BÀI THU HOẠCH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG 2 – 2021 – Tài liệu text
BÀI THU HOẠCH GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG 2 – 2021
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.13 KB, 24 trang )
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do tham gia khóa bồi dưỡng
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục
không thể không đề cập tới một thành phần vơ cùng quan trọng đó chính là lực lượng
giáo viên. Quá trình nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là một trong vấn đề then chốt mà Nghị quyết (số
29-NQ/TW) của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã nêu rõ: “Xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội
nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình
độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng
viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng
lực sư phạm”.
Hiện nay, với xu hướng “cải cách dựa trên các chuẩn” nhiều nước đã tiến hành
xây dựng bộ chuẩn cho giáo dục của nước mình bao gồm: chuẩn chất lượng giáo dục,
chuẩn nhà trường, chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, chuẩn giáo viên. Trong bộ chuẩn
cho giáo viên có chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn chức danh, chuẩn nghề nghiệp…
Trong chuẩn nghề nghiệp, một số nước đã tiến đến xây dựng chuẩn nghề nghiệp cho
giáo viên từng ngành học, cấp học, môn học. Mục đích của việc xây dựng chuẩn là
giúp đội ngũ giáo viên biết được các yêu cầu nghề nghiệp để phấn đấu, rèn luyện và
đạt chuẩn. Chuẩn nghề nghiệp cũng là cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên. Đối với
các các cơ sở đào tạo giáo viên, chuẩn nghề nghiệp định hướng cho việc thiết lập nội
dung, chương trình giáo dục.
Ở nhiều quốc gia, vai trò và chức năng của các trường học đang thay đổi, kéo
theo sự thay đổi về những mong đợi và yêu cầu đối với giáo viên. Bên cạnh đó, kiến
thức trong lĩnh vực giáo dục thay đổi với tốc độ chóng mặt, nền tảng kiến thức trong
nhiều môn học và lĩnh vực khác nhau cũng thay đổi theo. Những quy định cũ về chức
năng, nhiệm vụ của giáo viên hiện bộc lộ nhiều điểm khơng phù hợp với u cầu, tình
hình giáo dục và đào tạo mới.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi tham gia lớp học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II để có thể trau dồi thêm về năng lực nghề
nghiệp. Thơng qua khóa bồi dưỡng, tôi mong muốn cập nhật được những vấn đề thực
tiễn của giáo dục hiện nay của Việt Nam và thế giới, đặc biệt là những yêu cầu đặt ra
đối với người giáo viên trong thời đại mới. Trên cơ sở những kiến thức thu nhận
được, bản thân tôi mong muốn có thêm những kiến thức, kỹ năng hữu ích để phục vụ
cho công tác quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của bản thân, chia sẻ với bạn
bè, đồng nghiệp, góp phần đổi mới cơng tác quản lý, giảng dạy tại đơn vị công tác.
Mục tiêu cần đạt sau khóa bồi dưỡng
+ Nâng cao năng lực quản lý, năng lực chun mơn cho bản thân
+ Có chứng chỉ để được nâng ngạch Giáo viên tiểu học hạng II
2
+ Bản thân đã được bồi dưỡng qua 10 chuyên đề của khóa bồi dưỡng theo tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II gồm các kiến thức về:
– Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung
– Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp
Các nhiệm vụ được đặt ra cho viết bài thu hoạch
+ Trình bày kết quả thu hoạch cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng.
+ Trình bày kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khóa bồi dưỡng phù hợp với
chức danh nghề nghiệp.
Dự kiến nội dung
+ Kết quả thu hoạch cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng theo chuẩn chức
danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II.
+ Kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khi tham gia bồi dưỡng.
+ Kiến nghị/đề xuất.
3
NỘI DUNG
PHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA
KHÓA BỒI DƯỠNG
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới mạnh mẽ về giáo dục. Nghị quyết 29
về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam đã xác định nâng cao năng lực nghề
nghiệp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Giải
pháp đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào
tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu
nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.
Có thể nói giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và là yếu tố then
chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Bất kể thời đại nào, khơng có thầy giỏi
cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức thì khó có thể có một nền giáo dục
có chất lượng. Điều 15, Luật Giáo dục 2005 khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết
định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập,
rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà
giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và
tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trị và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy
truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.”
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay, năng lực đội ngũ giáo viên phổ thơng nói
chung và giáo viên tiểu học nói riêng đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi
mới giáo dục. Nếu chương trình giáo dục phổ thơng mới được triển khai trong thời
gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát
triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy
học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo… thì đội ngũ giáo viên cần phải khơng ngừng
nâng cao năng lực nghề nghiệp để thích ứng được với những đổi thay.
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, người giáo viên cần phải nâng cao
năng lực nghề nghiệp liên tục. Nâng cao năng lực nghề nghiệp hiểu theo nghĩa rộng
có liên quan đến việc phát triển con người trong vai trò nghề nghiệp của người đó.
Villegass-Reimers (2003) cho rằng nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên được thể
hiện thông qua các kỹ năng nâng cao (qua q trình học tập, nghiên cứu và tích lũy
kinh nghiệm nghề nghiệp) đáp ứng các yêu cầu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục một
cách hệ thống. Đây là quá trình tạo sự thay đổi trong lao động nghề nghiệp của mỗi
giáo viên nhằm gia tăng mức độ thích ứng của bản thân với yêu cầu của nghề dạy
học. Thực chất, nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên bao hàm nâng cao năng
lực chuyên môn và năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm) cho giáo viên.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo
dục phổ thơng”.
2. Kết quả thu hoạch về lý luận qua đề tài
“Biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứng
u cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng”.
4
2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu
học
Mục đích, ý nghĩa
Hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp là một trong các hoạt động quản lí
nguồn nhân lực, đây là khâu nâng cao năng lực, khả năng cống hiến của mỗi thành
viên cho kết quả hoạt động của tổ chức. Đội ngũ giáo viên tiểu học là đối tượng cần
được bồi dưỡng, phát triển về năng lực, khi đã nhận thức được hoạt động nâng cao
năng lực nghề nghiệp là một nhu cầu sống cịn của chính bản thân mình, đó là con
đường giúp mỗi người được tự học và học tập suốt đời. Họ sẽ có nhu cầu phát triển
năng lực nghề nghiệp bản thân, nâng cao hiệu quả học tập, tự học, tự bồi dưỡng, sẽ có
ý thức vận dụng những kiến thức đã học một cách vững chắc, nâng cao chất lượng,
hiệu quả giảng dạy, vừa dạy kiến thức vừa dạy cách học cho học sinh.
Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Có
thể nói nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng
đắn và ngược lại. Đối với đội ngũ giáo viên nhận thức đúng đắn về năng lực nghề
nghiệp là một yếu tố rất quan trọng trọng thúc đẩy họ thực hiện tốt hoạt động này.
Như vậy, việc tăng cường nhận thức cho mỗi thành viên trong hệ thống sẽ làm
tăng nội lực của hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Nội dung
Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên bậc tiểu học, các cấp quản lí giáo
dục cần tập trung vào những vấn đề sau:
– Vai trò của hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
tiểu học: Xác định vai trò của hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên tiểu học thực chất là phát triển các năng lực chuyên môn và nghiệp vụ cho
giáo viên. Việc phát triển nghề nghiệp sẽ giúp họ đảm đương tốt được vai trò, trách
nhiệm của bản thân trong thời đại mới, ứng phó với những thách thức mà họ sẽ đối
mặt trong sự nghiệp của mình. “Mỗi giáo viên cần phải phát triển, khơng phải vì họ
khơng đủ giỏi, mà bởi vì họ có thể trở nên tốt hơn nữa” (trích trong Bộ giáo dục Anh,
2016). Mặt khác, nâng cao năng lực nghề nghiệp cũng chính là một trong những yêu
cầu được đặt ra đối với các chương trình đổi mới giáo dục hiện nay. Những thay đổi
trong giáo dục đều liên quan đến sự phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội
ngũ giáo viên. Ngoài ra, nâng cao năng lực nghề nghiệp còn là một trong những tiêu
chuẩn trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Có thể nói rằng nâng cao năng lực
nghề nghiệp là một yêu cầu tất yếu đối với giáo viên trường học trong mọi thời đại,
đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Việc nâng cao năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ thường xuyên có thể giúp đội ngũ giáo viên tiểu học thành thạo trong nghề
và gia tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của họ. Điều này cũng sẽ giúp
họ nâng cao tính hiệu quả trong cơng việc.
– Đặc điểm của nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học
thể hiện rõ ở các khía cạnh: (1) Mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp: nhằm
khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tạo ra sự chuyển biến tích
cực của bản thân và của nhà trường, hướng đến mục tiêu cải tiến chất lượng giáo dục;
(2) Nội dung nâng cao năng lực nghề nghiệp: thường gắn liền với đặc điểm của từng
cơ sở giáo dục, cải cách của nhà trường; tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức
5
và kĩ năng; được xây dựng dựa trên chuẩn; (3) Hình thức và phương pháp nâng cao
năng lực: dựa trên xu hướng kiến tạo mà không dựa trên sự chuyển giao, kế thừa; cần
được tổ chức liên tục và lâu dài; phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan; linh hoạt
theo hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
– Yêu cầu nâng cao năng lực nghề nghiệp việc phát triển nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên tiểu học cần đảm bảo các yêu cầu về: (1) Số lượng giờ tối thiểu các
hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp; (2) Sự cân bằng giữa nâng cao năng lực
nghề nghiệp do nhà trường định hướng và hỗ trợ với hoạt động nâng cao năng lực
nghề nghiệp do bản thân tự xác định; (3) Các hoạt động nâng cao năng lực nghề
nghiệp cần đa dạng, phong phú và liên quan đến chuẩn nghề nghiệp.
Tổ chức thực hiện
Trước hết, phải tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho đội
ngũ giáo viên về hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp sẽ giúp họ ý thức được sứ
mệnh của mình. Mơi trường có tác dụng động viên đội ngũ giáo viên tích cực tham
gia các hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp chính là hội đồng sư phạm nhà
trường. Do đó phải tạo được dư luận và khơng khí tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên
để thống nhất tư tưởng và kế hoạch hành động.
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên bậc tiểu học là một quá trình lâu dài,
phức tạp, địi hỏi nhiều lực lượng giáo dục tham gia gồm:
– Đảng ủy địa phương, các cấp quản lí giáo dục phải quan tâm, coi nâng cao
năng lực là một hoạt động quan trọng của nhà trường; giúp nâng cao năng lực chuyên
môn và nghiệp vụ một cách tốt nhất cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
– Cần phải tạo điều kiện thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, sinh hoạt
chuyên đề về nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
– Mỗi cá nhân giáo viên cần tích cực tham dự tập huấn, hội thảo, chuyên đề về
nâng cao năng lực nghề nghiệp cho bản thân. Tạo động cơ, hứng thú cho bản thân,
coi việc tự học, tự bồi dưỡng thực sự trở thành thói quen, nhu cầu của mình.
2.2. Đa dạng hố nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục
phổ thơng
Mục đích, ý nghĩa
Để triển khai nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học hiệu quả,
trước hết phải xây dựng nội dung chương trình và hình thức tổ chức các hoạt động
nâng cao năng lực nghề nghiệp một cách hợp lí. Ở đây cần xác định các khía cạnh
cần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Nội dung
Chương trình nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học cần
phải mang tính hệ thống, đảm bảo các nội dung theo 5 tiêu chuẩn gồm: (1) Phẩm chất
nhà giáo; (2) Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; (3) Xây dựng môi trường giáo dục;
(4) Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; (5) Sử dụng ngoại ngữ
hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công
nghệ trong dạy học, giáo dục.
Cần có các chương trình nâng cao năng lực nghề nghiệp cụ thể cho các đối
tượng khác nhau. Chẳng hạn: Chương trình nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội
6
ngũ giáo viên cần hướng đến các loại hình dành riêng cho giáo viên mới ra trường và
giáo viên dạy lâu năm.
Tổ chức thực hiện
Để xây dựng nội dung nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu
học một cách phù hợp, cần tiến hành những công việc cụ thể theo thứ tự sau đây: (1)
Nghiên cứu các tài liệu trong nước và thế giới về nội dung nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên trên cơ sở đó xây dựng nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý phù hợp với đặc điểm của nhà
trường và ngành giáo dục. (2) Khảo sát thực trạng đặc điểm nội dung nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học và cán bộ quản lý giáo dục. (3) Trên
cơ sở các bước trên, tiến hành xây dựng nội dung nâng cao năng lực nghề nghiệp cho
đội ngũ giáo viên tiểu học. (4) Tham khảo ý kiến chuyên gia về nội dung nâng cao
năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học để đánh giá tính hiệu quả và khả
thi; trên cơ sở đó, điều chỉnh lại cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ
sở giáo dục.
