Quản lý hoạt động truyền hình từ góc nhìn văn hóa đại chúng nghiên cứu trường – Tài liệu text

Quản lý hoạt động truyền hình từ góc nhìn văn hóa đại chúng nghiên cứu trường hợp đài truyền hình thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 229 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

———

TRƯƠNG VĂN MINH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐÀI TRUYỀN HÌNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
CHUYÊN NGÀNH

: VĂN HÓA HỌC

MÃ SỐ

: 62.31.70.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. TS. NGUYỄN VĂN HIỆU
2. TS. HUỲNH VĂN THÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

TRƯƠNG VĂN MINH

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN HÌNH (TRƯỜNG HỢP HTV) TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ….. 16
1.1.Cơ sở lý luận …………………………………………………………………………………………… 16
1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………………………………………… 33
Chương 2: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT SÓNG NỘI DUNG CỦA
HTV TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ……………………………………………………. 48
2.1. Thực tiễn nhu cầu tiếp nhận của khán giả trên địa bàn TP. HCM từ góc nhìn văn
hóa đại chúng …………………………………………………………………………………………………… 48
2.2. Quản lý sản xuất và phát sóng các nội dung đáp ứng nhu cầu thông tin …………….. 59
2.3. Quản lý sản xuất và phát sóng các nội dung đáp ứng nhu cầu tự khẳng định bản
thân – truyền hình thực tế ……………………………………………………………………………….. 64
2.4. Quản lý sản xuất và phát sóng các nội dung đáp ứng nhu cầu giao tiếp và gắn kết xã
hội – phim truyện truyền hình ………………………………………………………………………….. 77
2.5. Chuyển biến trong quản lý hoạt động sản xuất và phát sóng nội dung của HTV
hướng đến nhu cầu của khán giả ………………………………………………………………………. 88
Chương 3: QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ VIỆC SẢN XUẤT VÀ PHÁT
SÓNG NỘI DUNG CỦA HTV TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ……………….. 99
3.1. Quản lý hoạt động liên kết sản xuất (“xã hội hóa”) nội dung của HTV ……………… 99
3.2. Quản lý quy hoạch và phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ …………………………. 112

3.3. Quản lý dịch vụ truyền hình …………………………………………………………………….. 117
3.4. Quản lý phát triển nguồn nhân lực ……………………………………………………………. 123
Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG TRUYỀN HÌNH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH ……………………. 128
4.1. Các yếu tố tác động tới nhu cầu và thái độ tiếp nhận của khán giả ………………….. 128
4.2. Dự báo xu hướng vận động của ngành truyền hình Việt Nam………………………… 132
4.3. Khuyến nghị các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động truyền hình. 144
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………. 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………… 170
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………. 177

CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Viết tắt

Đầy đủ tiếng Việt

Bộ TT&TT

Bộ Thông tin – Truyền thông

DVB-T2

Công nghệ truyền hình số mặt đất chuẩn T2

HTV

Đài Truyền hình TP. HCM

IPTV

Công nghệ truyền hình qua giao thức Internet

OTT

Ứng dụng truyền dẫn nghe-nhìn trên Internet

PTTH

Phim truyện truyền hình

PTTHHQ

Phim truyện truyền hình Hàn Quốc

PTTHVN

Phim truyện truyền hình Việt Nam

SFN

Phát sóng kỹ thuật số mặt đất đơn tần

THTT

Truyền hình thực tế

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VHĐC

Văn hóa đại chúng

VOD

Xem video theo yêu cầu

VTC

Đài Truyền hình Kỹ thuật số

VTV

Đài Truyền hình Việt Nam

XHH

Xã hội hóa

XHHSXCTTH

Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ HÌNH CHỤP TRONG LUẬN ÁN
Trang
Hình 1. 1: Mô hình quản lý truyền hình “Ba chủ thể” ……………………………………. 23

Hình 1. 2: Tháp nhu cầu của Maslow ………………………………………………………….. 29
Hình 1. 3: Sơ đồ mô hình “Mã” của Stuart Hall …………………………………………… 31
Hình 1. 4: Khán giả là tập hợp đa dạng các bộ giải mã tín hiệu ………………………. 32
Hình 1. 5: Sơ đồ tổ chức của HTV ………………………………………………………………. 41
Hình 1. 6: Tỉ lệ khán giả TP.HCM theo dõi truyền hình qua các nguồn truyền dẫn
(Nguồn: Đài Truyền hình TP.HCM, 2012) …………………………………………………… 43
Hình 1. 7 : Tỉ lệ khán giả TP. HCM theo dõi truyền hình qua các nguồn truyền dẫn
(Nguồn: Công ty TNS Vietnam, 2012) ………………………………………………………… 43
Hình 1. 8: Mô hình hoạt động của HTV theo phương thức truyền thông một chiều
trước đổi mới …………………………………………………………………………………………… 44
Hình 1. 9: Mô hình hoạt động của HTV hiện nay theo hướng mở …………………….. 45
Hình 2.1: Tỷ lệ khán giả TP.HCM với nhu cầu xem truyền hình cụ thể ……………51
Hình 2.2: Tương quan về tỷ lệ% khán giả dịch chuyển giữa HTV7 và các kênh
truyền hình khác ………………………………………………………………………………………. 52
Hình 2.3: Biểu đồ chỉ số “rating” % của một số kênh truyền hình dẫn đầu tại thị
trường TP.HCM vào các khung giờ khác nhau trong ngày ……………………………… 58
Hình 2.4: “Rating” % của “Chương trình 60 giây” …………………………………….. 61
Hình 2.5: Chương trình “Phút giây cảnh giác” có chỉ số khán giả theo dõi cao
nhất vào chiều Chủ nhật ……………………………………………………………………………. 63
Hình 2.6: So sánh thị phần một số kênh truyền hình hàng đầu tại TP.HCM ……….. 89
Hình 2.7: So sánh “rating”% của hai chương trình THTT phát sóng cùng giờ …… 94
Hình 2.8: Sự gia tăng thị phần của HTV7 và HTV9 tại thị trường TP.HCM vào
đầu năm 2014……………………………………………………………………………….96
Hình 2.9: So sánh thói quen mở kênh (AvRch%) và tình trạng theo dõi (Rtg%)
của khán giả HTV7 trong 5 tháng đầu năm 2014…………………………………97
Hình 3.1: Sơ đồ kinh tế – văn hóa của hoạt động XHHSXCTTH…………………….106

Hình 3.2: Cấu trúc hoàn chỉnh, đơn giản và tiện ích của hệ thống Internet trên
truyền hình cáp……………………………………………………………………116

Hình 3.3: Mức đầu tư bằng quảng cáo (đơn vị USD) trên các kênh truyền hình
dẫn đầu tại thị trường TP.HCM 8 tháng đầu năm 2013…………………………119
Hình 4.1: Tỷ lệ khán giả truyền hình Mỹ tiếp nhận truyền thông khác cùng lúc
với truyền hình……………………………………………………………………129
Hình 4. 2: Mức độ tăng trưởng của quảng cáo trên truyền hình…………………141
Hình 4. 3: Việc can thiệp bằng mũi chích trực tiếp thường gây e ngại nhiều hơn
việc hòa trộn thuốc đặc trị vào dịch truyền (hình mang tính minh họa)…………146
Hình 4. 4: Mô hình “mở”,“động” và “thông” được đề xuất để quản lý hoạt động
HTV…………………………………………………………………………………………………………153

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang
Bảng 2. 1: So sánh “rating” một số chương trình truyền hình thực tế được
phát sóng tại thị trường TP.HCM ……………………………………………………………….. 68
Bảng 2. 2: Tỉ lệ phim truyện truyền hình Hàn Quốc trên sóng HTV từ 2004 đến
2013 ………………………………………………………………………………………………………. 85
Bảng 3. 1: Danh sách 10 buổi phát sóng chương trình cụ thể đạt “rating” %
cao nhất trong 8 tháng đầu năm 2013 ……………………………………………………….. 105
Bảng 3. 2: So sánh doanh thu của HTV và số lượng các chương trình
xã hội hóa ……………………………………………………………………………………………… 106
Bảng 3. 3: Hiệu quả tài chính của hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình
truyền hình của HTV ………………………………………………………………………………. 110
Bảng 3. 4: Mức độ thâm nhập của truyền hình trả tiền tại Việt Nam vào
năm 2013………………………………………………………………………………………………. 118

1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Từ khi ra đời đến nay, truyền hình đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng của
nó trong lĩnh vực truyền thông, trong đó có việc đáp ứng ngày càng cao nhu cầu
hưởng thụ văn hóa của đại đa số quần chúng. Ở Việt Nam, từ sau đổi mới (1986)
đến nay, truyền hình có những bước phát triển mạnh mẽ gắn với những chuyển biến
sâu sắc trong đời sống văn hóa cộng đồng dân cư, nhất là tại các thành phố lớn.
Nắm bắt được nhu cầu hưởng thụ văn hóa và thị hiếu của công chúng, ngành
truyền hình Việt Nam đã đưa ra nhiều chương trình và thể loại chương trình được
đông đảo khán giả quan tâm theo dõi, ủng hộ và cũng nhận được từ công chúng
những phản hồi, những xu hướng hưởng thụ văn hóa có tác dụng điều chỉnh trong
việc hoạch định chiến lược và quản lý hoạt động truyền hình. Truyền hình đã có
nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những mặt còn hạn chế trên khía cạnh bảo
vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Truyền hình đã thực hiện
tương đối tốt chức năng tuyên truyền, thông tin nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết
khi phản ánh thực tiễn cũng như định hướng cho văn hóa đại chúng. Trong quản lý
cũng như trong dư luận xã hội, cách hiểu và nhìn nhận bản chất của truyền hình
cũng còn nhiều khác biệt.
Xét từ khía cạnh văn hóa đại chúng (VHĐC), mặc dù thái độ của công chúng
đối với truyền hình có thể là tán thưởng hay phê phán, nhưng nhìn chung thường
theo hai hướng chính: mong muốn truyền hình phát huy mặt tích cực và hạn chế
mặt tiêu cực. Việc quản lý truyền hình vì vậy đòi hỏi sự công bằng, khách quan và
khoa học, hướng tới việc dung hòa những mục tiêu mang tính đối lập, mâu thuẫn từ
những góc nhìn khác nhau. Qua Luận án “Quản lý hoạt động truyền hình từ góc
nhìn Văn hóa đại chúng (Nghiên cứu trường hợp Đài Truyền hình TP. HCM)”,
chúng tôi mong nhận diện được tính đại chúng của truyền hình qua các thông điệp
đa dạng được chuyển tới khán giả, từ đó góp phần vào việc quản lý các hoạt động

2

truyền hình một cách có hiệu quả, để cho truyền hình Việt Nam vừa góp phần xây
dựng đất nước trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa thỏa mãn nhu cầu
thông tin, học tập và giải trí lành mạnh của đại đa số quần chúng khán giả.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa VHĐC và việc quản lý hoạt động
truyền hình, tác giả thực hiện luận án hướng tới những mục đích sau đây:
Một là, góp phần bổ sung một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu quản lý
hoạt động truyền hình ở Việt Nam gắn liền với thái độ và nhu cầu của khán giả dưới
tác động của VHĐC.
Hai là, tìm ra những thành công và hạn chế trong hoạt động quản lý truyền
hình ở Việt Nam hiện nay, qua đó cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa
quản lý hoạt động truyền hình và VHĐC.
Ba là, dự báo được xu hướng phát triển của môi trường truyền thông ảnh
hưởng đến VHĐC và tác động làm thay đổi thái độ và nhu cầu của khán giả truyền
hình, từ đó khuyến nghị những giải pháp nhằm cải tiến và đổi mới phương thức
quản lý hoạt động truyền hình cho phù hợp với sự phát triển.
3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, đặc biệt tại các nước phương Tây, truyền hình với cách hiểu là
phương tiện truyền thông của VHĐC và là một hợp phần của VHĐC được giới
nghiên cứu quan tâm từ lâu, trở thành một phân ngành trong khoa học báo chítruyền thông, nghiên cứu xã hội học và nghiên cứu văn hóa học. Thậm chí truyền
hình ra đời đã thúc đẩy việc hình thành một trào lưu nghiên cứu VHĐC. Trong khi
đó, VHĐC được hình thành từ sự tác động của các phương tiện truyền thông đại
chúng lên xã hội, do đó nghiên cứu một đối tượng truyền thông từ góc nhìn VHĐC
không thể thiếu các phương pháp và quan điểm nghiên cứu của xã hội học cũng như
các lý thuyết về truyền thông (Media Theories).
Dù thịnh hành ở cuối thế kỷ XIX hay phổ biến ở đầu thế kỷ XXI, các quan
điểm về truyền thông đại chúng (bắt nguồn từ báo in và đang gây sốt với Internet)
nhìn chung cũng luôn ở hai nhóm cơ bản: nhóm các quan điểm phê phán và nhóm

3

các quan điểm ủng hộ. Sở dĩ nhóm phê phán được chúng tôi đặt lên trước bởi vì hầu
như xưa nay, thái độ đầu tiên của các nhà nghiên cứu trước sự xuất hiện của các
hiện tượng VHĐC (hệ quả của truyền thông đại chúng) là lo âu rồi sau đó mới xuất
hiện những quan điểm ủng hộ. Nhà xã hội học truyền thông Eric Maigret đã nhận
xét rất hình tượng rằng lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng thường trải
qua quá trình dao động từ cực này qua cực kia tương tự như chu kỳ của một con lắc,
lúc thì lên án và tố cáo, lúc thì bênh vực và ca ngợi.1
Thoạt đầu, mô hình căn bản cho quan điểm phê phán “Hiệu ứng truyền
thông” (Media Effects) mô phỏng theo “mũi kim chích” (Hypodermic Needle) hay
“viên đạn thần” (Magic Bullet), theo đó, thông điệp truyền thông có thể được “chích
thẳng vào máu” hay “bắn thẳng vào đầu” khán giả. Xuất phát từ những luận điểm
của các nhà khoa học theo chủ nghĩa hành vi (Behaviourism) thịnh hành trong thập
niên 1930, mô hình này tạo cái nhìn tiêu cực về truyền thông, trong đó có truyền
hình. Từ “Effect” với ý nghĩa hiệu ứng xấu cần được phân biệt rõ với
“Effectiveness” mang ý nghĩa ảnh hưởng tích cực [McQuail, Denis 2005: 554].
Trường phái “hiệu ứng” tiếp tục được bổ sung thêm nhiều nhà nghiên cứu như
Jonathan Freedman, Jerry Mander… trước sự xuất hiện của các phương tiện truyền
thông mới vào cuối thế kỷ XX.
Cùng với các học giả theo trường phái “hiệu ứng”, tất cả các nhà nghiên cứu
theo quan điểm Marxist đều dựa trên luận điểm nổi tiếng của Karl Marx và
Friedrich Engels trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845-1846), theo đó giai cấp
nào là lực lượng thống trị trong xã hội, chi phối những tư liệu sản xuất thì cũng là
lực lượng tinh thần thống trị, chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần, là
những người sản xuất ra tư tưởng, điều tiết sự sản xuất và sự phân phối những tư
tưởng của thời đại họ đang sống. Từ luận điểm này, các học giả thuộc trường phái
“hiệu ứng” cho rằng VHĐC là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản nhằm mang lại sự lạc
thú cho các tầng lớp bị trị, tạo điều kiện cho họ cam chịu và quên đi thân phận của

mình. Tiêu biểu cho nhóm các học giả theo quan điểm này là trường phái Frankfurt
1

Dẫn lại theo Trần Hữu Quang 2005: 348.

