vì vậy] em Nga không đủ tiêu chuẩn thi người mẫu.

22

Câu (1) có thể kết hợp với câu (3) và cũng có thể kết hợp với câu (4) mà ý
nghĩa logic của mỗi câu vẫn không thay đổi. Nhưng đối với câu (2), nó chỉ kết hợp
được với câu (4). Vì chính từ thơi trong câu (2) đã tạo ra một định hướng nghĩa âm
(tiêu cực), khiến nó chỉ có thể kết hợp với những câu mang ý nghĩa phủ định, như
câu (4).
Xem tiếp ví dụ sau:
Đến Lan cũng giải bài này khơng được nữa là tơi.
Câu trên có định hướng lập luận nhờ kết cấu ngữ pháp “Đến A cũng x”. Đây

là cấu trúc thang độ hóa sự kiện, có dạng khái qt là:“Đến A (cũng) cịn x nữa là
B”. Theo đó, A được xem ở mức độ là cực cấp. Cấu trúc ngữ pháp này cho phép tạo
ra lập luận: “A đã x. Vậy thì B cũng x”. Ví dụ trên được hiểu là: Lan giải bài tập đó
khơng được. Vậy thì tơi cũng giải khơng được.
Vậy có thể hiểu, lập luận trong ngôn ngữ là một hoạt động – một thao tác
ngơn ngữ, qua đó người nói đưa ra một hay một số phát ngôn làm luận cứ mà cấu
trúc ngôn ngữ và nội dung của chúng đưa người nghe tới những chuỗi liên kết dẫn
tới một kết luận nào đó [6, tr.167].

1.1.2.3. Lập luận khoa học
Lập luận trong khoa học là loại lập luận đi tới một đích về giá trị chân lý.
Lập luận này thường đặt ra những câu hỏi để kiểm chứng sự vật, sự việc: Có hay
khơng có? Đúng hay sai? Sự việc đó có như thế hay khơng?… Các lý lẽ được đưa ra
là những lý lẽ khoa học dựa trên những định nghĩa, định lý, tiên đề…đã được chứng
minh là luôn luôn đúng. Các ngành khoa học tự nhiên thường dùng loại lập luận
này.
Ví dụ:
Để chứng minh một tam giác có tính chất vng, người ta có thể lập luận
bằng việc đặt câu hỏi, tam giác này có đặc điểm gì để trở thành tam giác vng? Và
người ta có thể dùng Định lý Pytago để chứng minh cho lập luận của mình.
Định lý Pytago: Trong một tam giác vng, bình phương của cạnh huyền
bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.

1.1.2.4. Lập luận thực tiễn
Lập luận thực tiễn là lập luận nhằm đi tới một đích về tính hiệu quả. Dạng
lập luận này đặt ra mục tiêu là dẫn dắt, lôi kéo, thuyết phục quần chúng nghe theo
những điều mà mình nói, hay từ bỏ xác tín cũ của họ và ít nhất cũng giữ được quần
chúng của mình.

23

Theo Nguyễn Đức Dân, lập luận thực tiễn có thể hiểu là một hoạt động bằng
logic ngôn từ mà người nói thực hiện nhằm tác động tới quần chúng [6, tr.168].
Những văn bản có mục đích thuyết phục quần chúng nhân dân, thường dùng lập
luận thực tiễn, như chính luận, bình luận, quảng cáo, PR,…
Để lơi kéo, thuyết phục quần chúng, người ta còn sử dụng “lập luận theo đa
số. “Lập luận theo đa số” cũng thuộc loại lập luận thực tiễn. Đặc điểm của “lập luận
theo đa số” là dựa vào sự đồng tình của số đơng để từ đó thuyết phục quần chúng
tin theo hoặc nghe theo điều mà người nói hướng đến. Lối lập luận này thường gặp
trong diễn từ chính trị hay trong quảng cáo như: “Hầu hết các nha sĩ dùng kem đánh
răng này. Bạn hãy dùng như các nha sĩ” [6, tr.168].
Tiêu chuẩn để đánh giá lập luận thực tiễn là tính hiệu quả thực tiễn của nó.
Cho nên, để một lập luận thành công, gây được hiệu quả, sự lập luận cần 3 yếu tố
[6, tr.169]:
Yếu tố logic, lý lẽ (logos).
Yếu tố biểu cảm, gây xúc động (pathos).
Yếu tố về đặc điểm, tính cách của người nghe.
Ví dụ: Cùng xem hai đoạn văn sau:
Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào là một đất nước nhân văn, trọng đạo
lý, có truyền thống hiếu học lâu đời. Chính vì lẽ đó, chúng ta thường nói chữ
“sách”, dù đơi khi chỉ là cuốn truyện tranh, với hàm ý trân trọng, tự hào. Chúng ta
có những Hội sách, Đường Sách, và sắp tới là Ngày Sách Việt Nam – ngày mà cả
nước được cổ động cùng nhau đọc sách, tơn vinh văn hóa đọc. Vậy thì việc một em
bé đang bị nghi ngờ ăn trộm hai cuốn truyện có đáng để bị mang ra thị chúng theo
kiểu rêu rao trên mạng xã hội.
Đám đông chứng kiến tại siêu thị đã là quá sức chịu đựng của em. Sự buộc
tội của những người lớn vào khoảnh khắc em bị bắt quả tang đã là quá sức chịu
đựng của em. Vậy thì làm sao em có thể chịu thêm được việc bị gắn cho mác “Tôi là
người ăn trộm” như thế. Tơi hình dung, theo lẽ thường trong cuộc sống, em sẽ lớn

lên, trưởng thành, có cơng ăn việc làm, có bạn trai, rồi sẽ làm vợ, làm mẹ, làm bà…
Cuộc sống của em sẽ đi theo một lập trình như bao số phận khác trong xã hội này.
Nhưng từ giờ cuộc sống ấy có lẽ sẽ khác đi bởi cái mác mà người lớn đóng dấu cho
em. (“Nỗi đau của “kẻ trộm sách”, Góc nhìn, đăng ngày 16/4/2014).
Lấy lý lẽ từ truyền thống văn hóa của người Việt Nam là nhân đạo, hiếu học,
tác giả muốn khẳng định: cách xử phạt cô bé học sinh lớp 7 bị nghi ngờ ăn trộm hai

24

quyển truyện: trói giang hai tay với tấm bảng gắn trước ngực: “Tôi là người ăn
trộm” là cách xử phạt không nhân văn, không đúng với đạo lý của người Việt Nam.
Ngồi việc trình bày lý lẽ, tác giả cịn bày tỏ sự thương xót và đồng cảm của
mình trước hình ảnh bị phạt đáng thương của em: Đám đơng chứng kiến tại siêu thị
đã là quá sức chịu đựng của em. Sự buộc tội của những người lớn vào khoảnh
khắc em bị bắt quả tang đã là quá sức chịu đựng của em…Tơi hình dung, theo lẽ
thường trong cuộc sống, em sẽ lớn lên, trưởng thành, có cơng ăn việc làm, có
bạn trai, rồi sẽ làm vợ, làm mẹ, làm bà… Cuộc sống của em sẽ đi theo một lập trình
như bao số phận khác trong xã hội này. Nhưng từ giờ cuộc sống ấy có lẽ sẽ khác đi
bởi cái mác mà người lớn đóng dấu cho em.
Theo lẽ thường, đối với một em nhỏ nào, khi làm sai điều gì mà bị bắt gặp
thì sẽ cảm thấy có lỗi và xấu hổ lắm. Nhưng với hình phạt bị trói giang hai tay và
treo tấm bảng trước ngực với dịng chữ: “Tơi là người ăn trộm” thì quả thật là một
mức phạt quá khủng khiếp với một em nhỏ: “là quá sức chịu đựng của em”. Điều
này làm ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống hiện tại và tương lai của em sau này.
Những lý lẽ mà tác giả đưa ra không chỉ đúng, phù hợp với truyền thống
trọng đạo lý, nhân văn của người Việt Nam mà nó cịn thể hiện cái tình, cái tâm, sự
đồng cảm mà tác giả dành cho nhân vật trong câu chuyện. Nó phù hợp với đặc điểm
tính cách của người đọc, giúp người đọc hiểu sâu sắc vấn đề.

1.1.3. Các phương pháp trong lập luận
1.1.3.1. Phương pháp lập luận hình thức
Phương pháp này là phương pháp suy luận hình thức, theo những khuôn mẫu
suy luận chặt chẽ logic. Sự lập luận đi tới việc đánh giá về giá trị chân lý đúng sai
của sự kiện. Theo đó, chân lý được khẳng định qua các tiên đề và các quy tắc suy
diễn theo ngơn ngữ hình thức, phổ qt cho mọi lúc, mọi nơi. Dù mọi người dùng
các ngôn ngữ tự nhiên khác nhau cũng đều lập luận như thế [6, tr.169]. Phương
pháp này thường được dùng trong lập luận theo diễn từ chuẩn hay lập luận khoa học
mà chúng tôi đã nêu.
Lập luận theo phương pháp suy luận hình thức thường dùng các lý lẽ từ
những chân lý, tiên đề, định lý như: chân lý được khẳng định trong hình học
Lơbasepxki, chân lý được khẳng định qua tiên đề toán học Euclide, định lý
Pytago,…
Tuy nhiên đối với phương pháp suy luận hình thức, có một điều quan trọng
là sự lập luận có chặt chẽ và chính xác hay khơng, tùy thuộc vào nó xuất phát từ
những tiền đề đúng hay sai và sự suy diễn có hợp quy tắc hay khơng [6, tr.170].

