Các quan điểm quản trị học hiện đại – Tài liệu text
Bốn nguyên tắc làm tăng hiệu quả làm việc của Taylor
•
•
•
•
Nguyên tắc 1: Nghiên cứu cách thức công nhân thực hiện nhiệm vụ,
tập hợp kiến thức về công việc không chính thức mà công nhân có, và
thí nghiệm cách cải thiện xem các nhiệm vụ được thực hiện như thế
nào.
Nguyên tắc 2: Hệ thống hóa các phương pháp mới để thực hiện nhiệm
vụ viết ra thành các qui tắc và thủ tục vận hành chuẩn.
Nguyên tắc 3: Lựa chọn cẩn thận các công nhân có kỹ năng và khả
năng phù hợp với nhu cầu của nhiệm vụ, và đào tạo họ thực hiện
nhiệm vụ theo các qui tắc và thủ tục đã thiết lập.
Nguyên tắc 4: Thiết lập một mức thực hiện hợp lý hay có thể chấp
nhận cho một nhiệm vụ, và sau đó phát triển một hệ thống thanh toán
mà có thể thưởng tiền cho hoạt động đạt trên mức có thể chấp nhận
này.
Cải tiến sự phân tích về những vận động khi làm việc của Taylor và đưa ra
nhiều đóng góp nghiên cứu về thời gian – và – sự vận động. Mục đích là
(1)
(2)
(3)
chia tách và phân tích mỗi hoạt động cá nhân cần thiết để thực hiện một
nhiệm vụ cụ thể thành một cấu phần của các hành động,
tìm những cách tốt hơn để thực hiện mỗi cấu phần hành động, và
tổ chức lại mỗi cấu phần của các hành động sao cho hành động tổng thể
có thể được thực hiện hiệu quả hơn – tốn thời gian và công sức ít nhất.
–
Lý thuyết về hệ thống hành chính Max Weber (1864-1920)
14 nguyên tắc về quản trị của Fayol (1841-1925)
Nguyên tắc 1: Trong một hệ thống hành chính, quyền lực chính thức của một
nhà quản trị xuất phát từ vị trí mà anh hay chị ta nắm giữ trong tổ chức đó.
Nguyên tắc 2: Trong một hệ thống hành chính, mọi người cần chiếm lĩnh
những vị trí do hoạt động của họ, chứ không phải do chỗ đứng trong xã hội
hay những mối quan hệ cá nhân.
Nguyên tắc 3: Phạm vi của quyền lực chính thức và chịu trách nhiệm về
nhiệm vụ của mỗi vị trí và mối quan hệ của nó với những vị trí khác trong
một số chức cần được cụ thể hóa rõ ràng.
Nguyên tắc 4: Quyền lực có thể được thực thi hiệu quả trong một tổ chức khi
các vị trí được bố trí theo hệ thống phân cấp, như vậy nhân viên biết được
phải báo cáo cho ai và ai báo cáo cho họ.
Nguyên tắc 5: Các nhà quản trị phải tạo ra một hệ thống được xác định đầy
đủ gồm các nội qui, các thủ tục vận hành tiêu chuẩn, và các chuẩn mực sao
cho họ có thể kiểm soát được hành vi thật hiệu quả trong phạm vi bên trong
một tổ chức.
1. Phân công lao động: Chuyên môn hóa và phân công lao động cần làm tăng tính hiệu quả, đặc
biệt nếu nhà quản trị có bước đi làm giảm sự nhàm chán của công nhân.
2. Quyền lực và chịu trách nhiệm: Nhà quản trị có quyền ra lệnh và hô hào cấp dưới phục tùng.
3. Thống nhất mệnh lệnh: Một nhân viên cần nhận các mệnh lệnh từ chỉ một người giám sát.
4. Tuyến quyền lực: Độ dài chuỗi mệnh lệnh từ cấp cao nhất tới thấp nhất của DN cần giới hạn.
5. Tập trung hóa: Quyền lực không được tập trung tại cấp cao nhất của chuỗi mệnh lệnh.
6. Thống nhất điều khiển: DN cần có một kế hoạch hành động duy nhất để hướng dẫn cho các nhà
quản trị và nhân viên.
7. Sự công tâm: Tất cả thành viên thuộc DN có quyền được đối xử công bằng và tôn trọng.
8. Trật tự: Việc bố trí các vị trí trong DN cần cực đại hóa tính hiệu quả của DN và cung cấp cho
nhân viên sự thỏa mãn những cơ hội nghề nghiệp.
9. Sáng kiến: Các nhà quản trị cần cho phép nhân viên đổi mới và sáng tạo.
10. Kỷ luật: Nhà quản trị cần tạo ra một lực lượng lao động cố gắng đạt được các mục tiêu của DN.
11. Khen thưởng nhân viên: Hệ thống mà các nhà quản trị sử dụng để khen thưởng cho nhân viên
cần phải công bằng đối với cả nhân viên và DN.
12. Ổn định về bổ nhiệm nhân sự: Các nhân viên lâu năm có thể phát triển những kỹ năng mà có
thể cải thiện tính hiệu quả của DN.
13. Sự lệ thuộc của lợi ích cá nhân vào lợi ích chung: Nhân viên cần hiểu được hoạt động của họ
tác động tới hoạt động của toàn bộ DN.
14. Tinh thần đồng đội: Nhà quản trị cần khuyến khích phát triển sự chia xẻ tình cảm về tinh thần
Xem thêm: Luật sư Hoàng Duy Hùng: Tôi đi biên giới để hải ngoại hiểu thể chế này đã chiến đấu thế nào
Xem thêm: Tầm nhìn bất động sản
Source: https://evbn.org
Category: Góc Nhìn