Mẫu đơn tố cáo và hướng dẫn cách viết đơn tố cáo chuẩn

Tố cáo được hiểu là khi công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào khác gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các công dân, cơ quan Nhà nước. Công dân có thể tố cáo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua gửi Đơn tố cáo. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nội dung liên quan đến hoạt động tố cáo của công dân và các mẫu đơn tố cáo thông dụng nhất.

Đơn tố cáo là gì? Những ai có thể viết mẫu đơn tố cáo?

Đơn tố cáo là văn bản do người tố cáo tự soạn thảo ra gửi đến cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để tố cáo về hành vi sai trái của cá nhân, tổ chức khác. Trong đơn tố cáo cần ghi rõ ngày tháng năm tố cáo; họ và tên, địa chỉ của người tố cáo; các nội dung tố cáo cụ thể phải ghi rõ tố cáo ai, về hành vi gì, hậu quả các hành vi vi phạm đó, bằng chứng liên quan.

Sau khi hoàn thành các nội dung trong Đơn tố cáo thì người đứng ra tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn. Nếu có nhiều người tố cáo thì trong đơn phải ghi rõ thông tin và chữ ký của từng người tố cáo, ghi rõ họ và tên người đại diện cho những người tố cáo để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo dễ dàng liên hệ, phối hợp khi có yêu cầu.

Các thông tin trong Đơn tố cáo phải đầy đủ, chính xác. Nếu nội dung tố cáo sai sự thật thì người viết Đơn tố  cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã tố cáo sai sự thật gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức bị tố cáo; gây khó khăn, tốn kém cho cá nhân, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố cáo. Trường hợp viết Đơn tố cáo nặc danh (Là Đơn tố cáo không ghi hoặc ghi không chính xác về tên và địa chỉ của người tố cáo) thì sẽ không được xem xét, giải quyết

Các thông tin cá nhân trong Đơn tố cáo của người tố cáo sẽ được cơ quan chức năng có thẩm quyền giữ bí mật (nếu người tố cáo yêu cầu, tránh trường hợp người tố cáo bị đe dọa, trù dập, trả thù, đảm bảo quyền được bảo vệ của người tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo).

Để tăng tính thuyết phục cho Đơn tố cáo đồng thời có thể sử dụng làm bằng chứng buộc tội cá nhân, tổ chức bị tố cáo thì người đứng ra tố cáo nên thu thập những những thông tin, bằng chứng cụ thể về hành vi phạm pháp mà cá nhân, tổ chức vi phạm để gửi kèm như: giấy tờ, dữ liệu được ghi âm, ghi hình…

Như vậy, tất cả những cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ một cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào gây ra thiệt hại hoặc có khả năng đe dọa gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khác, tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp khác thì đều có thể viết đơn tố cáo gửi đến các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Viết đơn tố cáo

Ai có thể viết đơn tố cáo

Công dân được thực hiện quyền tố cáo trong các trường hợp sau:

  • Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thi hành công vụ.
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Mời bạn tham khảo thêm nhiều loại đơn tố cáo, khiếu nại và biểu mẫu trong danhh mục thủ tục hành chính của chúng tôi.

Gửi đơn tố cáo cho ai, ở đâu?

Mỗi vụ việc tố cáo các cá nhân, tổ chức khác nhau, hành vi vi phạm khác nhau, Đơn tố cáo sẽ được gửi đến một cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Chúng tôi thông tin đến các bạn một số trường hợp cụ thể  như sau:

  • Nếu phát giác cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hay thi hành công vụ thì người tố cáo gửi Đơn tố cáo đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức hiện đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó.
  • Trường hợp cá nhân vi phạm là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người tố cáo sẽ gửi đơn đến người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó.
  • Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức thì người tố cáo sẽ gửi đơn đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cá nhân này.
  • Phát hiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác (không phải cán bộ, công chức, viên chức trong khi thi hành nhiệm vụ, thừa hành công vụ) thì người tố cáo sẽ gửi Đơn tố cáo đến cơ quan có chức năng quản lý nội dung tố cáo (địa chính, giáo dục, thuế…).
  • Trường hợp nội dung tố cáo liên quan đến chức năng quản lý của nhiều cơ quan thì người tố cáo có thể gửi Đơn tố cáo đến 1 hoặc tất cả các cơ quan này. Trường hợp nội dung tố cáo liên đới thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì thẩm quyền giải quyết là cơ quan thụ lý đầu tiên.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thông thường sẽ có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi mà cơ quan được giao quản lý. Trong trường hợp, cá nhân, tổ chức vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết Đơn tố cáo là Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Những thông tin cơ bản cần phải có trong một mẫ đơn tố cáo

– Phần đầu Đơn tố cáo cần ghi đầy đủ Quốc hiệu, tiêu ngữ; địa điểm, ngày tháng năm viết Đơn tố cáo.

– Phần kính gửi: Ghi rõ tên cá nhân đứng đầu, tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.

– Ghi rõ thông tin của người tố cáo: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Số chứng minh nhân dân; Nơi cư trú. Nếu có nhiều người cùng tố cáo thì cần ghi đủ thông tin của tất cả những người cùng tố cáo đồng thời ghi rõ họ và tên người đại diện nhóm tố cáo.

– Ghi rõ thông tin của cá nhân, tổ chức có hành vi vi pháp luật bị tố cáo.

Nội dung đơn tố cáo

Đơn tố cáo đánh bạc và cố ý gây thương tích

– Ghi cụ thể nội dung tố cáo đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi pháp luật: Mô tả càng chi tiết càng tốt về sự việc vi phạm xảy ra, hành vi trái quy định đã làm; hậu quả của những hành vi đó, căn cứ pháp lý xác định hành vi phạm pháp…

– Các tài liệu đính kèm Đơn tố cáo chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức: ảnh chụp tài sản bị hư hại, hóa đơn khai khống giá, sản phẩm nhập kém chất lượng…

– Cá nhân (nhóm) viết Đơn tố cáo ghi rõ các yêu cầu, kiến nghị nhằm xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm: phạt hành chính, yêu cầu bồi thường, xử lý hình sự…

– Người viết đơn tố cáo cam kết toàn bộ thông tin, nội dung trình bày trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật; cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin và nội dung đó.

– Phần cuối đơn, người viết ký và ghi đầy đủ họ tên vào Đơn tố cáo. Nếu có nhiều người cùng viết đơn thì tất cả các thành viên trong nhóm đều phải ký tên.

Tải mẫu đơn tố cáo mới và đầy đủ nhất

Cuối cùng, chúng tôi gửi các bạn tham khảo một vài mẫu Đơn tố cáo thông dụng nhất hiện nay

Mẫu 1: Đơn tố cáo cố ý gây thương tích

[download id=”4732″]

Mẫu 2: Đơn tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

[download id=”4733″]

Mẫu 3: Đơn tố cáo nặc danh

[download id=”4734″]