Củng cố kiến thức

I. Nội dung cơ bản

1. Đọc – hiểu văn bản.

– Văn nghị luận gồm các tác phẩm:

Tiếng nói của văn nghệ, Bàn về đọc sách, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten…

– Thơ hiện đại gồm các tác phẩm:

Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con, Mây và sóng.

– Truyện hiện đại gồm các tác phẩm:

Bến quê, Những ngôi sao xa xôi, Rô-bin-xơn Cru-xô, Bố của Xi-mông, Con chó Bấc.

– Kịch hiện đại gồm: Bắc Sơn, Tôi và chúng ta.

2. Tiếng Việt.

Khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

3. Tập làm văn.

– Nghị luận xã hội (nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc về một vấn đề tư tưởng, đạo lí); nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm, truyện hoặc đoạn trích; nghị luận một đoạn thơ, bài thơ).

– Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá và làm quen với một số văn bản hành chính – công vụ (biên bản, hợp động, thư – điện chúc mừng và thăm hỏi).

II. Cách ôn tập và hướng dẫn kiểm tra, đánh giá

1. Cách ôn tập.

– Văn bản tác phẩm của ai? Ra đời trong hoàn cảnh nào? Viết về cái gì? Về ai và có những nhân vật nào? Nội dung chính của tác phẩm, tác phẩm ca ngợi hay phê phán điều gì?

– Tác giả sử dụng phương thức thức biểu đạt chính nào? Các yếu tố nghệ thuật nổi bật.

– Các hình thức nghệ thuật, thể loại, đặc điểm ngôn ngữ…

– Học thuộc và phân tích, nhận diện vai trò, tác dụng của các yếu tố nghệ thuật ngôn từ trong việc làm sáng tỏ nội dung trong các đoạn trích.

2. Hướng kiểm tra, đánh giá:

Đánh giá những kiến thức về đọc – hiểu văn bản và kiến thức về tiếng Việt.

Đánh giá khả năng tạo lập văn bản theo cái kiểu văn bản đã học thông qua hình thức viết một bài, đoạn văn.