Xếp Hạng 10 Cách Dạy Học Sinh Muốn Bỏ Học Nhất

Nghề giáo luôn là nghề cần có sự tâm huyết, nhiệt tình và có lòng bao dung, thế nên các trẻ đều thuộc lòng câu hát “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Nhưng gần đây, một bộ phận giáo viên đã làm xấu đi hình ảnh ấy khi ngược đãi, đánh đập học sinh, dùng ngôn từ xúc phạm, lăng mạ và gây áp lực cho các em. 

Bên cạnh đó, phương pháp giáo dục và tiếp cận học trò của nhiều thầy cô vẫn còn những lỗ hổng cần phải kịp thời khắc phục. Dưới đây là danh sách xếp hạng 10 cách dạy học sinh muốn bỏ học nhất mà giáo viên nên biết.

Danh sách xếp hạng 10 cách dạy học sinh muốn bỏ học nhất

Ở lứa tuổi học sinh, sự phân tán luôn là xu thế nổi bật, vì sao không lôi cuốn học sinh tham gia vào tiết học? Vì sao việc học không còn hấp dẫn và thú vị? đó là vấn đề mà nhiều giáo viên và các trường học đều cố gắng để đi tìm câu trả lời. Dưới đây là danh sách xếp hạng 10 cách dạy học sinh muốn bỏ học nhất mà tôi muốn chia sẻ cùng với bạn.

Luôn tỏ ra cứng nhắc, lạnh lùng và không thân thiện với học sinh.

Một người thầy thái độ nghiêm khắc và có uy thì thường khiến học sinh kính trọng và vâng lời. Nhưng khi “cái uy” ấy trở thành bức tường chắn giữa thầy và trò, thì cảm giác khó gần và thiếu sự thân thiện làm cho những tiết học nặng nề và gò bó. Điều này làm các em nghĩ rằng bản thân các thầy cô cũng không mấy vui vẻ với lớp, nhiệt tình với trò.

Luôn tỏ ra cứng nhắc, lạnh lùng

Luôn muốn học sinh phải nhớ hết những gì đã học

Với những giáo viên có cách giảng dạy nhàm chán, không có sự thú vị thì học sinh sẽ không dễ dàng gì nhớ được hết các bài học. Thế nhưng giáo viên thay vì thay đổi cách dạy thì lại cho rằng học sinh lười biếng, không có sự siêng năng trong học tập. Quá trình này kéo dài thì việc học sinh chán nản, bỏ học rất có thể sẽ xảy ra.

Áp lực tâm lý học sinh

Đưa ra hình phạt với học sinh hư và “bêu gương” trước cả lớp

Chỉ với một lần bị “bêu gương”, học sinh đó không những phải chịu áp lực từ thầy cô, bạn bè, gia đình mà nó còn gây phản ứng tâm lý của học sinh là ghét môn học do thầy cô đó dạy. Nhưng nếu thầy cô dành ra thời gian để gặp riêng học sinh, phê bình, rút kinh nghiệm và những lời động viên để học trò của mình đừng tái phạm thì chắc rằng hiệu quả giảng dạy sẽ cao hơn.

Đưa ra hình phạt với học sinh hư và “bêu gương” trước cả lớp

Nhục mạ học sinh

Nhục mạ học sinh là hành vi vi phạm đạo đức của nghề nhà giáo. Khi bị nhục mạ, nhiều học sinh tỏ ra sự sợ hãi và mất tự tin trong tiết học. Không những thế, người giáo viên nói ra lời nhục mạ học trò mình sẽ làm mất niềm tin trong lòng của các em. Các em sẽ nghĩ gì khi người có trách nhiệm dạy cho các em “lời hay ý đẹp” lại phát ra ngôn từ  “chợ búa” và thiếu văn hóa?

Nhục mạ học sinh

Quát tháo học sinh như một cách để “thị uy”

Là một người thầy, muốn chiến thắng cái “ngông” rất trẻ người non dạ của các trò thì thực sự cần có đức và có tâm. Tuy nhiên nhiều giáo viên lại sử dụng cách quát mắng học trò ngay khi bước chân vào lớp để làm các em sợ và “giữ trật tự”. Người thầy hay quát tháo học trò vô tình đã biến chính lớp học của mình như một chiến trường mà họ sẽ luôn thua cuộc. 

Cách dạy kìm hãm sự sáng tạo của học sinh

Ngày nay có nhiều giáo viên còn duy trì lối “truy bài” học vẹt. Thay vì sẽ hỏi các em đã hiểu gì, nghĩ gì thì lại vội vàng yêu cầu đọc thuộc lòng bài ngày hôm trước. Nếu bài kiểm tra “khác lạ”, “không giống của văn cô” thì khó lòng mà có thể đạt điểm cao. Cái sai của người thầy ở đây đó là thay vì chỉ ra những con đường để học trò có thể chọn mà đi thì lại ép học trò đi theo đúng một con đường mà thầy cô đã đi mòn rồi.

Cách dạy kìm hãm sự sáng tạo của học sinh

Thiên vị

Đây là điều sai lầm ở người thầy khiến nhiều học sinh cảm thấy khó chịu nhất. Là một thầy thì phải công bằng và sáng suốt như những vị quan tòa trên bục giảng. Những sự thiên vị của thầy cô đã vô tình làm học trò sớm nản lòng vì cái hình thức gọi là “bất công xã hội” giản đơn nhất mà chúng đã được chứng kiến. 

Lập ra các quy định vô lý và thiếu công bằng giữa thầy và trò

Yêu cầu học sinh tắt chuông điện thoại nhưng thầy vẫn thản nhiên nhấc máy giữa giờ học là một điều vô lý nhưng vẫn diễn ra ở không ít lớp học. Tuy không nói thẳng trước mặt giáo viên, nhưng trong những trường hợp này, các học sinh sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng và thầy không xứng đáng để đứng trên bục giảng bởi thiếu đi cái lịch sự cơ bản của những người văn hóa.

Học sinh bị chán nản với giáo viên

Buôn chuyện và nói xấu thầy cô khác với học trò lớp mình

Đây là sai lầm mà các cô giáo hay mắc phải khi quá gần gũi và thường xuyên “tâm sự” với các học trò trong lớp học. Nhưng việc buôn chuyện với học trò lại là một sự quá đà trong phương pháp giảng dạy, dẫn đến học sinh sẽ không thích cách dạy này của thầy cô và có thể không muốn học những tiết học như vậy.

Học sinh chán nản việc học

Không rõ ràng khi chấm điểm 

Kết quả học tập đóng vai trò khá quan trọng đối với tương lai của học sinh. Thế nhưng việc không có một thang điểm rõ ràng với các bài kiểm tra vì giáo viên được quyền ra đề và cho điểm vì thế tạo nên những lệch lạc không nhỏ trong kết quả học tập của học sinh.

Xem thêm: Xếp Hạng 10 Học Dịnh Dị Nhất Thế Giới

Kết luận

Danh sách xếp hạng 10 cách dạy học sinh muốn bỏ học nhất là điều mà mỗi giáo viên cần nhận thức được để tránh. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ít cho việc giảng dạy của các giáo viên đối với học sinh của mình.