Có thể tiến hành bằng một số hình thức như sau:
– Bồi dưỡng theo chu kì: Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng dài hạn (5 đến 10 năm), kế
hoạch bồi dưỡng trung hạn (3 đến 5 năm) với các nội dung bắt buộc của các cấp quản
lí giáo dục. Có nội dung bồi dưỡng tập trung ngắn hạn cho tất cả giáo viên hoặc mạng
lưới giáo viên cốt cán. Có nội dung dành cho giáo viên tự học tập, nghiên cứu. Trong
những trường hợp cần thiết có thể cử giáo viên đi bồi dưỡng tập trung dài hạn, ngắn
hạn dưới các hình thức liên kết với các trường sư phạm, các trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên. Kết hợp bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ theo hình thức tập trung
với việc rèn luyện năng lực trong thực tế công tác; bồi dưỡng cho các đối tượng giáo
viên theo nội dung, yêu cầu từ thấp đến cao.
– Bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chuyên đề: Thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng trung hạn cấp phòng và ngắn hạn cấp trường với nhiệm vụ bồi dưỡng, cập
nhật, bồi dưỡng nâng cao theo hình thức chuyên đề, hội thảo.
– Tự bồi dưỡng của giáo viên: Bên cạnh các hình thức bồi dưỡng đã nêu trên, các cấp
quản lí giáo dục cần coi trọng việc động viên, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng
về chuyên môn nghiệp vụ. Việc tự bồi dưỡng của giáo viên là một trong những biện
pháp hữu hiệu nhất để nâng cao trình độ, năng lực của chính bản thân họ, biến các
yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc thành nhu cầu tự bồi dưỡng một cách tự giác, thường
xuyên và đạt hiệu quả. Hình thức này được thực hiện tốt hay khơng có ảnh hưởng
quyết định đến chất lượng của cơng tác bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên vai trị của
nhà quản lí ở hình thức này rất quan trọng, nhà quản lí giỏi phải nắm bắt được tâm tư,
nguyện vọng và có phương pháp tác động tích cực đến đội ngũ giáo viên.
Tóm lại, tất cả các hình thức bồi dưỡng giáo viên mà nhà quản lí lựa chọn phải
đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, hướng vào việc nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện.
2.3. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo
viên Tiểu học
Mục đích, ý nghĩa
7
Hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên chỉ đạt hiệu quả khi nó
được tiến hành trên cơ sở: nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, với nội dung, hình
thức đa dạng và phải được thực hiện với những điều kiện cơ sở vật chất, tài chính,…
Do đó biện pháp này nhằm hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên có những điều kiện tối thiểu
hoặc tốt hơn để thực hiện hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp. Sự tăng cường
về tài liệu học tập, đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, kinh phí,.. sẽ tạo ra bước đột phá
trong hoạt động hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là phương tiện lao động sư phạm quan trọng của
hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đây là một điều kiện thiết yếu để tiến hành
các hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp. Muốn đổi mới nội dung, phương pháp
và hình thức phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp có hiệu quả, địi hỏi phải có
những điều kiện tương ứng. Do đó, cần thiết tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết
bị để nâng cao hiệu quả hoạt động năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu
học.
Nội dung
Việc đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động nâng cao năng lực
nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học đòi hỏi nhà trường cần đảm bảo cơ sở vật
chất, các phòng chức năng, tài liệu, trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện,… Trước hết,
nhà trường cần có phịng sinh hoạt chun mơn cho các tổ chun mơn trong trường.
Trong phịng cần trang bị cần trang bị các dụng cụ, phương tiện như tivi có kết nối
Intrnet, loa, máy tính và máy chiếu projector để thuận lợi cho việc trao đổi, chia sẻ,
trao đổi và cung cấp thông tin. Hệ thống Internet và máy tính của nhà trường cần đảm
bảo để đáp ứng các khoá học nâng cao năng lực nghề nghiệp online.
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngày càng phát
triển mạnh mẽ, những khoá tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin cho đội ngũ giáo viên rất được coi trọng. Điều này địi hỏi nhà trường cần có các
phịng học, phịng làm việc đa năng có ứng dụng cơng nghệ để giáo viên có thể ứng
dụng được cơng nghệ thơng tin hiệu quả.
Tổ chức thực hiện
Một là, tăng cường các điều kiện về tài liệu học tập
Tài liệu học tập cho hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp rất quan trọng bởi
vì người học sẽ tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở tài liệu hướng dẫn là chủ yếu. Việc
trang bị đủ tài liệu cho giáo viên tự nghiên cứu sẽ hạn chế được về mặt thời gian, chủ
động trong các tình huống, khơng rơi vào tình trạng nghe thuyết trình dài dịng, kém
hiệu quả. Vì vậy việc trang bị đủ tài liệu giúp hoạt động hoạt động nâng cao năng lực
nghề nghiệp hiệu quả hơn rất nhiều.
Hai là, trang thiết bị, đồ dùng
Xuất phát từ yêu cầu của chương trình, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động
nâng cao năng lực nghề nghiệp để đầu tư trang thiết bị đầy đủ, phù hợp. Hoạt động
nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên cần kết hợp sử dụng các ứng
dụng công nghệ thông tin hiện đại
Để triển khai tốt giải pháp này, nhà trường cần tập trung thực hiện những công
việc sau đây:
8
– Xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị trường học theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, phục vụ tốt nhất cho đội ngũ
giáo viên.
– Có kế hoạch để khai thác một cách hợp lí đến mức tối đa công suất của cơ sở vật
chất, trang thiết bị trường học hiện có.
– Huy động các nguồn lực (gia đình, xã hội) để phát triển cơ sở vật chất, trang
thiết bị trường học đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập.
– Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả và hiệu quả sử dụng của các thiết bị
trong quá trình tổ chức hoạt động. Tập huấn cho đội ngũ giáo viên biết cách sử dụng
có hiệu quả và tiết kiệm các thiết bị phục vụ cho các hoạt động của nhà trường.
2.4. Lập kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của giáo
viên và yêu cầu phát triển của nhà trường
Để đạt được mục đích nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng
yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, việc đầu tiên cần làm của các nhà
quản lí là phải lập kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp sao cho phù hợp với nhu
cầu của đội ngũ giáo viên và yêu cầu phát triển của nhà trường. Kế hoạch phải được
xây dựng một cách có hệ thống, hồn thiện và trở thành chương trình hành động
chung của các cấp quản lí từ Phịng Giáo dục và Đào tạo cho đến các trường tiểu học,
các cơ quan, bộ phận quản lí có liên quan. Đây chính là khâu tổ chức thiết kế trong
một chuỗi các hoạt động.
Mục đích, ý nghĩa
Lập kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của giáo viên và
yêu cầu phát triển của nhà trường giúp cho các nhà quản lí hồn tồn chủ động và có
bước đi phù hợp trong công tác nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
tiểu học. Việc lập kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp cũng tạo ra khả năng huy
động và sử dụng các nguồn lực phục vụ cơng tác bồi dưỡng một cách hợp lí, giúp các
nhà quản lí thực hiện tốt chức năng tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Nội dung
Lập kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp phải bao gồm kế hoạch dài hạn (5
đến 10 năm), kế hoạch trung hạn (3 đến 5 năm) và kế hoạch ngắn hạn (thực hiện hàng
năm). Phân cấp xây dựng, quản lí và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các cấp quản lí
giáo dục. Trên cơ sở kế hoạch của các cấp quản lí giáo dục, nhà trường lập kế hoạch
nâng cao năng lực nghề nghiệp theo nguyên tắc: kế hoạch cấp trên làm cơ sở cho kế
hoạch cấp dưới, kế hoạch cấp dưới có tác động điều chỉnh, cụ thể hóa kế hoạch của
cấp trên. Kế hoạch dài hạn mang tính chất cơ bản làm phần cứng thống nhất từ các
cấp quản lí giáo dục đến cơ sở; có những kế hoạch ngắn hạn mang tính mềm dẻo, linh
hoạt phù hợp với từng cơ sở giáo dục, từng nhóm đối tượng giáo viên. Kế hoạch nâng
cao năng lực phải được triển khai ở tất cả các cấp quản lí giáo dục và mạng lưới giáo
viên cốt cán. Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được xây dựng, đội ngũ này sẽ tham
gia đóng góp ý kiến để kế hoạch triển khai đạt hiệu quả nhất. Từ việc thống nhất kế
hoạch hành động, kế hoạch này sẽ được triển khai tới từng cơ sở giáo dục và cá nhân
có liên quan. Nội dung việc lập kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp bao gồm:
Một là, xác định các lĩnh vực cần bồi dưỡng
9
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên tiểu học là nâng cao chất lượng giáo viên, đáp ứng yêu cầu của xã hội và
đổi mới giáo dục. Trên cơ sở 5 tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học,
nhu cầu của giáo viên và yêu cầu phát triển của nhà trường mà nhà quản lí đề ra các
mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch trong từng giai đoạn.
Hai là, xây dựng nội dung phù hợp
Nội dung kế hoạch là cụ thể hóa các lĩnh vực cần được tổ chức bồi dưỡng cho đội
ngũ giáo viên đã được xác định một cách khái quát. Cần phải xác định yêu cầu trước
mắt và lâu dài của mục tiêu phát triển nhà trường, các điều kiện thực hiện để thể chế
hóa thành những nội dung cụ thể trong từng mốc thời gian nhất định như:
– Nội dung về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống: giáo viên là nhân tố quyết định
chất lượng giáo dục. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức trước hết là
lịng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã chọn; lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng,
kiên quyết đấu tranh cho lí tưởng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng cao
phẩm chất trị, đạo đức lối sống trong các mối quan hệ xã hội, công việc, dám nghĩ,
dám làm, dám chịu trách nhiệm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên
cần quan tâm đến việc nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức, nhân cách người
thầy. Mỗi cá nhân phải thấm nhuần lời dạy của Bác “Đạo đức là cái gốc, là nền tảng
của mọi việc”, nếu phẩm chất đạo đức khơng được trau dồi thường xun thì dù có
tài giỏi cũng khơng phát huy được.
– Nội dung về kiến thức: Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, nội dung kiến thức cần
trang bị cho học sinh là những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên để có phương pháp dạy
học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, phát huy được tính tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh, người thầy cần có kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực bởi
chính kiến thức mới hình thành phương pháp. Người giáo viên tiểu học cần có kiến
thức của tồn bậc học, vừa chun sâu vừa mang tính hệ thống để xác định lượng
kiến thức cần cung cấp cho từng đối tượng học sinh, từ đó định hướng cho học sinh
tìm con đường đi ngắn nhất để chiếm lĩnh tri thức.
Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức về tâm lí, sinh lí học, những kiến thức
phổ thơng về kinh tế – chính trị, văn hóa – xã hội của địa phương. Mặc dù trong xu thế
phát triển của thời đại mới, người thầy không phải là đại diện phát ngôn quyền uy về
tri thức, khống chế tồn diện tổ chức và tồn diện mơn học mà xuất hiện nhiều hơn
với tư cách là người hướng dẫn và hiệp lực nhưng đòi hỏi người thầy phải định
hướng đúng cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh không tiếp thu tri thức một cách
thụ động mà tham gia tích cực vào việc phát triển mơn học, đối thoại trực tiếp với thế
giới khách quan bằng cả hứng thú, nhu cầu và quan điểm của mình. Lúc này sự tìm
kiếm và thể nghiệm của cá nhân mới được coi trọng.
Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức về ngoại ngữ và tin học cũng là một
nội dung quan trọng để đáp ứng nhu cầu của giáo viên. Nâng cao trình độ về ngoại
ngữ và tin học, giáo viên mới có thể điều khiển, sử dụng thành thạo các phương tiện
dạy học hiện đại, có thể tham gia các hội thảo quốc tế trong và ngoài nước, tự tin
tham gia các lớp bồi dưỡng, huấn luyện theo các chương trình, dự án hoặc chương
trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tra cứu trên Internet để tham khảo và học tập
những kinh nghiệm giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới.
10
Kĩ năng sư phạm: Việc bồi dưỡng kĩ năng sư phạm tập trung vào các nội dung
như: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh; Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh; Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực
học sinh; sử dụng ngôn ngữ nói, chữ viết trong q trình tổ chức các hoạt động học
tập phù hợp với các đối tượng học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể; kĩ năng kết
hợp các mơi trường giáo dục: nhà trường – gia đình – xã hội; giao tiếp với đồng
nghiệp, học sinh, phụ huynh và cộng đồng; lưu trữ và sử dụng hồ sơ,…
Tổ chức thực hiện
– Chuẩn bị lập kế hoạch: Để việc lập kế hoạch được thực hiện một cách khoa học,
đảm bảo tính khả thi, cần thu thập đầy đủ thông tin cần thiết. Mục tiêu của hoạt động
nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học là hướng tới Chuẩn
nghề nghiệp. Vì thế, trước khi lập kế hoạch phải khảo sát thực trạng đội ngũ giáo
viên, yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của bậc tiểu học, kế hoạch nâng cao
năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên của các cấp quản lí giáo dục, đặc điểm
tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, tình hình phát triển của các cấp học khác.
