Giải mã sự kiện Ngày Nhân quyền Quốc tế đầy đủ chi tiết nhất

Mỗi ngày lễ trên thế giới đều có ý nghĩa riêng của nó. Những ngày lễ đó có thể là để tôn vinh một doanh nhân. Hay cũng có thể là kỷ niệm một sự kiện nào đó vô cùng quan trọng trong lịch sử. Ta có thể thấy vấn đề nhân quyền đang ngày được nâng cao trên thế giới. Nhưng bất ngờ là ngày Nhân quyền Quốc tế đã được ra đời từ rất lâu. Chứng tỏ rằng đây là vấn đề mà cả thế giới đều quan tâm từ rất lâu. Vậy ngày Nhân quyền thế giới là gì và trong ngày đó có sự kiện như thế nào. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.

ngày nhân quyền quốc tế

Ngày Quốc tế Nhân quyền là ngày nào?

Vào ngày 10/12 hàng năm thì Ngày Nhân quyền Quốc tế (cũng gọi là Ngày Quốc tế Nhân quyền) được tổ chức. Đây là ngày được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế được các nước trên thế giới kỷ niệm.

Ngày này được cho là được ra mắt từ sau tuyên ngôn về nhân quyền. Từ đó ngày lễ này ngày càng phát triển và được phổ biến hơn trên phạm vi thế giới. Ngày lễ này cũng được chính phủ ở nhiều nước ủng hộ.

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Quốc tế Nhân quyền

Nguồn gốc

Ngày này được chọn là ngày Nhân quyền quốc tế do một lý do đặc biệt. Đó là vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hợp Quốc đã công bố Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Vào ngày này nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ, đã tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử tại Paris, Pháp. Tuyên ngôn này chính là nền tảng của Bộ luật Nhân quyền Quốc tế. Bộ luật này bao gồm hai công ước cơ bản về quyền con người. Hai công ước này cùng được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1966. Đó chính là Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Thứ hai đó là Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.

Vào ngày 4 tháng 12 năm 1950, Liên Hợp Quốc ban hành Nghị quyết A/RES/423. Hiệp ước này chính thức công nhận ngày 10 tháng 12 hằng năm là “Ngày Nhân quyền” (Human Rights Day). Những năm gần đây, Liên Hợp Quốc còn chọn chủ đề cho ngày Nhân quyền mỗi năm.

Các tổ chức nhân quyền xem ngày này hàng năm như một cơ hội. Đó là cơ hội để xem xét tình hình nhân quyền trên toàn thế giới. Cuối cùng đó là cơ sở để đúc kết tình hình hiện tại.

Nghị viện châu Âu vào ngày này mỗi năm đều tổ chức lễ trao Giải thưởng Sakharov. Những bên tham gia giải thưởng là các tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao Giải thưởng Nhân quyền của họ.

Hàng năm vào ngày 10 tháng 12, cũng là ngày mất của Alfred Nobel. Thì tại tại Oslo (Na Uy) sẽ tổ chức lễ trao giải thưởng Nobel Hòa bình.

Ý nghĩa

Ngày lễ này có ý nghĩa là nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề nhân quyền. Cùng với đó là lên án những hành vi trái với nhân quyền trên toàn thế giới. Đây là một ngày lễ rất có ý nghĩa với những người đang bị bóc lột hay bị vi phạm nhân quyền. Nó giúp cho ai ai trong chúng ta cũng có quyền được sống bình đẳng với nhau. Hãy nhớ một điều rằng là trên trái đất này con người với con người là công bằng và bình đẳng. Không ai có quyền được lấy đi nhân quyền của người khác hay chà đạp lên điều đó.

Những sự kiện diễn ra trong ngày Quốc tế Nhân quyền

Sự kiện chung

Trong này lễ trọng đại này, có rất nhiều sự kiện đã được diễn ra. Có thể kể đến là những buổi meeting thuyết trình để nâng cao nhận thức và nhân quyền. Hoặc có thể là những băng rôn được trang hoàng nhằm chào mừng ngày lễ. Báo chí cũng sẽ đưa tin rầm rộ về chủ đề ngày trong ngày hôm đó. Ở chính phủ các nước thì sẽ có các bài phát biểu của nhà lãnh đạo hay các chuyến viếng thăm. Thậm chí còn có các chương trình TV về lịch sử và sự hình thành của ngày lễ. Hay thậm chí có những nơi người dân đi biểu tình về vấn đề nhân quyền này. 

Vào mỗi năm thì Liên hợp quốc sẽ có một chủ đề riêng cho ngày lễ này. Trong những năm gần đây thì việc có chủ đề trong ngày lễ này đang ngày một phổ biến hơn. Ví dụ như vào năm 2020 có chủ đề là “Phục hồi tốt hơn – Đứng lên vì Quyền con người” (Recover Better – Stand Up for Human Rights).

 

Sự kiện nổi bật

Hay đặc biệt vào năm 2019 thì Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền đã tổ chức một cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình đó diễn ra tại Hồng Kông vào ngày 8 tháng 12. Họ làm vậy để đánh dấu Ngày Nhân quyền trước hai ngày. Ước tính có đến 800.000 người tham gia, trong khi cảnh sát ước tính khoảng 183.000 người. Đây được xem là cuộc tuần hành lớn nhất kể từ cuộc tuần hành vào giữa tháng 8 ở Hồng Kông vào năm 2019. Tại đây công dân đề đạt năm yêu cầu của họ, bao gồm một quyền độc lập điều tra về các cáo buộc hướng về Cảnh sát trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông diễn ra trong thành phố trong 6 tháng qua. Ngoài ra phần nào đó còn cả về quyền phổ thông đầu phiếu.

Vậy đây là tất cả những gì bạn cần biết về ngày nhân quyền quốc tế. Tuy ngày này vẫn còn có ít người biết đến nhưng trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ. Mình chúc các bạn đọc một ngày mới vui vẻ. Cùng với đó là tràn đầy tiếng cười và niềm vui.

Liên kết:Xổ số miền Bắc