Những di tích cổ, độc đáo nhất ở Thái Bình

Chùa Keo, đền Tiên La, đền Đồng Bằng, đền Đồng Xâm … là những di tích cổ ở Thái Bình kiến trúc, văn hóa truyền thống độc lạ, đậm chất đồng bằng Bắc Bộ .

Chùa Keo – ngôi chùa cổ có kiến trúc đẹp bậc nhất Việt Nam

Chùa Keo nằm ở làng Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời, ngôi chùa này còn nổi tiếng là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo của cả nước.
 

Điểm nhấn đặc biệt về kiến trúc của ngôi chùa chính là Gác Chuông. Không xây bằng chất liệu gạch ngói như những gác chuông khác, Gác Chuông chùa Keo được làm hoàn toàn bằng chất liệu gỗ. Gác Chuông gồm 3 tầng đồ sộ, kiến trúc kiểu chồng diêm với những nét hoa văn chạm trổ điêu khắc, uốn lượn mềm mại tinh tế tinh xảo.
 

di tích cổ ở Thái Bình

Di tích chùa Keo

Gác Chuông chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lê, thế kỷ thứ XVII. Trải qua gần 400 năm với bao thăng trầm biến động của không gian thời gian, Gác Chuông chùa Keo vẫn sừng sững giữ nguyên nét kiến trúc cổ xưa, là biểu tượng cho sự tài hoa, có thẩm mỹ của đất và người Thái Bình. Nếu Khuê Văn Các là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, Văn Miếu Xích Đằng là biểu tượng của Hưng Yên thì Gác Chuông chùa Keo là biểu tượng của tỉnh Thái Bình.
 

Chùa Keo thường tổ chức 2 mùa lễ hội trong năm diễn ra thường niên vào đầu xuân và giữa thu với nhiều trò chơi dân gian đậm chất đồng bằng châu thổ thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh tham gia. 
 

Đền Tiên La – di tích lưu dấu nữ tướng quân anh hùng

Không giống như chùa Keo nổi danh cả nước với kiến trúc độc đáo, đền Tiên La là di tích cổ ở Thái Bình được nhắc nhớ nhiều hơn đến lịch sử di tích. Nơi đây thờ Bát Nạn tướng quân, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. 
 

di tích cổ ở Thái Bình

Di tích đền Tiên La


Tương truyền, khi Hai Bà Trưng thất thế, cánh quân của Bát Nạn tướng quân đã anh dũng chiến đấu nhưng do lực lượng yếu hơn nên thất bại. Xác bà trôi theo dòng sống đến mảnh đất thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay thì được người dân mai táng và lập đền thờ. Hàng năm, vào dịp mất của bà, người dân địa phương lại tổ chức khấn bái, cúng lễ. Ngày lễ chính của đền Tiên La thường diễn ra vào ngày 17 tháng 3 Âm lịch hàng năm. 
 

Đền Tiên La được xem là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất của tỉnh Thái Bình. Vì thế, lễ hội diễn và vào trung tuần tháng 3 Âm lịch không chỉ là thu hút du khách trong tỉnh còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.
 

Đền Đồng Bằng – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Đền Đồng Bằng nằm ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng, hoàng thân quốc thích nhà Trần. Đây cũng là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng độc đáo của tỉnh Thái Bình. 
 

di tích cổ ở Thái Bình

Di tích đền Đồng Bằng

Không chỉ gây ấn tượng với kiểu kiến trúc cổ đặc trưng của đền chùa Việt, điểm độc đáo nhất của đền Đồng Bằng giúp ngôi đền này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích văn hóa phi vật thể quốc gia chính là ở nghi lễ hát văn hầu đồng. 
 

Nghi thức này thường diển ra vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm tại lễ hội đền Đồng Bằng.Tại mỗi gian thờ của đền thường có một hầu đồng hát văn. Mỗi du khách khi đến đền Đồng Bằng vào mùa lễ hội không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng ngôi đền cổ còn được hòa trong  không sinh hoạt văn hóa đậm chất Bắc Bộ. 
 

Đền Đồng Xâm – ngôi đền của làng chạm bạc nổi tiếng

Đền Đồng Xâm nằm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đền thờ Triệu Vũ Đế (Triệu Đà), Trình Thị Hoàng Hậu (vợ vua Triệu Đà) và ông tổ của nghề chạm bạc là Nguyễn Kim Lâu. Ngôi đền này nằm trên mảnh đất là cái nôi của nghề chạm bạc cả nước.
 

Đền Đồng Xâm nổi tiếng với nghệt thuật trang trí. Trong các nét trang trí đền có sự tập hợp của nghệ thuật chạm bạc, nghệ thuật khắc gỗ, nghệ thuật khắc đá, kim loại… của Việt Nam dưới thời Nguyễn.  Với những nét đặc sắc  trong nghệ thuật, kiến trúc đó, vào năm 1990, đền Đồng Xâm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
 

di tích cổ ở Thái Bình

Di tích đền Đồng Xâm 


Lễ hội truyền thống đền Đồng Xâm diễn ra vào ngày 1 tháng 4 hàng năm thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh tham dự. Bên cạnh những trò chơi trò diễn độc đáo, lễ hội còn là dịp hội tụ của những người thợ kim hoàn, các phường bạc trên mọi miền đất nước về tế tổ Nguyễn Kim Lâu và giao lưu sản phẩm chạm bạc. 
 

Mỗi một di tích có một câu truyện kể một nét văn hóa truyền thống lịch sử kiến trúc nghệ thuật và thẩm mỹ rất đặc trưng rực rỡ. Nếu bạn có dịp ghé thăm miền “ quê lúa ” hãy đến thăm những di tích cổ ở Thái Bình. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được một Thái Bình rất riêng qua những nét kiến trúc của di tích và qua những hoạt động và sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng ở nơi đây đấy !

Source: https://evbn.org
Category: Địa Danh