Trên cơ sở thông tin và đặc điểm của những yếu tố có liên quan, nhà quản lí cần
xác định mục tiêu cụ thể cho các giai đoạn trung hạn, ngắn hạn và phác thảo sơ bộ
các bước đi để thực hiện mục tiêu đó. Để làm tốt việc này, nhà quản lí cần trả lời
được câu hỏi: Cần phải làm gì? Làm bằng cách nào? Thực hiện khi nào? Cần những
điều kiện gì?,.. để đạt mục tiêu trên. Trả lời được chính xác các câu hỏi đó sẽ định
hướng tốt cho việc lập kế hoạch.
– Dự thảo kế hoạch: Để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên tiểu học, nhà quản lí cần phác thảo một chương trình hành động khách
quan, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tùy từng loại kế
hoạch mà xác định chương trình hành động. Khi lập kế hoạch phải xuất phát từ các
căn cứ: (1) Hệ thống các tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp; (2) Các định hướng chỉ đạo
của các cấp quản lí giáo dục về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên tiểu học; (3) Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học và quy hoạch phát triển giáo
dục tiểu học của địa phương; (4)Thực trạng phát triển giáo dục tiểu học và nhu cầu
phát triển nghề nghiệp của giáo viên.
Kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp phải xác định rõ hệ thống các chỉ tiêu
cụ thể cần đạt, đảm bảo tính khoa học, toàn diện, cân đối, đáp ứng được yêu cầu
trước mắt và lâu dài. Bên cạnh nội dung cần chỉ rõ các biện pháp thực hiện và những
điều kiện cần thiết để thực thi kế hoạch.
– Thông qua dự thảo kế hoạch: Sau khi đã có kế hoạch nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học, nhà quản lí cần thơng qua kế hoạch ở những
cấp có thẩm quyền. Các cấp lãnh đạo sẽ căn cứ vào yêu cầu phát triển của cấp học để
phê duyệt kế hoạch, thông qua các chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện kế hoạch.
– Kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học được
thơng qua có nghĩa là đã thể chế hóa được hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Do đó, kế hoạch này phải được phổ biến đến tất cả các bộ phận có liên quan.
11
2.5. Thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên Tiểu học
Mục đích, ý nghĩa
Hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên tiểu học đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu
bồi dưỡng về nâng cao trình độ cho giáo viên bởi nó tạo nên sức mạnh tập thể. Để
hoàn thiện tổ chức chỉ đạo hoạt động, hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho
đội ngũ giáo viên tiểu học, cần kiện toàn bộ máy, xây dựng được cơ chế phối hợp
cũng như nâng cao được năng lực của đội ngũ tham gia trong bộ máy quản lí hoạt
động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy công tác nâng cao năng lực nghề nghiệp cho
đội ngũ giáo viên tiểu học được thực hiện chưa hiệu quả. Việc xác định mối quan hệ
phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lí hoạt
động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học là chưa thống
nhất, còn chồng chéo cả về chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên. Mối quan hệ
giữa các bộ phận, giữa các thành viên cịn lỏng lẻo, thiếu tích cực. Do đó, hồn thiện
cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo
viên tiểu học là hết sức cần thiết.
Nội dung và cách thực hiện
Hồn thiện cơng tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên tiểu học, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
cụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong bộ máy quản lí hoạt động nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Xác định mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên
trong bộ máy quản lí nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Nâng cao năng lực thực hiện cho các thành viên trong bộ máy quản lí nâng cao
năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
2.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho giáo viên Tiểu học
Mục đích, ý nghĩa
Cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội
ngũ giáo viên tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lí của nhà quản
lí giáo dục. Đây là một trong bốn chức năng của quản lí giáo dục: kế hoạch hóa; tổ
chức; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá.
Với quá trình phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, việc kiểm tra, đánh giá hoạt
động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết,
thường xuyên vì qua cơng tác này nhà quản lí sẽ đánh giá, xếp loại giáo viên để thẩm
định phẩm chất, năng lực và kĩ năng của đội ngũ từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, đào
tạo, phát triển, sắp xếp, bố trí hợp lí đội ngũ.
Kiểm tra, đánh giá là cơ sở khoa học để phân loại đội ngũ, giúp nhà quản lí có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Nó cũng giúp mỗi giáo viên tự xác định được mặt mạnh, mặt yếu của mình để có
phương hướng phấn đấu, hồn thiện bản thân.
12
Kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên phải dựa
vào kết quả giáo dục toàn diện của học sinh để đánh giá năng lực của đội ngũ giáo
viên.
Cần phải tiến hành đúng quy trình và các thủ tục được quy định đối với công tác
thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học, việc
thực hiện các chế độ, chính sách; cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ và
những nội dung khác; xác định thời gian kiểm tra, đánh giá.
Nội dung biện pháp
Trong cơng tác quản lí, nếu các nhà quản lí thiếu kiểm tra, đánh giá hoặc thực
hiện công tác này chưa tốt thì coi như đã đánh mất chức năng quản lí của mình.
Khơng thực hiện tốt khâu quan trọng này, người quản lí sẽ khơng thể đánh giá được
chính xác mức độ và hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch đã đề ra, không thể rút ra
được những bài học kinh nghiệm quý giá để có sự điều chỉnh trong q trình thực
hiện kế hoạch. Cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên cần được quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo sự cơng bằng,
chính xác, thường xun và liên tục hơn. Nguyên nhân chính của việc chưa xây dựng
được các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, cụ thể, hợp lý, có thể phân loại được đội ngũ
giáo viên tiểu học có thể là do việc đánh giá chưa gắn với kết quả, chất lượng, sự tiến
bộ của học sinh mà trong một thời gian dài vừa qua chỉ dựa vào các chỉ số chung
chung. Do đó, cần hồn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng lấy kết quả, chất lượng, sự
tiến bộ của học sinh làm thước đo chính để “đo” năng lực của giáo viên. Có như vậy
mới phát huy được vai trị của các cấp quản lí, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động
nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên tiểu học.
Ngoài ra, trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay, ngồi việc tiếp
tục thực hiện việc đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, đánh giá hoạt
động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng lấy
kết quả, chất lượng, sự tiến bộ của học sinh làm thước đo chính để “đo” năng lực của
giáo viên; cần bổ sung thêm các tiêu chí về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu
học, theo đó, cần đánh giá thêm việc đội ngũ giáo viên tiểu học có đáp ứng được các
yêu cầu về các năng lực cơ bản mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội và đổi mới giáo dục
hiện nay.
Cách thức thực hiện
Kiểm tra định kỳ: kiểm tra định kỳ theo kế hoạch của năm học đã được xác định
trong kế hoạch.
Kiểm tra, đánh giá đột xuất: đây là hình thức kiểm tra khơng thơng báo trước,
hình thức này hết sức quan trọng vì nó hạn chế được sự đối phó của giáo viên, kết
quả kiểm tra khá chính xác, mang tính khách quan và phản ánh đúng thực chất các
hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học. Trong quá
trình thực hiện cần vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá trên sao cho
phù hợp với thực tiễn quản lí.
Ngồi việc kiểm tra, đánh giá như trên để hoạt động nâng cao năng lực nghề
nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học đạt hiệu quả cao cần làm tốt việc đánh giá, xếp
loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn
13
nghề nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, tồn diện, khoa học và cơng
bằng.
Để làm tốt cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên tiểu học cần thực hiện một số biện pháp sau:
– Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp
cho đội ngũ giáo viên tiểu học.
Hiện nay trên thực tế việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại hoạt động nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học cịn mang tính hình thức, nặng về
thành tích dẫn đến hiệu quả cơng tác này chưa cao, đặc biệt đối với khâu xử lý sau
kiểm tra. Vì vậy vào đầu mỗi năm học, lãnh đạo nhà trường phải xây dựng được kế
hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể và có xác định nội dung kiểm tra, đánh giá, thành lập
ban kiểm tra. Ban kiểm tra sẽ có nhiệm vụ chuyên trách về kiểm tra, đánh giá định kì
hoạt động nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên của trường, có quyết
định thành lập và có quy chế hoạt động của các thành viên. Thơng thường ban kiểm
tra, đánh giá sẽ bao gồm: Ban giám hiệu (hiệu trưởng làm trưởng ban), tổ trưởng các
tổ chuyên mơn, đại diện các tổ chức chính trị – xã hội; Đảng; Cơng đồn; Đồn thanh
niên…
Xác định tiêu chí, số lượng và mức độ kiểm tra, đánh giá dựa trên các nội dung
đánh giá về nhiệm vụ của giáo viên.
Cách kiểm tra, đánh giá sau sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác, phản ánh
đúng năng lực nghề nghiệp của giáo viên tại thời điểm đánh giá.
Tìm minh chứng Xác định mức độ tiêu chí Xác định mức độ yêu cầu xác
định mức độ các lĩnh vực Xác định mức độ xếp loại chung.
Thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
theo chuẩn nghề nghiệp thông qua các bước sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá: giáo viên tự đánh giá, tự khẳng định năng lực
nghề nghiệp của bản thân, tự nhận xét mặt mạnh, mặt hạn chế theo yêu cầu của
chuẩn, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng, hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng, phấn đấu
nâng cao năng lực nghề nghiệp trên các lĩnh vực chuẩn nghề nghiệp của người giáo
viên tiểu học. Giáo viên đưa ra các minh chứng cụ thể để tự đánh giá, xếp loại theo
mức đạt được trong quy định rồi ghi vào phiếu đánh giá.
Bước 2: Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia đánh giá: Sau khi giáo viên tự
đánh giá, tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia đánh giá, cụ thể là sẽ nhận xét, góp
ý (cho ý kiến nhất trí hay khơng nhất trí với những nội dung tự đánh giá của giáo
viên), việc đóng góp ý kiến cần trung thực, khách quan, chân thành, phân tích giúp
giáo nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Tổ chun mơn có trách nhiệm thống nhất ý kiến, ghi kết quả đánh giá vào
phiếu đánh giá (những trường hợp cần lấy ý kiến của tập thể giáo viên trong trường tổ
sẽ lập danh sách gửi hiệu trưởng để có hướng giải quyết).
Bước 3: Hiệu trưởng thực hiện đánh giá: Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định
trong việc đánh giá giáo viên theo chuẩn. Chính vì vậy, bên cạnh phát huy tính dân
chủ trong đánh giá, hiệu trưởng có trách nhiệm cao trong việc đánh giá giáo viên
chính xác, khách quan theo đúng quy định của chuẩn; từ đó có hướng nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm
học.
14
Kết quả đánh giá giáo viên của hiệu trưởng cần được thơng qua lãnh đạo nhà
trường; sau đó cơng khai kết quả đánh giá trước tập thể nhà trường; lưu kết quả và
báo cáo trực tiếp về cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Khi có kết quả đánh giá giáo
viên theo chuẩn, hiệu trưởng nhà trường phải có thơng tin phản hồi để bản thân giáo
viên có định hướng tự học, tự rèn và bồi dưỡng. Kết quả phân loại giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp sau khi đánh giá là căn cứ để sàng lọc và phát triển đội ngũ.
Xây dựng và hoàn thiện quy chế kiểm tra, đánh giá hoạt động nâng cao năng
lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên.
Thực tế Chuẩn nghề nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu đánh giá, xếp loại giáo
viên với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Tuy nhiên chủ yếu mang tính định tính, các đơn
vị trường học cần cụ thể hóa mang tính định lượng cho từng tiêu chí tùy theo tình
hình thực tế của đơn vị và nhiệm vụ được phân công; đồng thời cần chú trọng yêu
cầu đổi mới trong công tác giáo dục hiện nay.
Để đánh giá, xếp loại giáo viên đảm bảo khách quan, chính xác, cơng bằng thì
các tiêu chí đưa ra phải cụ thể, có minh chứng thuyết phục. Khi đánh giá cần xem xét
toàn diện trên cơ sở các quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông, đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn: (1) Phẩm chất nhà giáo; (2) Phát triển chuyên
môn, nghiệp vụ; (3) Xây dựng môi trường giáo dục; (4) Phát triển mối quan hệ giữa
nhà trường, gia đình và xã hội; (5) Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng
công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Mặt khác cũng phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất
và trang thiết bị dạy học hiện có của đơn vị.
Tăng cường cơng tác tự kiểm tra, tự đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp có hiệu quả tốt
hay khơng phụ thuộc rất lớn vào khâu tự đánh giá của bản thân giáo viên. Giáo viên
phải thực sự nghiêm túc, khách quan khi nhìn nhận, đánh giá năng lực của mình. Cán
bộ quản lí các cấp cần có quy định cụ thể để cơng tác tự đánh giá đạt hiệu quả, từ đó
làm cơ sở để đánh giá giáo viên của các cấp quản lí.
