Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường chi tiết mới nhất

Việc mâu thuẫn, ảnh hưởng quyền lợi của người khác dẫn đến khiếu nại, tố cáo là điều có thể xảy ra trong cuộc sống. Vậy đơn khiếu nại và đơn tố cáo có gì giống và khác nhau? Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường là gì và đơn khiếu nại này có những nội dung nào? Bài viết  dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho chúng ta những thắc mắc trên.

[download id=”4696″]

Đơn khiếu nại và đơn tố cáo có gì giống và khác nhau?

Đơn khiếu nại và Đơn tố cáo là hai mẫu đơn phổ biến được cá nhân, tổ chức, cơ quan khiếu nại (gọi chung là người khiếu nại); cá nhân, tổ chức, cơ quan tố cáo (gọi chung là người tố cáo), gửi đến cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình và yêu cầu xử lý các hành vi sai trái .

Đơn khiếu nại và Đơn tố cáo chỉ được viết ra khi người khiếu nại, tố cáo phát hiện ra những điểm sai trái trong hành vi, quyết định của cá nhân, tổ chức, cơ quan khác gây hại hoặc có nguy cơ gây hại đến lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan khác.

Đơn khiếu nại và Đơn tố cáo đều có căn cứ pháp lý rõ ràng, được soạn thảo dựa trên những điều luật đã được ban hành và sửa đổi ngày càng hoàn thiện.

Đó là những điểm giống nhau cơ bản nhất của Đơn khiếu nại và Đơn tố cáo. Vậy hai đơn này khác nhau như thế nào?

Tiêu chí

phân biệt

Đơn khiếu nại Đơn tố cáo
 

 

 

 

 

 

Khái niệm

Là đơn do người khiếu nại soạn thảo đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của cá nhân có thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước khi cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật gây hại đến quyền lợi ích của mình. Là đơn do người tố cáo soạn thảo nhằm báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào ra gây thiệt hại hoặc có khả năng gây hại đến lợi ích của Nhà nước cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Căn cứ

viết đơn

Luật khiếu nại Luật tố cáo
Mục đích

viết đơn

Đòi hỏi lợi ích chính đáng cho người khiếu nại. Xử lý hành vi và người có hành vi vi phạm pháp luật.
Quyền viết đơn Các công dân, cán bộ, công chức, cơ quan, tổ chức trực tiếp chịu ảnh hưởng của quyết định, hành vi trái luật. Mọi công dân
Đối tượng

viết đơn

Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân có thẩm quyền, cơ quan hành chính nhà nước.

Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.

Hành vi phạm pháp của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.
 Tính xác thực của đơn Người khiếu nại không phải chịu trách nhiệm pháp luật nếu khiếu nại không đúng. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị xử lý nếu tố cáo sai sự thật.
Khuyến khích và khen thưởng Không có quy định cụ thế Được khuyến khích và khen thưởng theo quy định của Chính phủ: Bằng khen, Huân chương . . .
Kết quả giải quyết đơn Ban hành quyết định giải quyết đơn khiếu nại và phải gửi đến người khiếu nại. Xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo trong đơn. Kết quả chỉ được gửi đến người tố cáo chỉ khi họ có yêu cầu.
Thời hạn giải quyết Lần 1: Thời hạn thụ lý là 10 ngày từ khi nhận đơn. Thời hạn giải quyết là 30 – 45 ngày, tính từ ngày thụ lý.

Lần 2: Thời hạn thụ lý là 10 ngày từ khi nhận đơn. Thời hạn giải quyết là  45 – 60 ngày, tính từ ngày thụ lý.

Thời hạn thụ lý là 10 ngày, từ khi nhận đơn. Tính từ ngày thụ lý, thời hạn giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày, được phép gia hạn 1 lần nhưng không được vượt quá 30 ngày.
Trường hợp không thụ lý đơn – Quyết định chỉ đạo trong nội bộ cơ quan.

– Quyết định không liên quan đến quyền lợi người khiếu nại.

– Hết thời hạn khiếu nại.

– Khiếu nại đã có quyết định khiếu nại lần 2 hoặc Toàn án đã thụ lý.

– Người viết Đơn khiếu nại không có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc người đại diện không hợp pháp.

– Trong Đơn khiếu nại đã nộp không có chữ ký, điểm chỉ của người khiếu nại.

– Đơn tố cáo về vụ việc đã được giải quyết và người tố cáo không cung cấp thêm được thông tin, tình tiết mới;

– Đơn tố cáo về vụ việc mà nội dung tố cáo không rõ ràng, thông tin cung cấp không đủ cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi phạm pháp.

– Đơn tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh người vi phạm, hành vi phạm pháp.

Khi rút đơn Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ giải quyết khiếu nại. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền vẫn tiếp tục xem xét, giải quyết tố cáo.
Đơn khiếu nại

Cần phân biệt đơn khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện

Mời bạn tham khảo thêm về đơn tố cáo hoặc các văn bản khác tại mục thủ tục hành chính.

Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường là gì?

Khi cá nhân, tổ chức phát hiện các cá nhân, tổ chức khác có hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí trong quá trình sinh hoạt, sản suất, kinh doanh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi cá nhân mình thì đều có thể làm Đơn khiếu nại gửi đến cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Các cá nhân, tổ chức có quyền viết Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc khởi kiện về các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại Luật bảo vệ môi trường, Lậu khiếu nại, Bộ luật tố tụng.

Các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của cá nhân, tổ chức khác được quyền viết Đơn khiếu nại khi bắt đầu phát hiện ra thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác gây ra.

Các nội dung chính trong Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường

– Phần đầu đơn ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, ngày tháng viết  Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường.

– Tên đơn khiếu nại cần ghi rõ về hành vi gây ô nhiễm môi trường của ai, ở đâu.

Mẫu Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường

Mẫu đơn khiếu nại về hành vi gây ONMT

– Nêu các căn cứ viết đơn khiếu nại.

– Kính gửi: Ghi rõ tên cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về môi trường: UBND cấp huyện, cấp tỉnh.

– Thông tin người viết  Đơn khiếu nại hành vi gây ô nhiễm môi trường (cá nhân, đại diện các hộ dân, đại diện tổ chức): Họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, nơi ở.

– Thông tin cá nhân, tổ chức bị khiếu nại có hành vi gây ô nhiễm môi trường: Nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên, năm sinh, nơi ở. Nếu là tổ chức thì ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở.

– Người khiếu nại trình bày rõ sự việc gây ô nhiễm thế nào và tác động xấu ra sao, gây thiệt hại thế nào cho người khiếu nại.

– Ghi rõ các căn cứ kết luận hành vi ô nhiễm của cá nhân, tổ chức vi phạm.

– Ghi rõ kiến nghị đến cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Phần cuối đơn khiếu nại, người làm đơn cam đoan nội dung khiếu nại về môi trường là đúng sự thật, sau đó ký và ghi rõ họ tên.

Mời bạn tải về sử dụng mẫu đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường mới nhất mà EVBN đã chuẩn bị dưới đây:

[download id=”4696″]