4

với Theodor Adorno và Max Horkheimer. Các tác giả sau này như Herbert Schiller
với tác phẩm “Con người một chiều” (One-dimensional man) hay Herbert Schiller
trong “Truyền thông đại chúng và đế quốc Mỹ” (Mass Communications and
American Empire) đều phê phán chế độ tư bản sử dụng truyền thông đại chúng để
mê hoặc, điều khiển quần chúng trong nước và thống trị các nước thuộc thế giới thứ
ba bằng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
Ở phía đối lập với quan điểm phê phán, tiêu biểu cho khuynh hướng ủng hộ
truyền thông đại chúng là các học giả theo theo quan điểm chức năng luận
(Functionalism). Mặc dù quan điểm này có nguồn gốc từ các công trình nghiên cứu
xã hội học nhưng cũng được giới học giả tiếp cận trong nghiên cứu truyền thông và
VHĐC. Các lý thuyết gia tiên phong Robert Merton, Harold Lasswell, Charles
Wright, qua các công trình nghiên cứu của mình, đều đi đến kết luận là truyền thông
đại chúng luôn có những chức năng để thỏa mãn những nhu cầu của xã hội, duy trì
tính ổn định, tính liên tục của một xã hội cũng như nhu cầu hội nhập và thích nghi
của các cá nhân trong xã hội. Một trong những nhánh nghiên cứu theo quan điểm
này là lối tiếp cận “Sử dụng và Hài lòng” (Uses and Gratifications).
Giai đoạn chính thức mở đầu cho việc nghiên cứu vai trò của truyền hình
trong đời sống văn hóa xã hội là từ sau Thế chiến thứ hai đến đầu thập niên 1960,
với các tác giả điển hình là P.Lazarsfelds, B.Berelson và H.Gauder trong “Sự lựa
chọn của nhân dân” (The People’s Choice) (1948). Trong công trình này, các tác
giả quan niệm rằng truyền thông không phải là một thứ quyền lực có thể tác động
trực tiếp lên các cá nhân mà chỉ là một trong các thiết chế xã hội. Sự ứng xử của

công chúng, khán giả đối với các thông điệp truyền thông còn phụ thuộc vào các
yếu tố xã hội và văn hóa khác nhau [81].
Ngoài ra, các tác giả theo thuyết “tất định công nghệ” (Technological
Determinism), hay có người dịch là “quyết định luận kỹ thuật”, thì xã hội luôn biến
đổi bởi những phương tiện mà con người sử dụng để truyền thông với nhau hơn là
nội dung của thông điệp. Những người khai sinh ra thuyết này là nhà sử học, kinh tế
học Harold Innis và nhà triết học Herbert Marsshall McLuhan thuộc trường phái

5

Toronto (Canada), trong đó McLuhan nổi tiếng với hai phát biểu trong tác phẩm
“Hiểu truyền thông” (Understanding Media) là “Truyền thông chính là thông điệp”
và thế giới là “một ngôi làng toàn cầu”. Theo McLuhan, kỹ thuật và công nghệ
chính là sự nối dài các giác quan và hệ thần kinh của con người, do vậy những thay
đổi về công nghệ có thể dẫn tới những cách thức tri giác và nhận thức mới. Ông còn
cho rằng trong thế kỷ XX, truyền hình sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng mà trong đó
mọi người trên toàn thế giới sẽ có cơ hội gần gũi và hiểu biết nhau hơn, cùng tham
gia vào một nền văn hóa chung trong một “ngôi làng toàn cầu”.
Bắt đầu từ thập niên 1960, truyền hình phát triển mạnh tại châu Âu và Hoa
Kỳ với những thay đổi lớn trong đời sống chính trị – xã hội của các nước phương
Tây. Trong thời gian này, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa đương đại CCCS (Centre
for Comtemporary Cultural Studies) của trường Đại học Birmingham (Anh) cũng
vừa được hình thành và đã tiến hành nhiều nghiên cứu về truyền thông, trong đó có
truyền hình, gắn với các vấn đề VHĐC. Trường phái “dung hòa” do những học giả
thuộc CCCS dẫn đầu đã nhanh chóng chiếm thế thượng phong trong lĩnh vực
nghiên cứu truyền thông đại chúng. Xu hướng nghiên cứu này chịu ảnh hưởng của
trường phái Frankfurt trong cách phê phán sự thống trị về mặt văn hóa của giai cấp
thống trị trong xã hội tư bản chủ nghĩa nhưng lại nhấn mạnh đến khả năng linh hoạt
và sáng tạo của quần chúng trong việc tiếp nhận, sử dụng các thông điệp truyền

thông và tác động trở lại, góp phần xây dựng các thông điệp phù hợp với hoàn cảnh
và nhu cầu thỏa mãn của chính họ.
Tiếp tục phát triển các nghiên cứu của những người sáng lập, trong vai trò
giám đốc CCCS, học giả Marxist người Anh Stuart Hall đã đưa ra một cách tiếp cận
mới trong việc nghiên cứu quá trình sản xuất và tiếp nhận các thông điệp truyền
thông. Mô hình “Mã”(Encoding/Decoding) của ông là phối hợp giữa “Ký hiệu học”
(Semiology), các lý thuyết về ý thức hệ ảnh hưởng lên truyền thông đại chúng trong
nghiên cứu truyền thông. Mô hình này cũng liên quan đến tính chất đa nghĩa
(Polysemy) của nội dung thông điệp truyền thông và cách tiếp nhận đa dạng của
công chúng, vì vậy có thể làm giảm bớt “hiệu ứng” của truyền thông cũng như liên

6

kết các chức năng tích cực của truyền thông. Một cách tiếp cận như vậy có khả năng
dung hòa được những mối lo âu thái quá hoặc niềm lạc quan “ngây ngô” về sức
mạnh của truyền thông đại chúng.
Từ thập niên 1970 tới nay, giới nghiên cứu đã cho ra đời nhiều lý thuyết và
phương pháp tiếp cận nghiên cứu vai trò của truyền hình trong đời sống văn hóa, xã
hội các nước phương Tây (nơi truyền hình mặc nhiên đã được coi là một hình thức
của VHĐC). Ở Anh có James Halloran với “Những hiệu ứng của truyền hình” (The
Effects Of Television) (1970), Raymond Williams (1974) và công trình “Truyền
hình, công nghệ và dạng thức văn hóa” (Television, Technology And Cultural
Form), hay John Fiske với hàng loạt nghiên cứu như “Văn hóa truyền hình”
(Television Culture) (1987), “Tìm hiểu Văn hóa đại chúng” (Understanding
Popular Culture) (1989)…Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu cũng sôi nổi không kém, tiêu
biểu là Muriel G. Cantor đã lưu ý đến những tác động tích cực và tiêu cực của
truyền hình cũng như các biện pháp quản lý nội dung các chương trình truyền hình
trong công trình “Truyền hình giờ vàng: Nội dung và kiểm soát” (Prime-time
Television: Content and Control ) (1980), Frank J. Coppa với “Màn hình và xã hội:

Ảnh hưởng của truyền hình tới những khía cạnh của văn minh đương đại” (Screen
and Society: The Impact of Television Upon Aspects of Contemporary Civilization)
(1980)…Trong giai đoạn này, trào lưu của chủ nghĩa “hậu hiện đại” với quan niệm
không còn biên giới giữa văn hóa tinh hoa (High Culture) và VHĐC (Popular
Culture) cùng sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới như Internet, điện
thoại di động…, khiến các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý tới sự ảnh hưởng của đời
sống xã hội lên truyền hình, đặc biệt vai trò của người thụ hưởng truyền hình được
đề cao qua hai hướng tiếp cận nghiên cứu là “Sử dụng và Hài lòng” (Uses and
Gratifications) và Nghiên cứu Văn hóa (Cultural Studies), trong đó có VHĐC.
Ở các nước châu Á, việc nghiên cứu truyền hình nói chung và quản lý truyền
hình theo hướng tiếp cận VHĐC còn rất hạn chế về mặt lý thuyết, kể cả tại các
nước có truyền hình phát triển mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc. Đáng lưu ý là công trình của Ananda Mitra (1993) nghiên cứu về Truyền

7

hình và VHĐC ở Ấn Độ và mới đây là Beng Huat Chua, Koichi Iwabuchi (2008)
trong công trình “VHĐC các nước Đông Á: Phân tích làn sóng Hàn Quốc” (East
Asian Pop Culture: Analysing the Korean Wave) đã có những phân tích về ảnh
hưởng của phim truyền hình Hàn Quốc tới sinh hoạt văn hóa của giới trẻ và phụ nữ
trung niên một số nước trong khu vực, một hình thức “xuất khẩu VHĐC” có nguồn
gốc từ chính sách quản lý văn hóa và sản xuất các sản phẩm truyền hình của chính
phủ Hàn Quốc. Cũng trong một công trình mới nhất là “Cấu trúc, khán giả và
quyền lực mềm trong văn hóa đại chúng Đông Á” (Structure, Audience and Soft
Power in East Asian Pop Culture), Ben Huat Chua (2012), với tư cách là nhà
nghiên cứu VHĐC hàng đầu của Singapore, đã tập trung phân tích “quyền lực” của
công chúng truyền thông châu Á trong xu hướng văn hóa hội tụ ngày nay.
Tại Việt Nam, truyền hình có mặt từ cuối thập niên 1960. Mặc dù đã có gần
nửa thế kỷ hình thành và phát triển, nhưng truyền hình ở nước ta vẫn chưa được

nghiên cứu một cách có hệ thống trong mối tương quan với các khoa học chuyên
ngành nghiên cứu văn hóa. Bên cạnh đó, VHĐC chỉ mới được đặt vấn đề nghiên
cứu gần đây, cho nên các công trình khoa học có liên quan đến truyền hình và quản
lý hoạt động truyền hình (xã hội học, khảo sát thực nghiệm, báo chí học…) thường
được đặt chung trong các nghiên cứu về truyền thông đại chúng mà hướng nghiên
cứu chính cho tới nay chỉ tập trung vào công chúng – người tiếp nhận từ góc nhìn xã
hội học và và báo chí học.
Các tác giả nghiên cứu ở lĩnh vực xã hội học có Mai Quỳnh Nam (1996,
2001), Trần Hữu Quang (2000, 2006), Đỗ Nam Liên (2005). Các công trình của họ
chủ yếu thực hiện việc đo lường các mức độ và cách thức tiếp nhận truyền thông
của công chúng Việt Nam và coi đó là những yếu tố quyết định đối với hiệu quả hay
tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng. Xét về mặt quan điểm khoa
học, các nghiên cứu về tiếp nhận của công chúng truyền thông đã góp phần thay đổi
nhận thức về “hiệu ứng” của truyền thông vốn được cho là tác động một chiều đến
công chúng, đem lại cái nhìn toàn diện hơn về công chúng trong môi trường truyền
thông. Các kết quả nghiên cứu của hai tác giả Trần Hữu Quang và Đỗ Nam Liên