3. Kết quả thu hoạch về kỹ năng
Qua lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
hạng II, tôi đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích thơng qua các nội dung trong các
chun đề cụ thể:
– Đã trang bị được các kiến thức về đường lối, chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội, kinh tế tri thức, hợp tác công – tư trong nghiên cứu khoa học; Nâng cao năng lực
chủ trì, nghiên cứu khoa học và ứng dụng hiệu quả công trình nghiên cứu vào thực
tiễn;
– Có kiến thức sâu về lý luận hành chính nhà nước; nắm vững và vận dụng tốt
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng vào q trình thực hiện nhiệm vụ;
– Cập nhật được tri thức và xu thế phát triển giáo dục tiểu học trên thế giới,
chiến lược phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam theo cơ chế thị trường trong bối
cảnh tồn cầu hóa; cập nhật được các xu hướng, kinh nghiệm trong nước, quốc tế
trong các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, chủ động phát triển các năng lực
cốt lõi của người giáo viên tạo động lực cho giáo viên;
15
– Việc xây dựng mơi trường văn hóa và hợp tác quốc tế; cập nhật được tri thức
và xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục phổ thông
Việt Nam theo cơ chế thị trường trong bối cảnh tồn cầu hóa;
– Góp phần hình thành phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, quyền và
nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;
4. Đánh giá về ý nghĩa/giá trị của hệ thống tri thức, kỹ năng thu nhận được sau
khóa bồi dưỡng
Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, tơi nhận thấy hệ thống tri thức, kỹ năng được
trang bị cho mỗi một giáo viên là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn, góp phần nâng cao
năng lực chun mơn, nghiệp vụ, phát triển năng lực nghề nghiệp, thực hiện tốt các
nhiệm vụ của viên chức giảng dạy, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo
viên Tiểu học hạng II trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Những kiến thức và kỹ năng thu được từ lớp học sẽ là cơ sở giúp tôi vận dụng
một cách hiệu quả vào công tác quản lí, giảng dạy, giáo dục học sinh, tự học tập nâng
cao trình độ. Hệ thống kiến thức, kỹ năng này có thể làm nịng cốt cho việc nâng cao
chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục Tiểu học nói
riêng.
Bên cạnh đó có thể chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp cùng tiến bộ và truyền thụ
những tri thức đã có đã giúp cho mọi người cập nhật được những tri thức và xu thế
phát triển giáo dục Tiểu học trên thế giới, những kinh nghiệm trong nước và quốc tế
trong các hoạt động đào tạo, chủ động phát triển các năng lực cốt lõi của người giáo
viên.
16
PHẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓA
BỒI DƯỠNG
2.1. Yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về bản thân
17
– Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Nhuận; Sinh ngày: 01/09/1979
18
Giáo viên Tin học, Thư kí hội đồng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thị xã
Quảng Trị
19
– Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Đại học Tin học
20
– Năm vào ngành: 2003
Là một giáo viên, bản thân tôi luôn nắm rõ các quy định, quy chế, các xu hướng
của giáo dục bậc Tiểu học trên thế giới và của Việt Nam; hiểu các chức năng, nhiệm
vụ của người giáo viên, không ngừng học tập rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ, nâng cao kiến thức để thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu của người giáo viên
thời đại mới.
2.1.2. Các nhiệm vụ cần phải hoàn thành
– Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; đề xuất chủ
trương, phương hướng và biện pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
tiểu học;
– Chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp, nâng cao chất
lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học
sinh;
– Tham gia các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giảng dạy nâng cao năng lực
nghề nghiệp và bảo đảm chất lượng giáo dục; gắn với sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn
để học tập kinh nghiệm, khắc sâu bài giảng, …
– Tham gia công tác cố vấn học tập, hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm,
thực tập; giáo dục động cơ học tập, kết hợp giáo dục giữa nhà trường – gia đình- xã
hội;
– Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ;
– Tham gia bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
nâng cao năng lực nghề nghiệp;
– Tham gia công tác cơng tác đồn thể và thực hiện các nhiệm vụ được phân
công.
2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của cá nhân trước khi tham gia
khóa bồi dưỡng
Trước khi tham gia khóa bồi dưỡng, bản thân ln thực hiện tốt các nhiệm vụ
của một giáo viên giảng dạy trường Tiểu học. Trong các năm học vừa qua tôi ln
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bản thân có nhiều đóng góp thiết thực cho
các hoạt động của nhà trường. Tôi luôn đặt ra cho bản thân trách nhiệm phải phấn
đấu nhiều hơn trong sự nghiệp của mình.
Ln tích cực trong việc tự học tập nâng cao trình độ, công tác giảng dạy và bồi
dưỡng giáo dục học sinh. Bản thân nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh,
chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Tích cực tham gia các hoạt động của ngành, nhà trường,
đoàn thể và đóng góp nhiều thành tích cho nhà trường.
2.3. Kế hoạch hoạt động cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp
ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, nhận thức được các tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II, bản thân tôi luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu để
đảm bảo đủ các tiêu chuẩn đưa ra.
21
Bản thân phải luôn định hướng đổi mới các phương pháp dạy học đáp ứng được
nhu cầu phát triển tư duy, năng lực tự học của học sinh.
Không ngừng nâng cao trình độ về chun mơn nghiệp vụ và hồn thiện bản
thân để đáp ứng được tiêu chuẩn của một người giáo viên trong xu thế hội nhập quốc
tế như hiện nay.
22
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kiến nghị và đề xuất
Cần có thêm văn bản chỉ đạo hướng dẫn hiểu biết cần thiết đối với chương trình
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II dành
cho giáo viên tiểu học.
Cần có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng giáo viên trong triển khai công tác
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II.
Do chương trình bồi dưỡng có nhiều nội dung địi hỏi gắn liền lý thuyết với thực
hành. Do vậy, hoạt động dạy – học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn;
giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, nên tăng cường áp dụng các
phương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
giúp cho việc học tập và công tác sau này.
3.2. Cam kết của học viên
Tôi xin cam đoan đây là bài thu hoạch cuối khóa của riêng tơi, được thu thập và
tổng hợp từ các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng.
Thị xã Quảng Trị, ngày 25 tháng 04 năm 2021
Người viết
Nguyễn Thị Thu Nhuận
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên) và các cộng sự (2015), Quản
2.
3.
4.
5.
6.
7.
lí và lãnh đạo nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở, giáo dục
phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Quang Thuấn (2016). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo
dục, Tập 32, Số 2, tr. 68-82.
Nghị quyết 29 NQ-TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục
Nghị định số 404/QĐ -TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê chuẩn Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thơng .
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II
của trường Đại học sư phạm Huế.
Các nguồn tư liệu tham khảo
24
năng, trách nhiệm của giáo viên hiện thể hiện nhiều điểm khơng tương thích với u cầu, tìnhhình giáo dục và giảng dạy mới. Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi tham gia lớp học tu dưỡng theo tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II để hoàn toàn có thể trau dồi thêm về năng lượng nghềnghiệp. Thơng qua khóa tu dưỡng, tôi mong ước update được những yếu tố thựctiễn của giáo dục lúc bấy giờ của Nước Ta và quốc tế, đặc biệt quan trọng là những nhu yếu đặt rađối với người giáo viên trong thời đại mới. Trên cơ sở những kiến thức và kỹ năng thu nhậnđược, bản thân tôi mong ước có thêm những kiến thức và kỹ năng, kỹ năng và kiến thức có ích để phục vụcho công tác làm việc quản trị, giảng dạy và nghiên cứu và điều tra khoa học của bản thân, san sẻ với bạnbè, đồng nghiệp, góp thêm phần thay đổi cơng tác quản trị, giảng dạy tại đơn vị chức năng công tác làm việc. Mục tiêu cần đạt sau khóa tu dưỡng + Nâng cao năng lượng quản trị, năng lượng chun mơn cho bản thân + Có chứng từ để được nâng ngạch Giáo viên tiểu học hạng II + Bản thân đã được tu dưỡng qua 10 chuyên đề của khóa tu dưỡng theo tiêuchuẩn chức vụ nghề nghiệp hạng II gồm những kỹ năng và kiến thức về : – Kiến thức về chính trị, quản trị nhà nước và những kỹ năng và kiến thức chung – Kiến thức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệpCác trách nhiệm được đặt ra cho viết bài thu hoạch + Trình bày hiệu quả thu hoạch cá thể sau khi tham gia khóa tu dưỡng. + Trình bày kế hoạch hoạt động giải trí của cá thể sau khóa tu dưỡng tương thích vớichức danh nghề nghiệp. Dự kiến nội dung + Kết quả thu hoạch cá thể sau khi tham gia khóa tu dưỡng theo chuẩn chứcdanh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II. + Kế hoạch hoạt động giải trí của cá thể sau khi tham gia tu dưỡng. + Kiến nghị / đề xuất kiến nghị. NỘI DUNGPHẦN 1. KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIAKHÓA BỒI DƯỠNG1. Lý do chọn đề tàiĐất nước ta đang trong quy trình thay đổi can đảm và mạnh mẽ về giáo dục. Nghị quyết 29 về thay đổi cơ bản tổng lực giáo dục Nước Ta đã xác lập nâng cao năng lượng nghềnghiệp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí cung ứng nhu yếu thay đổi giáo dục. Giảipháp đã nêu rõ : “ Đổi mới can đảm và mạnh mẽ tiềm năng, nội dung, giải pháp huấn luyện và đào tạo, đàotạo lại, tu dưỡng và nhìn nhận hiệu quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầunâng cao chất lượng, nghĩa vụ và trách nhiệm, đạo đức và năng lượng nghề nghiệp ”. Có thể nói giáo viên là tác nhân quyết định hành động chất lượng giáo dục và là yếu tố thenchốt của mọi sự cải cách, thay đổi giáo dục. Bất kể thời đại nào, khơng có thầy giỏicả về năng lượng trình độ và phẩm chất đạo đức thì khó hoàn toàn có thể có một nền giáo dụccó chất lượng. Điều 15, Luật Giáo dục 2005 khẳng định chắc chắn : “ Nhà giáo giữ vai trò quyếtđịnh trong việc bảo vệ chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức triển khai giảng dạy, tu dưỡng nhàgiáo ; có chủ trương sử dụng, đãi ngộ, bảo vệ những điều kiện kèm theo thiết yếu về vật chất vàtinh thần để nhà giáo triển khai vai trị và nghĩa vụ và trách nhiệm của mình ; giữ gìn và phát huytruyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. ” Tuy nhiên, nhìn vào trong thực tiễn lúc bấy giờ, năng lượng đội ngũ giáo viên phổ thơng nóichung và giáo viên tiểu học nói riêng đang là yếu tố đáng quan ngại trước nhu yếu đổimới giáo dục. Nếu chương trình giáo dục phổ thơng mới được tiến hành trong thờigian tới với khuynh hướng và nhu yếu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức và kỹ năng sang pháttriển phẩm chất và năng lượng người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạyhọc phân hóa, thưởng thức phát minh sáng tạo … thì đội ngũ giáo viên cần phải khơng ngừngnâng cao năng lượng nghề nghiệp để thích ứng được với những thay đổi. Để cung ứng được nhu yếu thay đổi giáo dục, người giáo viên cần phải nâng caonăng lực nghề nghiệp liên tục. Nâng cao năng lượng nghề nghiệp hiểu theo nghĩa rộngcó tương quan đến việc tăng trưởng con người trong vai trò nghề nghiệp của người đó. Villegass-Reimers ( 2003 ) cho rằng nâng cao năng lượng nghề nghiệp giáo viên được thểhiện trải qua những kỹ năng và kiến thức nâng cao ( qua q trình học tập, điều tra và nghiên cứu và tích lũykinh nghiệm nghề nghiệp ) cung ứng những nhu yếu sát hạch việc giảng dạy, giáo dục mộtcách mạng lưới hệ thống. Đây là quy trình tạo sự đổi khác trong lao động nghề nghiệp của mỗigiáo viên nhằm mục đích ngày càng tăng mức độ thích ứng của bản thân với nhu yếu của nghề dạyhọc. Thực chất, nâng cao năng lượng nghề nghiệp của giáo viên bao hàm nâng cao nănglực trình độ và năng lượng nhiệm vụ của nghề ( nhiệm vụ sư phạm ) cho giáo viên. Xuất phát từ những nguyên do trên, tôi đã chọn đề tài ” Biện pháp nâng cao năng lựcnghề nghiệp cho giáo viên tiểu học phân phối nhu yếu thay đổi chương trình giáodục phổ thơng “. 2. Kết quả thu hoạch về lý luận qua đề tài ” Biện pháp nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học đáp ứngu cầu thay đổi chương trình giáo dục phổ thơng “. 2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về năng lượng nghề nghiệp của giáo viên tiểuhọcMục đích, ý nghĩaHoạt động nâng cao năng lượng nghề nghiệp là một trong những hoạt động giải trí quản línguồn nhân lực, đây là khâu nâng cao năng lượng, năng lực góp sức của mỗi thànhviên cho tác dụng hoạt động giải trí của tổ chức triển khai. Đội ngũ giáo viên tiểu học là đối tượng người tiêu dùng cầnđược tu dưỡng, tăng trưởng về năng lượng, khi đã nhận thức được hoạt động giải trí nâng caonăng lực nghề nghiệp là một nhu yếu sống cịn của chính bản thân mình, đó là conđường giúp mỗi người được tự học và học tập suốt đời. Họ sẽ có nhu yếu phát triểnnăng lực nghề nghiệp bản thân, nâng cao hiệu suất cao học tập, tự học, tự tu dưỡng, sẽ cóý thức vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học một cách vững chãi, nâng cao chất lượng, hiệu suất cao giảng dạy, vừa dạy kỹ năng và kiến thức vừa dạy cách học cho học viên. Nhận thức đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động giải trí của con người. Cóthể nói nhận thức là cơ sở của hành vi, nhận thức đúng dẫn đến hành vi đúngđắn và ngược lại. Đối với đội ngũ giáo viên nhận thức đúng đắn về năng lượng nghềnghiệp là một yếu tố rất quan trọng trọng thôi thúc họ thực thi tốt hoạt động giải trí này. Như vậy, việc tăng cường nhận thức cho mỗi thành viên trong mạng lưới hệ thống sẽ làmtăng nội lực của hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp. Nội dungĐể nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên bậc tiểu học, những cấp quản lí giáodục cần tập trung chuyên sâu vào những yếu tố sau : – Vai trò của hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viêntiểu học : Xác định vai trò của hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũgiáo viên tiểu học thực ra là tăng trưởng những năng lượng trình độ và nhiệm vụ chogiáo viên. Việc tăng trưởng nghề nghiệp sẽ giúp họ đảm đương tốt được vai trò, tráchnhiệm của bản thân trong thời đại mới, ứng phó với những thử thách mà họ sẽ đốimặt trong sự nghiệp của mình. “ Mỗi giáo viên cần phải tăng trưởng, khơng phải vì họkhơng đủ giỏi, mà chính bới họ hoàn toàn có thể trở nên tốt hơn thế nữa ” ( trích trong Bộ giáo dục Anh, năm nay ). Mặt khác, nâng cao năng lượng nghề nghiệp cũng chính là một trong những yêucầu được đặt ra so với những chương trình thay đổi giáo dục lúc bấy giờ. Những thay đổitrong giáo dục đều tương quan đến sự tăng trưởng nâng cao năng lượng nghề nghiệp của độingũ giáo viên. Ngoài ra, nâng cao năng lượng nghề nghiệp còn là một trong những tiêuchuẩn trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Có thể nói rằng nâng cao năng lựcnghề nghiệp là một nhu yếu tất yếu so với giáo viên trường học trong mọi thời đại, đặc biệt quan trọng là trong quy trình tiến độ thay đổi lúc bấy giờ. Việc nâng cao năng lượng trình độ vànghiệp vụ liên tục hoàn toàn có thể giúp đội ngũ giáo viên tiểu học thành thạo trong nghềvà ngày càng tăng sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp của họ. Điều này cũng sẽ giúphọ nâng cao tính hiệu suất cao trong cơng việc. – Đặc điểm của nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu họcthể hiện rõ ở những góc nhìn : ( 1 ) Mục tiêu nâng cao năng lượng nghề nghiệp : nhằmkhơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nhiệm vụ, tạo ra sự chuyển biến tíchcực của bản thân và của nhà trường, hướng đến tiềm năng nâng cấp cải tiến chất lượng giáo dục ; ( 2 ) Nội dung nâng cao năng lượng nghề nghiệp : thường gắn liền với đặc thù của từngcơ sở giáo dục, cải cách của nhà trường ; tạo thời cơ cho học viên nâng cao kiến thứcvà kĩ năng ; được thiết kế xây dựng dựa trên chuẩn ; ( 3 ) Hình thức và giải pháp nâng caonăng lực : dựa trên xu thế thiết kế mà không dựa trên sự chuyển giao, thừa kế ; cầnđược tổ chức triển khai liên tục và lâu bền hơn ; phối hợp ngặt nghèo giữa những bên tương quan ; linh hoạttheo thực trạng đơn cử của nhà trường. – Yêu cầu nâng cao năng lượng nghề nghiệp việc tăng trưởng nghề nghiệp cho độingũ giáo viên tiểu học cần bảo vệ những nhu yếu về : ( 1 ) Số lượng giờ tối thiểu cáchoạt động nâng cao năng lượng nghề nghiệp ; ( 2 ) Sự cân đối giữa nâng cao năng lựcnghề nghiệp do nhà trường khuynh hướng và tương hỗ với hoạt động giải trí nâng cao năng lựcnghề nghiệp do bản thân tự xác lập ; ( 3 ) Các hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghềnghiệp cần phong phú, nhiều mẫu mã và tương quan đến chuẩn nghề nghiệp. Tổ chức thực hiệnTrước hết, phải tăng cường công tác làm việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho độingũ giáo viên về hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp sẽ giúp họ ý thức được sứmệnh của mình. Mơi trường có công dụng động viên đội ngũ giáo viên tích cực thamgia những hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp chính là hội đồng sư phạm nhàtrường. Do đó phải tạo được dư luận và khơng khí tự học, tự tu dưỡng thường xuyênđể thống nhất tư tưởng và kế hoạch hành vi. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên bậc tiểu học là một quy trình lâu bền hơn, phức tạp, địi hỏi nhiều lực lượng giáo dục tham gia gồm : – Đảng ủy địa phương, những cấp quản lí giáo dục phải chăm sóc, coi nâng caonăng lực là một hoạt động giải trí quan trọng của nhà trường ; giúp nâng cao năng lượng chuyênmôn và nhiệm vụ một cách tốt nhất cho đội ngũ giáo viên nhà trường. – Cần phải tạo điều kiện kèm theo liên tục tổ chức triển khai những lớp tu dưỡng, sinh hoạtchuyên đề về nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường. – Mỗi cá thể giáo viên cần tích cực tham gia tập huấn, hội thảo chiến lược, chuyên đề vềnâng cao năng lượng nghề nghiệp cho bản thân. Tạo động cơ, hứng thú cho bản thân, coi việc tự học, tự tu dưỡng thực sự trở thành thói quen, nhu yếu của mình. 2.2. Đa dạng hố nội dung và hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí nâng cao năng lựcnghề nghiệp cho giáo viên tiểu học trước nhu yếu thay đổi chương trình giáo dụcphổ thơngMục đích, ý nghĩaĐể tiến hành nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học hiệu quả, trước hết phải thiết kế xây dựng nội dung chương trình và hình thức tổ chức triển khai những hoạt độngnâng cao năng lượng nghề nghiệp một cách hợp lý. Ở đây cần xác lập những khía cạnhcần nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Nội dungChương trình nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học cầnphải mang tính mạng lưới hệ thống, bảo vệ những nội dung theo 5 tiêu chuẩn gồm : ( 1 ) Phẩm chấtnhà giáo ; ( 2 ) Phát triển trình độ, nhiệm vụ ; ( 3 ) Xây dựng thiên nhiên và môi trường giáo dục ; ( 4 ) Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, mái ấm gia đình và xã hội ; ( 5 ) Sử dụng ngoại ngữhoặc tiếng dân tộc bản địa, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị côngnghệ trong dạy học, giáo dục. Cần có những chương trình nâng cao năng lượng nghề nghiệp đơn cử cho những đốitượng khác nhau. Chẳng hạn : Chương trình nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho độingũ giáo viên cần hướng đến những mô hình dành riêng cho giáo viên mới ra trường vàgiáo viên dạy lâu năm. Tổ chức thực hiệnĐể kiến thiết xây dựng nội dung nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểuhọc một cách tương thích, cần triển khai những việc làm đơn cử theo thứ tự sau đây : ( 1 ) Nghiên cứu những tài liệu trong nước và quốc tế về nội dung nâng cao năng lượng nghềnghiệp cho đội ngũ giáo viên trên cơ sở đó kiến thiết xây dựng nâng cao năng lượng nghề nghiệpcho đội ngũ giáo viên tiểu học và cán bộ quản trị tương thích với đặc thù của nhàtrường và ngành giáo dục. ( 2 ) Khảo sát tình hình đặc thù nội dung nâng cao nănglực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học và cán bộ quản trị giáo dục. ( 3 ) Trêncơ sở những bước trên, triển khai kiến thiết xây dựng nội dung nâng cao năng lượng nghề nghiệp chođội ngũ giáo viên tiểu học. ( 4 ) Tham khảo quan điểm chuyên viên về nội dung nâng caonăng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học để nhìn nhận tính hiệu suất cao và khảthi ; trên cơ sở đó, kiểm soát và điều chỉnh lại cho tương thích với tiềm năng và điều kiện kèm theo trong thực tiễn của cơsở giáo dục. Có thể thực thi bằng một số ít hình thức như sau : – Bồi dưỡng theo chu kì : Thực hiện kế hoạch tu dưỡng dài hạn ( 5 đến 10 năm ), kếhoạch tu dưỡng trung hạn ( 3 đến 5 năm ) với những nội dung bắt buộc của những cấp quảnlí giáo dục. Có nội dung tu dưỡng tập trung chuyên sâu thời gian ngắn cho toàn bộ giáo viên hoặc mạnglưới giáo viên cốt cán. Có nội dung dành cho giáo viên tự học tập, nghiên cứu và điều tra. Trongnhững trường hợp thiết yếu hoàn toàn có thể cử giáo viên đi tu dưỡng tập trung chuyên sâu dài hạn, ngắnhạn dưới những hình thức link với những trường sư phạm, những TT huấn luyện và đào tạo, bồidưỡng giáo viên. Kết hợp tu dưỡng chun mơn nhiệm vụ theo hình thức tập trungvới việc rèn luyện năng lượng trong thực tiễn công tác làm việc ; tu dưỡng cho những đối tượng người tiêu dùng giáoviên theo nội dung, nhu yếu từ thấp đến cao. – Bồi dưỡng liên tục và tu dưỡng theo chuyên đề : Thực hiện kế hoạch bồidưỡng trung hạn cấp phòng và thời gian ngắn cấp trường với trách nhiệm tu dưỡng, cậpnhật, tu dưỡng nâng cao theo hình thức chuyên đề, hội thảo chiến lược. – Tự tu dưỡng của giáo viên : Bên cạnh những hình thức tu dưỡng đã nêu trên, những cấpquản lí giáo dục cần coi trọng việc động viên, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡngvề trình độ nhiệm vụ. Việc tự tu dưỡng của giáo viên là một trong những biệnpháp hữu hiệu nhất để nâng cao trình độ, năng lượng của chính bản thân họ, biến cácyêu cầu tu dưỡng bắt buộc thành nhu yếu tự tu dưỡng một cách tự giác, thườngxuyên và đạt hiệu suất cao. Hình thức này được thực thi tốt hay khơng có ảnh hưởngquyết định đến chất lượng của cơng tác tu dưỡng giáo viên. Tuy nhiên vai trị củanhà quản lí ở hình thức này rất quan trọng, nhà quản lí giỏi phải chớp lấy được tâm tư nguyện vọng, nguyện vọng và có chiêu thức ảnh hưởng tác động tích cực đến đội ngũ giáo viên. Tóm lại, toàn bộ những hình thức tu dưỡng giáo viên mà nhà quản lí lựa chọn phảiđảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu suất cao, hướng vào việc nâng cao chất lượng giáodục tổng lực. 2.3. Tăng cường những hoạt động giải trí tương hỗ nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho giáoviên Tiểu họcMục đích, ý nghĩaHoạt động nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho giáo viên chỉ đạt hiệu suất cao khi nóđược triển khai trên cơ sở : nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, với nội dung, hìnhthức phong phú và phải được thực thi với những điều kiện kèm theo cơ sở vật chất, kinh tế tài chính, … Do đó giải pháp này nhằm mục đích tương hỗ cho đội ngũ giáo viên có những điều kiện kèm theo tối thiểuhoặc tốt hơn để thực thi hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp. Sự tăng cườngvề tài liệu học tập, góp vốn đầu tư trang thiết bị, vật dụng, kinh phí đầu tư, .. sẽ tạo ra bước đột phátrong hoạt động giải trí hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị là phương tiện đi lại lao động sư phạm quan trọng củahoạt động nâng cao năng lượng nghề nghiệp. Đây là một điều kiện kèm theo thiết yếu để tiến hànhcác hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp. Muốn thay đổi nội dung, phương phápvà hình thức tăng trưởng nâng cao năng lượng nghề nghiệp có hiệu suất cao, địi hỏi phải cónhững điều kiện kèm theo tương ứng. Do đó, thiết yếu tăng cường cơ sở vật chất và trang thiếtbị để nâng cao hiệu suất cao hoạt động giải trí năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểuhọc. Nội dungViệc thay đổi hình thức và chiêu thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí nâng cao năng lựcnghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học yên cầu nhà trường cần bảo vệ cơ sở vậtchất, những phòng công dụng, tài liệu, trang thiết bị, vật dụng, phương tiện đi lại, … Trước hết, nhà trường cần có phịng hoạt động và sinh hoạt chun mơn cho những tổ chun mơn trong trường. Trong phịng cần trang bị cần trang bị những dụng cụ, phương tiện đi lại như tivi có kết nốiIntrnet, loa, máy tính và máy chiếu projector để thuận tiện cho việc trao đổi, san sẻ, trao đổi và cung ứng thông tin. Hệ thống Internet và máy tính của nhà trường cần đảmbảo để phân phối những khoá học nâng cao năng lượng nghề nghiệp trực tuyến. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngày càng pháttriển can đảm và mạnh mẽ, những khoá tập huấn nâng cao năng lượng ứng dụng công nghệ tiên tiến thôngtin cho đội ngũ giáo viên rất được coi trọng. Điều này địi hỏi nhà trường cần có cácphịng học, phịng thao tác đa năng có ứng dụng cơng nghệ để giáo viên hoàn toàn có thể ứngdụng được cơng nghệ thơng tin hiệu suất cao. Tổ chức thực hiệnMột là, tăng cường những điều kiện kèm theo về tài liệu học tậpTài liệu học tập cho hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp rất quan trọng bởivì người học sẽ tự học, tự nghiên cứu và điều tra trên cơ sở tài liệu hướng dẫn là hầu hết. Việctrang bị đủ tài liệu cho giáo viên tự điều tra và nghiên cứu sẽ hạn chế được về mặt thời hạn, chủđộng trong những trường hợp, khơng rơi vào thực trạng nghe thuyết trình dài dịng, kémhiệu quả. Vì vậy việc trang bị đủ tài liệu giúp hoạt động giải trí hoạt động giải trí nâng cao năng lựcnghề nghiệp hiệu suất cao hơn rất nhiều. Hai là, trang thiết bị, đồ dùngXuất phát từ nhu yếu của chương trình, nội dung, hình thức tổ chức triển khai hoạt độngnâng cao năng lượng nghề nghiệp để góp vốn đầu tư trang thiết bị vừa đủ, tương thích. Hoạt độngnâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên cần phối hợp sử dụng những ứngdụng công nghệ thông tin hiện đạiĐể tiến hành tốt giải pháp này, nhà trường cần tập trung chuyên sâu thực thi những côngviệc sau đây : – Xây dựng kế hoạch dài hạn và thời gian ngắn về góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng cơ sở vật chất, trangthiết bị trường học theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa, ship hàng tốt nhất cho đội ngũgiáo viên. – Có kế hoạch để khai thác một cách phải chăng đến mức tối đa hiệu suất của cơ sở vậtchất, trang thiết bị trường học hiện có. – Huy động những nguồn lực ( mái ấm gia đình, xã hội ) để tăng trưởng cơ sở vật chất, trangthiết bị trường học cung ứng nhu yếu giảng dạy, học tập. – Thường xuyên kiểm tra, nhìn nhận hiệu suất cao và hiệu suất cao sử dụng của những thiết bịtrong quy trình tổ chức triển khai hoạt động giải trí. Tập huấn cho đội ngũ giáo viên biết cách sử dụngcó hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí những thiết bị ship hàng cho những hoạt động giải trí của nhà trường. 2.4. Lập kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp tương thích với nhu yếu của giáoviên và nhu yếu tăng trưởng của nhà trườngĐể đạt được mục tiêu nâng cao năng lượng cho đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứngyêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, việc tiên phong cần làm của những nhàquản lí là phải lập kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp sao cho tương thích với nhucầu của đội ngũ giáo viên và nhu yếu tăng trưởng của nhà trường. Kế hoạch phải đượcxây dựng một cách có mạng lưới hệ thống, hồn thiện và trở thành chương trình hành độngchung của những cấp quản lí từ Phịng Giáo dục và Đào tạo cho đến những trường tiểu học, những cơ quan, bộ phận quản lí có tương quan. Đây chính là khâu tổ chức triển khai phong cách thiết kế trongmột chuỗi những hoạt động giải trí. Mục đích, ý nghĩaLập kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp tương thích với nhu yếu của giáo viên vàyêu cầu tăng trưởng của nhà trường giúp cho những nhà quản lí hồn tồn dữ thế chủ động và cóbước đi tương thích trong công tác làm việc nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viêntiểu học. Việc lập kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp cũng tạo ra năng lực huyđộng và sử dụng những nguồn lực Giao hàng cơng tác tu dưỡng một cách phải chăng, giúp cácnhà quản lí triển khai tốt tính năng tổ chức triển khai, chỉ huy và kiểm tra. Nội dungLập kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp phải gồm có kế hoạch dài hạn ( 5 đến 10 năm ), kế hoạch trung hạn ( 3 đến 5 năm ) và kế hoạch thời gian ngắn ( triển khai hàngnăm ). Phân cấp thiết kế xây dựng, quản lí và tổ chức triển khai triển khai kế hoạch cho những cấp quản lígiáo dục. Trên cơ sở kế hoạch của những cấp quản lí giáo dục, nhà trường lập kế hoạchnâng cao năng lượng nghề nghiệp theo nguyên tắc : kế hoạch cấp trên làm cơ sở cho kếhoạch cấp dưới, kế hoạch cấp dưới có ảnh hưởng tác động kiểm soát và điều chỉnh, cụ thể hóa kế hoạch củacấp trên. Kế hoạch dài hạn mang đặc thù cơ bản làm phần cứng thống nhất từ cáccấp quản lí giáo dục đến cơ sở ; có những kế hoạch thời gian ngắn mang tính mềm dẻo, linhhoạt tương thích với từng cơ sở giáo dục, từng nhóm đối tượng người dùng giáo viên. Kế hoạch nângcao năng lượng phải được tiến hành ở tổng thể những cấp quản lí giáo dục và mạng lưới giáoviên cốt cán. Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được kiến thiết xây dựng, đội ngũ này sẽ thamgia góp phần quan điểm để kế hoạch tiến hành đạt hiệu suất cao nhất. Từ việc thống nhất kếhoạch hành vi, kế hoạch này sẽ được tiến hành tới từng cơ sở giáo dục và cá nhâncó tương quan. Nội dung việc lập kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp gồm có : Một là, xác lập những nghành nghề dịch vụ cần bồi dưỡngMục tiêu ở đầu cuối của hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũgiáo viên tiểu học là nâng cao chất lượng giáo viên, cung ứng nhu yếu của xã hội vàđổi mới giáo dục. Trên cơ sở 5 tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, nhu yếu của giáo viên và nhu yếu tăng trưởng của nhà trường mà nhà quản lí đề ra cácmục tiêu đơn cử cho từng kế hoạch trong từng quá trình. Hai là, thiết kế xây dựng nội dung phù hợpNội dung kế hoạch là cụ thể hóa những nghành nghề dịch vụ cần được tổ chức triển khai tu dưỡng cho độingũ giáo viên đã được xác lập một cách khái quát. Cần phải xác lập nhu yếu trướcmắt và lâu bền hơn của tiềm năng tăng trưởng nhà trường, những điều kiện kèm theo thực thi để thể chếhóa thành những nội dung đơn cử trong từng mốc thời hạn nhất định như : – Nội dung về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống : giáo viên là tác nhân quyết địnhchất lượng giáo dục. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức trước hết làlịng trung thành với chủ với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với con đường đi lên chủnghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã chọn ; lập trường tư tưởng kiên cường, vững vàng, nhất quyết đấu tranh cho lí tưởng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nâng caophẩm chất trị, đạo đức lối sống trong những mối quan hệ xã hội, việc làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu nghĩa vụ và trách nhiệm. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viêncần chăm sóc đến việc nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức, nhân cách ngườithầy. Mỗi cá thể phải thấm nhuần lời dạy của Bác “ Đạo đức là cái gốc, là nền tảngcủa mọi việc ”, nếu phẩm chất đạo đức khơng được trau dồi thường xun thì dù cótài giỏi cũng khơng phát huy được. – Nội dung về kiến thức và kỹ năng : Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, nội dung kiến thức và kỹ năng cầntrang bị cho học viên là những kỹ năng và kiến thức cơ bản. Tuy nhiên để có giải pháp dạyhọc tương thích đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, phát huy được tính tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của học viên, người thầy cần có kỹ năng và kiến thức sâu rộng về mọi nghành nghề dịch vụ bởichính kỹ năng và kiến thức mới hình thành giải pháp. Người giáo viên tiểu học cần có kiếnthức của tồn bậc học, vừa chun sâu vừa mang tính mạng lưới hệ thống để xác lập lượngkiến thức cần cung ứng cho từng đối tượng người tiêu dùng học viên, từ đó xu thế cho học sinhtìm con đường đi ngắn nhất để sở hữu tri thức. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức và kỹ năng về tâm lí, sinh lí học, những kiến thứcphổ thơng về kinh tế tài chính – chính trị, văn hóa truyền thống – xã hội của địa phương. Mặc dù trong xu thếphát triển của thời đại mới, người thầy không phải là đại diện thay mặt phát ngôn quyền uy vềtri thức, khống chế tồn diện tổ chức triển khai và tồn diện mơn học mà Open nhiều hơnvới tư cách là người hướng dẫn và hiệp lực nhưng yên cầu người thầy phải địnhhướng đúng cho học viên, tạo thời cơ cho học viên không tiếp thu tri thức một cáchthụ động mà tham gia tích cực vào việc tăng trưởng mơn học, đối thoại trực tiếp với thếgiới khách quan bằng cả hứng thú, nhu yếu và quan điểm của mình. Lúc này sự tìmkiếm và thể nghiệm của cá thể mới được coi trọng. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kỹ năng và kiến thức về ngoại ngữ và tin học cũng là mộtnội dung quan trọng để phân phối nhu yếu của giáo viên. Nâng cao trình độ về ngoạingữ và tin học, giáo viên mới hoàn toàn có thể điều khiển và tinh chỉnh, sử dụng thành thạo những phương tiệndạy học văn minh, hoàn toàn có thể tham gia những hội thảo chiến lược quốc tế trong và ngoài nước, tự tintham gia những lớp tu dưỡng, huấn luyện và đào tạo theo những chương trình, dự án Bất Động Sản hoặc chươngtrình link giảng dạy với quốc tế, tra cứu trên Internet để tìm hiểu thêm và học tậpnhững kinh nghiệm tay nghề giáo dục của những nước trong khu vực và trên quốc tế. 10K ĩ năng sư phạm : Việc tu dưỡng kĩ năng sư phạm tập trung chuyên sâu vào những nội dungnhư : Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng tăng trưởng phẩm chất, nănglực học viên ; Sử dụng chiêu thức dạy học và giáo dục theo hướng tăng trưởng phẩmchất, năng lượng học viên ; Kiểm tra, nhìn nhận theo hướng tăng trưởng phẩm chất, năng lựchọc sinh ; sử dụng ngôn từ nói, chữ viết trong q trình tổ chức triển khai những hoạt động giải trí họctập tương thích với những đối tượng người tiêu dùng học viên ; tổ chức triển khai những hoạt động giải trí tập thể ; kĩ năng kếthợp những mơi trường giáo dục : nhà trường – mái ấm gia đình – xã hội ; tiếp xúc với đồngnghiệp, học viên, cha mẹ và hội đồng ; tàng trữ và sử dụng hồ sơ, … Tổ chức triển khai – Chuẩn bị lập kế hoạch : Để việc lập kế hoạch được triển khai một cách khoa học, bảo vệ tính khả thi, cần tích lũy vừa đủ thông tin thiết yếu. Mục tiêu của hoạt độngnâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học là hướng tới Chuẩnnghề nghiệp. Vì thế, trước khi lập kế hoạch phải khảo sát tình hình đội ngũ giáoviên, nhu yếu của nhà trường và sự tăng trưởng của bậc tiểu học, kế hoạch nâng caonăng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên của những cấp quản lí giáo dục, đặc điểmtình hình kinh tế tài chính – xã hội của địa phương, tình hình tăng trưởng của những cấp học khác. Trên cơ sở thông tin và đặc thù của những yếu tố có tương quan, nhà quản lí cầnxác định tiềm năng đơn cử cho những quy trình tiến độ trung hạn, thời gian ngắn và phác thảo sơ bộcác bước tiến để thực thi tiềm năng đó. Để làm tốt việc này, nhà quản lí cần trả lờiđược câu hỏi : Cần phải làm gì ? Làm bằng cách nào ? Thực hiện khi nào ? Cần nhữngđiều kiện gì ?, .. để đạt tiềm năng trên. Trả lời được đúng chuẩn những câu hỏi đó sẽ địnhhướng tốt cho việc lập kế hoạch. – Dự thảo kế hoạch : Để thực thi tiềm năng nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho độingũ giáo viên tiểu học, nhà quản lí cần phác thảo một chương trình hành vi kháchquan, tương thích với nhu yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tùy từng loại kếhoạch mà xác lập chương trình hành vi. Khi lập kế hoạch phải xuất phát từ cáccăn cứ : ( 1 ) Hệ thống những tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp ; ( 2 ) Các xu thế chỉ đạocủa những cấp quản lí giáo dục về hoạt động giải trí tăng trưởng nghề nghiệp cho đội ngũ giáoviên tiểu học ; ( 3 ) Quy hoạch tăng trưởng giáo dục tiểu học và quy hoạch tăng trưởng giáodục tiểu học của địa phương ; ( 4 ) Thực trạng tăng trưởng giáo dục tiểu học và nhu cầuphát triển nghề nghiệp của giáo viên. Kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp phải xác lập rõ mạng lưới hệ thống những chỉ tiêucụ thể cần đạt, bảo vệ tính khoa học, tổng lực, cân đối, cung ứng được yêu cầutrước mắt và lâu dài hơn. Bên cạnh nội dung cần chỉ rõ những giải pháp triển khai và nhữngđiều kiện thiết yếu để thực thi kế hoạch. – Thông qua dự thảo kế hoạch : Sau khi đã có kế hoạch nâng cao năng lượng nghềnghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học, nhà quản lí cần thơng qua kế hoạch ở nhữngcấp có thẩm quyền. Các cấp chỉ huy sẽ địa thế căn cứ vào nhu yếu tăng trưởng của cấp học đểphê duyệt kế hoạch, trải qua những chỉ tiêu và những giải pháp triển khai kế hoạch. – Kế hoạch nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học đượcthơng qua có nghĩa là đã thể chế hóa được hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp. Do đó, kế hoạch này phải được phổ cập đến tổng thể những bộ phận có tương quan. 112.5. Thực hiện công tác làm việc tổ chức triển khai, chỉ huy hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghềnghiệp cho giáo viên Tiểu họcMục đích, ý nghĩaHồn thiện cơng tác tổ chức triển khai, chỉ huy hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệpcho đội ngũ giáo viên tiểu học đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai mục tiêubồi dưỡng về nâng cao trình độ cho giáo viên bởi nó tạo nên sức mạnh tập thể. Đểhoàn thiện tổ chức triển khai chỉ huy hoạt động giải trí, hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp chođội ngũ giáo viên tiểu học, cần kiện toàn bộ máy, kiến thiết xây dựng được chính sách phối hợpcũng như nâng cao được năng lượng của đội ngũ tham gia trong cỗ máy quản lí hoạtđộng nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Kết quả khảo sát cũng cho thấy công tác làm việc nâng cao năng lượng nghề nghiệp chođội ngũ giáo viên tiểu học được thực thi chưa hiệu suất cao. Việc xác lập mối quan hệphối hợp, tương hỗ, hợp tác giữa những bộ phận, thành viên trong cỗ máy quản lí hoạtđộng nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học là chưa thốngnhất, còn chồng chéo cả về công dụng, trách nhiệm của từng thành viên. Mối quan hệgiữa những bộ phận, giữa những thành viên cịn lỏng lẻo, thiếu tích cực. Do đó, hồn thiệncơng tác tổ chức triển khai, chỉ huy hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáoviên tiểu học là rất là thiết yếu. Nội dung và cách thực hiệnHồn thiện cơng tác tổ chức triển khai, chỉ huy hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệpcho đội ngũ giáo viên tiểu học, trong đó pháp luật tính năng, trách nhiệm và quyền hạncụ thể cho từng bộ phận, thành viên trong cỗ máy quản lí hoạt động giải trí nâng cao nănglực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Xác định mối quan hệ phối hợp, tương hỗ, hợp tác giữa những bộ phận, thành viêntrong cỗ máy quản lí nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao năng lượng triển khai cho những thành viên trong cỗ máy quản lí nâng caonăng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. 2.6. Đẩy mạnh công tác làm việc kiểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghềnghiệp cho giáo viên Tiểu họcMục đích, ý nghĩaCơng tác kiểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho độingũ giáo viên tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động giải trí quản lí của nhà quảnlí giáo dục. Đây là một trong bốn công dụng của quản lí giáo dục : kế hoạch hóa ; tổchức ; chỉ huy ; kiểm tra, nhìn nhận. Với quy trình tăng trưởng đội ngũ giáo viên tiểu học, việc kiểm tra, nhìn nhận hoạtđộng nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên là việc làm thiết yếu, liên tục vì qua cơng tác này nhà quản lí sẽ nhìn nhận, xếp loại giáo viên để thẩmđịnh phẩm chất, năng lượng và kĩ năng của đội ngũ từ đó có kế hoạch tu dưỡng, đàotạo, tăng trưởng, sắp xếp, sắp xếp phải chăng đội ngũ. Kiểm tra, nhìn nhận là cơ sở khoa học để phân loại đội ngũ, giúp nhà quản lí cókế hoạch đào tạo và giảng dạy, tu dưỡng tăng trưởng đội ngũ tương thích với thực tiễn của nhà trường. Nó cũng giúp mỗi giáo viên tự xác lập được mặt mạnh, mặt yếu của mình để cóphương hướng phấn đấu, hồn thiện bản thân. 12K iểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệp giáo viên phải dựavào hiệu quả giáo dục tổng lực của học viên để nhìn nhận năng lượng của đội ngũ giáoviên. Cần phải thực thi đúng tiến trình và những thủ tục được lao lý so với công tácthanh tra, kiểm tra những mặt hoạt động giải trí sư phạm của đội ngũ giáo viên tiểu học, việcthực hiện những chính sách, chủ trương ; cơ sở vật chất nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ vànhững nội dung khác ; xác lập thời hạn kiểm tra, nhìn nhận. Nội dung biện phápTrong cơng tác quản lí, nếu những nhà quản lí thiếu kiểm tra, nhìn nhận hoặc thựchiện công tác làm việc này chưa tốt thì coi như đã đánh mất công dụng quản lí của mình. Khơng triển khai tốt khâu quan trọng này, người quản lí sẽ khơng thể nhìn nhận đượcchính xác mức độ và hiệu suất cao của việc thực thi kế hoạch đã đề ra, không hề rút rađược những bài học kinh nghiệm kinh nghiệm tay nghề quý giá để có sự kiểm soát và điều chỉnh trong q trình thựchiện kế hoạch. Cơng tác kiểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệpcho đội ngũ giáo viên cần được chăm sóc triển khai nhằm mục đích bảo vệ sự cơng bằng, đúng chuẩn, thường xun và liên tục hơn. Nguyên nhân chính của việc chưa xây dựngđược những tiêu chuẩn nhìn nhận rõ ràng, đơn cử, hài hòa và hợp lý, hoàn toàn có thể phân loại được đội ngũgiáo viên tiểu học hoàn toàn có thể là do việc nhìn nhận chưa gắn với tác dụng, chất lượng, sự tiếnbộ của học viên mà trong một thời hạn dài vừa mới qua chỉ dựa vào những chỉ số chungchung. Do đó, cần hồn thiện công tác làm việc kiểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao nănglực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng lấy hiệu quả, chất lượng, sựtiến bộ của học viên làm thước đo chính để ” đo ” năng lượng của giáo viên. Có như vậymới phát huy được vai trị của những cấp quản lí, từ đó nâng cao hiệu suất cao hoạt độngnâng cao năng lượng đội ngũ giáo viên tiểu học. Ngoài ra, trước nhu yếu thay đổi chương trình giáo dục lúc bấy giờ, ngồi việc tiếptục triển khai việc nhìn nhận theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, nhìn nhận hoạtđộng nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học theo hướng lấykết quả, chất lượng, sự văn minh của học viên làm thước đo chính để ” đo ” năng lượng củagiáo viên ; cần bổ trợ thêm những tiêu chuẩn về Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểuhọc, theo đó, cần nhìn nhận thêm việc đội ngũ giáo viên tiểu học có phân phối được cácyêu cầu về những năng lượng cơ bản mới, cung ứng nhu yếu của xã hội và thay đổi giáo dụchiện nay. Cách thức thực hiệnKiểm tra định kỳ : kiểm tra định kỳ theo kế hoạch của năm học đã được xác địnhtrong kế hoạch. Kiểm tra, nhìn nhận đột xuất : đây là hình thức kiểm tra khơng thơng báo trước, hình thức này rất là quan trọng vì nó hạn chế được sự đối phó của giáo viên, kếtquả kiểm tra khá đúng mực, mang tính khách quan và phản ánh đúng thực ra cáchoạt động nâng cao năng lượng nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học. Trong quátrình triển khai cần vận dụng linh động những hình thức kiểm tra, nhìn nhận trên sao chophù hợp với thực tiễn quản lí. Ngồi việc kiểm tra, nhìn nhận như trên để hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghềnghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học đạt hiệu suất cao cao cần làm tốt việc nhìn nhận, xếploại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc nhìn nhận, xếp loại giáo viên theo Chuẩn13nghề nghiệp phải bảo vệ tính trung thực, khách quan, tồn diện, khoa học và cơngbằng. Để làm tốt cơng tác kiểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệpcho đội ngũ giáo viên tiểu học cần thực thi 1 số ít giải pháp sau : – Đổi mới công tác làm việc kiểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao năng lượng nghề nghiệpcho đội ngũ giáo viên tiểu học. Hiện nay trên thực tiễn việc kiểm tra, nhìn nhận, xếp loại hoạt động giải trí nâng cao nănglực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học cịn mang tính hình thức, nặng vềthành tích dẫn đến hiệu suất cao cơng tác này chưa cao, đặc biệt quan trọng so với khâu giải quyết và xử lý saukiểm tra. Vì vậy vào đầu mỗi năm học, chỉ huy nhà trường phải kiến thiết xây dựng được kếhoạch kiểm tra, nhìn nhận đơn cử và có xác lập nội dung kiểm tra, nhìn nhận, thành lậpban kiểm tra. Ban kiểm tra sẽ có trách nhiệm chuyên trách về kiểm tra, nhìn nhận định kìhoạt động nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên của trường, có quyếtđịnh xây dựng và có quy định hoạt động giải trí của những thành viên. Thơng thường ban kiểmtra, nhìn nhận sẽ gồm có : Ban giám hiệu ( hiệu trưởng làm trưởng phòng ban ), tổ trưởng cáctổ chuyên mơn, đại diện thay mặt những tổ chức triển khai chính trị – xã hội ; Đảng ; Cơng đồn ; Đồn thanhniên … Xác định tiêu chuẩn, số lượng và mức độ kiểm tra, nhìn nhận dựa trên những nội dungđánh giá về trách nhiệm của giáo viên. Cách kiểm tra, nhìn nhận sau sẽ bảo vệ tính khách quan, đúng mực, phản ánhđúng năng lượng nghề nghiệp của giáo viên tại thời gian nhìn nhận. Tìm dẫn chứng Xác định mức độ tiêu chuẩn Xác định mức độ nhu yếu xácđịnh mức độ những nghành nghề dịch vụ Xác định mức độ xếp loại chung. Thực hiện không thiếu những văn bản hướng dẫn công tác làm việc kiểm tra, nhìn nhận giáo viêntheo chuẩn nghề nghiệp trải qua những bước sau : Bước 1 : Giáo viên tự nhìn nhận : giáo viên tự nhìn nhận, tự chứng minh và khẳng định năng lựcnghề nghiệp của bản thân, tự nhận xét mặt mạnh, mặt hạn chế theo nhu yếu củachuẩn, từ đó có kế hoạch tự tu dưỡng, hoặc tham gia những lớp tu dưỡng, phấn đấunâng cao năng lượng nghề nghiệp trên những nghành nghề dịch vụ chuẩn nghề nghiệp của người giáoviên tiểu học. Giáo viên đưa ra những vật chứng đơn cử để tự nhìn nhận, xếp loại theomức đạt được trong pháp luật rồi ghi vào phiếu nhìn nhận. Bước 2 : Tổ trình độ và đồng nghiệp tham gia nhìn nhận : Sau khi giáo viên tựđánh giá, tổ trình độ và đồng nghiệp tham gia nhìn nhận, đơn cử là sẽ nhận xét, gópý ( cho quan điểm nhất trí hay khơng nhất trí với những nội dung tự nhìn nhận của giáoviên ), việc góp phần quan điểm cần trung thực, khách quan, chân thành, nghiên cứu và phân tích giúpgiáo nâng cao năng lượng nghề nghiệp. Tổ chun mơn có nghĩa vụ và trách nhiệm thống nhất quan điểm, ghi hiệu quả nhìn nhận vàophiếu nhìn nhận ( những trường hợp cần lấy quan điểm của tập thể giáo viên trong trường tổsẽ lập list gửi hiệu trưởng để có hướng xử lý ). Bước 3 : Hiệu trưởng thực thi nhìn nhận : Hiệu trưởng giữ vai trò quyết địnhtrong việc nhìn nhận giáo viên theo chuẩn. Chính vì thế, cạnh bên phát huy tính dânchủ trong nhìn nhận, hiệu trưởng có nghĩa vụ và trách nhiệm cao trong việc nhìn nhận giáo viênchính xác, khách quan theo đúng pháp luật của chuẩn ; từ đó có hướng nâng cao nănglực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm mục đích triển khai tốt trách nhiệm nămhọc. 14K ết quả nhìn nhận giáo viên của hiệu trưởng cần được thơng qua chỉ huy nhàtrường ; sau đó cơng khai tác dụng nhìn nhận trước tập thể nhà trường ; lưu hiệu quả vàbáo cáo trực tiếp về cơ quan quản trị giáo dục cấp trên. Khi có tác dụng nhìn nhận giáoviên theo chuẩn, hiệu trưởng nhà trường phải có thơng tin phản hồi để bản thân giáoviên có xu thế tự học, tự rèn và tu dưỡng. Kết quả phân loại giáo viên theoChuẩn nghề nghiệp sau khi nhìn nhận là địa thế căn cứ để sàng lọc và tăng trưởng đội ngũ. Xây dựng và triển khai xong quy định kiểm tra, nhìn nhận hoạt động giải trí nâng cao nănglực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Thực tế Chuẩn nghề nghiệp đã phân phối được nhu yếu nhìn nhận, xếp loại giáoviên với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chuẩn. Tuy nhiên đa phần mang tính định tính, những đơnvị trường học cần cụ thể hóa mang tính định lượng cho từng tiêu chuẩn tùy theo tìnhhình thực tiễn của đơn vị chức năng và trách nhiệm được phân công ; đồng thời cần chú trọng yêucầu thay đổi trong công tác làm việc giáo dục lúc bấy giờ. Để nhìn nhận, xếp loại giáo viên bảo vệ khách quan, đúng mực, cơng bằng thìcác tiêu chuẩn đưa ra phải đơn cử, có vật chứng thuyết phục. Khi nhìn nhận cần xem xéttoàn diện trên cơ sở những pháp luật chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổthông, nhìn nhận dựa trên 5 tiêu chuẩn : ( 1 ) Phẩm chất nhà giáo ; ( 2 ) Phát triển chuyênmôn, nhiệm vụ ; ( 3 ) Xây dựng thiên nhiên và môi trường giáo dục ; ( 4 ) Phát triển mối quan hệ giữanhà trường, mái ấm gia đình và xã hội ; ( 5 ) Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc bản địa, ứng dụngcông nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến trong dạy học, giáo dục. Mặt khác cũng phải địa thế căn cứ vào điều kiện kèm theo đơn cử của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chấtvà trang thiết bị dạy học hiện có của đơn vị chức năng. Tăng cường cơng tác tự kiểm tra, tự nhìn nhận giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Công tác kiểm tra, nhìn nhận giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp có hiệu suất cao tốthay khơng nhờ vào rất lớn vào khâu tự nhìn nhận của bản thân giáo viên. Giáo viênphải thực sự tráng lệ, khách quan khi nhìn nhận, nhìn nhận năng lượng của mình. Cánbộ quản lí những cấp cần có lao lý đơn cử để cơng tác tự nhìn nhận đạt hiệu suất cao, từ đólàm cơ sở để nhìn nhận giáo viên của những cấp quản lí. 3. Kết quả thu hoạch về kỹ năngQua lớp tu dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ nghề nghiệp giáo viên Tiểu họchạng II, tôi đã thu nhận được nhiều kỹ năng và kiến thức có ích thơng qua những nội dung trong cácchun đề đơn cử : – Đã trang bị được những kỹ năng và kiến thức về đường lối, kế hoạch tăng trưởng kinh tế tài chính – xãhội, kinh tế tri thức, hợp tác công – tư trong điều tra và nghiên cứu khoa học ; Nâng cao năng lựcchủ trì, điều tra và nghiên cứu khoa học và ứng dụng hiệu suất cao khu công trình điều tra và nghiên cứu vào thựctiễn ; – Có kỹ năng và kiến thức sâu về lý luận hành chính nhà nước ; nắm vững và vận dụng tốtđường lối, chủ trương, pháp lý của Đảng và Nhà nước, đặc biệt quan trọng trong nghành giáodục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng vào q trình triển khai trách nhiệm ; – Cập nhật được tri thức và xu thế tăng trưởng giáo dục tiểu học trên quốc tế, kế hoạch tăng trưởng giáo dục tiểu học Nước Ta theo cơ chế thị trường trong bốicảnh tồn cầu hóa ; update được những xu thế, kinh nghiệm tay nghề trong nước, quốc tếtrong những hoạt động giải trí huấn luyện và đào tạo và nghiên cứu và điều tra khoa học, dữ thế chủ động tăng trưởng những năng lựccốt lõi của người giáo viên tạo động lực cho giáo viên ; 15 – Việc kiến thiết xây dựng mơi trường văn hóa truyền thống và hợp tác quốc tế ; update được tri thứcvà xu thế tăng trưởng giáo dục trên quốc tế, kế hoạch tăng trưởng giáo dục phổ thôngViệt Nam theo cơ chế thị trường trong toàn cảnh tồn cầu hóa ; – Góp phần hình thành phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền vànghĩa vụ của viên chức trong hoạt động giải trí nghề nghiệp ; 4. Đánh giá về ý nghĩa / giá trị của mạng lưới hệ thống tri thức, kỹ năng và kiến thức thu nhận được saukhóa bồi dưỡngSau khi tham gia khóa tu dưỡng, tơi nhận thấy mạng lưới hệ thống tri thức, kiến thức và kỹ năng đượctrang bị cho mỗi một giáo viên là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn, góp thêm phần nâng caonăng lực chun mơn, nhiệm vụ, tăng trưởng năng lượng nghề nghiệp, thực thi tốt cácnhiệm vụ của viên chức giảng dạy, phân phối tiêu chuẩn chức vụ nghề nghiệp giáoviên Tiểu học hạng II trong thời kỳ thay đổi và hội nhập. Những kiến thức và kỹ năng và kiến thức và kỹ năng thu được từ lớp học sẽ là cơ sở giúp tôi vận dụngmột cách hiệu suất cao vào công tác làm việc quản lí, giảng dạy, giáo dục học viên, tự học tập nângcao trình độ. Hệ thống kỹ năng và kiến thức, kiến thức và kỹ năng này hoàn toàn có thể làm nịng cốt cho việc nâng caochất lượng đào tạo và giảng dạy ở những cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục Tiểu học nóiriêng. Bên cạnh đó hoàn toàn có thể san sẻ, trợ giúp đồng nghiệp cùng văn minh và truyền thụnhững tri thức đã có đã giúp cho mọi người update được những tri thức và xu thếphát triển giáo dục Tiểu học trên quốc tế, những kinh nghiệm tay nghề trong nước và quốc tếtrong những hoạt động giải trí đào tạo và giảng dạy, dữ thế chủ động tăng trưởng những năng lượng cốt lõi của người giáoviên. 16PH ẦN 2. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN SAU KHÓABỒI DƯỠNG2. 1. Yêu cầu của hoạt động giải trí nghề nghiệp so với bản thân2. 1.1. Giới thiệu sơ lược về bản thân17 – Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Nhuận ; Sinh ngày : 01/09/197918 Giáo viên Tin học, Thư kí hội đồng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Thị xãQuảng Trị19 – Trình độ chun mơn nhiệm vụ : Đại học Tin học20 – Năm vào ngành : 2003L à một giáo viên, bản thân tôi luôn nắm rõ những lao lý, quy định, những xu hướngcủa giáo dục bậc Tiểu học trên quốc tế và của Nước Ta ; hiểu những công dụng, nhiệmvụ của người giáo viên, không ngừng học tập rèn luyện tu dưỡng trình độ, nhiệm vụ, nâng cao kỹ năng và kiến thức để thực thi tốt, cung ứng nhu yếu của người giáo viênthời đại mới. 2.1.2. Các trách nhiệm cần phải hoàn thành xong – Tham gia thiết kế xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình huấn luyện và đào tạo ; đề xuất kiến nghị chủtrương, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lượng nghề nghiệp cho giáo viêntiểu học ; – Chủ động yêu cầu những giải pháp nâng cao năng lượng nghề nghiệp, nâng cao chấtlượng giảng dạy, chiêu thức kiểm tra nhìn nhận tác dụng học tập, rèn luyện của họcsinh ; – Tham gia những hoạt động giải trí trao đổi kinh nghiệm tay nghề giảng dạy nâng cao năng lựcnghề nghiệp và bảo vệ chất lượng giáo dục ; gắn với hoạt động và sinh hoạt tổ nhóm chuyên mônđể học tập kinh nghiệm tay nghề, khắc sâu bài giảng, … – Tham gia công tác làm việc cố vấn học tập, hướng dẫn tranh luận, thực hành thực tế, thí nghiệm, thực tập ; giáo dục động cơ học tập, phối hợp giáo dục giữa nhà trường – mái ấm gia đình – xãhội ; – Học tập tu dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nhiệm vụ ; – Tham gia tu dưỡng giáo viên theo nhu yếu tăng trưởng trình độ, nghiệp vụnâng cao năng lượng nghề nghiệp ; – Tham gia công tác làm việc cơng tác đồn thể và triển khai những trách nhiệm được phâncông. 2.2. Đánh giá hiệu suất cao hoạt động giải trí nghề nghiệp của cá thể trước khi tham giakhóa bồi dưỡngTrước khi tham gia khóa tu dưỡng, bản thân ln triển khai tốt những nhiệm vụcủa một giáo viên giảng dạy trường Tiểu học. Trong những năm học vừa mới qua tôi lnhồn thành xuất sắc trách nhiệm được giao, bản thân có nhiều góp phần thiết thực chocác hoạt động giải trí của nhà trường. Tôi luôn đặt ra cho bản thân nghĩa vụ và trách nhiệm phải phấnđấu nhiều hơn trong sự nghiệp của mình. Ln tích cực trong việc tự học tập nâng cao trình độ, công tác làm việc giảng dạy và bồidưỡng giáo dục học viên. Bản thân nhiều năm liền đạt giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Tích cực tham gia những hoạt động giải trí của ngành, nhà trường, đoàn thể và góp phần nhiều thành tích cho nhà trường. 2.3. Kế hoạch hoạt động giải trí cá thể sau khi tham gia khóa tu dưỡng nhằm mục đích đápứng nhu yếu của tiêu chuẩn chức vụ nghề nghiệpSau khi tham gia khóa tu dưỡng, nhận thức được những tiêu chuẩn chức danhnghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II, bản thân tôi luôn đặt ra tiềm năng phấn đấu đểđảm bảo đủ những tiêu chuẩn đưa ra. 21B ản thân phải luôn xu thế thay đổi những chiêu thức dạy học phân phối đượcnhu cầu tăng trưởng tư duy, năng lượng tự học của học viên. Không ngừng nâng cao trình độ về chun mơn nhiệm vụ và hồn thiện bảnthân để phân phối được tiêu chuẩn của một người giáo viên trong xu thế hội nhập quốctế như lúc bấy giờ. 22PH ẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT3. 1. Kiến nghị và đề xuấtCần có thêm văn bản chỉ huy hướng dẫn hiểu biết thiết yếu so với chương trìnhbồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II dànhcho giáo viên tiểu học. Cần có kế hoạch tương thích với từng đối tượng người tiêu dùng giáo viên trong tiến hành công tácbồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II.Do chương trình tu dưỡng có nhiều nội dung địi hỏi gắn liền kim chỉ nan với thựchành. Do vậy, hoạt động giải trí dạy – học phải bảo vệ tích hợp giữa lý luận và thực tiễn ; giữa kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm tay nghề và kỹ năng và kiến thức thực hành thực tế, nên tăng cường vận dụng cácphương pháp sư phạm tích cực hướng vào việc xử lý những yếu tố trong thực tiễngiúp cho việc học tập và công tác làm việc sau này. 3.2. Cam kết của học viênTôi xin cam kết ràng buộc đây là bài thu hoạch cuối khóa của riêng tơi, được tích lũy vàtổng hợp từ những tài liệu tìm hiểu thêm có nguồn gốc rõ ràng. Thị xã Quảng Trị, ngày 25 tháng 04 năm 2021N gười viếtNguyễn Thị Thu Nhuận23TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền ( chủ biên ) và những tập sự ( năm ngoái ), Quản2. 3.4.5. 6.7. lí và chỉ huy nhà trường, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, TP.HN. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ( 2018 ), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở, giáo dụcphổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018 / TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo và Đào tạoNguyễn Quang Thuấn ( năm nay ). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN : Nghiên cứu Giáodục, Tập 32, Số 2, tr. 68-82. Nghị quyết 29 NQ-TW về thay đổi cơ bản tổng lực giáo dụcNghị định số 404 / QĐ – TTg ngày 27 tháng 3 năm năm ngoái của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê chuẩn Đề án thay đổi Chương trình, sách giáo khoa giáo dụcphổ thơng. Tài liệu tu dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ nghề nghiệp giáo viên hạng IIcủa trường Đại học sư phạm Huế. Các nguồn tư liệu tham khảo24
Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên