4- Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng đối với giáo viên tiểu học: – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.59 MB, 113 trang )

nguồn gốc đào tạo, tỷ lệ đạt chuẩn cho đến nay vẫn thấp nhất so với cấp phổ thông

khác” [11, trang 57]. Đó là thực trạng về trình độ của đội ngũ giáo viên tiểu học

của chúng ta, vì thế họ cần đƣợc bồi dƣỡng để nâng cao khả năng làm việc. Những

khác biệt: về lao động, phạm vi giao tiếp, về đối tƣợng giảng dạy, về tính chất công

việc…so với các bậc học khác cũng là những yêu cầu cần BD cho đối tƣợng này.

(i) Về đối tượng giảng dạy:

Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi đi học tiểu học có đặc điểm tâm sinh lý rất khác biệt

với những trẻ em lớn ở bậc THCS và THPT. Các em phải đƣợc nhận từ thầy cô

giáo sự dạy dỗ và giáo dục ân cần nhƣ mẹ và cha. Mọi tác động không đúng hoặc

quá nghiêm khắc sẽ để lại dấu ấn và hậu quả khôn lƣờng về sau. Đây là cấp học

phổ cập và phát triển, phải “đào tạo ra hàng loạt nhân cách công dân nhưng lại

vun trồng nhân cách từng học sinh làm nảy nở hết bản sắc riêng biệt ở mỗi học

sinh để chúng trở thành người có cá tính “ [11, trang 61].

Do vậy BD luôn là một nhu cầu không thể thiếu đƣợc đối với giáo viên tiểu học.

(ii) Về phạm vi hoạt động giao tiếp:

Gắn bó với cộng đồng xã hội nơi trƣờng đóng, giáo viên tiểu học ít có điều

kiện tiếp xúc với khoa học, với cái mới. Đặc biệt là các thầy cô giáo ở vùng sâu,

vùng xa – nơi có mặt bằng kinh tế và dân trí thấp. Vì thế các chƣơng trình BD là

một điều kiện rất thuận lợi cho họ tự nâng khả năng của mình lên để đáp ứng với

yêu cầu của công việc.

(iii) Về cường độ lao động: Giáo viên tiểu học có số giờ đứng lớp rất cao so

với ở các bậc học khác. “Mỗi tuần người giáo viên tiểu học phải dạy từ 30 tiết đến

35 tiết, chưa kể đến công tác giáo viên chủ nhiệm. Nếu chỉ tính một tiết lên lớp,

người giáo viên chỉ dành một tiết chuẩn bị thì không còn thời gian nào để làm

công việc khác hoặc nghỉ ngơi để tái sản xuất sức lao động.” [11, trang 67]

Mỗi giáo viên cấp tiểu học phải làm chức năng “tổng thể” tƣơng ứng với cả

một ê kíp giáo viên ở các cấp / bậc học khác trong nhiệm vụ giáo dục nhƣng lại

đƣợc đào tạo chƣa đƣợc bài bản.

Để giúp lực lƣợng này bù đắp, cập nhật những kiến thức đã lạc hậu và thiếu

không có giải pháp gì hơn là bồi dƣỡng (bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng nâng

chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên…)

(iv) Yêu cầu công việc: Đối với chƣơng trình giáo dục hiện nay, giáo viên

tiểu học phải dạy đủ 9 môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, 9 môn

học ở các lĩnh vực khoa học rất khác nhau. “Vì vậy cùng một lúc người giáo viên

phải chuẩn bị nhiều bài soạn khác nhau về nội dung và phương pháp giáo dục. Ở

đây, chúng tôi xin nêu ra 2 môn học có nhiều giờ là Tiếng Việt và Toán. Môn Tiếng

Việt ở tiểu học gồm 7 “phân môn” đều là những vấn đề khó dạy đối với học sinh

nhỏ tuổi. Môn Toán cũng vậy, nội dung chương trình hiện nay không chỉ là học

tính, người giáo viên phải đọc nhiều tài liệu dạy học. Mỗi bài soạn đều là kết quả

lao động sáng tạo của giáo viên. Sau đó người giáo viên phải thể hiện thành công

bài soạn cho tất cả các loại trình độ học sinh của lớp học” [ 11, trang 67].

“Tất cả các điều nêu trên đây đã chứng tỏ người giáo viên tiểu học phải

được đào tạo chu đáo về mọi mặt mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ cao cả của

mình”. [ 11, trang 67].

Và do vậy, CTBDGV chính là một biện pháp giúp cho mỗi một giáo viên tiếp

nối quá trình đào tạo cho chính mình để họ có dịp cập nhật hoá kiến thức còn thiếu

hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề

nghiệp theo các chuyên đề.

* Các loại hình bồi dưỡng giáo viên đã áp dụng cho giáo viên tiểu học:

– Bồi dưỡng chuẩn hoá: là bồi dƣỡng cho giáo viên có trình độ chuyên môn

chƣa đạt chuẩn để có trình độ đạt chuẩn – theo điều 67 Luật giáo dục, giáo viên tiểu

học phải có bằng Trung học Sƣ phạm.

– Bồi dưỡng nâng chuẩn: là bồi dƣỡng cho giáo viên có trình độ đạt chuẩn

để đạt các trình độ cao hơn, giáo viên có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên.

– Bồi dưỡng giáo viên giảng dạy chương trình và sách giáo khoa mới (bồi

dưỡng thay sách): loại hình bồi dƣỡng này nhằm giúp cho giáo viên tiểu học nắm

đƣợc mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và cách kiểm tra, đánh giá kết quả để họ

thực hiện chƣơng trình và sách giáo khoa mới.

– Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ: là loại hình học tập thƣờng xuyên

liên tục để giúp giáo viên cập nhật kiến thức và phƣơng pháp giáo dục để khỏi bị

tụt hậu.

– Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tay nghề : là một loại hình BDTX cho giáo

viên về tổ chức các hoạt động giáo dục, đổi mới phƣơng pháp dạy – học, thực hiện

quy chế chuyên môn, phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh,… bồi

dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, tay nghề: lấy việc tự bồi dƣỡng là chính, có sự định hƣớng

và phối hợp với hoạt động bồi dƣỡng của tập thể, cộng đồng sƣ phạm.

* Mục tiêu của bồi dưỡng giáo viên:

Chiến lƣợc phát triển Giáo dục – Đào tạo 2001 – 2010 đã đề ra trong “các

giải pháp phát triển giáo dục: phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp

giáo dục, đặc biệt là… nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ Cao đẳng…

Giáo viên được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ”.

* Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên / giáo viên tiểu học:

Quản lý CTBD là một hoạt động chỉ đạo, điều hành phối hợp các yêu cầu

nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, cho giáo

viên/giáo viên tiểu học để đạt mục đích: nâng cao chất lƣợng GD&ĐT.

Quản lý CTBDGV là quản lý về chƣơng trình, nội dung phƣơng pháp và

đánh giá quá trình bồi dƣỡng theo mục tiêu đã định. Công tác này cần đƣợc xây

dựng một hệ thống tổ chức mạng lƣới bồi dƣỡng ổn định cả về cơ chế hoạt động,

mô hình và lực lƣợng bồi dƣỡng.

1.4.2- Công tác bồi dƣỡng là một trong những giải pháp chuẩn hoá và

hiện đại hoá đội ngũ giáo viên/giáo viên tiểu học:

Dạy học ở bậc tiêu học là dạy cách học và giúp học sinh làm quen với cách

suy nghĩ, các phƣơng pháp tiếp cận một sự vật, hiện tƣợng đơn giản gần gũi với

các em. Ngƣời giáo viên tiểu học ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ sở, ban đầu

còn phải thông qua đó hình thành và phát triển ở trẻ em những kỹ năng học tập và

khả năng tƣ duy. Để làm đƣợc điều này nhất thiết giáo viên phải đƣợc đào tạo bài

bản “không thua kém gì giáo viên phổ thông trung học”. Trong tƣơng lai, lớp

giáo viên trẻ sẽ đƣợc đào tạo theo tinh thần đó, còn đội ngũ các thầy cô giáo thực

tế đang đảm nhiệm công việc của cả bậc học quan trọng này để họ từng bƣớc đáp

ứng với yêu cầu của công việc, chúng ta phải bồi dƣỡng và đào tạo lại để chuẩn

hoá đội ngũ, bằng hình thức đào tạo tại chức, đào tạo từ xa,… chúng ta không bị

xáo trộn về lao động và đã từng bƣớc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên.

Một việc nối tiếp và song song với việc chuẩn hoá đội ngũ là việc hiện đại

hoá đội ngũ mà ngành GD&ĐT đã làm, đặc biệt là đối với đội ngũ giáo viên tiểu học.

Ngay từ năm 1983 chúng ta đã có hệ chuyên tu cấp I, đào tạo giáo viên tiểu

học có trình độ Đại học. Những năm đầu, mới chỉ là bồi dƣỡng các cán bộ cốt cán

ở các địa phƣơng, đến những năm 90 hàng loạt các địa phƣơng trong cả nƣớc đã có

nhu cầu đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ Đại học. Nhu cầu này là đòi hỏi của

thực tiễn giáo dục, vì ngày nay ngƣời giáo viên phải đƣợc đào tạo bài bản, đƣợc

cập nhật kiến thức, cập nhật các yêu cầu mới của phát triển giáo dục.

“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo viên và được xây dựng

tôn vinh” (NQTW2) vì vậy muốn chuẩn hóa, hiện hóa bậc tiểu học, CTBDGV phải

đƣợc chú ý đúng mức. Vai trò của công tác bồi dƣỡng với đội ngũ giáo viên nhƣ

một giải pháp để nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ của toàn bộ đội ngũ – một

công tác vừa mang tính cấp bách vừa có tính chiến lƣợc.

1.5- Các yêu cầu của công tác bồi dƣỡng đối với giáo viên tiểu học:

1.5.1- Tầm quan trọng của CTBDGV:

Bồi dƣỡng là một quá trình nối tiếp của đào tạo, làm cho ngƣời giáo viên

đƣợc đào tạo liên tục, suốt đời.

BDGV là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, gắn liền với

quan điểm học tập thƣờng xuyên, học tập suốt đời. Công tác này đã trở thành một

phƣơng thức chủ yếu của mọi hoạt động GD&ĐT, nên các cấp chính quyền và các

cấp lãnh đạo của ngành phải thấy đƣợc đây là một hoạt động giáo dục phải đƣợc

tiến hành thƣờng xuyên. Tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng phải đƣợc đánh

giá đúng mức. “Trong giáo dục tiểu học, người giáo viên là nhân tố hàng đầu

quyết định chất lượng giáo dục” và “Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người

giáo viên tiểu học là yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng giáo dục” [11, trang 67]

Bồi dƣỡng giáo viên là yêu cầu tự thân của nghề dạy học ở bậc tiểu học; bồi

dƣỡng giáo viên chính là huấn luyện và phát triển đội ngũ.

1.5.2- Công tác bồi dƣỡng phải đƣợc tiến hành trên cơ sở có quy hoạch:

– Bồi dƣỡng để giúp đội ngũ giáo viên tiểu học nâng cao trình độ là một

nhiệm vụ rất cần thiết và cấp bách. Công tác này phải làm trên cơ sở quy hoạch:

trên cơ sở thực trạng của đội ngũ.

– Giáo viên tiểu học là lực lƣợng đông đảo nhất trong đội ngũ giáo viên ở

nƣớc ta, có một lịch sử về trình độ đào tạo ban đầu thấp nhất, đa dạng về nguồn

gốc đào tạo, tỷ lệ đạt chuẩn thấp so với các bậc học khác.

Từ thực trạng của đội ngũ, công tác bồi dƣỡng cho giáo viên tiểu học phải

đƣợc tiến hành trên cơ sở phƣơng hƣớng và các biện pháp thiết thực phù hợp.

Chính phủ và Bộ đề ra phƣơng hƣớng, biện pháp chung, các địa phƣơng (tỉnh,

thành phố và các Sở GD-ĐT) trên cơ sở khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu

học của địa phƣơng đề ra kế hoạch và phƣơng hƣớng bồi dƣỡng, từng bƣớc khắc

phục hiện trạng, nâng dần trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của đội ngũ giáo viên

tiểu học địa phƣơng.

Source: https://evbn.org
Category: Giáo Viên