Khâm sứ Trung Kỳ: Bài viết danh sách Wikimedia – Du Học Trung Quốc 2022 – Wiki Tiếng Việt
Trú sứ Trung Kỳ và Tổng sứ Trung Kỳ – Bắc Kỳ
Chiếu theo Hòa ước Giáp Tuất 1874 thì Pháp được quyền bổ nhiệm một công sứ (trú sứ) (résident) ở Huế. Hòa ước Quý Mùi 1883 khoản 5 quy định thêm rõ quyền lực của viên đại diện Pháp, nay đổi là Tổng Công sứ (hay Tổng Trú sứ, gọi tắt là Tổng sứ) Bắc Kỳ và Trung Kỳ (résident général de l’Annam et du Tonkin), sẽ được ra vào yết kiến vua nhà Nguyễn cùng lãnh việc ngoại giao. Viên chức này được lập hành dinh trong Hoàng thành Huế và có đội vệ binh riêng. Viên Tổng sứ đầu tiên là Paul Rheinart.[1]
Khâm sứ Trung Kỳ
Năm 1886, một năm trước khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, hai chức vụ công sứ riêng ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ được lập ra, còn chức vụ Tổng Công sứ Lưỡng Kỳ dần được bãi bỏ sau đó. Ở Bắc Kỳ lập ra chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin). Còn ở Trung Kỳ có chức vụ Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de l’Annam).
Bạn đang đọc: Khâm sứ Trung Kỳ: Bài viết danh sách Wikimedia – Du Học Trung Quốc 2022 – Wiki Tiếng Việt
Tuy khu vực địa lý phụ thuộc viên Khâm sứ thu nhỏ lại nhưng quyền hạn lại tăng lên vì năm 1897 khi Hội đồng Phụ chính bị bãi bỏ thì Khâm sứ có độc quyền thay vua nhà Nguyễn chủ tọa Viện Cơ mật. Thành phần Viện Cơ mật là tập hợp sáu vị thượng thư của Lục bộ, nên còn gọi là Hội đồng thượng thư. Sự việc này ghép viên chức người Pháp trực tiếp vào cơ cấu tổ chức hành chính của Triều đình Huế và hợp thức hóa việc quản lý của người Pháp trong ngành lập pháp. Hơn nữa những chỉ dụ của vua kể từ đó cũng phải có sự xác nhận của viên khâm sứ mới được thi hành. Triều đình nhà Nguyễn từ đó mất thực quyền cả lập pháp lẫn hành pháp. [ 1 ]
Sang năm 1898 triều Thành Thái, chính quyền Liên bang Đông Dương đoạt lấy quyền tài chính và quản trị tài sản của triều đình Huế nên tòa Khâm sứ Trung Kỳ là cơ quan trả lương cho nhà vua. Vua nhà Nguyễn kể từ đấy chỉ là một công chức của chính quyền Bảo hộ.[1]
Xem thêm: Địa chỉ “đỏ” giáo dục truyền thống
Khâm sứ Trung Kỳ còn quản lý những công sứ Pháp ở những tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận .
Đối với Liên bang Đông Dương, Khâm sứ Trung Kỳ là một thành viên của Hội đồng Tối cao (Conseil supérieur) trợ lực cho Toàn quyền Đông Dương.
Xem thêm: Di tích khu lưu niệm Vùng than Cẩm Phả
Địa vị Khâm sứ
Trong số những viên khâm sứ nhiều quyền thế là Jean E Charles, người được vua Khải Định giao việc giám hộ Thái tử Vĩnh Thụy khi sang Pháp du học rồi sau đó lại có phần trong việc xếp đặt Thái tử gặp gỡ cô Nguyễn Thị Lan mà sau này được nạp phi làm Nam Phương Hoàng hậu. [ 2 ]Khi vua Bảo Đại lên ngôi thì bổ Ngô Đình Diệm làm thượng thư bộ Lại với dự tính canh tân triều chính. Ngô Đình Diệm đòi bãi bỏ hai chức thống sứ Bắc Kỳ và khâm sứ Trung Kỳ mà chỉ đặt một đại diện thay mặt người Pháp mà thôi hầu tịch thu quyền lực tối cao của triều đình đúng với ý thức Hòa ước Giáp Thân 1884. Việc này người Pháp không tán đồng và Ngô Đình Diệm từ chức. [ 3 ]Chức vị khâm sứ Trung Kỳ sống sót đến Chiến tranh quốc tế thứ hai thì Quân đội Đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương, vô hiệu người Pháp .
Source: https://evbn.org
Category: Địa Danh