8

được sử dụng hầu như trong tất cả các công trình, luận án sau này liên quan đến báo
chí và truyền thông.
Về khía cạnh kinh tế học, tác giả Đinh Quang Hưng (1996) đã nêu ra những
luận điểm về sự quan trọng của các mô thức tiếp nhận của khán giả ảnh hưởng đến
chiến lược phát triển của truyền hình. Về báo chí học có Tạ Ngọc Tấn (2001),
Nguyễn Văn Dững (2002, 2006, 2007), Lê Thanh Bình (2008)…là những tác giả đi
sâu vào nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận của truyền thông đại chúng Việt
Nam, nêu bật được mối quan hệ giữa truyền thông và sự phát triển xã hội trong đó
nhấn mạnh những tác động của truyền thông đến đời sống kinh tế xã hội nước ta
trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Riêng đối với các luận án tiến sĩ báo chí học về đề tài truyền hình, số lượng
các công trình vẫn còn ít và thường không đề cập đến VHĐC cũng như mối quan hệ
giữa VHĐC và truyền hình. Trong số những công trình nghiên cứu về truyền hình,
gần đây nhất có luận án tiến sĩ “Vấn đề ‘xã hội hóa’ sản xuất chương trình truyền
hình ở Việt Nam hiện nay” của Đinh Thị Xuân Hòa (2012) và “Nghiên cứu xu
hướng phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông” của Bùi Chí
Trung (2012). Các tác giả của hai luận án này đã cập nhật các xu hướng của truyền
hình thế giới và vận dụng vào phân tích các vấn đề “thời sự” của ngành truyền hình
Việt Nam như “xã hội hóa” hoạt động sản xuất chương trình và việc hình thành thị
trường truyền thông, trong đó truyền hình tồn tại và phát triển theo cơ chế thị
trường. Mối quan hệ giữa VHĐC (gắn kết với kinh tế thị trường) và truyền hình
(một ngành kinh tế dịch vụ phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của khán giả đại
chúng) đã được các tác giả đề cập nhưng chưa nêu bật được vai trò của VHĐC
trong thị trường truyền thông cũng như sự tác động của nó đối với thực tiễn hoạt
động của ngành truyền hình.
Các công trình nêu trên nghiên cứu các lĩnh vực chuyên môn của truyền hình
có liên hệ với với nhiều bộ môn khoa học khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn còn rất
ít và hạn chế ở lĩnh vực văn hóa. Hơn nữa, việc nghiên cứu các hoạt động truyền
hình từ góc nhìn VHĐC vẫn còn mới mẻ và chưa có một công trình độc lập phân

9

tích một cách có hệ thống về truyền hình với vai trò vừa là phương tiện vừa là một
hợp phần của VHĐC. Khoảng trống này là một thực tế đầy khó khăn nhưng cũng là
một trong những động lực thúc đẩy nghiên cứu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công tác quản lý hoạt động truyền hình
từ góc nhìn VHĐC. Vì đây là một vấn đề mới và phạm vi khảo sát quá rộng nên

chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên cứu trường hợp là “Đài truyền hình TP.HCM”
(HTV) với sự thể hiện của hai kênh quảng bá (dịch vụ công) có nhiều ảnh hưởng
đối với công chúng là HTV9 và đặc biệt là HTV7; không gian nghiên cứu là địa bàn
TP.HCM và vùng lân cận; thời gian nghiên cứu là trong vòng mười năm trở lại đây,
từ lúc VHĐC bắt đầu có tác động rõ nét đối với đời sống kinh tế – xã hội của các đô
thị lớn và ảnh hưởng đến những hoạt động của truyền hình qua việc phổ biến các
nội dung thu hút đông đảo khán giả. Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu này, từ
góc nhìn VHĐC, tác giả đánh giá công tác quản lý hoạt động truyền hình ở Việt
Nam hiện nay, cụ thể là ở HTV và đề xuất giải pháp quản lý hoạt động truyền hình
đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, sở thích giải trí văn hóa của công chúng khán giả hiện
nay.
4.2. Nguồn tư liệu và tài liệu
Tư liệu bao gồm các nguồn:
-Tư liệu khảo sát, điều tra xã hội học.
-Tư liệu lưu trữ và hiện hành của HTV có liên quan đến đề tài.
Tài liệu bao gồm các nguồn:
-Lý luận văn hóa và văn hóa đại chúng
-Lý luận về văn hóa quản lý và quản lý văn hóa.
-Nghiên cứu truyền hình, nghiên cứu quản lý hoạt động truyền hình từ góc
nhìn VHĐC.
-Tài liệu liên quan đến Đài truyền hình TP.HCM.
-Văn bản pháp quy về quản lý nhà nước ngành truyền hình ở Việt Nam.

10

5. Quan điểm nghiên cứu, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu dựa trên quan điểm lịch sử – cụ thể và hướng tiếp
cận liên ngành từ góc nhìn văn hóa học, vận dụng lý thuyết chức năng luận trong

nghiên cứu văn hóa, các lý thuyết trong nghiên cứu truyền thông và các vần đề
VHĐC đương đại như lý thuyết “Mã” (Encoding/Decoding), lý thuyết “Sử dụng và
Hài lòng” (Uses and Gratifications), cách tiếp cận “Văn hóa hội tụ” (Convergence
Culture), “Văn hóa tham gia” (Participatory Culture).
5.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Sau khi đặt vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản lý truyền hình và
VHĐC, tác giả luận án nêu câu các hỏi nghiên cứu:
Liệu có tồn tại sự ảnh hưởng qua lại giữa VHĐC và quản lý hoạt động của
một đài truyền hình?
Nếu có sự ảnh hưởng qua lại giữa VHĐC và quản lý hoạt động của một đài
truyền hình thì mối quan hệ này được thể hiện ở những yếu tố chủ yếu nào trong
quản lý hoạt động truyền hình?
Việc quản lý hoạt động truyền hình gắn liền với VHĐC cần phải theo mô
hình nào để phát huy hiệu quả quản lý và khai thác thế mạnh của VHĐC?
Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu này, các giả thuyết được nêu ra trong
luận án bao gồm:
Quản lý hoạt động truyền hình có thể được thực hiện từ nhiều góc nhìn khác
nhau, nhưng quản lý từ góc nhìn VHĐC là hình thức quản lý lấy khán giả làm trung
tâm trong bối cảnh VHĐC đang tác động mạnh và rộng rãi ở hầu hết các mặt trong
đời sống kinh tế – xã hội hiện nay sẽ khách quan và hiệu quả hơn.
Trong môi trường truyền thông có quá nhiều lựa chọn dành cho khán giả,
thái độ và nhu cầu của số đông khán giả quyết định việc hình thành nội dung và
phân phối các thông điệp truyền hình, do đó sẽ làm thay đổi cách quản lý hoạt động
truyền hình cho phù hợp với nhu cầu của khán giả.

11

Ở chiều ngược lại, chính sự bất cập trong quản lý truyền hình (bao gồm việc
kém chuyển động trong môi trường truyền thông hội tụ, trong phạm vi ngành và

từng đài cụ thể) có thể làm thay đổi xu hướng hưởng thụ văn hóa nơi khán giả, đẩy
khán giả đến với các phương tiện truyền thông mới hoặc chuyển dịch sang các kênh
truyền hình khác.
Việc quản lý truyền hình gắn liền với VHĐC cần phải dựa trên một mô hình
phù hợp với môi trường truyền thông “mở” và “động”, theo đó các giải pháp quản
lý phải tạo sự liên thông với môi trường truyền thông và có sự tương tác tích cực
với khán giả.
5.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận án, người viết đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu theo hướng tiếp cận liên ngành và hệ thống – cấu trúc để xác định mối
quan hệ giữa việc quản lý hoạt động HTV trong môi trường truyền thông Việt Nam
và nhu cầu, thái độ của khán giả TP.HCM trong bối cảnh chung của VHĐC đang
phát triển mạnh trên thế giới. Nội dung chính của đề tài luận án là quản lý hoạt động
truyền hình từ góc nhìn VHĐC nên tính liên ngành của đề tài rất cao, thể hiện đầu
tiên là liên ngành Văn hóa học – Báo chí học. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu các
thành quả khoa học ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu của Báo chí học, Khoa học truyền
thông, Xã hội học…, hướng tiếp cận liên ngành được thể hiện ở hai cấp độ cơ bản
là sử dụng một số khái niệm và lý thuyết trong khoa học truyền thông và các
phương pháp nghiên cứu trong xã hội học để soi rọi và tìm hiểu những lĩnh vực có
tính giáp ranh giữa truyền thông đại chúng và VHĐC.
Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận án bao gồm:
Phương pháp lịch sử: nhằm làm rõ các sự kiện quan trọng diễn ra trong quá
trình hình thành, phát triển của các đối tượng nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân
và hệ quả tiếp theo trong mối liên quan giữa các sự kiện. Phân tích, đánh giá việc
hình thành phương thức quản lý hoạt động truyền hình trong quá trình phát triển của
truyền hình Việt Nam, cụ thể là ở HTV.

12

Phương pháp so sánh: nhằm so sánh đặc điểm và cách tiếp nhận các kênh
truyền hình khác nhau của khán giả TP.HCM qua các thời kỳ, so sánh cách quản lý
hoạt động của các đài, kênh truyền hình nhằm hướng tới nhu cầu thụ hưởng truyền
hình của khán giả. Ở cấp độ xuyên văn hóa, luận án cũng áp dụng phương pháp so
sánh để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa truyền hình Việt Nam với
truyền hình thế giới, đặc điểm của HTV so với các đài truyền hình các nước trên thế
giới; so sánh đặc điểm của VHĐC Việt Nam với VHĐC các nước châu Á trong vai
trò tiếp nhận.
Phương pháp hệ thống: Đặt vấn đề hoạt động truyền hình là một hệ thống có
tính ổn định tương đối và luôn có xu hướng phát triển, tác giả luận án sử dụng
phương pháp hệ thống để phân tích các vấn đề đồng đại và lịch đại của truyền hình
Việt Nam, cụ thể ở HTV trong mối quan hệ với VHĐC. Ngoài ra, tính tự tổ chức
gắn liền với tính tổ chức của hoạt động truyền hình cũng được tác giả vận dụng để
đề xuất mô hình quản lý hoạt động HTV theo hướng “mở”, “động” và “thông” với
môi trường truyền thông hiện đại.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, đặc
điểm cấu trúc của đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý hoạt động truyền hình,
trường hợp HTV, tác giả đã dựa vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của HTV và khả
năng nghiên cứu của mình để phân tích từng yếu tố bộ phận của công tác quản lý
HTV và sau đó khái quát lại toàn bộ các hoạt động đó để tìm ra bản chất và quy luật
hoạt động của HTV từ góc nhìn VHĐC.
Phương pháp quan sát tham dự (Participant Observation): Tác giả luận án
được trực tiếp theo dõi thường xuyên đối tượng nghiên cứu từ hai góc độ khách
quan và chủ quan. Qua các khảo sát định tính trong quá trình tiếp xúc, làm việc với
nhiều người thuộc giới quản lý, sản xuất, phân phối và khán giả, tác giả luận án đúc
kết được những nguyên nhân và hệ quả của các trường hợp điển hình trong hoạt
động quản lý HTV.
Phương pháp phỏng vấn sâu (In-Depth Interview): Với tư cách là người
nghiên cứu, tác giả luận án đã tiếp xúc với các cá nhân liên quan trực tiếp và gián

13

tiếp đến vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu kiến thức, quan điểm và cả cảm nhận của họ
về những vấn đề gắn với đề tài nghiên cứu. Trong quá trình phỏng vấn, ngoài vấn
đề chính được tác giả nêu ra lúc đầu, còn lại tất cả nội dung buổi phỏng vấn đều
được người trả lời khai triển, dẫn dắt tình huống câu hỏi để đảm bảo hiệu quả phát
hiện mới của phương pháp này.
Phương pháp điều tra xã hội học: Do đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa
ứng dụng nên phương pháp này được thực hiện cùng với phương pháp quan sát
tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu nhằm phục vụ cho quá trình từng bước
chứng minh sự quan hệ hữu cơ giữa các đối tượng nghiên cứu. Việc chọn 600 mẫu
điều tra được tính toán theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp với công
thức tính mẫu được giảng dạy tại Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Để đảm bảo tính đại diện và tính
khoa học của các thông tin cần thu thập, việc tổ chức điều tra được triển khai theo
phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng hộ dân ở khu vực trung tâm TP.HCM (quận
1, quận 3, quận Bình Thạnh) và ngoại vi TP.HCM (quận 12, huyện Hóc Môn,
huyện Nhà Bè). Các kết quả trả lời được lượng hóa để thể hiện mức độ và thái độ
quan tâm cũng như nhu cầu của khán giả đối với các chương trình của HTV nói
riêng, truyền hình nói chung, từ đó đánh giá mức độ quản lý hiệu quả của HTV từ
góc nhìn VHĐC.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án tập trung vào mảng đề tài quản lý văn hóa, quản lý báo chí (trong đó
có truyền hình) và VHĐC sẽ góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về VHĐC tại các
thành phố lớn Việt Nam, tiêu biểu là TP.HCM, trong điều kiện phát triển của các
phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống (với đối tượng nghiên cứu là
HTV), đồng thời cho thấy sự tồn tại khách quan của VHĐC thông qua sự tương tác
giữa khán giả và các chương trình truyền hình.

Đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ thêm các đặc điểm mang tính quy luật của
văn hóa Việt Nam, làm cơ sở để giải thích quá trình giao lưu và tiếp biến với các

14

nền văn hóa cũng như các trào lưu văn hóa của thế giới từ khi truyền hình xuất hiện.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp định hướng cách nhìn khoa học trong vấn đề quản lý và
phát triển ngành truyền hình trên tinh thần tiếp cận VHĐC để giữ gìn, bảo vệ và
không ngừng bồi đắp, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hiệu
quả và thiết thực trong bối cảnh toàn cầu hóa.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án sẽ đóng góp trước hết vào quá trình xây dựng kế hoạch nội dung
chương trình phát sóng ngắn hạn và trung hạn của hai kênh quảng bá (dịch vụ công)
HTV7 và HTV9 của Đài truyền hình TP.HCM (HTV) cũng như sự phát triển tổng
thể của HTV trên các lĩnh vực, góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
xây dựng chiến lược phát triển của đài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung phần thực tiễn cho việc định hướng
tuyên truyền và kế hoạch hoạt động của các cơ quan tuyên giáo, cơ quan quản lý
nhà nước về văn hóa, quản lý báo chí của trung ương và TP.HCM trong giai đoạn
phát triển và hội nhập của đất nước vào nền kinh tế toàn cầu.
Ngoài ra, những nội dung của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy và học tập các chuyên đề văn hóa truyền thông, xã hội học truyền thông,
sản xuất truyền thông … tại các trường đại học.
7.Kết cấu của luận án
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và phụ lục, luận án gồm có 4 chương:
Chương một (32 trang) bao gồm hai nội dung chủ yếu là cơ sở lý luận cùng
với các khái niệm công cụ được vận dụng để phân tích xuyên suốt luận án và cơ sở
thực tiễn của quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam trong đó có HTV.
Chương hai (52 trang) phân tích những vấn đề thực tiễn đang diễn ra trong

quản lý hoạt động sản xuất và phát sóng nội dung HTV trên cơ sở lý luận và thực
tiễn của truyền hình thế giới và Việt Nam từ góc nhìn VHĐC.
Chương ba (29 trang) bổ sung các hoạt động quản lý HTV ở các lĩnh vực xã
hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, kỹ thuật, dịch vụ và quản lý nguồn nhân

15

lực để phục vụ công tác sản xuất nội dung của HTV, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
văn hóa của công chúng.
Từ thực tiễn quản lý HTV nhìn từ góc độ VHĐC và những kết quả nghiên
cứu đạt được, chương bốn (35 trang) và là chương cuối cùng nêu lên hướng vận
động của truyền hình Việt Nam, có tham khảo, so sánh một số kinh nghiệm của
truyền hình thế giới để khuyến nghị các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản
lý hoạt động truyền hình tại Việt Nam nói chung và HTV nói riêng, hướng đến đại
chúng khán giả trong bối cảnh toàn cầu hóa.

16

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH (TRƯỜNG HỢP HTV)
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG

1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1. Văn hóa đại chúng và góc nhìn văn hóa đại chúng
1.1.1.1. Khái niệm Văn hóa đại chúng theo nghĩa của thuật ngữ “Popular Culture”
Văn hóa đại chúng (VHĐC) là một thuật ngữ Việt Nam còn tương đối mới,
khá phức tạp và dễ bị dùng lẫn với một số khái niệm khác nên trong mục này,

chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm VHĐC theo ý nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh
“Popular Culture” để phân biệt với các dạng thức văn hóa và hoạt động văn hóa
thuộc về dân chúng (như Folk Culture), thuộc về số đông quần chúng (như Mass
Culture) hoặc hướng tới quần chúng (như “Văn hóa quần chúng”).
Thuật ngữ tiếng Anh “Popular Culture” được giới nghiên cứu Anh nhắc tới
lần đầu tiên vào cuối thập niên 1950 trong tác phẩm “Lợi ích của việc biết chữ”
(The Uses of Literacy) của Richard Hoggart xuất bản năm 1957 tại London cũng
như những công trình nghiên cứu văn hóa của Raymond Williams [54, tr.77]. Sau
đó cũng chính Richard Hoggart, Raymond Williams đã cùng với nhà sử học
E.P.Thompson

sáng lập ra Trung tâm văn hóa đương đại CCCS (Centre for

Contemporary Cultural Studies) đặt tại Đại học Birmingham, nước Anh, vào năm
1964 2 với mục đích nghiên cứu chủ yếu là các vấn đề liên quan đến “Popular
Culture”.
Điều đáng lưu ý là cả ba học giả trên đều xuất thân từ tầng lớp lao động
nghèo của nước Anh, vừa đến độ tuổi trưởng thành và được bước chân vào giảng
đường đại học khi Thế chiến II vừa kết thúc. Những trải nghiệm từ cuộc sống bình
dân đã hình thành nơi họ tư tưởng mở rộng giới hạn của văn hóa từ những điều “đạo
cao, đức trọng” (Literacy-Moral) sang các khái niệm mang tính đời thường. Theo
2

Giám đốc đầu tiên của Trung tâm là Stuart Hall (1932- ).

17

họ thì các loại hình văn hóa “cao cấp” như kịch Shakespeare hay nhạc của Mozart
đơn thuần chỉ là các dạng thức giao tiếp xã hội vào những thế kỷ trước, cũng giống

như các dạng thức khác phổ biến trong thời của các học giả này như tiểu thuyết của
Ian Flemming hay nhạc của Elvis Presley. Có điều hai loại sau thì ai đọc cũng được
và ai nghe cũng hiểu. Sự ra đời của khái niệm tiếng Anh “Popular Cuture” thoạt đầu
xuất phát từ quan điểm của các nhà khoa học nói trên với mong muốn đưa thêm vào
phạm trù văn hóa những cái mà trước đây không được văn hóa tinh hoa (High/Elite
Culture) “chấp nhận”. Và cũng từ việc mở rộng này đã hình thành chính thức một
lĩnh vực nghiên cứu mới trong giới học thuật phương Tây từ nửa sau thế kỷ XX, đó
là Cultural Studies [91, tr. 229].
Mặc dù thuật ngữ tiếng Anh “Popular Culture” mới xuất hiện từ giữa thế kỷ
XX ở phương Tây nhưng khái niệm văn hóa mang tính phổ biến và số đông đã được
hình thành từ rất lâu. Ở mỗi thời đại cũng như bối cảnh xã hội khác nhau, nó mang
những tên gọi khác nhau cũng như bao gồm những dạng thức giao tiếp xã hội khác
nhau để phân biệt rõ với các dạng thức của văn hóa tinh hoa. Nhiều học giả cho
rằng “Popular Culture” chí ít cũng đã có từ sau Thiên Chúa giáng sinh (tuy chưa
mang đầy đủ những đặc trưng của “Popular Culture” hiện đại). Cơ sở chứng minh
cho luận điểm này là các ấn bản đơn giản được in số lượng lớn (bằng phương pháp
thô sơ) để phát cho quần chúng vào những thế kỷ đầu Công nguyên với tên gọi
Thánh kinh cho kẻ ăn xin. Hoặc khi bàn về văn học bình dân, người ta thường nhắc
tới các tác phẩm phổ biến rộng rãi trong quần chúng của nhà văn Anh Daniel Defoe
(1660-1731) hay nhà văn Nga Matvei Komarov (1730-1812) được viết bằng thứ
ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng và giản dị [33, tr. 176,177]. Tuy nhiên, cho tới cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, “Popular Culture” mới được hình thành theo đúng
nghĩa của nó (mặc dầu vẫn chưa có tên gọi chính thức) do đã hội đủ các các tiền đề
quan trọng.
Tiền đề thứ nhất là nền sản xuất đại công nghiệp mang tính hàng hóa có khả
năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng loạt của khối công chúng thuộc nhiều nhóm xã
hội khác nhau trên không gian địa lý rộng lớn và xuyên quốc gia. Hệ quả trước tiên

18

của nó là hình thành một lớp công chúng mới, chủ yếu là giới trẻ, có thói quen tiêu
dùng các sản phẩm vật chất cũng như tinh thần rẻ tiền được sản xuất hàng loạt, từ
đó hình thành những nét chung trong lối sống và giao tiếp xã hội trên nhiều phương
diện.
Tiền đề thứ hai dựa trên sự phát triển và xuất hiện mới các phương tiện
truyền thông đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình và mới nhất là Internet). Sự
gia tăng số lượng phục vụ theo hướng ngày càng rẻ của các loại hình truyền thông
này cùng với đà phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra một khối công chúng
ngày càng lớn và “đồng nhất” trong phương thức hưởng thụ sản phẩm vật chất và
tinh thần, cho dù khác nhau về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xã
hội…Sự “đồng nhất” này đã góp phần hình thành nên một tầng lớp đông đảo “thụ
động và không phê phán” (quan điểm của các học giả theo nhóm lo ngại tác động
tiêu cực của “Popular Culture”) gắn liền với các sản phẩm văn hóa rẻ tiền, dễ tiếp
thu và liên tục thay đổi.
Tiền đề thứ ba và cũng là tiền đề quan trọng nhất chính là sự nhận thức về
con người đã thay đổi theo hướng nhìn nhận tích cực vai trò của các cá nhân và
nhóm người trong việc hình thành các xu hướng văn hóa và có khả năng tập hợp
thành một khối công chúng văn hóa tác động trực tiếp lên các quá trình hoạt động
sản xuất vật chất và sáng tạo các giá trị tinh thần.
Từ ba tiền đề trên, có thể định nghĩa khái niệm “Popular Culture” theo hai
khía cạnh sản xuất và tiêu thụ hay sáng tạo và hưởng thụ.
1. Định nghĩa theo khía cạnh sản xuất (sáng tạo): “Popular Culture” là tất cả
những gì mà nhân dân thực hiện hoặc tạo ra cho chính mình bao gồm tất cả các hoạt
động của cuộc sống hàng ngày từ ăn uống, giải trí tới giao tiếp, ứng xử với môi
trường tự nhiên và xã hội.
2. Định nghĩa theo khía cạnh tiêu thụ (hưởng thụ): “Popular Culture” là hình
thức giải trí được sản xuất thông qua và bằng truyền thông thương mại (truyền hình,
điện ảnh, kỹ nghệ âm nhạc…) có đủ năng lực kinh tế và kỹ thuật để có thể thu hút

quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứcông trình điều tra và nghiên cứu nào khác. Tác giả luận ánTRƯƠNG VĂN MINHMỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………………………………….. 1C hương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGTRUYỀN HÌNH ( TRƯỜNG HỢP HTV ) TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ….. 161.1. Cơ sở lý luận …………………………………………………………………………………………… 161.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………………………………… 33C hương 2 : QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT SÓNG NỘI DUNG CỦAHTV TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ……………………………………………………. 482.1. Thực tiễn nhu yếu đảm nhiệm của người theo dõi trên địa phận TP. TP HCM từ góc nhìn vănhóa đại chúng …………………………………………………………………………………………………… 482.2. Quản lý sản xuất và phát sóng những nội dung phân phối nhu yếu thông tin …………….. 592.3. Quản lý sản xuất và phát sóng những nội dung phân phối nhu yếu tự khẳng định chắc chắn bảnthân – truyền hình trong thực tiễn ……………………………………………………………………………….. 642.4. Quản lý sản xuất và phát sóng những nội dung phân phối nhu yếu tiếp xúc và kết nối xãhội – phim truyền hình truyền hình ………………………………………………………………………….. 772.5. Chuyển biến trong quản trị hoạt động giải trí sản xuất và phát sóng nội dung của HTVhướng đến nhu yếu của người theo dõi ………………………………………………………………………. 88C hương 3 : QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG PHỤC VỤ VIỆC SẢN XUẤT VÀ PHÁTSÓNG NỘI DUNG CỦA HTV TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG ……………….. 993.1. Quản lý hoạt động giải trí link sản xuất ( “ xã hội hóa ” ) nội dung của HTV ……………… 993.2. Quản lý quy hoạch và tăng trưởng hạ tầng kỹ thuật công nghệ tiên tiến …………………………. 1123.3. Quản lý dịch vụ truyền hình …………………………………………………………………….. 1173.4. Quản lý tăng trưởng nguồn nhân lực ……………………………………………………………. 123C hương 4 : DỰ BÁO XU HƯỚNG TRUYỀN HÌNH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊNÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH ……………………. 1284.1. Các yếu tố tác động ảnh hưởng tới nhu yếu và thái độ tiếp đón của người theo dõi ………………….. 1284.2. Dự báo khuynh hướng hoạt động của ngành truyền hình Nước Ta ………………………… 1324.3. Khuyến nghị những giải pháp tăng cường hiệu suất cao quản trị hoạt động giải trí truyền hình. 144K ẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………. 163T ÀI LIỆU THAM KHẢO … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 170PH Ụ LỤC … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 177C ÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁNViết tắtĐầy đủ tiếng ViệtBộ TT&TTB ộ tin tức – Truyền thôngDVB-T2Công nghệ truyền hình số mặt đất chuẩn T2HTVĐài Truyền hình TP. HCMIPTVCông nghệ truyền hình qua giao thức InternetOTTỨng dụng truyền dẫn nghe-nhìn trên InternetPTTHPhim truyện truyền hìnhPTTHHQPhim truyện truyền hình Hàn QuốcPTTHVNPhim truyện truyền hình Việt NamSFNPhát sóng kỹ thuật số mặt đất đơn tầnTHTTTruyền hình thực tếTP. HCMThành phố Hồ Chí MinhVHĐCVăn hóa đại chúngVODXem video theo yêu cầuVTCĐài Truyền hình Kỹ thuật sốVTVĐài Truyền hình Việt NamXHHXã hội hóaXHHSXCTTHXã hội hóa sản xuất chương trình truyền hìnhDANH MỤC HÌNH VẼ VÀ HÌNH CHỤP TRONG LUẬN ÁNTrangHình 1. 1 : Mô hình quản trị truyền hình “ Ba chủ thể ” ……………………………………. 23H ình 1. 2 : Tháp nhu yếu của Maslow ………………………………………………………….. 29H ình 1. 3 : Sơ đồ quy mô “ Mã ” của Stuart Hall …………………………………………… 31H ình 1. 4 : Khán giả là tập hợp phong phú những bộ giải thuật tín hiệu ………………………. 32H ình 1. 5 : Sơ đồ tổ chức triển khai của HTV ………………………………………………………………. 41H ình 1. 6 : Tỉ lệ người theo dõi Thành Phố Hồ Chí Minh theo dõi truyền hình qua những nguồn truyền dẫn ( Nguồn : Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh, 2012 ) …………………………………………………… 43H ình 1. 7 : Tỉ lệ người theo dõi TP. Hồ Chí Minh theo dõi truyền hình qua những nguồn truyền dẫn ( Nguồn : Công ty TNS Vietnam, 2012 ) ………………………………………………………… 43H ình 1. 8 : Mô hình hoạt động giải trí của HTV theo phương pháp tiếp thị quảng cáo một chiềutrước thay đổi …………………………………………………………………………………………… 44H ình 1. 9 : Mô hình hoạt động giải trí của HTV lúc bấy giờ theo hướng mở …………………….. 45H ình 2.1 : Tỷ lệ người theo dõi Thành Phố Hồ Chí Minh với nhu yếu xem truyền hình cụ thể … … … … … 51H ình 2.2 : Tương quan về tỷ suất % người theo dõi di dời giữa HTV7 và những kênhtruyền hình khác ………………………………………………………………………………………. 52H ình 2.3 : Biểu đồ chỉ số “ rating ” % của một số ít kênh truyền hình đứng vị trí số 1 tại thịtrường TP.Hồ Chí Minh vào những khung giờ khác nhau trong ngày ……………………………… 58H ình 2.4 : “ Rating ” % của “ Chương trình 60 giây ” …………………………………….. 61H ình 2.5 : Chương trình “ Phút giây cẩn trọng ” có chỉ số người theo dõi theo dõi caonhất vào chiều Chủ nhật ……………………………………………………………………………. 63H ình 2.6 : So sánh thị trường một số ít kênh truyền hình số 1 tại TP.HCM ……….. 89H ình 2.7 : So sánh “ rating ” % của hai chương trình THTT phát sóng cùng giờ …… 94H ình 2.8 : Sự ngày càng tăng thị trường của HTV7 và HTV9 tại thị trường TP. Hồ Chí Minh vàođầu năm năm trước … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 96H ình 2.9 : So sánh thói quen mở kênh ( AvRch % ) và thực trạng theo dõi ( Rtg % ) của người theo dõi HTV7 trong 5 tháng đầu năm năm trước … … … … … … … … … … … … … 97H ình 3.1 : Sơ đồ kinh tế tài chính – văn hóa truyền thống của hoạt động giải trí XHHSXCTTH … … … … … ………. 106H ình 3.2 : Cấu trúc hoàn hảo, đơn thuần và tiện ích của mạng lưới hệ thống Internet trêntruyền hình cáp … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 116H ình 3.3 : Mức góp vốn đầu tư bằng quảng cáo ( đơn vị chức năng USD ) trên những kênh truyền hìnhdẫn đầu tại thị trường TP.Hồ Chí Minh 8 tháng đầu năm 2013 … … … … … … … … … … 119H ình 4.1 : Tỷ lệ người theo dõi truyền hình Mỹ tiếp đón truyền thông online khác cùng lúcvới truyền hình … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 129H ình 4. 2 : Mức độ tăng trưởng của quảng cáo trên truyền hình … … … … … … … 141H ình 4. 3 : Việc can thiệp bằng mũi chích trực tiếp thường gây lo lắng nhiều hơnviệc hòa trộn thuốc đặc trị vào dịch truyền ( hình mang tính minh họa ) … … … … 146H ình 4. 4 : Mô hình “ mở ”, “ động ” và “ thông ” được yêu cầu để quản trị hoạt độngHTV ………………………………………………………………………………………………………… 153DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁNTrangBảng 2. 1 : So sánh “ rating ” một số ít chương trình truyền hình thực tiễn đượcphát sóng tại thị trường TP.HCM ……………………………………………………………….. 68B ảng 2. 2 : Tỉ lệ phim truyền hình truyền hình Nước Hàn trên sóng HTV từ 2004 đến2013 ………………………………………………………………………………………………………. 85B ảng 3. 1 : Danh sách 10 buổi phát sóng chương trình đơn cử đạt “ rating ” % cao nhất trong 8 tháng đầu năm 2013 ……………………………………………………….. 105B ảng 3. 2 : So sánh lệch giá của HTV và số lượng những chương trìnhxã hội hóa ……………………………………………………………………………………………… 106B ảng 3. 3 : Hiệu quả kinh tế tài chính của hoạt động giải trí xã hội hóa sản xuất chương trìnhtruyền hình của HTV ………………………………………………………………………………. 110B ảng 3. 4 : Mức độ xâm nhập của truyền hình trả tiền tại Nước Ta vàonăm 2013 ………………………………………………………………………………………………. 118M Ở ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiTừ khi sinh ra đến nay, truyền hình đã cho thấy vị trí và tầm quan trọng củanó trong nghành nghề dịch vụ tiếp thị quảng cáo, trong đó có việc phân phối ngày càng cao nhu cầuhưởng thụ văn hóa truyền thống của đại đa số quần chúng. Ở Nước Ta, từ sau thay đổi ( 1986 ) đến nay, truyền hình có những bước tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ gắn với những chuyển biếnsâu sắc trong đời sống văn hóa truyền thống hội đồng dân cư, nhất là tại những thành phố lớn. Nắm bắt được nhu yếu tận hưởng văn hóa truyền thống và thị hiếu của công chúng, ngànhtruyền hình Nước Ta đã đưa ra nhiều chương trình và thể loại chương trình đượcđông hòn đảo người theo dõi chăm sóc theo dõi, ủng hộ và cũng nhận được từ công chúngnhững phản hồi, những khuynh hướng tận hưởng văn hóa truyền thống có tính năng kiểm soát và điều chỉnh trongviệc hoạch định kế hoạch và quản trị hoạt động giải trí truyền hình. Truyền hình đã cónhiều góp phần trong sự nghiệp thay đổi, quy trình công nghiệp hóa, văn minh hóađất nước nhưng cạnh bên đó cũng thể hiện những mặt còn hạn chế trên góc nhìn bảovệ, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa truyền thống dân tộc bản địa Nước Ta. Truyền hình đã thực hiệntương đối tốt công dụng tuyên truyền, thông tin nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyếtkhi phản ánh thực tiễn cũng như xu thế cho văn hóa truyền thống đại chúng. Trong quản lýcũng như trong dư luận xã hội, cách hiểu và nhìn nhận thực chất của truyền hìnhcũng còn nhiều độc lạ. Xét từ góc nhìn văn hóa truyền thống đại chúng ( VHĐC ), mặc dầu thái độ của công chúngđối với truyền hình hoàn toàn có thể là tán thưởng hay phê phán, nhưng nhìn chung thườngtheo hai hướng chính : mong ước truyền hình phát huy mặt tích cực và hạn chếmặt xấu đi. Việc quản trị truyền hình thế cho nên yên cầu sự công minh, khách quan vàkhoa học, hướng tới việc dung hòa những tiềm năng mang tính trái chiều, xích míc từnhững góc nhìn khác nhau. Qua Luận án “ Quản lý hoạt động giải trí truyền hình từ gócnhìn Văn hóa đại chúng ( Nghiên cứu trường hợp Đài Truyền hình TP. TP HCM ) ”, chúng tôi mong nhận diện được tính đại chúng của truyền hình qua những thông điệpđa dạng được chuyển tới người theo dõi, từ đó góp thêm phần vào việc quản trị những hoạt độngtruyền hình một cách có hiệu suất cao, để cho truyền hình Nước Ta vừa góp thêm phần xâydựng quốc gia trong toàn cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vừa thỏa mãn nhu cầu nhu cầuthông tin, học tập và vui chơi lành mạnh của đại đa số quần chúng người theo dõi. 2. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa VHĐC và việc quản trị hoạt độngtruyền hình, tác giả triển khai luận án hướng tới những mục tiêu sau đây : Một là, góp thêm phần bổ trợ một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu và điều tra quản lýhoạt động truyền hình ở Nước Ta gắn liền với thái độ và nhu yếu của người theo dõi dướitác động của VHĐC.Hai là, tìm ra những thành công xuất sắc và hạn chế trong hoạt động giải trí quản trị truyềnhình ở Nước Ta lúc bấy giờ, qua đó cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữaquản lý hoạt động giải trí truyền hình và VHĐC.Ba là, dự báo được khuynh hướng tăng trưởng của môi trường tự nhiên tiếp thị quảng cáo ảnhhưởng đến VHĐC và ảnh hưởng tác động làm biến hóa thái độ và nhu yếu của người theo dõi truyềnhình, từ đó khuyến nghị những giải pháp nhằm mục đích nâng cấp cải tiến và thay đổi phương thứcquản lý hoạt động giải trí truyền hình cho tương thích với sự tăng trưởng. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đềTrên quốc tế, đặc biệt quan trọng tại những nước phương Tây, truyền hình với cách hiểu làphương tiện truyền thông online của VHĐC và là một hợp phần của VHĐC được giớinghiên cứu chăm sóc từ lâu, trở thành một phân ngành trong khoa học báo chítruyền thông, nghiên cứu và điều tra xã hội học và điều tra và nghiên cứu văn hóa truyền thống học. Thậm chí truyềnhình sinh ra đã thôi thúc việc hình thành một trào lưu nghiên cứu và điều tra VHĐC. Trong khiđó, VHĐC được hình thành từ sự tác động ảnh hưởng của những phương tiện đi lại truyền thông online đạichúng lên xã hội, do đó điều tra và nghiên cứu một đối tượng người dùng truyền thông online từ góc nhìn VHĐCkhông thể thiếu những giải pháp và quan điểm điều tra và nghiên cứu của xã hội học cũng nhưcác triết lý về tiếp thị quảng cáo ( Media Theories ). Dù phổ cập ở cuối thế kỷ XIX hay phổ cập ở đầu thế kỷ XXI, những quanđiểm về truyền thông online đại chúng ( bắt nguồn từ báo in và đang gây sốt với Internet ) nhìn chung cũng luôn ở hai nhóm cơ bản : nhóm những quan điểm phê phán và nhómcác quan điểm ủng hộ. Sở dĩ nhóm phê phán được chúng tôi đặt lên trước chính do hầunhư lâu nay, thái độ tiên phong của những nhà nghiên cứu trước sự Open của cáchiện tượng VHĐC ( hệ quả của tiếp thị quảng cáo đại chúng ) là lo âu rồi sau đó mới xuấthiện những quan điểm ủng hộ. Nhà xã hội học truyền thông online Eric Maigret đã nhậnxét rất hình tượng rằng lịch sử vẻ vang điều tra và nghiên cứu về tiếp thị quảng cáo đại chúng thường trảiqua quy trình giao động từ cực này qua cực kia tựa như như chu kỳ luân hồi của một con lắc, lúc thì lên án và tố cáo, lúc thì bênh vực và ca tụng. 1T hoạt đầu, quy mô cơ bản cho quan điểm phê phán “ Hiệu ứng truyềnthông ” ( Media Effects ) mô phỏng theo “ mũi kim chích ” ( Hypodermic Needle ) hay “ viên đạn thần ” ( Magic Bullet ), theo đó, thông điệp truyền thông online hoàn toàn có thể được “ chíchthẳng vào máu ” hay “ bắn thẳng vào đầu ” người theo dõi. Xuất phát từ những luận điểmcủa những nhà khoa học theo chủ nghĩa hành vi ( Behaviourism ) thông dụng trong thậpniên 1930, quy mô này tạo cái nhìn xấu đi về tiếp thị quảng cáo, trong đó có truyềnhình. Từ “ Effect ” với ý nghĩa hiệu ứng xấu cần được phân biệt rõ với “ Effectiveness ” mang ý nghĩa ảnh hưởng tác động tích cực [ McQuail, Denis 2005 : 554 ]. Trường phái “ hiệu ứng ” liên tục được bổ trợ thêm nhiều nhà nghiên cứu nhưJonathan Freedman, Jerry Mander … trước sự Open của những phương tiện đi lại truyềnthông mới vào cuối thế kỷ XX.Cùng với những học giả theo phe phái “ hiệu ứng ”, toàn bộ những nhà nghiên cứutheo quan điểm Marxist đều dựa trên vấn đề nổi tiếng của Karl Marx vàFriedrich Engels trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức ” ( 1845 – 1846 ), theo đó giai cấpnào là lực lượng thống trị trong xã hội, chi phối những tư liệu sản xuất thì cũng làlực lượng niềm tin thống trị, chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất ý thức, lànhững người sản xuất ra tư tưởng, điều tiết sự sản xuất và sự phân phối những tưtưởng của thời đại họ đang sống. Từ vấn đề này, những học giả thuộc phe phái “ hiệu ứng ” cho rằng VHĐC là loại sản phẩm của chủ nghĩa tư bản nhằm mục đích mang lại sự lạcthú cho những những tầng lớp bị trị, tạo điều kiện kèm theo cho họ cam chịu và quên đi thân phận củamình. Tiêu biểu cho nhóm những học giả theo quan điểm này là phe phái FrankfurtDẫn lại theo Trần Hữu Quang 2005 : 348. với Theodor Adorno và Max Horkheimer. Các tác giả sau này như Herbert Schillervới tác phẩm “ Con người một chiều ” ( One-dimensional man ) hay Herbert Schillertrong “ Truyền thông đại chúng và đế quốc Mỹ ” ( Mass Communications andAmerican Empire ) đều phê phán chính sách tư bản sử dụng truyền thông online đại chúng đểmê hoặc, tinh chỉnh và điều khiển quần chúng trong nước và thống trị những nước thuộc quốc tế thứba bằng những loại sản phẩm và dịch vụ văn hóa truyền thống. Ở phía trái chiều với quan điểm phê phán, tiêu biểu vượt trội cho khuynh hướng ủng hộtruyền thông đại chúng là những học giả theo theo quan điểm công dụng luận ( Functionalism ). Mặc dù quan điểm này có nguồn gốc từ những khu công trình nghiên cứuxã hội học nhưng cũng được giới học giả tiếp cận trong điều tra và nghiên cứu tiếp thị quảng cáo vàVHĐC. Các triết lý gia tiên phong Robert Merton, Harold Lasswell, CharlesWright, qua những khu công trình nghiên cứu và điều tra của mình, đều đi đến Tóm lại là truyền thôngđại chúng luôn có những công dụng để thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu của xã hội, duy trìtính không thay đổi, tính liên tục của một xã hội cũng như nhu yếu hội nhập và thích nghicủa những cá thể trong xã hội. Một trong những nhánh điều tra và nghiên cứu theo quan điểmnày là lối tiếp cận “ Sử dụng và Hài lòng ” ( Uses and Gratifications ). Giai đoạn chính thức mở màn cho việc điều tra và nghiên cứu vai trò của truyền hìnhtrong đời sống văn hóa truyền thống xã hội là từ sau Thế chiến thứ hai đến đầu thập niên 1960, với những tác giả nổi bật là P.Lazarsfelds, B.Berelson và H.Gauder trong “ Sự lựachọn của nhân dân ” ( The People’s Choice ) ( 1948 ). Trong khu công trình này, những tácgiả ý niệm rằng truyền thông online không phải là một thứ quyền lực tối cao hoàn toàn có thể tác độngtrực tiếp lên những cá thể mà chỉ là một trong những thiết chế xã hội. Sự ứng xử củacông chúng, người theo dõi so với những thông điệp truyền thông online còn nhờ vào vào cácyếu tố xã hội và văn hóa truyền thống khác nhau [ 81 ]. Ngoài ra, những tác giả theo thuyết “ tất định công nghệ tiên tiến ” ( TechnologicalDeterminism ), hay có người dịch là “ quyết định luận kỹ thuật ”, thì xã hội luôn biếnđổi bởi những phương tiện đi lại mà con người sử dụng để tiếp thị quảng cáo với nhau hơn lànội dung của thông điệp. Những người khai sinh ra thuyết này là nhà sử học, kinh tếhọc Harold Innis và nhà triết học Herbert Marsshall McLuhan thuộc trường pháiToronto ( Canada ), trong đó McLuhan nổi tiếng với hai phát biểu trong tác phẩm “ Hiểu truyền thông online ” ( Understanding Media ) là “ Truyền thông chính là thông điệp ” và quốc tế là “ một ngôi làng toàn thế giới ”. Theo McLuhan, kỹ thuật và công nghệchính là sự nối dài những giác quan và hệ thần kinh của con người, do vậy những thayđổi về công nghệ tiên tiến hoàn toàn có thể dẫn tới những phương pháp tri giác và nhận thức mới. Ông còncho rằng trong thế kỷ XX, truyền hình sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng mà trong đómọi người trên toàn quốc tế sẽ có thời cơ thân mật và hiểu biết nhau hơn, cùng thamgia vào một nền văn hóa truyền thống chung trong một “ ngôi làng toàn thế giới ”. Bắt đầu từ thập niên 1960, truyền hình tăng trưởng mạnh tại châu Âu và HoaKỳ với những đổi khác lớn trong đời sống chính trị – xã hội của những nước phươngTây. Trong thời hạn này, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa đương đại CCCS ( Centrefor Comtemporary Cultural Studies ) của trường Đại học Birmingham ( Anh ) cũngvừa được hình thành và đã triển khai nhiều nghiên cứu và điều tra về tiếp thị quảng cáo, trong đó cótruyền hình, gắn với những yếu tố VHĐC. Trường phái “ dung hòa ” do những học giảthuộc CCCS đứng vị trí số 1 đã nhanh gọn chiếm thế thượng phong trong lĩnh vựcnghiên cứu tiếp thị quảng cáo đại chúng. Xu hướng điều tra và nghiên cứu này chịu tác động ảnh hưởng củatrường phái Frankfurt trong cách phê phán sự thống trị về mặt văn hóa truyền thống của giai cấpthống trị trong xã hội tư bản chủ nghĩa nhưng lại nhấn mạnh vấn đề đến năng lực linh hoạtvà phát minh sáng tạo của quần chúng trong việc tiếp đón, sử dụng những thông điệp truyềnthông và ảnh hưởng tác động trở lại, góp thêm phần thiết kế xây dựng những thông điệp tương thích với hoàn cảnhvà nhu yếu thỏa mãn nhu cầu của chính họ. Tiếp tục tăng trưởng những điều tra và nghiên cứu của những người sáng lập, trong vai trògiám đốc CCCS, học giả Marxist người Anh Stuart Hall đã đưa ra một cách tiếp cậnmới trong việc điều tra và nghiên cứu quy trình sản xuất và tiếp đón những thông điệp truyềnthông. Mô hình “ Mã ” ( Encoding / Decoding ) của ông là phối hợp giữa “ Ký hiệu học ” ( Semiology ), những triết lý về ý thức hệ tác động ảnh hưởng lên truyền thông online đại chúng trongnghiên cứu truyền thông online. Mô hình này cũng tương quan đến đặc thù đa nghĩa ( Polysemy ) của nội dung thông điệp tiếp thị quảng cáo và cách đảm nhiệm phong phú củacông chúng, thế cho nên hoàn toàn có thể làm giảm bớt “ hiệu ứng ” của truyền thông online cũng như liênkết những tính năng tích cực của truyền thông online. Một cách tiếp cận như vậy có khả năngdung hòa được những mối lo âu thái quá hoặc niềm sáng sủa “ ngây ngô ” về sứcmạnh của truyền thông online đại chúng. Từ thập niên 1970 tới nay, giới nghiên cứu và điều tra đã cho sinh ra nhiều kim chỉ nan vàphương pháp tiếp cận điều tra và nghiên cứu vai trò của truyền hình trong đời sống văn hóa truyền thống, xãhội những nước phương Tây ( nơi truyền hình mặc nhiên đã được coi là một hình thứccủa VHĐC ). Ở Anh có James Halloran với “ Những hiệu ứng của truyền hình ” ( TheEffects Of Television ) ( 1970 ), Raymond Williams ( 1974 ) và khu công trình “ Truyềnhình, công nghệ tiên tiến và dạng thức văn hóa truyền thống ” ( Television, Technology And CulturalForm ), hay John Fiske với hàng loạt điều tra và nghiên cứu như “ Văn hóa truyền hình ” ( Television Culture ) ( 1987 ), “ Tìm hiểu Văn hóa đại chúng ” ( UnderstandingPopular Culture ) ( 1989 ) … Ở Mỹ, những nhà nghiên cứu cũng sôi sục không kém, tiêubiểu là Muriel G. Cantor đã chú ý quan tâm đến những tác động ảnh hưởng tích cực và xấu đi củatruyền hình cũng như những giải pháp quản trị nội dung những chương trình truyền hìnhtrong khu công trình “ Truyền hình giờ vàng : Nội dung và trấn áp ” ( Prime-timeTelevision : Content and Control ) ( 1980 ), Frank J. Coppa với “ Màn hình và xã hội : Ảnh hưởng của truyền hình tới những góc nhìn của văn minh đương đại ” ( Screenand Society : The Impact of Television Upon Aspects of Contemporary Civilization ) ( 1980 ) … Trong tiến trình này, trào lưu của chủ nghĩa “ hậu hiện đại ” với quan niệmkhông còn biên giới giữa văn hóa truyền thống tinh hoa ( High Culture ) và VHĐC ( PopularCulture ) cùng sự Open của những phương tiện đi lại truyền thông online mới như Internet, điệnthoại di động …, khiến những nhà nghiên cứu khởi đầu chú ý quan tâm tới sự tác động ảnh hưởng của đờisống xã hội lên truyền hình, đặc biệt quan trọng vai trò của người thụ hưởng truyền hình đượcđề cao qua hai hướng tiếp cận điều tra và nghiên cứu là “ Sử dụng và Hài lòng ” ( Uses andGratifications ) và Nghiên cứu Văn hóa ( Cultural Studies ), trong đó có VHĐC.Ở những nước châu Á, việc điều tra và nghiên cứu truyền hình nói chung và quản trị truyềnhình theo hướng tiếp cận VHĐC còn rất hạn chế về mặt triết lý, kể cả tại cácnước có truyền hình tăng trưởng mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và HànQuốc. Đáng chú ý quan tâm là khu công trình của Ananda Mitra ( 1993 ) điều tra và nghiên cứu về Truyềnhình và VHĐC ở Ấn Độ và mới gần đây là Beng Huat Chua, Koichi Iwabuchi ( 2008 ) trong khu công trình “ VHĐC những nước Đông Á : Phân tích làn sóng Nước Hàn ” ( EastAsian Pop Culture : Analysing the Korean Wave ) đã có những nghiên cứu và phân tích về ảnhhưởng của phim truyền hình Nước Hàn tới hoạt động và sinh hoạt văn hóa truyền thống của giới trẻ và phụ nữtrung niên một số ít nước trong khu vực, một hình thức “ xuất khẩu VHĐC ” có nguồngốc từ chủ trương quản trị văn hóa truyền thống và sản xuất những mẫu sản phẩm truyền hình của chínhphủ Nước Hàn. Cũng trong một khu công trình mới nhất là “ Cấu trúc, người theo dõi vàquyền lực mềm trong văn hóa truyền thống đại chúng Đông Á ” ( Structure, Audience and SoftPower in East Asian Pop Culture ), Ben Huat Chua ( 2012 ), với tư cách là nhànghiên cứu VHĐC số 1 của Nước Singapore, đã tập trung chuyên sâu nghiên cứu và phân tích “ quyền lực tối cao ” củacông chúng truyền thông online châu Á trong khuynh hướng văn hóa truyền thống quy tụ ngày này. Tại Nước Ta, truyền hình xuất hiện từ cuối thập niên 1960. Mặc dù đã có gầnnửa thế kỷ hình thành và tăng trưởng, nhưng truyền hình ở nước ta vẫn chưa đượcnghiên cứu một cách có mạng lưới hệ thống trong mối đối sánh tương quan với những khoa học chuyênngành nghiên cứu và điều tra văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, VHĐC chỉ mới được đặt yếu tố nghiêncứu gần đây, vì vậy những khu công trình khoa học có tương quan đến truyền hình và quảnlý hoạt động giải trí truyền hình ( xã hội học, khảo sát thực nghiệm, báo chí truyền thông học … ) thườngđược đặt chung trong những nghiên cứu và điều tra về tiếp thị quảng cáo đại chúng mà hướng nghiêncứu chính cho tới nay chỉ tập trung chuyên sâu vào công chúng – người đảm nhiệm từ góc nhìn xãhội học và và báo chí truyền thông học. Các tác giả điều tra và nghiên cứu ở nghành xã hội học có Mai Quỳnh Nam ( 1996,2001 ), Trần Hữu Quang ( 2000, 2006 ), Đỗ Nam Liên ( 2005 ). Các khu công trình của họchủ yếu thực thi việc giám sát những mức độ và phương pháp tiếp đón truyền thôngcủa công chúng Nước Ta và coi đó là những yếu tố quyết định hành động so với hiệu suất cao haytác động của những phương tiện đi lại truyền thông online đại chúng. Xét về mặt quan điểm khoahọc, những nghiên cứu và điều tra về tiếp đón của công chúng tiếp thị quảng cáo đã góp thêm phần thay đổinhận thức về “ hiệu ứng ” của tiếp thị quảng cáo vốn được cho là ảnh hưởng tác động một chiều đếncông chúng, đem lại cái nhìn tổng lực hơn về công chúng trong thiên nhiên và môi trường truyềnthông. Các hiệu quả điều tra và nghiên cứu của hai tác giả Trần Hữu Quang và Đỗ Nam Liênđược sử dụng phần đông trong toàn bộ những khu công trình, luận án sau này tương quan đến báochí và tiếp thị quảng cáo. Về góc nhìn kinh tế học, tác giả Đinh Quang Hưng ( 1996 ) đã nêu ra nhữngluận điểm về sự quan trọng của những mô thức đảm nhiệm của người theo dõi ảnh hưởng tác động đếnchiến lược tăng trưởng của truyền hình. Về báo chí truyền thông học có Tạ Ngọc Tấn ( 2001 ), Nguyễn Văn Dững ( 2002, 2006, 2007 ), Lê Thanh Bình ( 2008 ) … là những tác giả đisâu vào điều tra và nghiên cứu những yếu tố mang tính lý luận của truyền thông online đại chúng ViệtNam, nêu bật được mối quan hệ giữa tiếp thị quảng cáo và sự tăng trưởng xã hội trong đónhấn mạnh những ảnh hưởng tác động của tiếp thị quảng cáo đến đời sống kinh tế tài chính xã hội nước tatrong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Riêng so với những luận án tiến sỹ báo chí truyền thông học về đề tài truyền hình, số lượngcác khu công trình vẫn còn ít và thường không đề cập đến VHĐC cũng như mối quan hệgiữa VHĐC và truyền hình. Trong số những khu công trình điều tra và nghiên cứu về truyền hình, gần đây nhất có luận án tiến sỹ “ Vấn đề ‘ xã hội hóa ’ sản xuất chương trình truyềnhình ở Nước Ta lúc bấy giờ ” của Đinh Thị Xuân Hòa ( 2012 ) và “ Nghiên cứu xuhướng tăng trưởng của truyền hình từ góc nhìn kinh tế tài chính học tiếp thị quảng cáo ” của Bùi ChíTrung ( 2012 ). Các tác giả của hai luận án này đã update những xu thế của truyềnhình quốc tế và vận dụng vào nghiên cứu và phân tích những yếu tố “ thời sự ” của ngành truyền hìnhViệt Nam như “ xã hội hóa ” hoạt động giải trí sản xuất chương trình và việc hình thành thịtrường truyền thông online, trong đó truyền hình sống sót và tăng trưởng theo chính sách thịtrường. Mối quan hệ giữa VHĐC ( kết nối với kinh tế thị trường ) và truyền hình ( một ngành kinh tế tài chính dịch vụ ship hàng nhu yếu tận hưởng văn hóa truyền thống của người theo dõi đạichúng ) đã được những tác giả đề cập nhưng chưa nêu bật được vai trò của VHĐCtrong thị trường truyền thông online cũng như sự ảnh hưởng tác động của nó so với thực tiễn hoạtđộng của ngành truyền hình. Các khu công trình nêu trên nghiên cứu và điều tra những nghành nghề dịch vụ trình độ của truyền hìnhcó liên hệ với với nhiều bộ môn khoa học khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn còn rấtít và hạn chế ở nghành văn hóa truyền thống. Hơn nữa, việc điều tra và nghiên cứu những hoạt động giải trí truyềnhình từ góc nhìn VHĐC vẫn còn mới mẻ và lạ mắt và chưa có một khu công trình độc lập phântích một cách có mạng lưới hệ thống về truyền hình với vai trò vừa là phương tiện đi lại vừa là mộthợp phần của VHĐC. Khoảng trống này là một trong thực tiễn đầy khó khăn vất vả nhưng cũng làmột trong những động lực thôi thúc điều tra và nghiên cứu. 4. Đối tượng, khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu và nguồn tư liệu4. 1. Đối tượng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứuĐối tượng điều tra và nghiên cứu của luận án là công tác làm việc quản trị hoạt động giải trí truyền hìnhtừ góc nhìn VHĐC. Vì đây là một yếu tố mới và khoanh vùng phạm vi khảo sát quá rộng nênchúng tôi số lượng giới hạn đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu trường hợp là “ Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh ” ( HTV ) với sự biểu lộ của hai kênh tiếp thị ( dịch vụ công ) có nhiều ảnh hưởngđối với công chúng là HTV9 và đặc biệt quan trọng là HTV7 ; khoảng trống điều tra và nghiên cứu là địa bànTP. HCM và vùng lân cận ; thời hạn điều tra và nghiên cứu là trong vòng mười năm trở lại đây, từ lúc VHĐC khởi đầu có ảnh hưởng tác động rõ nét so với đời sống kinh tế tài chính – xã hội của những đôthị lớn và tác động ảnh hưởng đến những hoạt động giải trí của truyền hình qua việc thông dụng cácnội dung lôi cuốn phần đông người theo dõi. Với đối tượng người dùng và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu và điều tra này, từgóc nhìn VHĐC, tác giả nhìn nhận công tác làm việc quản trị hoạt động giải trí truyền hình ở ViệtNam lúc bấy giờ, đơn cử là ở HTV và đề xuất kiến nghị giải pháp quản trị hoạt động giải trí truyền hìnhđáp ứng nhu yếu, thị hiếu, sở trường thích nghi vui chơi văn hóa truyền thống của công chúng người theo dõi hiệnnay. 4.2. Nguồn tư liệu và tài liệuTư liệu gồm có những nguồn : – Tư liệu khảo sát, tìm hiểu xã hội học. – Tư liệu tàng trữ và hiện hành của HTV có tương quan đến đề tài. Tài liệu gồm có những nguồn : – Lý luận văn hóa và văn hóa truyền thống đại chúng-Lý luận về văn hóa truyền thống quản trị và quản trị văn hóa truyền thống. – Nghiên cứu truyền hình, điều tra và nghiên cứu quản trị hoạt động giải trí truyền hình từ gócnhìn VHĐC. – Tài liệu tương quan đến Đài truyền hình TP.HCM. – Văn bản pháp quy về quản trị nhà nước ngành truyền hình ở Nước Ta. 105. Quan điểm điều tra và nghiên cứu, giả thuyết khoa học và chiêu thức nghiên cứu5. 1. Quan điểm nghiên cứuĐề tài này được nghiên cứu và điều tra dựa trên quan điểm lịch sử dân tộc – đơn cử và hướng tiếpcận liên ngành từ góc nhìn văn hóa truyền thống học, vận dụng triết lý công dụng luận trongnghiên cứu văn hóa truyền thống, những kim chỉ nan trong nghiên cứu và điều tra tiếp thị quảng cáo và những vần đềVHĐC đương đại như kim chỉ nan “ Mã ” ( Encoding / Decoding ), triết lý “ Sử dụng vàHài lòng ” ( Uses and Gratifications ), cách tiếp cận “ Văn hóa quy tụ ” ( ConvergenceCulture ), “ Văn hóa tham gia ” ( Participatory Culture ). 5.2. Câu hỏi nghiên cứu và điều tra và giả thuyết nghiên cứuSau khi đặt yếu tố điều tra và nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị truyền hình vàVHĐC, tác giả luận án nêu câu những hỏi điều tra và nghiên cứu : Liệu có sống sót sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa VHĐC và quản trị hoạt động giải trí củamột đài truyền hình ? Nếu có sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa VHĐC và quản trị hoạt động giải trí của một đàitruyền hình thì mối quan hệ này được bộc lộ ở những yếu tố đa phần nào trongquản lý hoạt động giải trí truyền hình ? Việc quản trị hoạt động giải trí truyền hình gắn liền với VHĐC cần phải theo môhình nào để phát huy hiệu quả quản trị và khai thác thế mạnh của VHĐC ? Để vấn đáp cho những câu hỏi nghiên cứu và điều tra này, những giả thuyết được nêu ra trongluận án gồm có : Quản lý hoạt động giải trí truyền hình hoàn toàn có thể được thực thi từ nhiều góc nhìn khácnhau, nhưng quản trị từ góc nhìn VHĐC là hình thức quản trị lấy người theo dõi làm trungtâm trong toàn cảnh VHĐC đang ảnh hưởng tác động mạnh và thoáng rộng ở hầu hết những mặt trongđời sống kinh tế tài chính – xã hội lúc bấy giờ sẽ khách quan và hiệu suất cao hơn. Trong thiên nhiên và môi trường tiếp thị quảng cáo có quá nhiều lựa chọn dành cho người theo dõi, thái độ và nhu yếu của số đông người theo dõi quyết định hành động việc hình thành nội dung vàphân phối những thông điệp truyền hình, do đó sẽ làm đổi khác cách quản trị hoạt độngtruyền hình cho tương thích với nhu yếu của người theo dõi. 11 Ở chiều ngược lại, chính sự chưa ổn trong quản trị truyền hình ( gồm có việckém hoạt động trong thiên nhiên và môi trường tiếp thị quảng cáo quy tụ, trong khoanh vùng phạm vi ngành vàtừng đài đơn cử ) hoàn toàn có thể làm đổi khác khuynh hướng tận hưởng văn hóa truyền thống nơi người theo dõi, đẩykhán giả đến với những phương tiện đi lại tiếp thị quảng cáo mới hoặc vận động và di chuyển sang những kênhtruyền hình khác. Việc quản trị truyền hình gắn liền với VHĐC cần phải dựa trên một mô hìnhphù hợp với thiên nhiên và môi trường truyền thông online “ mở ” và “ động ”, theo đó những giải pháp quảnlý phải tạo sự liên thông với thiên nhiên và môi trường tiếp thị quảng cáo và có sự tương tác tích cựcvới người theo dõi. 5.3. Quan điểm tiếp cận và giải pháp nghiên cứuTrong quy trình triển khai luận án, người viết đã sử dụng những phương phápnghiên cứu theo hướng tiếp cận liên ngành và mạng lưới hệ thống – cấu trúc để xác lập mốiquan hệ giữa việc quản trị hoạt động giải trí HTV trong thiên nhiên và môi trường truyền thông online Việt Namvà nhu yếu, thái độ của người theo dõi TP.Hồ Chí Minh trong toàn cảnh chung của VHĐC đangphát triển mạnh trên quốc tế. Nội dung chính của đề tài luận án là quản trị hoạt độngtruyền hình từ góc nhìn VHĐC nên tính liên ngành của đề tài rất cao, biểu lộ đầutiên là liên ngành Văn hóa học – Báo chí học. Trên cơ sở thừa kế và tiếp thu cácthành quả khoa học ở nhiều nghành nghề dịch vụ nghiên cứu và điều tra của Báo chí học, Khoa học truyềnthông, Xã hội học …, hướng tiếp cận liên ngành được biểu lộ ở hai Lever cơ bảnlà sử dụng 1 số ít khái niệm và triết lý trong khoa học tiếp thị quảng cáo và cácphương pháp điều tra và nghiên cứu trong xã hội học để soi rọi và tìm hiểu và khám phá những nghành nghề dịch vụ cótính giáp ranh giữa tiếp thị quảng cáo đại chúng và VHĐC.Các giải pháp nghiên cứu và điều tra chính được sử dụng trong luận án gồm có : Phương pháp lịch sử vẻ vang : nhằm mục đích làm rõ những sự kiện quan trọng diễn ra trong quátrình hình thành, tăng trưởng của những đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhânvà hệ quả tiếp theo trong mối tương quan giữa những sự kiện. Phân tích, nhìn nhận việchình thành phương pháp quản trị hoạt động giải trí truyền hình trong quy trình tăng trưởng củatruyền hình Nước Ta, đơn cử là ở HTV. 12P hương pháp so sánh : nhằm mục đích so sánh đặc thù và cách tiếp đón những kênhtruyền hình khác nhau của người theo dõi TP. Hồ Chí Minh qua những thời kỳ, so sánh cách quản lýhoạt động của những đài, kênh truyền hình nhằm mục đích hướng tới nhu yếu thụ hưởng truyềnhình của người theo dõi. Ở Lever xuyên văn hóa truyền thống, luận án cũng vận dụng chiêu thức sosánh để tìm ra những nét tương đương và dị biệt giữa truyền hình Nước Ta vớitruyền hình thế giới, đặc thù của HTV so với những đài truyền hình những nước trên thếgiới ; so sánh đặc thù của VHĐC Nước Ta với VHĐC những nước châu Á trong vaitrò đảm nhiệm. Phương pháp mạng lưới hệ thống : Đặt yếu tố hoạt động giải trí truyền hình là một mạng lưới hệ thống cótính không thay đổi tương đối và luôn có khuynh hướng tăng trưởng, tác giả luận án sử dụngphương pháp mạng lưới hệ thống để nghiên cứu và phân tích những yếu tố đồng đại và lịch đại của truyền hìnhViệt Nam, đơn cử ở HTV trong mối quan hệ với VHĐC. Ngoài ra, tính tự tổ chứcgắn liền với tính tổ chức triển khai của hoạt động giải trí truyền hình cũng được tác giả vận dụng đểđề xuất quy mô quản trị hoạt động giải trí HTV theo hướng “ mở ”, “ động ” và “ thông ” vớimôi trường truyền thông online tân tiến. Phương pháp nghiên cứu và phân tích và tổng hợp : Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và điều tra, đặcđiểm cấu trúc của đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra là công tác làm việc quản trị hoạt động giải trí truyền hình, trường hợp HTV, tác giả đã dựa vào điều kiện kèm theo, thực trạng đơn cử của HTV và khảnăng nghiên cứu và điều tra của mình để nghiên cứu và phân tích từng yếu tố bộ phận của công tác làm việc quản lýHTV và sau đó khái quát lại hàng loạt những hoạt động giải trí đó để tìm ra thực chất và quy luậthoạt động của HTV từ góc nhìn VHĐC.Phương pháp quan sát tham gia ( Participant Observation ) : Tác giả luận ánđược trực tiếp theo dõi tiếp tục đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra từ hai góc nhìn kháchquan và chủ quan. Qua những khảo sát định tính trong quy trình tiếp xúc, thao tác vớinhiều người thuộc giới quản trị, sản xuất, phân phối và người theo dõi, tác giả luận án đúckết được những nguyên do và hệ quả của những trường hợp nổi bật trong hoạtđộng quản trị HTV.Phương pháp phỏng vấn sâu ( In-Depth Interview ) : Với tư cách là ngườinghiên cứu, tác giả luận án đã tiếp xúc với những cá thể tương quan trực tiếp và gián13tiếp đến yếu tố nghiên cứu và điều tra để tìm hiểu và khám phá kiến thức và kỹ năng, quan điểm và cả cảm nhận của họvề những yếu tố gắn với đề tài điều tra và nghiên cứu. Trong quy trình phỏng vấn, ngoài vấnđề chính được tác giả nêu ra lúc đầu, còn lại toàn bộ nội dung buổi phỏng vấn đềuđược người vấn đáp khai triển, dẫn dắt trường hợp câu hỏi để bảo vệ hiệu suất cao pháthiện mới của chiêu thức này. Phương pháp tìm hiểu xã hội học : Do đề tài nghiên cứu và điều tra thuộc nghành nghề dịch vụ văn hóaứng dụng nên giải pháp này được triển khai cùng với phương pháp quan sáttham dự và giải pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích Giao hàng cho quy trình từng bướcchứng minh sự quan hệ hữu cơ giữa những đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu. Việc chọn 600 mẫuđiều tra được giám sát theo chiêu thức chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp với côngthức tính mẫu được giảng dạy tại Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM. Để bảo vệ tính đại diện thay mặt và tínhkhoa học của những thông tin cần tích lũy, việc tổ chức triển khai tìm hiểu được tiến hành theophương pháp phỏng vấn trực tiếp từng hộ dân ở khu vực TT TP.Hồ Chí Minh ( quận1, Q. 3, Q. Quận Bình Thạnh ) và ngoại vi TP. Hồ Chí Minh ( Q. 12, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè ). Các tác dụng vấn đáp được lượng hóa để biểu lộ mức độ và thái độquan tâm cũng như nhu yếu của người theo dõi so với những chương trình của HTV nóiriêng, truyền hình nói chung, từ đó nhìn nhận mức độ quản trị hiệu suất cao của HTV từgóc nhìn VHĐC. 6. Đóng góp của luận án6. 1. Đóng góp về mặt lý luậnLuận án tập trung chuyên sâu vào mảng đề tài quản trị văn hóa truyền thống, quản trị báo chí truyền thông ( trong đócó truyền hình ) và VHĐC sẽ góp thêm phần làm sáng tỏ 1 số ít yếu tố về VHĐC tại cácthành phố lớn Nước Ta, tiêu biểu vượt trội là TP.Hồ Chí Minh, trong điều kiện kèm theo tăng trưởng của cácphương tiện tiếp thị quảng cáo đại chúng truyền thống lịch sử ( với đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra làHTV ), đồng thời cho thấy sự sống sót khách quan của VHĐC trải qua sự tương tácgiữa người theo dõi và những chương trình truyền hình. Đề tài cũng góp thêm phần làm sáng tỏ thêm những đặc thù mang tính quy luật củavăn hóa Nước Ta, làm cơ sở để lý giải quy trình giao lưu và tiếp biến với các14nền văn hóa truyền thống cũng như những trào lưu văn hóa truyền thống của quốc tế từ khi truyền hình Open. Kết quả điều tra và nghiên cứu sẽ giúp định hướng cách nhìn khoa học trong yếu tố quản trị vàphát triển ngành truyền hình trên ý thức tiếp cận VHĐC để giữ gìn, bảo vệ vàkhông ngừng bồi đắp, phát huy truyền thống văn hóa truyền thống dân tộc bản địa Nước Ta một cách hiệuquả và thiết thực trong toàn cảnh toàn thế giới hóa. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễnLuận án sẽ góp phần trước hết vào quy trình kiến thiết xây dựng kế hoạch nội dungchương trình phát sóng thời gian ngắn và trung hạn của hai kênh tiếp thị ( dịch vụ công ) HTV7 và HTV9 của Đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh ( HTV ) cũng như sự tăng trưởng tổngthể của HTV trên những nghành nghề dịch vụ, góp thêm phần bổ trợ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việcxây dựng kế hoạch tăng trưởng của đài. Kết quả nghiên cứu và điều tra của đề tài sẽ bổ trợ phần thực tiễn cho việc định hướngtuyên truyền và kế hoạch hoạt động giải trí của những cơ quan tuyên giáo, cơ quan quản lýnhà nước về văn hóa truyền thống, quản trị báo chí truyền thông của TW và TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạnphát triển và hội nhập của quốc gia vào nền kinh tế tài chính toàn thế giới. Ngoài ra, những nội dung của đề tài sẽ là tài liệu tìm hiểu thêm trong điều tra và nghiên cứu, giảng dạy và học tập những chuyên đề văn hóa truyền thống truyền thông online, xã hội học truyền thông online, sản xuất tiếp thị quảng cáo … tại những trường ĐH. 7. Kết cấu của luận ánNgoài phần dẫn nhập, Tóm lại và phụ lục, luận án gồm có 4 chương : Chương một ( 32 trang ) gồm có hai nội dung hầu hết là cơ sở lý luận cùngvới những khái niệm công cụ được vận dụng để nghiên cứu và phân tích xuyên suốt luận án và cơ sởthực tiễn của quy trình tăng trưởng của truyền hình Nước Ta trong đó có HTV.Chương hai ( 52 trang ) nghiên cứu và phân tích những yếu tố thực tiễn đang diễn ra trongquản lý hoạt động giải trí sản xuất và phát sóng nội dung HTV trên cơ sở lý luận và thựctiễn của truyền hình quốc tế và Nước Ta từ góc nhìn VHĐC.Chương ba ( 29 trang ) bổ trợ những hoạt động giải trí quản trị HTV ở những nghành xãhội hóa sản xuất chương trình truyền hình, kỹ thuật, dịch vụ và quản trị nguồn nhân15lực để Giao hàng công tác làm việc sản xuất nội dung của HTV, phân phối nhu yếu hưởng thụvăn hóa của công chúng. Từ thực tiễn quản trị HTV nhìn từ góc nhìn VHĐC và những tác dụng nghiêncứu đạt được, chương bốn ( 35 trang ) và là chương sau cuối nêu lên hướng vậnđộng của truyền hình Nước Ta, có tìm hiểu thêm, so sánh 1 số ít kinh nghiệm tay nghề củatruyền hình thế giới để khuyến nghị những giải pháp nhằm mục đích tăng cường hiệu suất cao quảnlý hoạt động giải trí truyền hình tại Nước Ta nói chung và HTV nói riêng, hướng đến đạichúng người theo dõi trong toàn cảnh toàn thế giới hóa. 16C hương 1C Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝHOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH ( TRƯỜNG HỢP HTV ) TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẠI CHÚNG1. 1. Cơ sở lý luận1. 1.1. Văn hóa đại chúng và góc nhìn văn hóa truyền thống đại chúng1. 1.1.1. Khái niệm Văn hóa đại chúng theo nghĩa của thuật ngữ “ Popular Culture ” Văn hóa đại chúng ( VHĐC ) là một thuật ngữ Nước Ta còn tương đối mới, khá phức tạp và dễ bị dùng lẫn với một số ít khái niệm khác nên trong mục này, chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm VHĐC theo ý nghĩa của thuật ngữ tiếng Anh “ Popular Culture ” để phân biệt với những dạng thức văn hóa truyền thống và hoạt động giải trí văn hóathuộc về dân chúng ( như Folk Culture ), thuộc về số đông quần chúng ( như MassCulture ) hoặc hướng tới quần chúng ( như “ Văn hóa quần chúng ” ). Thuật ngữ tiếng Anh “ Popular Culture ” được giới nghiên cứu và điều tra Anh nhắc tớilần tiên phong vào cuối thập niên 1950 trong tác phẩm “ Lợi ích của việc biết chữ ” ( The Uses of Literacy ) của Richard Hoggart xuất bản năm 1957 tại London cũngnhư những khu công trình điều tra và nghiên cứu văn hóa truyền thống của Raymond Williams [ 54, tr. 77 ]. Sauđó cũng chính Richard Hoggart, Raymond Williams đã cùng với nhà sử họcE. P.Thompsonsáng lập ra Trung tâm văn hóa truyền thống đương đại CCCS ( Centre forContemporary Cultural Studies ) đặt tại Đại học Birmingham, nước Anh, vào năm1964 2 với mục tiêu nghiên cứu và điều tra hầu hết là những yếu tố tương quan đến “ PopularCulture ”. Điều đáng quan tâm là cả ba học giả trên đều xuất thân từ những tầng lớp lao độngnghèo của nước Anh, vừa đến độ tuổi trưởng thành và được bước chân vào giảngđường ĐH khi Thế chiến II vừa kết thúc. Những thưởng thức từ đời sống bìnhdân đã hình thành nơi họ tư tưởng lan rộng ra số lượng giới hạn của văn hóa truyền thống từ những điều “ đạocao, đức trọng ” ( Literacy-Moral ) sang những khái niệm mang tính đời thường. TheoGiám đốc tiên phong của Trung tâm là Stuart Hall ( 1932 – ). 17 họ thì những mô hình văn hóa truyền thống “ hạng sang ” như kịch Shakespeare hay nhạc của Mozartđơn thuần chỉ là những dạng thức tiếp xúc xã hội vào những thế kỷ trước, cũng giốngnhư những dạng thức khác thông dụng trong thời của những học giả này như tiểu thuyết củaIan Flemming hay nhạc của Elvis Presley. Có điều hai loại sau thì ai đọc cũng đượcvà ai nghe cũng hiểu. Sự sinh ra của khái niệm tiếng Anh “ Popular Cuture ” thoạt đầuxuất phát từ quan điểm của những nhà khoa học nói trên với mong ước đưa thêm vàophạm trù văn hóa truyền thống những cái mà trước đây không được văn hóa truyền thống tinh hoa ( High / EliteCulture ) “ đồng ý ”. Và cũng từ việc lan rộng ra này đã hình thành chính thức mộtlĩnh vực điều tra và nghiên cứu mới trong giới học thuật phương Tây từ nửa sau thế kỷ XX, đólà Cultural Studies [ 91, tr. 229 ]. Mặc dù thuật ngữ tiếng Anh “ Popular Culture ” mới Open từ giữa thế kỷXX ở phương Tây nhưng khái niệm văn hóa truyền thống mang tính phổ cập và số đông đã đượchình thành từ rất lâu. Ở mỗi thời đại cũng như toàn cảnh xã hội khác nhau, nó mangnhững tên gọi khác nhau cũng như gồm có những dạng thức tiếp xúc xã hội khácnhau để phân biệt rõ với những dạng thức của văn hóa truyền thống tinh hoa. Nhiều học giả chorằng “ Popular Culture ” chí ít cũng đã có từ sau Thiên Chúa giáng sinh ( tuy chưamang rất đầy đủ những đặc trưng của “ Popular Culture ” văn minh ). Cơ sở chứng minhcho vấn đề này là những ấn bản đơn thuần được in số lượng lớn ( bằng phương phápthô sơ ) để phát cho quần chúng vào những thế kỷ đầu Công nguyên với tên gọiThánh kinh cho kẻ ăn xin. Hoặc khi bàn về văn học tầm trung, người ta thường nhắctới những tác phẩm phổ cập thoáng rộng trong quần chúng của nhà văn Anh Daniel Defoe ( 1660 – 1731 ) hay nhà văn Nga Matvei Komarov ( 1730 – 1812 ) được viết bằng thứngôn ngữ trong sáng, rõ ràng và đơn giản và giản dị [ 33, tr. 176,177 ]. Tuy nhiên, cho tới cuốithế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, “ Popular Culture ” mới được hình thành theo đúngnghĩa của nó ( mặc dầu vẫn chưa có tên gọi chính thức ) do đã hội đủ những những tiền đềquan trọng. Tiền đề thứ nhất là nền sản xuất đại công nghiệp mang tính sản phẩm & hàng hóa có khảnăng phân phối nhu yếu tiêu thụ hàng loạt của khối công chúng thuộc nhiều nhóm xãhội khác nhau trên khoảng trống địa lý to lớn và xuyên vương quốc. Hệ quả trước tiên18của nó là hình thành một lớp công chúng mới, hầu hết là giới trẻ, có thói quen tiêudùng những sản phẩm vật chất cũng như ý thức rẻ tiền được sản xuất hàng loạt, từđó hình thành những nét chung trong lối sống và tiếp xúc xã hội trên nhiều phươngdiện. Tiền đề thứ hai dựa trên sự tăng trưởng và Open mới những phương tiệntruyền thông đại chúng ( báo in, phát thanh, truyền hình và mới nhất là Internet ). Sựgia tăng số lượng Giao hàng theo hướng ngày càng rẻ của những mô hình truyền thôngnày cùng với đà tăng trưởng của khoa học công nghệ tiên tiến đã tạo ra một khối công chúngngày càng lớn và “ như nhau ” trong phương pháp tận hưởng sản phẩm vật chất vàtinh thần, mặc dầu khác nhau về giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần xãhội … Sự “ giống hệt ” này đã góp thêm phần hình thành nên một những tầng lớp phần đông “ thụđộng và không phê phán ” ( quan điểm của những học giả theo nhóm quan ngại tác độngtiêu cực của “ Popular Culture ” ) gắn liền với những mẫu sản phẩm văn hóa truyền thống rẻ tiền, dễ tiếpthu và liên tục biến hóa. Tiền đề thứ ba và cũng là tiền đề quan trọng nhất chính là sự nhận thức vềcon người đã đổi khác theo hướng nhìn nhận tích cực vai trò của những cá thể vànhóm người trong việc hình thành những khuynh hướng văn hóa truyền thống và có năng lực tập hợpthành một khối công chúng văn hóa truyền thống ảnh hưởng tác động trực tiếp lên những quy trình hoạt độngsản xuất vật chất và phát minh sáng tạo những giá trị ý thức. Từ ba tiền đề trên, hoàn toàn có thể định nghĩa khái niệm “ Popular Culture ” theo haikhía cạnh sản xuất và tiêu thụ hay phát minh sáng tạo và tận hưởng. 1. Định nghĩa theo góc nhìn sản xuất ( phát minh sáng tạo ) : “ Popular Culture ” là tất cảnhững gì mà nhân dân thực thi hoặc tạo ra cho chính mình gồm có toàn bộ những hoạtđộng của đời sống hàng ngày từ nhà hàng siêu thị, vui chơi tới tiếp xúc, ứng xử với môitrường tự nhiên và xã hội. 2. Định nghĩa theo góc nhìn tiêu thụ ( tận hưởng ) : “ Popular Culture ” là hìnhthức vui chơi được sản xuất trải qua và bằng truyền thông thương mại ( truyền hình, điện ảnh, kỹ nghệ âm nhạc … ) có đủ năng lượng kinh tế tài chính và kỹ thuật để hoàn toàn có thể lôi cuốn

Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn