5 Nguyên tắc cần nhớ cho chuyến đi phượt an toàn ( phượt theo đoàn) – Tech360

Đi phượt là trào lưu của giới trẻ trong khoảng 2 – 3 năm trở lại đây. Nó dành cho những người yêu thích khám phá, thử thách mạo hiểm và đam mê tìm tòi cái mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để thực hiện chuyến hành trình dài này. Để đảm bảo sự an toàn trong chuyến đi, phượt thủ cần ghi nhớ 5 nguyên tắc bất di bất dịch dưới đây nhé.

Người dẫn đoàn: Là người có nhiệm vụ dẫn đoàn, chỉ dẫn đường đi, điều phối tốc độ và tính toán trong chuyến đi. Cụ thể:

+) Quyết định về thời gian: khi nào thì nên dừng lại để đổ xăng, thay quần áo, nghỉ ngơi vào lúc nào( bao gồm ăn uống, đi vệ sinh và cả ngắm cảnh), thời gian xuất phát khi nghỉ ngơi xong,..

+) Quyết định về không gian: Nghỉ ngơi, ăn uống ở đâu, đổ xăng ở đâu, xác định đường đi, chốt cảnh sát, trạm bắt tốc độ, ..

+) Quan sát và xác định những đoạn đường khó đi để cả đoàn không gặp phải những vấn đề đáng tiếc xảy ra. Theo dõi các biển báo đường, hạn chế tốc độ. 

Đặc biệt, cần tinh tế trong việc chọn thời gian và không gian thật đẹp để cả đoàn có thể tận hưởng chuyến đi và lưu trữ được nhiều kỷ niệm tuyệt vời. 

Biên: Thường biên sẽ đi bên cạnh đoàn ( chức vụ này thường đặt ra đối với những đoàn đông người). Nhiệm vụ thể:

+) Theo dõi các thành viên có mắc lỗi sai không và nhắc nhở

+) Khi nào cần vượt xe ô tô lớn thì biên sẽ làm nhiệm vụ xin đường cho cả đoàn vượt qua

+) Biên tuyệt đối không được chỉ đạo nối hàng quá sát với nhau hoặc vượt những đoạn khúc cua. Ngoài ra, không được xin vượt đường khi đang đổ đèo hoặc lên dốc.

Chốt đoàn: Thường đi cuối đoàn để đảm bảo khoảng cách giữa các xe đồng đều và không ai bị rớt lại phía sau. Trong trường hợp có người bị tụt lại thì 1 là cùng xe tụt đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn, 2 là báo với người dẫn đoàn để cả đoàn cùng đi chậm hơn một chút. Chốt đoàn cần phải biết cách sửa chữa các sự cố cả về xe cộ lẫn vấn đề y tế có liên quan sức khỏe của cả đoàn bởi vậy họ luôn phải mang theo đồ nghề sửa xe, dụng cụ y tế để đảm bảo an toàn cho cả chuyến đi dài.

Chốt đoàn thường được ưu tiên có người ngồi sau để tiện liên lạc hoặc phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát cả đoàn. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng chốt đoàn phải cực kỳ nhanh nhạy và có kinh nghiệm nhất trong đoàn.

Để đảm bảo được sự an toàn cho chuyến đi, các chức vụ này phải thực hiện đầy đủ theo những yêu cầu và quy định trên. Ngoài ra, các thành viên còn lại trong đoàn cũng cần tuân theo đúng mệnh lệnh để có một chuyến đi thật sự vui vẻ và an toàn.

2. Cần chuẩn bị gì trước chuyến đi

Xe và đồ dùng liên quan đến xe: Đây là phương tiện chính của các xế phượt. Nó liên quan đến sự tính mạng và sự an toàn của bạn bởi vậy cần kiểm tra đầy đủ trước khi đi. Cụ thể:

– Kiểm tra các bộ phận quan trọng như: xích ( căng xích nếu trùng hoặc thay xích nếu quá cũ), lốp xe ( lốp xe quá cũ sẽ rất nguy hiểm vì đi đường dài sẽ vô cùng trơn trượt), đặc biệt là phanh ( thay má phanh vì cần phải sử dụng quá nhiều trong chuyến đi), có thể kiểm tra đèn xe

– Phụ kiện của xe: bao gồm miếng vá lốp, cờ lê, kìm, gương chiếu hậu, một lọ dầu cho xe.

Đồ dùng cá nhân: Đồ dùng cá nhân cũng cần thiết mỗi khi mình đi xa. Những vật dụng cần thiết bao gồm:

– Giấy tờ tùy thân: CMND, giấy đăng ký – giấy phép lái xe, tiền..

– Đồ vệ sinh cá nhân: khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải, dầu gội, xà phòng, đồ ăn, nước uống.

– Các vật dụng khác: camera hành trình, quần áo chuyên dụng, găng tay, kính râm, sạc dự phòng, bản đồ, mũ bảo hiểm, dây thừng, đèn pin, con dao, bật lửa, quần áo mưa, túi ngủ, đồ sơ cứu và thuốc….

3. Quy định về xế – ôm

Quy định về xế: Là người trực tiếp cầm lái nên xế cần phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm về phượt.

– Tuân thủ khoảng cách giữa các xe: Tùy theo các đoạn đường khác nhau mà các xế cần tuân thủ theo khoảng cách đã được quy định trước. Tuy nhiên, khoảng cách an toàn giữa các xe sẽ ở khoảng 50m là vừa.

– Khi đi trời tối: Nếu có dừng lại, cần bật xi nhan để các xe khác cùng đoàn nhận hoặc các phương tiện khác có thể nhận thấy. Tốc độ an toàn giữa các xe giảm xuống còn khoảng 20m nhưng sẽ đi so le với nhau bởi nếu đi so le thì các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn và nếu có bị ngã cũng không bị dính theo. Cần phải đi đúng đội hình để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

– Không được phá đội ngũ như vượt dẫn đầu hoặc đi chậm hơn những người đằng trước. Nếu người đằng trước đi chậm thì người đằng sau cũng phải đi chậm còn nếu họ đi nhanh thì người đằng sau cũng phải tăng tốc độ lên. Trong trường hợp bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì phải giảm tốc độ xuống 10 km/h để ổn định lại đội hình.

– Với những đoạn đường rẽ, xe dẫn đầu cần dừng lại hoặc chú ý phía sau của xe mình để đảm bảo vẫn đủ người. Không tập trung dồn cục sẽ gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác. Nếu như qua ngã ba, tư hoặc ngã rẽ không thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì có thể đi thẳng.

– Nếu đằng sau xế có ôm thì cần phải có tinh thần trách nhiệm quan tâm, chăm sóc ôm và phải có tinh thần niềm nở, hòa đồng với cả đoàn.

– Tuyệt đối không được cắt côn khi đang xuống dốc. Ngoài ra, cần phải chú ý các đèn và biển báo an toàn chứ không phải riêng người dẫn đoàn mới cần để ý.

Quy định về ôm: Ôm là bạn đồng hành trong chuyến đi của xế, ngồi đằng sau xế và chia sẻ cùng với xế trong mọi hành trình

– Trong những trường hợp khẩn cấp cần sự hỗ trợ của mọi người trong đoàn thì xế sẽ chịu trách nhiệm lái xe và ôm sẽ sẽ liên lạc với các thành viên khác để nhận sự trợ giúp.

– Lưu hết số điện thoại của các thành viên khác trong đoàn vì có thể cần tới trong lúc di chuyển. Ngoài ra, ôm còn phải học các ký hiệu bằng tay để ra tín hiệu cảnh báo cho xe sau

– Tư chế ôm chuẩn: Ngồi sát vào xế để khi mỏi, xế có thể dựa lưng vào người ôm cho bớt mỏi. Mặc dù không phải lúc nào cũng cần ôm xế nhưng tuyệt đối cần bám vào áo xế hoặc ngồi sát xế để tránh bị bay khi đổ đèo hoặc đi trên đường đồi núi thời tiết khắc nghiệt.

– Khi xế cua, ôm cần ôm chặt xế và ngả người theo hướng cua. Đặc biệt, không được hét to tránh trường hợp làm xế giật mình.

4. Kinh nghiệm đi đường đèo