Mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu mẫu chữ ký theo nghị định 11
Việc sử dụng và quản lý con dấu cũng như mẫu chữ ký của người đại diện phải tuân theo những nguyên tắc nhất định bởi nó liên quan trực tiếp đến luật pháp. Con dấu và mẫu chữ ký chính là đại diện pháp lý cho doanh nghiệp đó trên tất cả các văn bản, chứng từ, hóa đơn và các thủ tục hành chín khác của doanh nghiệp. Thông thường khi có sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp thì mẫu dấu và chữ ký đều phải tay đổi theo. Vậy, khi thay đổi mẫu dấu và chữ ký doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào? Trong bài viết này, EVBN xin giới thiệu đến các bạn những thông tin cần biết về quy định thủ tục thay đổi con dấu và mẫu chữ ký doanh nghiệp và mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu chữ ký theo nghị định 11.
[download id=”3745″]
Mục Lục
Quy định mới nhất về thay đổi con dấu doanh nghiệp?
Con dấu có vai trò đại diện cho mỗi doanh nghiệp, chính vì vậy việc thay đổi con dấu doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp cần thay đổi con dấu khi nào?
– Chuyển trụ sở chính công ty sang địa chỉ mới;
– Tên công ty thay đổi;
– Được cấp mã sô thuế thay cho số chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Con dấu của doanh nghiệp bị mất hoặc hư hỏng, không hiển thị được đầy đủ thông tin.
– Doanh nghiệp muốn thay đổi chất liệu con dấu.
Và những trường hợp cụ thể khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Các bước tiến hành thủ tục thay đổi con dấu công ty
Doanh nghiệp muốn đăng ký hoặc thay đổi con dấu thì phải có tài khoản đăng ký kinh doanh online trên cổng thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh quốc gia. Trình tự thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp khắc con dấu mới;
– Doanh nghiệp đăng nhập và nộp hồ sơ thông báo mẫu con dấu mới lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
– Hồ sơ thông báo thay đổi con dấu gồm các thông báo mẫu con dấu theo từng trường hợp cụ thể:
- Văn bản thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp quy địn tại Phụ lục II-8, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Văn bả thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu hoặc số lượng con dấu của doanh nghiệp theo Phụ lục II-9, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Mẫu văn bản thông báo về việc hủy mẫu con dấu của doanh nghiệp như trong Phụ lục II-10, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Thủ tục đổi con dấu cơ quan tổ chức, chức danh Nhà nước gồm những gì?
Theo quy định, các cơ quan nhà nước sử dụng con dấu ngoài trường hợp bị thất lạc, hư hỏng con dấu thì phải thay đổi định kỳ sau 5 năm một lần. Thủ tục đổi con dấu cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước bao gồm các văn bản sau đây:
- Cơ quan, tổ chức cần đổi con dấu phải trình bày lý do bằng giấy đề nghị đổi con dấu cho cơ quan phụ trách. Văn bản này phải được ký tên và đóng dấu.
- Người làm thủ tục đổi con dấu cho cơ quan Công an cần có giấy giới thiệu kèm CMND.
- Bản sao công cứng quyết định thành lập.
- Trường hợp là tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội thì phải kèm theo điều lệ hoặc hiến chương cho phép sử dụng con dấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Các tổ chức báo chí, tổ chức làm trong ngàn xuất bản phải có giấy phép hoạt động báo chí hoặc xuất bản.
- Nếu là tổ chức khoa học công nghệ phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
Một số lưu ý khi ghi mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký theo nghị định 11
Mẫu giấy yêu cầu thay đổi mẫu con dấu và chữ ký của doanh nghiệp là một biểu mẫu có sẵn được quy định tại phụ lục của các Thông tư do bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Các thông tin trong mẫu văn bản này đều có sẵn, bạn chỉ cần điền đúng như những thông tin theo yêu cầu trong phiếu là được.
Một mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký chuẩn cần phải đảm bảo một số tiêu chí nhất định.
- Tất cả những thông tin phải được kê khai thông tin một cách chính xác theo từng mục định sẵn trong mẫu văn bản.
- Văn bản đề nghị thay đổi con dấu và mẫu chữ ký cần đảm bảo tuân thủ đúng những nguyên tắc, chính sách của Đảng và Nhà nước, không vi phạm pháp luật, không trái với các quy tắc đạo đức xã hội và văn hóa Việt Nam.
- Về mặt hình thức: Các thông tin phải được ghi rõ ràng, không tẩy xóa bừa bãi, thông tin không được gạch sửa gây hiểu sai khác đi, màu mực để ghi văn bản phải đồng nhất, không dùng 2 màu mực để viết…
- Việc đổi con dấu là một việc quan trọng có tính pháp lý nên mẫu văn bản đề nghị thay đổi con dấu cũng cần được thủ trưởng cơ quan, người đại diện doanh nghiệp ký và đóng dấu xác nhận rõ ràng.
Tải mẫu giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký theo nghị định 11
Mẫu giấy đề nghị thay đổi con dấu và mẫu chữ ký là văn bản gửi lên cơ quan Công an có thẩm quyền nhằm yêu cầu cơ quan đó xác nhận việc thay đổi con dấu cơ quan, doanh nghiệp hoặc mẫu chữ ký của cơ quan, doanh nghiệp đó. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu mẫu văn bản được tổng hợp thành dạng file word, mời bạn đọc tải về sử dụng khi cần thiết.
[download id=”3745″]