An Giang Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
An Giang thuộc bộ phận của đồng bằng sông Cửu Long. Là Tỉnh có vùng kinh tế được coi là trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long. Có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 08 cả nước về mật độ dân số. Long xuyên nằm trong An Giang. Câu hỏi An Giang Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính của An Giang được nhiều bạn quan tâm sẽ được mình giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tỉnh An Giang có tổng diện tích 3536,6685 km2, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 Ha, đất lâm nghiệp 14.724 Ha.
Mục Lục
An Giang ở đâu?
Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km2 thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 1,03% diện tích cả nước, đứng thứ 04 so với 13 tỉnh đồng ở bằng sông Cửu Long. Vị trí:
Phía đông giáp Đồng Tháp
Phía tây giáp Kiên Giang
Phía nam giáp Cần Thơ
Phía bắc giáp với Campuchia
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa – mùa khô.
Có hệ thống giao thông đường thủy – bộ thuận tiện. Có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Long Bình – An Phú, Vĩnh Xương – Tân Châu. Có các nguồn nước mặt – nước ngầm dồi dào.
Mã vùng của An Giang?
Mã vùng điện thoại cố định hầu hết đều được chuyển về đầu số 02x. Mã vùng điện thoại cố định tại An Giang là 076, nay mã vùng được sử dụng là 0296.
Số điện thoại cố định có dạng 0296. xxx. xxxx, trong đó 07 số cuối là thuê bao cố định không thay đổi.
Để chuyển đổi đồng loạt các đầu số ở danh bạ smartphone, có thể cài ứng dụng hỗ trợ từ nền tảng Android và iOS.
Gọi trong cùng tỉnh thành thì người dùng không cần phải bấm mã vùng.
Địa giới của An Giang
Chiều dài theo hướng Bắc Nam là 86 km, Đông Tây là 87 km, nơi hẹp nhất Phía Bắc 20 km. Lãnh thổ của tỉnh khoảng từ 10 ° 12 ‘ – 10 ° 57’ vĩ độ Bắc, từ 104 ° 46 ‘- 105 ° 35’ kinh độ Đông. Điểm cực Bắc thuộc xã Khánh An Huyện An Phú, điểm cực Nam ra xã Thoại Giang huyện Thoại Sơn, điểm cực Đông thuộc xã Bình Phước Xuân huyện Chợ Mới, điểm cực Tây tại xã Vĩnh Gia huyện Tri Tôn.
Tỉnh An Giang giáp Campuchia ( tây – bắc ), Cần Thơ (Phía nam), Kiên Giang (tây – nam), Đồng Tháp (Phía đông)
Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm mùa mưa mùa khô trong năm. Mùa mưa tháng 5 – 11, mùa khô tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 27 độ C, lượng mưa trung bình năm 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi về phát triển nông nghiệp.
Điều kiện tự nhiên
Là tỉnh đầu nguồn của sông Cửu Long, đường thủy – bộ thuận tiện. Giao thông chính là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng, có cửa khẩu quốc tế. Sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam, lưu lượng trung bình năm khoảng 13.800 m3/s. Bên cạnh có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn – nhỏ, mật độ 0,72 km/km².
Về đất đai và thổ nhưỡng, có 06 nhóm chính, chủ yếu là đất phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích, nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3% , nhóm đất phù sa có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%, còn lại là đất phèn và khác.
Tài nguyên thiên nhiên
Có 37 loại đất khác nhau, hình thành 06 nhóm đất chính, chủ yếu là nhóm đất phù sa chiếm 44,5%. Phần lớn đất đai điều màu mỡ là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng.
Trên địa bàn có trên 583 ha rừng tự nhiên đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú, quý hiếm. Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi có phong cảnh đẹp cùng với di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền sông Hậu không nhỏ, hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi cá bè, ao hầm, tôm.
Có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đá cát kết 400 triệu m3,với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, than bùn 16,4 triệu tấn và còn có các loại puzolan, fenspat, cát sỏi, bentonite…
Là tỉnh có tiềm năng du lịch về các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.
Hành chính của An Giang
Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, có 02 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 19 thị trấn và 116 xã, 888 khóm – ấp. Huyện Tịnh Biên, Tri Tôn được nhà nước chính phủ công nhận là huyện miền núi.
Kinh tế và du lịch
Kinh tế và du lịch tại An Giang luôn đi song song với nhau, cùng nhau tăng trưởng. Đem lại cuộc sống khá giả đầy đủ cho người dân ở tỉnh.
Kinh tế:
Từ xưa, chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, đánh bắt cá, tôm… và các nghề thủ công: dệt, mộc, đan lát, chạm khắc đá, nắn nồi…
Tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, còn trồng bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thuỷ sản… nổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống mắm Châu Đốc, mộc Chợ Thủ, khô bò và các mặt hàng tiêu dùng, nghề dệt vải thủ công. Ở núi Sam, núi Sập do nhu cầu tiêu dùng nên có khai thác đá. Ngoài đá xây dựng họ còn làm ra những đồ dùng như cối giã gạo, cối xay bột, mặt bàn, chày đâm tiêu…đồ trang sức bằng đá quý.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 10,54% năm 2002. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,12% năm 2002. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 80% năm 2002. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch 47,7% năm 2002. Sản lượng lúa 2.086.409 tấn năm 2001. Sản lượng khai thác thủy sản 225.656 tấn năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu 147,332 triệu USD vào năm 2002. Số lượng đàn gia súc 207.745 con năm 2001. Sản lượng cây công nghiệp hàng năm 23.575 tấn năm 2001.
Du lịch:
An Giang là vùng du lịch trọng điểm quốc gia với các thắng cảnh tiêu biểu:
Châu Đốc: nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam là địa điểm tâm linh thu hút rất đông khách du lịch cả trong và ngoài nước
Thất Sơn: gồm 01 quần thể 37 ngọn núi thuộc 02 huyện Tịnh Biên & Tri Tôn.
Phú Tân: Chùa An Hòa Tự và Tổ Đình Đức Giáo Chủ hằng năm đều tổ chức hai đại lễ lớn.
Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rất đa dạng về hệ động thực vật rừng hoang dã, rộng khoảng 845 ha diện tích.
Hồ Thoại Sơn là một trong những hồ đẹp cách Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943..
Cù lao Giêng với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc.
An Giang còn có một số điểm du lịch về Văn hoá – lịch sử – tâm linh: Dinh Ông Chưởng (Kiến An, Chợ Mới), Trường dòng nhà thờ Cù lao Giêng (Tấn Mỹ, Chợ Mới), Cột dây thép (Long Điền A, Chợ Mới), Đồi Tức Dụp (xã An Tức, Tri Tôn), chùa Tam Bửu (Tri Tôn), Bửu Hương tự (Châu Phú), chùa Linh Sơn (Thoại Sơn), chùa Ông Bắc (Long Xuyên),…
Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh Ở Đâu? Mã Vùng – Địa Giới – Hành Chính
Kết Luận
Với bài viết trên mong rằng sẽ giúp được các bạn biết được An Giang ở đâu cũng như các thông tin bổ ích khác. Nếu có thắc mắc có thể để lại bình luận phía dưới mình sẽ hỗ trợ trả lời cho các bạn. Hãy theo dõi trang của mình để xem những thông tin mới nhất luôn được cập nhật thường xuyên tại đây…!