25

Chính vì vậy phương pháp suy luận hình thức ln đòi hỏi sự tỉ mỉ và suy luận một
cách chặt chẽ, logic.

1.1.3.2. Phương pháp lập luận phi hình thức
Đây là phương pháp lập luận thuyết phục, được gọi là “logic khơng hình
thức”. Sự lập luận ở đây dựa theo những tri thức, lý lẽ, nền tảng đạo lí, phong tục,
tập quán, nhân sinh quan,… của một xã hội, một dân tộc, được hầu hết các cá thể
trong xã hội đó tôn trọng và tuân thủ [6, tr.170]. Lập luận trong ngôn ngữ hay lập
luận thực tiễn thường dùng phương pháp lập luận này.
Về phương pháp lập luận thuyết phục thì sự lập luận là thao tác mà người

nói biểu hiện những lý lẽ tốt, làm cho người nghe chấp nhận một kết luận nào đó
hoặc đi tới một xác tín nào đó [6, tr.170]. Theo đó, những lý lẽ tốt là những lý lẽ
khiến người nghe cảm thấy có lí, phản ánh được chân lý của sự việc, vấn đề. Những
bài viết trên chun mục “Góc nhìn” đều dùng phương pháp lập luận này để thuyết
phục độc giả.

1.1.4. Những thành tố logic của một lập luận
Lập luận là đi từ tiền đề (luận cứ) dẫn đến kết đề thông qua lý lẽ. Vì vậy,
trong một lập luận, có 3 thành tố logic là: tiền đề (luận cứ), kết đề và lý lẽ [6,
tr.181]. Có thể minh họa một lập luận qua sơ đồ sau đây:

Hình 1.1. Sơ đồ khái quát một lập luận
Nguồn: Nguyễn Đức Dân [6, tr.181]

1.1.4.1. Tiền đề (luận cứ)
Tiền đề là một khẳng định xuất phát [6, tr.181] làm căn cứ cho lập luận, từ
đó suy ra kết đề.
Tiền đề thường là những câu miêu tả sự kiện, hay là một định luật, một
nguyên lí xử thế được xã hội chấp nhận, làm định hướng cho một lập luận. Các tiền

Xin chân thành cảm ơn mái ấm gia đình, bạn hữu vì đã ln bên cạnh động viên, tạo điềukiện và tương hỗ tôi trong q trình điều tra và nghiên cứu để tơi hoàn toàn có thể hồn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 6 năm 2018N gười thực hiệnHV. Nguyễn Ngọc ThắmLỜI CAM ĐOANTơi xin cam kết ràng buộc đây là cơng trình điều tra và nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiêncứu được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳcơng trình nào khác. Tơi xin chịu nghĩa vụ và trách nhiệm khoa học và pháp lý về toàn bộ nội dung được viếttrong luận văn này. Người thực hiệnHV. Nguyễn Ngọc ThắmMỤC LỤCMỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………….. 91. Lý do chọn đề tài và mục tiêu điều tra và nghiên cứu ………………………………………………… 91.1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………………. 91.2. Mục đích điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 102. Lịch sử nghiên cứu và điều tra …………………………………………………………………………………. 102.1. Ngoài nước …………………………………………………………………………………….. 102.2. Trong nước …………………………………………………………………………………….. 113. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………. 143.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………………. 143.2. Phạm vi nghiên cứu và điều tra …………………………………………………………………………. 154. Phương pháp nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………………… 155. Nguồn ngữ liệu ……………………………………………………………………………………….. 166. Đóng góp của luận văn ……………………………………………………………………………. 187. Bố cục luận văn ………………………………………………………………………………………. 18CH ƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG …………………………………………………… 201.1. Tổng quan về triết lý lập luận …………………………………………………………… 201.1.1. Khái niệm lập luận ……………………………………………………………………….. 201.1.2. Những phương diện khác nhau của lập luận …………………………………….. 211.1.3. Các chiêu thức trong lập luận …………………………………………………….. 241.1.4. Những thành tố logic của một lập luận ……………………………………………. 251.1.5. Chỉ dẫn lập luận : tác tử và kết tử lập luận ………………………………………… 281.1.6. Phân loại lý lẽ ………………………………………………………………………………. 291.1.7. Quan hệ giữa lập luận và lý lẽ ………………………………………………………… 301.2. Báo mạng điện tử VnExpress và phân mục “ Góc nhìn ” …………………….. 301.2.1. Báo mạng điện tử VnExpress …………………………………………………………. 301.2.2. Chun mục “ Góc nhìn ” ……………………………………………………………….. 32T iểu kết ……………………………………………………………………………………………………… 36CH ƯƠNG 2 : KHẢO SÁT LÝ LẼ LẬP LUẬN TRÊN CHUN MỤC “ GĨCNHÌN ” ………………………………………………………………………………………………………. 382.1. Một số loại lý lẽ Open trong bài viết của phân mục “ Góc nhìn ” .. 382.1.1. Lý lẽ khách quan ………………………………………………………………………….. 382.1.2. Lý lẽ chung về sự nhìn nhận …………………………………………………………….. 412.1.3. Lý lẽ nhìn nhận về giá trị chân lý ……………………………………………………. 442.1.4. Lý lẽ thực tiễn đời sống ………………………………………………………………….. 452.1.5. Lý lẽ theo tiêu chuẩn số lượng ……………………………………………………….. 462.1.6. Lý lẽ nội tại ………………………………………………………………………………….. 472.1.7. Lý lẽ dựa vào tục ngữ ……………………………………………………………………. 472.1.8. Lý lẽ dựa vào truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền thống ………………………………………………… 482.1.9. Số liệu thống kê về những loại lý lẽ trên chun mục “ Góc nhìn ” …………… 502.2. Những hình thức lập luận trong bài viết của chun mục “ Góc nhìn ” .. 522.2.1. Hình thức lập luận tự nhiên theo quan hệ nhân – quả ………………………… 532.2.2. Hình thức lập luận theo quan hệ nghịch nhân quả …………………………….. 642.2.3. Số liệu thống kê về hình thức lập luận trong bài viết của chun mục “ Gócnhìn ” …………………………………………………………………………………………………….. 672.3. Mơ hình lập luận của bài viết trên chun mục “ Góc nhìn ” ………………….. 702.3.1. Dạng cấu trúc khơng hồn chỉnh ……………………………………………………… 702.3.2. Dạng cấu trúc hoàn hảo ……………………………………………………………….. 712.4. Lập luận hiệu suất cao ………………………………………………………………………………… 792.4.1. Phương thức gây hiệu suất cao trong lập luận …………………………………………. 792.4.2. Độ dài bài viết trên chun mục “ Góc nhìn ” ……………………………………. 942.4.3. Cấu trúc lập luận hiệu suất cao ……………………………………………………………… 96T iểu kết ……………………………………………………………………………………………………… 98CH ƯƠNG 3 : SO SÁNH LÝ LẼ LẬP LUẬN TRÊN CHUYÊN MỤC “ GĨCNHÌN ” VỚI LÝ LẼ LẬP LUẬN TRÊN CHUN MỤC “ TƠI VIẾT VÀ “ THEO DỊNG ” …………………………………………………………………………………………. 993.1. So sánh tần số Open của những loại lý lẽ trên ba chun mục : “ Góc nhìn ”, “ Tơi viết ” và “ Theo dòng ” ………………………………………………………………………….. 993.2. So sánh 3 yếu tố lập luận hiệu suất cao trên chun mục “ Góc nhìn ” với chunmục “ Tơi viết ” và “ Theo dịng ” ………………………………………………………………… 1113.3. So sánh cấu trúc lập luận trên chun mục “ Góc nhìn ” với chun mục “ Tơi viết ” và “ Theo dịng ” ………………………………………………………………………… 116T iểu kết ……………………………………………………………………………………………………. 124K ẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 126T ÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 130DANH MỤC HÌNHHình 1.1. Sơ đồ khái qt một lập luận …………………………………………………………… 25H ình 2.1. Thống kê và minh họa tỷ suất sử dụng lý lẽ trên chun mục “ Góc nhìn ” .. 51H ình 2.2. Sơ đồ quan hệ nhân quả …………………………………………………………………. 65H ình 2.3. Sơ đồ quan hệ nghịch nhân quả ………………………………………………………. 65H ình 2.4. Hình thức lập luận trên chun mục “ Góc nhìn ” ……………………………….. 69H ình 2.5. Kết cấu tác phẩm chính luận khơng hồn chỉnh ………………………………… 70H ình 2.6. Kết cấu tác phẩm chính luận hồn chỉnh ………………………………………….. 72H ình 2.7. Kiểu kết thúc yếu tố trong bài viết của “ Góc nhìn ” …………………………… 77H ình 2.8. Tỷ lệ sử dụng phương pháp gây hiệu suất cao trong lập luận trên chun mục “ Gócnhìn ” …………………………………………………………………………………………………………… 93H ình 2.9. Độ dài bài viết trên chun mục “ Góc nhìn ” …………………………………….. 96H ình 2.10. Cấu trúc lập luận hiệu suất cao …………………………………………………………….. 97H ình 3.1. Biểu đồ tỷ suất sử dụng lý lẽ trên chun mục “ Góc nhìn ” ………………….. 100H ình 3.2. Biểu đồ tỷ suất sử dụng lý lẽ trên chun mục “ Tơi viết ” …………………….. 100H ình 3.3. Biểu đồ tỷ suất sử dụng lý lẽ trên phân mục “ Theo dòng ” ………………… 101DANH MỤC BẢNGBảng 2.1. Những lý lẽ Open trên chun mục “ Góc nhìn ” ………………………….. 50B ảng 2.2. Hình thức lập luận tự nhiên theo quan hệ “ điều kiện kèm theo – hiệu quả ” ……………….. 58B ảng 2.3. Lập luận theo quan hệ giả định “ Giá A thì B ” …………………………………… 60B ảng 2.4. Giải thích hiệu quả – ngun nhân …………………………………………………….. 63B ảng 2.5. Giải thích mục tiêu ……………………………………………………………………….. 64B ảng 2.6. Số lượng hình thức lập luận trên chun mục “ Góc nhìn ” ………………….. 68B ảng 2.7. Hình thức lập luận trên chun mục “ Góc nhìn ” ………………………………. 68B ảng 2.8. Kiểu kết thúc yếu tố trong bài viết “ Góc nhìn ” ………………………………… 77B ảng 2.9. Phương thức gây hiệu suất cao trong lập luận trên chun mục “ Góc nhìn ” …… 92B ảng 2.10. Độ dài bài viết trên chun mục “ Góc nhìn ” …………………………………… 95B ảng 3.1. So sánh yếu tố cảm hứng trong lập luận của phân mục “ Góc nhìn ”, “ Tơiviết ”, “ Theo dịng ” …………………………………………………………………………………….. 114B ảng 3.2. Kiểu đặt yếu tố trên chun mục “ Góc nhìn ”, “ Tơi viết ” và “ Theodòng ” ……………………………………………………………………………………………………….. 117B ảng 3.3. Kiểu kết thúc yếu tố trên phân mục “ Góc nhìn ”, “ Tơi viết ” và “ Theodịng ” ……………………………………………………………………………………………………….. 122M Ở ĐẦU1. Lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu1. 1. Lý do chọn đề tàiNhững năm gần đây, công nghệ thông tin tăng trưởng như vũ bão, đặc biệt quan trọng làsự tăng trưởng của mạng xã hội đã tạo thời cơ cho nhiều người tham gia vào hoạt độngthông tin. Thông tin càng ngày đa dạng chủng loại, phong phú và chân thực hơn nhưng bêncạnh đó cũng có rủi ro tiềm ẩn làm Viral những thông tin giả, thông tin không chínhthống gây hoang mang lo lắng trong dư luận. Trước thực tiễn đó, báo chí truyền thông càng phải thể hiệnvai trị, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc cung ứng thơng tin, xu thế nhận thứcvà hành vi cho công chúng. Và một trong những chun mục bộc lộ nhiệm vụđó, chính là chun mục “ Góc nhìn ” ( báo VnExpress ). Ngay từ những ngày đầu đọc bài viết trên chun mục “ Góc nhìn ”, chúng tơicảm thấy khá mê hoặc với những nội dung mà “ Góc nhìn ” san sẻ, phản hồi. Nộidung bài viết trên “ Góc nhìn ” khơng đóng khung trong việc nghiên cứu và phân tích những vấn đềnổi bật, sự kiện nóng được xã hội chăm sóc mà nó cịn lan rộng ra phạm vi phân tíchcác yếu tố thân mật trong đời sống như : thái độ sống, cách đối nhân xử thế, tìnhcảm đạo đức của con người, … Dù ở đề tài nào, nhưng qua sự nghiên cứu và phân tích, trình bàyluận cứ của tác giả, người đọc cũng hiểu rõ yếu tố hơn, từ đó có cái nhìn thâm thúy vềvấn đề. Song song với việc nghiên cứu và phân tích, tác giả cịn “ lồng ghép ” vào đó những lý lẽ cóđược từ vốn sống, vốn kỹ năng và kiến thức chun mơn của mình để Giao hàng cho quy trình lậpluận. Qua việc làm rõ yếu tố cần bàn luận, tác giả cũng như tòa soạn cung cấpthơng tin cho fan hâm mộ, từ đó tác động ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của họ. Điểm đặc biệt quan trọng của chun mục “ Góc nhìn ” là tác giả bài viết không chỉ gồmcác nhà báo mà đa số họ cịn là những người có uy tín chun mơn trong một lĩnhvực nhất định như : chính khách, nhà văn, nhà giáo, nghiên cứu sinh, bác sĩ, doanhnhân, … Mỗi người có vốn kỹ năng và kiến thức và kinh nghiệm tay nghề sống khác nhau nên họ cónhững góc nhìn khác nhau về yếu tố, chính điều này càng giúp cho fan hâm mộ có cáinhìn khách quan, đa chiều về yếu tố, cũng như nhận thức rõ yếu tố hơn. Đơi khi tácgiả bài viết của “ Góc nhìn ” cịn là những người trong cuộc, tận mắt chứng kiến và hiểu rõvấn đề nhất nên với vốn kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm tay nghề sống, năng lực chun mơn củamình, tác giả nghiên cứu và phân tích, lập luận yếu tố thấu đáo hơn và như vậy thì càng tác độngđến tâm lý, nhận thức của người đọc. Ngồi việc nghiên cứu và phân tích, tác giả cịn thể hiệncái nhìn nhân văn, sự thơng cảm, san sẻ của tác giả về yếu tố. Đó chính là cái tình, cái tâm của tác giả. Điều này càng hấp dẫn người đọc hơn trong quy trình lập luậncủa tác giả. 10N ghiên cứu lập luận là nghiên cứu và điều tra hoạt động giải trí của tư duy, mà tư duy đượchiện thực hóa bằng ngơn ngữ. Chính từ sự độc lạ về chun mơn, vốn sống củamỗi tác giả, sự phong phú của những yếu tố trong xã hội đã tạo nên một bức tranh đachiều về lập luận mà trong đó, mỗi lý lẽ được sử dụng như thể một sắc tố. Đó làđiều mê hoặc mà người viết muốn điều tra và nghiên cứu và khám phá. Với điều kiện kèm theo thuận tiện là được học tập về ngơn ngữ học, từng hoạt động giải trí ởlĩnh vực báo chí truyền thông và rất u thích chun mục “ Góc nhìn ”, chúng tơi quyết định hành động chọnđề tài “ Lý lẽ lập luận trên phân mục “ Góc nhìn ” ( báo VnExpress ) ” làm đề tàinghiên cứu cho luận văn của mình. Chúng tơi hy vọng, việc nghiên cứu và điều tra đề tài này sẽgóp phần khẳng định chắc chắn vai trị và giá trị của triết lý lập luận trong thể loại báo chí truyền thông. 1.2. Mục đích nghiên cứuMục đích điều tra và nghiên cứu của luận văn là khám phá những loại lý lẽ, 1 số ít hìnhthức, phương pháp gây hiệu suất cao trong lập luận, mơ hình lập luận trong bài viết củachun mục “ Góc nhìn ”. Ngồi ra, để làm rõ điểm điển hình nổi bật của lý lẽ lập luận trong bài viết của chuyênmục “ Góc nhìn ”, luận văn cịn nghiên cứu và điều tra và trong bước đầu tìm ra điểm dị biệt và tươngđồng giữa lý lẽ lập luận của chun mục “ Góc nhìn ” với chun mục khác trongmột chừng mực nhất định. 2. Lịch sử nghiên cứu2. 1. Ngoài nướcNghiên cứu về lập luận đã có từ rất truyền kiếp. Ngay từ thời cổ đại ( thế kỷ Vtrước công nguyên ), lập luận đã được người ta quan tâm đến [ 6, tr. 163 ]. Điều này xuấtphát từ tài liệu có tên là “ phương pháp lý lẽ ” do Corax và học trò của ông tên Tisiasviết, nhằm mục đích kiện cáo hai nhà bạo chúa chiếm đất đai của nhân dân trên vùng đấtSicile. Có lẽ, đây cũng là văn bản tiên phong của trái đất đề cập đến phương pháplập luận ( theo Nguyễn Đức Dân ). Buổi đầu, lập luận được xem là một nghành thuộc khoanh vùng phạm vi của thuật hùngbiện và được trình diễn trong cơng trình Tu từ học ( A : Rhetoric ) của Aristote. Tiếptheo đó, lập luận được trình diễn trong những phép suy luận logic, thuật ngụy biện haytrong những cuộc nghị luận, tranh cãi tại tòa [ 6, tr. 163 ]. Đến nửa sau thế kỷ XX, triết lý lập luận được chăm sóc trở lại. Mở đầu chothời kỳ này là cơng trình “ Khảo luận về sự lập luận – Tu từ học mới ” của Perelmanvà Olbrechts – Tyteca ( 1958 ), ngồi ra cịn có “ Sự sử dụng luận cứ ” của S.Toulmin ( 1858 ). Sau đó là Grize ( 1982 ). Nhìn chung thời kỳ này, lập luận đa phần đượcnghiên cứu trong tu từ học và logic học [ 6, tr. 163 ]. 11T rong lập luận hoàn toàn có thể Open những sai lầm đáng tiếc về phương diện logic cũngnhư về tư duy. Đó là ngộ biện ( fallacies ) – những sai lầm đáng tiếc trong lập luận. Vấn đề nàycũng được Aristote đề cập đến. Và Hamblin nghiên cứu và điều tra về ngộ biện trong cơng trìnhFallacies ( 1970 ) của mình được những nhà nghiên cứu nhìn nhận cao, luôn được nhắcđến như một tác phẩm tầm cỡ ( Hamblin, Ch. L ( 1970 ), Fallacies, London : Methuen ). Lập luận được coi là tu từ học. Năm 1971, Kahane H viết cơng trình kinhđiển nổi tiếng Logic and comtempory rhetoric ( Logic và tu từ học tân tiến ). Đến năm 1983, cơng trình của thầy trị O.Ducrot và J. Auscombre ( 1983 ) đãđưa ra một số ít kiến giải cơ bản và độc lạ về kim chỉ nan lập luận trong ngôn ngữhọc. Hướng nghiên cứu và điều tra này gặt hái nhiều tác dụng mê hoặc, và lúc bấy giờ được rất nhiềungười chăm sóc [ 6, tr. 163 ]. Năm 1985, Trung tâm châu Âu chuyên điều tra và nghiên cứu về lập luận ( Centreeuropeen Pour I ’ Etude I ’ Argumentation ) đã được xây dựng và tổ chức triển khai hộithảo chuyên đề về lập luận. Hội thảo tiên phong được tổ chức triển khai vào cuối tháng 8 năm1987 [ 6, tr. 163 – 164 ]. Năm 1989, Walton công bố cơng trình Informal logic : A handbook forcritical argumentation ( Logic phi hình thức : Hợp tuyển về những lập luận phảnbiện ). Qua đó tác giả nghiên cứu và phân tích làm điển hình nổi bật tư duy phản biện và chỉ ra những mấuchốt sai lầm đáng tiếc, ngụy tạo trong những ngụy biện. Các mơ hình lập luận được coi như một công cụ tốt để tranh biện. Giáo sưZarefsky David của Đại học North Western đã viết quyển sách nổi tiếng về lĩnh vựcnày. Trong vòng hơn 10 năm kể từ khi xuất bản, quyển sách đã có 12 lần tái bản : Zarefsky. D ( 2001 ), Argumentation : The study of effective reasoning ( Ed. ), Northwestern University. 2.2. Trong nướcỞ Nước Ta, nói về triết lý lập luận, không hề không nhắc đến cơng trìnhnghiên cứu của hai nhà ngơn ngữ học nổi tiếng là : Đỗ Hữu Châu – Đại cương ngônngữ học, Ngữ dụng học ( 1993 ) [ 4 ], Nguyễn Đức Dân – Ngữ dụng học ( 1998 ) [ 6 ]. Nghiên cứu lập luận trong hội thoại có cơng trình của Nguyễn Thiện Giáp – Dụnghọc Việt ngữ ( 2000 ) [ 24 ], Đỗ Thị Kim Liên – Ngữ dụng học ( 2005 ) [ 33 ]. Liên quan đến những hình thức logic trong lập luận, cịn có những cơng trìnhnghiên cứu như : Vương Tấn Đạt – Logic hình thức ( 1994 ) [ 17 ], Nguyễn Đức Dân Nhập mơn logic hình thức và logic phi hình thức ( 1996 ) [ 9 ]. 12T ác giả Nguyễn Đức Dân là người có nhiều bài viết tương quan đến lý thuyếtlập luận như : Lý thuyết lập luận đăng trên Tạp chí Ngơn ngữ ( số 5 – 1998 ) [ 10 ], Nhân tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận đăng trên báo Sài gòn tiếp thịonline ( 21/10/2013 ) [ 12 ], Về khái niệm lập luận trong sách giáo khoa đăng trên Tạpchí Ngơn ngữ ( số 2 – năm ngoái ) [ 13 ], … Trong báo cáo giải trình trình làng logic phi hình thứctrình bày tại Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế năm 2013 tại Thành Phố Hà Nội, Nguyễn ĐứcDân cũng đã nhấn mạnh vấn đề vai trò của kim chỉ nan lập luận, kim chỉ nan hội thoại, tu từ họcvà ngữ dụng học. Đây là những khu công trình, bài viết được trình diễn một cách có hệthống về kim chỉ nan lập luận, làm tài liệu quan trọng cho những ai chăm sóc khinghiên cứu về triết lý lập luận. Về tài liệu dịch, hoàn toàn có thể kể đến sách Phương pháp biện luận – thuật hùng biệncủa Triệu Truyền Đống [ 19 ] do Nguyễn Đức Siêu dịch sang tiếng Việt. Cuốn sáchlà sự ứng dụng kim chỉ nan lập luận vào đời sống. Lập luận có vai trị quan trọng trong đời sống và có ý nghĩa thực tiễn caonên lập luận được nhiều người chăm sóc điều tra và nghiên cứu. Có thể điểm qua 1 số ít cơngtrình điều tra và nghiên cứu chun sâu về chiêu thức lập luận như : Lê Tô Thúy Quỳnh ( 2000 ), Ngôn ngữ và chiêu thức lập luận trong tranh cải pháp lý [ 43 ] ; NguyễnThị Hải Yến ( 2000 ), Phương pháp lập luận trong Tam Quốc Diễn Nghĩa [ 51 ]. ĐàoMục Đích ( 2001 ) trong cơng trình Ngơn ngữ và chiêu thức lập luận ( trên cứ liệuphê bình văn học bằng tiếng Việt ) [ 18 ] góp thêm lời nói trong việc xác lập vàcung cấp tư liệu về yếu tố lập luận ngôn từ trên cứ liệu tiếng Việt, đó là nhữngphương thức lập luận thường được sử dụng trong tranh luận – phê bình văn học. Trần Thị Giang ( 2005 ) trong cơng trình Phương thức lập luận trong tiểuthuyết cổ xưa Trung Quốc và phương Tây [ 21 ] đã chỉ ra những dạng lý lẽ chung, lý lẽriêng trong tác phẩm văn học cổ xưa Trung Quốc và phương Tây. Qua đó tìm rađiểm độc lạ trong việc sử dụng lý lẽ lập luận của văn hóa truyền thống Đơng Tây. Cơng trìnhlà tài liệu khoa học giá trị, cung ứng một số ít lý lẽ, lập luận trong văn hóa truyền thống của một sốnước. Lập luận trong nghành nghề dịch vụ pháp lí cũng được chăm sóc khá nhiều. Những ứngdụng của lập luận được đưa vào giáo trình giảng dạy trong ngành luật, hoàn toàn có thể kể đếngiáo trình “ Kỹ năng điều tra và nghiên cứu là lập luận ” do Phan Thị Ngọc Thủy – Đào ThịVân biên soạn, giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP.HCM ; cơng trình Lập luậnpháp lý ( bình diện ngữ dụng học ) của Phan Thị Ngọc Thủy ( 2006 ) [ 48 ]. Lịch sử nghiên cứu và điều tra lập luận chỉ ra rằng, lập luận cũng là tu từ học nên nghiêncứu về giải pháp lập luận của tác giả cũng chính là khám phá phong thái tu từcủa tác giả đó. Có thể kể đến cơng trình của : Nguyễn Thị Thanh Bình ( 2006 ), Lập13luận trong đoạn văn ( Qua khảo sát văn chính luận của Hồ Chí Minh ) [ 3 ] ; Đặng ThịThu ( 2007 ), Cách kiểu tổ chức triển khai lập luận trong đoạn văn – Qua khảo sát tạp văn củaNguyễn Khải [ 47 ]. Nghiên cứu về tín hiệu lập luận hoàn toàn có thể kể đến cơng trình của Phan Vĩnh Phúc ( 2009 ) : Khảo sát những tín hiệu xu thế lập luận trong tiếng Việt ( qua cứ liệutruyện Kiều và tục ngữ ) [ 41 ]. Tác giả vận dụng những quan điểm điều tra và nghiên cứu của ngữdụng học để trong bước đầu giải quyết và xử lý một số ít yếu tố có tương quan đến tín hiệu xu thế lậpluận trong tiếng Việt mà đơn cử trong tác phẩm truyện Kiều và tục ngữ. Về sau, những cơng trình, bài viết điều tra và nghiên cứu về kim chỉ nan lập luận có những nétmới hơn. Nghiên cứu sâu về lý lẽ trong lập luận có bài viết của Hồ Xuân Tuyên ( 2005 ), Lý lẽ tranh luận của những nhân vật trong truyện ngụ ngơn Nước Ta, Tạp chíNgơn ngữ và đời sống ( số 3 ) [ 50 ]. Bài viết trình diễn những loại lý lẽ trong truyện ngụngôn nhưng chưa khái quát hết những loại lý lẽ và những hình thức tạo nên lý lẽ. Cơngtrình nghiên cứu và điều tra của Ngơ Thị Thanh Hà ( 2006 ) [ 26 ], Lý lẽ trong lập luận của vănbản quảng cáo ( trên cứ liệu báo chí truyền thông tiếng Việt lúc bấy giờ ) đã tiên phong trong việc hệthống những loại lý lẽ Open trong lập luận, phương pháp tạo hiệu suất cao trong lậpluận của văn bản quảng cáo. Nói về vai trị của lập luận trong ngôn từ, trong bài viết “ Lập luận trongngôn ngữ – Nghiên cứu trên ngữ liệu tiếng Pháp ” ( 2006 ) [ 29 ], tác giả Trần ThếHùng đã trình diễn tầm quan trọng và sự thiết yếu của việc điều tra và nghiên cứu lập luận trongtiếng Pháp với tư cách là một ngoại ngữ để ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Phápcho người Việt học tiếng Pháp, đặc biệt quan trọng là cho sinh viên chuyên ngữ. Đến năm 2013, lý lẽ trong lập luận lại được Trần Trọng Nghĩa chăm sóc quabài viết “ Lý lẽ trong lập luận trào phúng – châm biếm ”, Tạp chí Ngôn ngữ và đờisống ( số 12 ) [ 38 ]. Võ Thị Ánh Nguyệt cũng điều tra và nghiên cứu về lý lẽ lập luận qua đề tài : Đặc điểmngữ nghĩa – logic trong truyện cười bác Ba Phi ( 2013 ) [ 35 ]. Bài luận tìm hiểu và khám phá vềcác lý lẽ, cơ sở của sự phóng đại và nghiên cứu và phân tích những loại lý lẽ được sử dụng trongtruyện cười của bác Ba Phi để thuyết phục người đọc, người nghe. Nghiên cứu về lập luận trong thể loại báo chí truyền thông có cơng trình : Phân tích cácbài phản hồi báo chí truyền thông trên cơ sở triết lý lập luận của Trần Lê Dung ( 2008 ) [ 15 ]. Qua việc vận dụng triết lý lập luận vào việc nghiên cứu và phân tích những bài phản hồi của cácnhà báo, tác giả khẳng định chắc chắn : “ Lập luận là yếu tố then chốt, là sợi chỉ đỏ xuyên suốtquyết định thành công xuất sắc của bài phản hồi ”. Tác giả cũng đã trình diễn những mơ hìnhlập luận cơ bản thường sử dụng trong thể loại phản hồi. Luận văn điều tra và nghiên cứu thể14loại phản hồi báo chí truyền thông trên cơ sở triết lý lập luận nên đây sẽ là tài liệu quan trọng, gợi mở nhiều yếu tố thiết yếu cho đề tài nghiên cứu và điều tra của chúng tôi. Cũng nghiên cứu và điều tra lập luận trên báo chí truyền thông, nhưng tác giả Trần Trọng Nghĩa lạinghiên cứu lập luận ở truyện cười, trong cơng trình : Một số phương pháp lập luậntrong truyện cười tân tiến ( dựa vào cứ liệu truyện cười trên những báo điện tử tiếngViệt ) – 2011 [ 43 ]. Tác giả tập trung chuyên sâu khảo sát, tìm hiểu và khám phá phương pháp lập luận trong mộtsố truyện cười, những lý lẽ tạo nên lối nói vui nhộn. Tác giả cũng đã thống kê bảykiểu lý lẽ được sử dụng trong truyện cười văn minh. Năm năm trước, Nguyễn Duy Trung có nhiều góp phần quan trọng tương quan đếnlý thuyết lập luận trong cơng trình nghiên cứu và điều tra về “ Lơ-Gich, ngữ nghĩa và lập luận ( trên cứ liệu tiếng Việt ) ” [ 49 ]. Cơng trình giúp chúng tôi hiểu thêm về những vấn đềliên quan đến kim chỉ nan lập luận như tư duy và ngôn từ, lý lẽ trong lập luận, quanhệ logic và hình thức ngơn ngữ trong lập luận tự nhiên, … Cơng trình là một trongnhững tài liệu tìm hiểu thêm quan trọng, ý nghĩa giúp chúng tơi hiểu thêm yếu tố mìnhnghiên cứu. Ngồi ra, Nguyễn Duy Trung cịn có 1 số ít bài viết tương quan đến lậpluận như : Nguyễn Duy Trung – Trường nghĩa từ góc nhìn lập luận, Tạp chí Từ điểnhọc và Bách khoa thư, ( số 2-3. 2013 ) ; Nguyễn Đức Dân – Nguyễn Duy Trung, Phương pháp sơ đồ hóa lập luận, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Sưphạm TP Hồ Chí Minh, ( số 44 – 3.2013 ) ; Nguyễn Duy Trung, Ngôn từ, lý lẽ và sai lầmtrong lập luận, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, ( số 5 – 9.2013 ) [ 49 ]. Điểm qua những cơng trình, bài viết điều tra và nghiên cứu về lý lẽ, lập luận, chúng tôithấy, đa phần những tác giả đều tập trung chuyên sâu nghiên cứu và điều tra lý lẽ, lập luận trong những tác phẩmvăn học, trong nghành nghề dịch vụ pháp lí là đa phần. Nghiên cứu lý lẽ lập luận trong hoạtđộng báo chí truyền thông và truyền thơng cịn rất ít nên hoàn toàn có thể nói, đề tài điều tra và nghiên cứu “ Lý lẽ lậpluận trên chun mục “ Góc nhìn ” ( báo Vnexpress ) ” là đề tài có hướng nghiên cứumới, bộc lộ vai trò quan trọng của kim chỉ nan lập luận trong nghành báo chí truyền thông, gópphần tăng thêm ý nghĩa, vai trò của triết lý lập luận trong ngôn ngữ học. 3. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu3. 1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu và điều tra của luận văn là lý lẽ lập luận trong những bài viết củachun mục “ Góc nhìn ”, đơn cử là : những loại lý lẽ, hình thức lập luận, phương thứcgây hiệu suất cao trong lập luận, mơ hình lập luận trong những bài viết của chun mục “ Góc nhìn ”. 15N goài ra, để Giao hàng cho việc so sánh, luận văn cũng nghiên cứu và điều tra thêm đốitượng là những lý lẽ, 3 yếu tố lập luận hiệu suất cao, cấu trúc lập luận trong bài viết củachun mục “ Góc nhìn ”, “ Tơi viết ” và “ Theo dòng ”. 3.2. Phạm vi nghiên cứuPhạm vi nghiên cứu và điều tra của luận văn là lý lẽ lập luận của 185 bài viết trênchun mục “ Góc nhìn ”, đăng trên báo vnexpress.net ( từ ngày 1/12/2013 đến3 / 1/2015 ). Những bài viết của tác giả quốc tế, được dịch ra và đăng trên chuyênmục sẽ không nằm trong khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và điều tra của luận văn vì chúng khơng đảm bảotính ngun thủy của văn bản. Đó là những bài viết : “ Bệnh nghiện tiền ” – Sampolk ( đăng ngày 17/2/2014 ) ; “ Làm thế nào để lý giải với con trẻ về cái chết ” – AbbySher ( đăng ngày 20/2/2014 ) ; “ Dạy trẻ biết ơn ” – Diana Kapp ( đăng ngày23 / 2/2014 ). Để Giao hàng cho mục tiêu so sánh, so sánh, chúng tơi cịn khảo sát thêm cácloại lý lẽ, những yếu tố tạo nên lập luận hiệu suất cao, mơ hình lập luận chung trong bàiviết của chun mục “ Góc nhìn ”, chun mục : “ Tơi viết ” ( trên trangthanhnien.com.vn ), phân mục “ Theo dòng ” ( trên trang phapluattp.vn ) trongphạm vi 01 tháng ( tháng 12 năm năm ngoái ). Đây là thời hạn mà chun mục “ Gócnhìn ” hoạt động giải trí không thay đổi nhất, đủ để phân mục bộc lộ những nét riêng, đặc thùcủa mình, từ đó làm cơ sở để so sánh, tìm ra những nét tương đương và dị biệt với haichuyên mục còn lại. 4. Phương pháp nghiên cứuĐể Giao hàng cho việc nghiên cứu và điều tra, người viết tích lũy nguồn ngữ liệu, tổnghợp và sắp xếp chúng theo trình tự thời hạn và theo từng phân mục đơn cử. Sauđó, người viết thực thi khảo sát, nhập tài liệu và giải quyết và xử lý tác dụng. Ngoài thao tácnghiên cứu này, trong luận văn, người viết còn sử dụng 1 số ít chiêu thức nghiêncứu như sau : 16P hương pháp thống kêSau khi có hiệu quả thu được từ việc khảo sát, chúng tôi thực thi thống kênhững đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra có tỷ suất Open liên tục nhất. Sau đó giải quyết và xử lý sốliệu và vẽ bảng, biểu để ship hàng cho mục tiêu miêu tả, nghiên cứu và phân tích. Phương pháp miêu tả, phân tíchSau khi có những hiệu quả khảo sát, chúng tôi thực thi miêu tả và nghiên cứu và phân tích kếtquả. Vận dụng triết lý lập luận, chúng tôi miêu tả đặc thù của những loại lý lẽ, hìnhthức, phương pháp, mơ hình lập luận … phối hợp với hiệu quả khảo sát có được đểphân tích, đồng thời tìm những ví dụ chứng tỏ trong q trình nghiên cứu và phân tích. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn vận dụng kim chỉ nan lập luận tích hợp với kiến thứcvề báo chí truyền thông để kiến giải cho từng trường hợp đơn cử. Phương pháp so sánhTrong q trình nghiên cứu và phân tích đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra, chúng tơi cịn so sánh cácyếu tố cùng loại với nhau để từ đó làm điển hình nổi bật yếu tố thường được sử dụng nhất. Ngoài ra, để Giao hàng cho việc so sánh, so sánh, chúng tơi cịn sử dụngphương pháp so sánh những lý lẽ lập luận trong những bài viết của 3 chun mục để từ đótìm ra những nét tương đương và độc lạ trong việc sử dụng lý lẽ lập luận của 3 phân mục này. 5. Nguồn ngữ liệuNguồn ngữ liệu của luận văn gồm có 2 phần : Thứ nhất, nguồn ngữ liệu gồm 185 bài viết được đăng trên chun mục “ Gócnhìn ” báo VnExpress. net ( https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/, trong khoảng chừng thờigian từ ngày 1/12/2013 đến ngày 3/1/2015 ). Ngữ liệu có độ dài 345 trang với201. 138 ký tự ( chữ và số ) ( ở dạng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13 ). Nguồnngữ liệu không gồm có 3 bài viết của những tác giả nước ngồi. Sở dĩ chúng tơi chọn khảo sát từ mốc thời hạn : 1/12/2013 đến 3/1/2015 là vìban đầu, chúng tơi muốn khảo sát những bài viết của phân mục “ Góc nhìn ” từ khichuyên mục mới hình thành cho đến hết năm năm ngoái ( thời gian mà chúng tôi tiếnhành nghiên cứu và điều tra đề tài ). Nhưng khi tổng hợp những bài viết của chun mục, chúngtơi chỉ tìm được bài tiên phong được đăng từ ngày 1/12/2013 ( mặc dầu phân mục rađời vào tháng 9 năm 2013, theo lời của chị Nguyễn Thị Ngọc Hải, Thư ký tịa soạnkhu vực phía Nam – VnExpress ). Sau khi tích lũy được 325 bài viết ( từ ngày171 / 12/2013 đến ngày 31/12/2015 ), chúng tôi thực thi khảo sát. Trong q trình khảosát, chúng tơi nhận thấy có nhiều đối tượng người tiêu dùng được khảo sát cứ Open và lặp đi lặplại nhiều lần nên chúng tôi quyết định hành động dừng khảo sát đến bài thứ 188 ( đã bao gồm03 bài viết của tác giả quốc tế ). Tuy số lượng khảo sát không nhiều, chỉ nằmtrong khoanh vùng phạm vi 185 bài viết, nhưng chúng tôi nghĩ rằng với số lượng bài viết nàyphần nào cũng khái quát được những loại lý lẽ, hình thức, phương pháp gây hiệuquả trong lập luận, mơ hình lập luận được sử dụng trong những bài viết của chunmục “ Góc nhìn ”. Nguồn ngữ liệu nằm trên chun mục “ Góc nhìn ” báo Vnexpress. Chunmục sinh ra vào tháng 9 năm 2013, nằm ở vị trí trang chủ của báo. Trên trang chủ, “ Góc nhìn ” nằm giữa cột Trang nhất và Trang quảng cáo, sau những tin mới nhất trongngày ( hình 1 – 2, phụ lục ). Trên thanh menu, “ Góc nhìn ” nằm ở vị trí thứ 4 từ tráiqua, sau Trang chủ, Video, Thời sự ( hình 3, phụ lục ). Thứ hai, nguồn ngữ liệu ship hàng cho việc so sánh gồm 56 bài viết, có độ dài91 trang ( gồm 49.069 ký tự ( chữ và số ), font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13 ) được đăng trên ba chun mục “ Góc nhìn ”, “ Tơi viết ”, “ Theo dịng ”. Trong đó, “ Góc nhìn ” có 15 bài, “ Tơi viết ” có 25 bài, “ Theo dịng ” có 16 bài. Nguồn ngữ liệuđược tập hợp trong khoanh vùng phạm vi 1 tháng ( từ ngày 1/12/2015 đến ngày 31/12/2015 ). Để người đọc hiểu thêm về nguồn ngữ liệu Giao hàng cho việc so sánh, ngoàiviệc đã miêu tả chi tiết cụ thể nguồn bài viết của “ Góc nhìn ” ( báo VnExpress ), chúng tôixin miêu tả thêm vài nét về nguồn ngữ liệu bài viết của hai phân mục “ Tôi viết ” và “ Theo dịng ” như sau : Chúng tơi tổng hợp những bài viết của phân mục “ Tôi viết ” từ báo Thanhniên online ( https://thanhnien.vn/toi-viet/ ). Chuyên mục này nằm ở phía trong thanhmenu “ Chuyên mục ” của báo. Nó đứng sau phân mục “ Video ”, “ Thời sự ” ( hình 4 – 6, phụ lục ). Giống như phân mục “ Góc nhìn ”, chun mục “ Tơi viết ” cũng gồmnhiều tác giả thao tác ở những nghành nghề dịch vụ khác nhau như : nhà báo, người kinh doanh, thầygiáo, nhà văn, … Tác giả bàn luận về những yếu tố tương quan đến đời sống xã hội. Bài viết của phân mục “ Theo dòng ” được tải về và tổng hợp từ báo Phápluật Thành phố Hồ Chí Minh trực tuyến ( http://plo.vn/thoi-su/theo-dong/ ). Chuyên mụcnày nằm trong mục “ Thời sự ” của báo. Nó nằm giữa hai chun mục “ Chính trị ” và “ Cà phê sáng ” ( hình 7 – 9, phụ lục ). Chuyên mục gồm những bài viết của những tác giảlà những nhà báo, phản hồi về những yếu tố thời sự, chính trị, pháp lý. 186. Đóng góp của luận vănVề mặt lý luận, luận văn góp thêm phần cung ứng những cứ liệu khoa học về lý lẽlập luận thường được sử dụng trong văn bản báo chí truyền thông, góp thêm phần làm đa dạng và phong phú thêmnguồn tư liệu tương quan đến lý lẽ lập luận. Kết quả điều tra và nghiên cứu này sẽ là tài liệu hữuích cho những cơng trình điều tra và nghiên cứu tựa như hoặc chun sâu hơn. Về mặt thực tiễn, luận văn chỉ ra những lý lẽ thuyết phục, những hình thức lậpluận thường được sử dụng, những phương pháp lập luận mang lại hiệu suất cao cho qtrình lập luận. Bên cạnh đó, luận văn cũng khái qt mơ hình lập luận chung, cấutrúc lập luận hiệu suất cao của những bài viết, từ đó làm tài liệu tìm hiểu thêm cho fan hâm mộ haynhà báo để họ có thêm kỹ năng và kiến thức viết bài hiệu suất cao, nâng cao chất lượng bài viết. Những luận cứ khoa học của luận văn góp thêm phần tạo cơ sở cho việc dựng những trang, phân mục có nội dung tựa như. 7. Bố cục luận vănNgồi phần khởi đầu, Tóm lại, hạng mục tài liệu tìm hiểu thêm, hạng mục bảngbiểu, phụ lục, bố cục tổng quan luận văn gồm có 3 chương : Chương 1 : Những yếu tố chungTrong chương 1, luận văn trình diễn khái quát những kim chỉ nan tương quan đếnlý lẽ lập luận như những khái niệm cơ bản về lý lẽ, lập luận ; những phương diện khácnhau của sự lập luận, những chiêu thức trong lập luận, những thành tố logic tronglập luận, phân loại lý lẽ, … Bên cạnh đó, chương 1 cũng trình làng một cách kháiquát về tờ báo mạng điện tử VnExpress ; ra mắt sơ nét về sự sinh ra, đặc thù vàvai trò của chun mục “ Góc nhìn ”. Ngồi ra, ở chương này, người viết cũng trìnhbày sơ nét đặc thù, định nghĩa thể loại phản hồi để qua đó làm cơ sở lý thuyếtphân tích ngơn ngữ lập luận trong bài viết của chun mục “ Góc nhìn ”. Chương 2 : Lý lẽ lập luận trên chun mục “ Góc nhìn ” báo VnExpressỞ chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích và miêu tả những loại lý lẽ xuất hiệntrong phân mục, những hình thức lập luận nào thường được sử dụng nhiều nhấtvà vì sao chúng được sử dụng, mơ hình lập luận của những bài viết trên chun mục “ Góc nhìn ”. Bên cạnh đó, ở chương 2, chúng tơi cũng trình diễn thêm những phươngthức gây hiệu suất cao trong lập luận ; khảo sát và nghiên cứu và phân tích độ dài bài viết trên chunmục “ Góc nhìn ” để chứng tỏ rằng, nó cũng ảnh hưởng tác động đến hiệu suất cao lập luận củatoàn bài. Kết thúc những yếu tố nghiên cứu và phân tích, chúng tơi mơ phỏng một cấu trúc lậpluận hiệu suất cao cho những ai chăm sóc cách viết dạng bài như trên chun mục “ Góc nhìn ”. 19C hương 3 : So sánh lý lẽ lập luận trên phân mục “ Góc nhìn ” với lý lẽlập luận trên chun mục “ Tơi viết ” và chun mục “ Theo dịng ” Chương này sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tích, miêu tả và so sánh những loại lý lẽ, những yếu tố tạo nên lập luận thuyết phục và cấu trúc lập luận trong bài viết của bachun mục “ Góc nhìn ”, “ Tơi viết ” và “ Theo dịng ”. Qua việc so sánh này, phầnnào chỉ ra những điểm tương đương, độc lạ trong việc sử dụng lý lẽ lập luận củaba phân mục. 20CH ƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGTrong chương này, chúng tôi sẽ trình diễn những yếu tố tổng quan về lýthuyết lập luận, đôi nét về báo mạng điện tử VnExpress và chun mục “ Góc nhìn ”. 1.1. Tổng quan về triết lý lập luận1. 1.1. Khái niệm lập luậnLập luận xuất hiện ở khắp nơi trong đời sống của tất cả chúng ta : trong tiếp xúc, trong việc làm và học tập, … Người ta thường dùng lập luận để lý giải, chứngminh cho điều gì đó ; dùng lập luận để thuyết phục ai đó tin vào quan điểm của mình haydùng lập luận để trình diễn, bác bỏ một yếu tố nào đó … Chính vì thế mà lập luận cótầm quan trọng rất đặc biệt quan trọng. Ngay từ thời cổ đại ( thế kỷ V trước công nguyên ), lập luận đã được chú ýnghiên cứu. Ban đầu, lập luận được coi là một nghành thuộc khoanh vùng phạm vi của “ thuậthùng biện ”, được trình diễn trong Tu từ học của Aristote. Sau đó, lập luận được trìnhbày trong phép suy luận logic, thuật ngụy biện hay trong những cuộc nghị luận, tranhcãi tại tòa [ 6, tr. 163 ]. Đến nửa sau thế kỷ XX, kim chỉ nan lập luận được chăm sóc trở lại. Mở đầu chogiai đoạn trở lại này là cơng trình “ Khảo luận về sự lập luận – Tu từ học mới ” củaPerelman và Olbrechts – Tyteca ( 1958 ), cơng trình của S.Toulmin ( 1858 ), cơng trìnhcủa Grize ( 1982 ). Nhưng điển hình nổi bật nhất là cơng trình của hai tác giả người Pháp : J.Auscombre và O.Ducrot ( 1983 ). Họ đã đưa ra 1 số ít kiến giải cơ bản mới và độcđáo về kim chỉ nan lập luận. Đặc biệt, thực chất ngữ dụng học của lâp luận đã đượcquan tâm. Chính hướng điều tra và nghiên cứu này đã gặt hái nhiều tác dụng mê hoặc và được rấtnhiều nhà điều tra và nghiên cứu chú ý quan tâm đến [ 6, tr. 163 ]. Năm 1985, Trung tâm Châu Âu chuyên nghiên cứu và điều tra về lập luận ( Centreeuropeen Pour I ’ Etude I ’ Argumentation ) được xây dựng và tổ chức triển khai hộithảo chuyên đề về lập luận. Hội thảo tiên phong được tổ chức triển khai vào cuối tháng 8 năm1987 [ 6, tr. 163 ]. Ở Nước Ta, hai nhà ngôn ngữ học chuyên điều tra và nghiên cứu về kim chỉ nan lập luận, hoàn toàn có thể kể đến là Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu. Theo Nguyễn Đức Dân : Lập luận là một hoạt động giải trí ngôn từ. Bằng công cụngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm mục đích dẫn dắt người nghe đến một hệ thốngxác tín nào đó : rút ra một ( / một số ít ) Tóm lại hay đồng ý một ( / 1 số ít ) kết luậnnào đó [ 6 ; tr. 165 ]. 21 Đỗ Hữu Châu thì cho rằng : Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm mục đích dẫn dắtngười nghe đến một Tóm lại hay đồng ý một Kết luận nào đấy mà người nóimuốn đạt tới [ 4 ; tr. 155 ]. Nói về khái niệm lập luận, chúng tơi cũng đã tìm thấy trong giáo trình “ Logichọc biện chứng ” của Võ Văn Thắng định nghĩa lập luận như sau : Lập luận là hìnhthức của tư duy nhằm mục đích chứng tỏ một yếu tố nào đó thơng qua việc trình diễn lý lẽmột cách có mạng lưới hệ thống ngặt nghèo [ 46 ; tr. 56 ]. Tóm lại, theo chúng tơi, lập luận là một hoạt động giải trí tư duy ngôn từ, là thaotác mà người nói đưa ra những lý lẽ nhằm mục đích dẫn dắt người nghe đi tới một hệ thốngxác tín nào đó hoặc gật đầu một Tóm lại nào đó. 1.1.2. Những phương diện khác nhau của lập luậnSự lập luận là một hành vi ngôn từ – hành vi lập luận. Hành động lậpluận trước hết được chia thành hai kiểu : sự lập luận theo diễn từ chuẩn và sự lậpluận trong ngôn từ [ 6, tr. 165 ]. 1.1.2. 1. Lập luận theo diễn từ chuẩnLà loại lập luận dựa vào những sự kiện, những cứ liệu có liên hệ với nhau một cáchlogic xác lập và những quy tắc suy diễn logic. Lập luận kiểu này thường đượcdùng trong những ngành khoa học tự nhiên. Ví dụ : Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kiathì hai tam giác đó đồng dạng với nhau [ Tốn 8 ( 2005 ), tập 1 ]. 1.1.2. 2. Lập luận trong ngôn ngữKhác với lập luận theo diễn từ chuẩn, lập luận trong ngôn từ không dựavào mối liên hệ logic để suy diễn một cách logic mà nó dựa vào sự định hướngngơn ngữ, nhằm mục đích dẫn dắt người nghe đi đến một Tóm lại nào đấy. Trong kim chỉ nan lập luận, có những quy tắc ngơn từ lập luận. Những quy tắcngơn từ đó là những biểu thức ngôn từ xu thế cho một Tóm lại hay địnhhướng cho một lập luận. Quan sát ví dụ dưới đây : ( 1 ) Em Nga cao 1 m70. ( 2 ) Em Nga cao 1 m70 thơi. ( 3 ) [ Vì vậy ] em Nga đủ tiêu chuẩn thi người mẫu. ( 4 ) [ Vì vậy ] em Nga không đủ tiêu chuẩn thi người mẫu. 22C âu ( 1 ) hoàn toàn có thể phối hợp với câu ( 3 ) và cũng hoàn toàn có thể tích hợp với câu ( 4 ) mà ýnghĩa logic của mỗi câu vẫn không đổi khác. Nhưng so với câu ( 2 ), nó chỉ kết hợpđược với câu ( 4 ). Vì chính từ thơi trong câu ( 2 ) đã tạo ra một khuynh hướng nghĩa âm ( xấu đi ), khiến nó chỉ hoàn toàn có thể tích hợp với những câu mang ý nghĩa phủ định, nhưcâu ( 4 ). Xem tiếp ví dụ sau : Đến Lan cũng giải bài này khơng được nữa là tơi. Câu trên có khuynh hướng lập luận nhờ cấu trúc ngữ pháp “ Đến A cũng x ”. Đâylà cấu trúc thang độ hóa sự kiện, có dạng khái qt là : “ Đến A ( cũng ) cịn x nữa làB ”. Theo đó, A được xem ở mức độ là cực cấp. Cấu trúc ngữ pháp này được cho phép tạora lập luận : “ A đã x. Vậy thì B cũng x ”. Ví dụ trên được hiểu là : Lan giải bài tập đókhơng được. Vậy thì tơi cũng giải khơng được. Vậy hoàn toàn có thể hiểu, lập luận trong ngôn từ là một hoạt động giải trí – một thao tácngơn ngữ, qua đó người nói đưa ra một hay 1 số ít phát ngôn làm luận cứ mà cấutrúc ngôn từ và nội dung của chúng đưa người nghe tới những chuỗi link dẫntới một Kết luận nào đó [ 6, tr. 167 ]. 1.1.2. 3. Lập luận khoa họcLập luận trong khoa học là loại lập luận đi tới một đích về giá trị chân lý. Lập luận này thường đặt ra những câu hỏi để kiểm chứng sự vật, vấn đề : Có haykhơng có ? Đúng hay sai ? Sự việc đó có như vậy hay khơng ? … Các lý lẽ được đưa ralà những lý lẽ khoa học dựa trên những định nghĩa, định lý, tiên đề … đã được chứngminh là luôn luôn đúng. Các ngành khoa học tự nhiên thường dùng loại lập luậnnày. Ví dụ : Để chứng tỏ một tam giác có đặc thù vng, người ta hoàn toàn có thể lập luậnbằng việc đặt câu hỏi, tam giác này có đặc thù gì để trở thành tam giác vng ? Vàngười ta hoàn toàn có thể dùng Định lý Pytago để chứng tỏ cho lập luận của mình. Định lý Pytago : Trong một tam giác vng, bình phương của cạnh huyềnbằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. 1.1.2. 4. Lập luận thực tiễnLập luận thực tiễn là lập luận nhằm mục đích đi tới một đích về tính hiệu suất cao. Dạnglập luận này đặt ra tiềm năng là dẫn dắt, lôi kéo, thuyết phục quần chúng nghe theonhững điều mà mình nói, hay từ bỏ xác tín cũ của họ và tối thiểu cũng giữ được quầnchúng của mình. 23T heo Nguyễn Đức Dân, lập luận thực tiễn hoàn toàn có thể hiểu là một hoạt động giải trí bằnglogic ngôn từ mà người nói thực thi nhằm mục đích tác động ảnh hưởng tới quần chúng [ 6, tr. 168 ]. Những văn bản có mục tiêu thuyết phục quần chúng nhân dân, thường dùng lậpluận thực tiễn, như chính luận, phản hồi, quảng cáo, PR, … Để lơi kéo, thuyết phục quần chúng, người ta còn sử dụng “ lập luận theo đasố. “ Lập luận theo đa phần ” cũng thuộc loại lập luận thực tiễn. Đặc điểm của “ lập luậntheo đa phần ” là dựa vào sự đống ý của số đơng để từ đó thuyết phục quần chúngtin theo hoặc nghe theo điều mà người nói hướng đến. Lối lập luận này thường gặptrong diễn từ chính trị hay trong quảng cáo như : “ Hầu hết những nha sĩ dùng kem đánhrăng này. Bạn hãy dùng như những nha sĩ ” [ 6, tr. 168 ]. Tiêu chuẩn để nhìn nhận lập luận thực tiễn là tính hiệu suất cao thực tiễn của nó. Cho nên, để một lập luận thành công xuất sắc, gây được hiệu suất cao, sự lập luận cần 3 yếu tố [ 6, tr. 169 ] : Yếu tố logic, lý lẽ ( logos ). Yếu tố biểu cảm, gây xúc động ( pathos ). Yếu tố về đặc thù, tính cách của người nghe. Ví dụ : Cùng xem hai đoạn văn sau : Người Nước Ta tất cả chúng ta luôn tự hào là một quốc gia nhân văn, trọng đạolý, có truyền thống lịch sử hiếu học truyền kiếp. Chính vì lẽ đó, tất cả chúng ta thường nói chữ ” sách “, dù đơi khi chỉ là cuốn truyện tranh, với hàm ý trân trọng, tự hào. Chúng tacó những Hội sách, Đường Sách, và sắp tới là Ngày Sách Nước Ta – ngày mà cảnước được cổ động cùng nhau đọc sách, tơn vinh văn hóa truyền thống đọc. Vậy thì việc một embé đang bị hoài nghi ăn trộm hai cuốn truyện có đáng để bị mang ra thị chúng theokiểu rêu rao trên mạng xã hội. Đám đông tận mắt chứng kiến tại nhà hàng siêu thị đã là quá sức chịu đựng của em. Sự buộctội của những người lớn vào khoảnh khắc em bị bắt quả tang đã là quá sức chịuđựng của em. Vậy thì làm thế nào em hoàn toàn có thể chịu thêm được việc bị gắn cho mác ” Tôi làngười ăn trộm ” như thế. Tơi tưởng tượng, theo lẽ thường trong đời sống, em sẽ lớnlên, trưởng thành, có cơng ăn việc làm, có bạn trai, rồi sẽ làm vợ, làm mẹ, làm bà … Cuộc sống của em sẽ đi theo một lập trình như bao số phận khác trong xã hội này. Nhưng từ giờ đời sống ấy có lẽ rằng sẽ khác đi bởi cái mác mà người lớn đóng dấu choem. ( “ Nỗi đau của “ kẻ trộm sách ”, Góc nhìn, đăng ngày 16/4/2014 ). Lấy lý lẽ từ truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền thống của người Nước Ta là nhân đạo, hiếu học, tác giả muốn khẳng định chắc chắn : cách xử phạt cô bé học viên lớp 7 bị hoài nghi ăn trộm hai24quyển truyện : trói giang hai tay với tấm bảng gắn trước ngực : “ Tôi là người ăntrộm ” là cách xử phạt không nhân văn, không đúng với đạo lý của người Nước Ta. Ngồi việc trình diễn lý lẽ, tác giả cịn bày tỏ sự thương xót và đồng cảm củamình trước hình ảnh bị phạt đáng thương của em : Đám đơng tận mắt chứng kiến tại siêu thịđã là quá sức chịu đựng của em. Sự buộc tội của những người lớn vào khoảnhkhắc em bị bắt quả tang đã là quá sức chịu đựng của em … Tơi tưởng tượng, theo lẽthường trong đời sống, em sẽ lớn lên, trưởng thành, có cơng ăn việc làm, cóbạn trai, rồi sẽ làm vợ, làm mẹ, làm bà … Cuộc sống của em sẽ đi theo một lập trìnhnhư bao số phận khác trong xã hội này. Nhưng từ giờ đời sống ấy có lẽ rằng sẽ khác đibởi cái mác mà người lớn đóng dấu cho em. Theo lẽ thường, so với một em nhỏ nào, khi làm sai điều gì mà bị bắt gặpthì sẽ cảm thấy có lỗi và xấu hổ lắm. Nhưng với hình phạt bị trói giang hai tay vàtreo tấm bảng trước ngực với dịng chữ : ” Tơi là người ăn trộm ” thì quả thật là mộtmức phạt quá kinh khủng với một em nhỏ : “ là quá sức chịu đựng của em ”. Điềunày làm tác động ảnh hưởng đến tâm ý, đời sống hiện tại và tương lai của em sau này. Những lý lẽ mà tác giả đưa ra không chỉ đúng, tương thích với truyền thốngtrọng đạo lý, nhân văn của người Nước Ta mà nó cịn biểu lộ cái tình, cái tâm, sựđồng cảm mà tác giả dành cho nhân vật trong câu truyện. Nó tương thích với đặc điểmtính cách của người đọc, giúp người đọc hiểu thâm thúy yếu tố. 1.1.3. Các chiêu thức trong lập luận1. 1.3.1. Phương pháp lập luận hình thứcPhương pháp này là chiêu thức suy luận hình thức, theo những khuôn mẫusuy luận ngặt nghèo logic. Sự lập luận đi tới việc nhìn nhận về giá trị chân lý đúng saicủa sự kiện. Theo đó, chân lý được khẳng định chắc chắn qua những tiên đề và những quy tắc suydiễn theo ngơn ngữ hình thức, phổ qt cho mọi lúc, mọi nơi. Dù mọi người dùngcác ngôn từ tự nhiên khác nhau cũng đều lập luận như vậy [ 6, tr. 169 ]. Phươngpháp này thường được dùng trong lập luận theo diễn từ chuẩn hay lập luận khoa họcmà chúng tôi đã nêu. Lập luận theo giải pháp suy luận hình thức thường dùng những lý lẽ từnhững chân lý, tiên đề, định lý như : chân lý được chứng minh và khẳng định trong hình họcLơbasepxki, chân lý được khẳng định chắc chắn qua tiên đề toán học Euclide, định lýPytago, … Tuy nhiên so với chiêu thức suy luận hình thức, có một điều quan trọnglà sự lập luận có ngặt nghèo và đúng mực hay khơng, tùy thuộc vào nó xuất phát từnhững tiền đề đúng hay sai và sự suy diễn có hợp quy tắc hay khơng [ 6, tr. 170 ]. 25C hính vì thế chiêu thức suy luận hình thức ln yên cầu sự tỉ mỉ và suy luận mộtcách ngặt nghèo, logic. 1.1.3. 2. Phương pháp lập luận phi hình thứcĐây là chiêu thức lập luận thuyết phục, được gọi là “ logic khơng hìnhthức ”. Sự lập luận ở đây dựa theo những tri thức, lý lẽ, nền tảng đạo lí, phong tục, tập quán, nhân sinh quan, … của một xã hội, một dân tộc bản địa, được hầu hết những cá thểtrong xã hội đó tôn trọng và tuân thủ [ 6, tr. 170 ]. Lập luận trong ngôn từ hay lậpluận thực tiễn thường dùng chiêu thức lập luận này. Về chiêu thức lập luận thuyết phục thì sự lập luận là thao tác mà ngườinói biểu lộ những lý lẽ tốt, làm cho người nghe đồng ý một Tóm lại nào đóhoặc đi tới một xác tín nào đó [ 6, tr. 170 ]. Theo đó, những lý lẽ tốt là những lý lẽkhiến người nghe cảm thấy có lí, phản ánh được chân lý của vấn đề, yếu tố. Nhữngbài viết trên chun mục “ Góc nhìn ” đều dùng giải pháp lập luận này để thuyếtphục fan hâm mộ. 1.1.4. Những thành tố logic của một lập luậnLập luận là đi từ tiền đề ( luận cứ ) dẫn đến kết đề trải qua lý lẽ. Vì vậy, trong một lập luận, có 3 thành tố logic là : tiền đề ( luận cứ ), kết đề và lý lẽ [ 6, tr. 181 ]. Có thể minh họa một lập luận qua sơ đồ sau đây : Hình 1.1. Sơ đồ khái quát một lập luậnNguồn : Nguyễn Đức Dân [ 6, tr. 181 ] 1.1.4. 1. Tiền đề ( luận cứ ) Tiền đề là một khẳng định chắc chắn xuất phát [ 6, tr. 181 ] làm địa thế căn cứ cho lập luận, từđó suy ra kết đề. Tiền đề thường là những câu miêu tả sự kiện, hay là một định luật, mộtnguyên lí xử thế được xã hội gật đầu, làm khuynh hướng cho một lập luận. Các tiền

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn