Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ khi nào?
Chắc hẳn ai cũng đã từng biết và xem những bộ phim về phong kiến Trung Quốc. Đây là giai đoạn lịch sử được nhiều người chú ý. Và muốn xóa bỏ xã hội phong kiến Trung Quốc vì giai đoạn này có quá nhiều bất công.
Xã hội phong kiến Trung Quốc được xem là giai đoạn mang lại nhiều áp bức, khổ sở. Những bất công giữa những tầng lớp trong xã hội. Nếu bạn muốn hiểu thêm về giai đoạn này và muốn biết nó hình thành từ khi nào. Thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Xã hội phong kiến là gì? Xã hội phong kiến giai đoạn này có những đặc điểm gì ?
Xã hội phong kiến là gì ?
Xã hội phong kiến là một xã hội được dựng lên ngay sau sự tan rã của xã hội cổ đại. Sau khi xã hội cổ đại đi đến giai đoạn tan rã và suy vong. Xã hội phong kiến được dựng lên ngay sau đó. Sự suy vong và quá trình tan rã xã hội cổ đại ở cả phương Tây và phương Đông khác nhau hoàn toàn. Chính vì vậy, quá trình hình thành nên xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây đều rất khác nhau.
Xã hội phong kiến được hiểu đơn giản như là 1 bộ máy lập trình sẵn chế độ cha truyền con nối. Đứng đầu đất nước sẽ là vua, rồi đến các quan lại, đại thần. Sau đó, cuối cùng mới đến nhân dân. Các luật lệ thì tùy theo từng đời vua thì sẽ được ban hành các bộ luật khác nhau. Chính vì sự khác nhau của các đời vua. Mà từng giai đoạn của xã hội phong kiến cũng sẽ có những điểm khác nhau.
Xã hội phong kiến Trung Quốc có những đặc điểm gì ?
Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành theo chế độ quân chủ. Đứng đầu cả nước là vua và các đời vua sau thì theo nguyên tắc cha truyền con nối. Dưới vua thì sẽ là quan lại, đại thần. Dưới quan lại thì sẽ là tầng lớp quý tộc. Cuối cùng mới đến nhân dân, bách tính.
Mối quan hệ giữa vua – quan thì theo nguyên tắc: quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Còn trong gia đình thì người phụ nữ sẽ là người phải chịu nhiều luật lệ nhất. Họ phải tam tòng tứ đức, phải giữ gìn phẩm hạnh của mình.
Xã hội Trung Quốc thời đấy được chia thành 4 nhóm chính: sĩ – nông – công – thương. Việc chia thành 4 nhóm như này có vẻ rất hợp lý nhưng lại chưa chặt chẽ với nhau. Nếu có cơ hội thì mọi người có thể đổi vị trí cho nhau.
Xã hội phong kiến Trung Quốc có mấy giai cấp? Các giai cấp có mối quan hệ như nào?
Xã hội phong kiến Trung Quốc có mấy giai cấp?
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc có tồn tại 2 giai cấp chính: giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân.
- Giai cấp địa chủ: là những quan lại, nông dân giàu có. Đây là những người nhiều ruộng đất, quyền lực.
- Giai cấp nông dân: giai cấp này là những người nông dân bị cướp, bóc lột ruộng đất. Họ phải mượn ruộng của địa chủ để cày cấy.
Các giai cấp có mối quan hệ như thế nào?
Đối với giai cấp phong kiến, những người thống trị giai cấp này là những người thuộc giai cấp địa chủ. Giai cấp địa chủ thiết lập ra một bộ máy nhà nước để dễ dàng đàn áp, bóc lột tầng lớp nông dân.
- Tầng lớp địa chủ phong kiến được quyền nắm hết tất cả ruộng đất, của cải trong tay. Họ cho nông dân thuê ruộng để cày cuốc, làm nông sau đó thu thuế hoặc hoa màu của nông dân.
- Tầng lớp nông dân thì bị bóc lột hết ruộng đất, của cải. Họ bắt buộc phải thuê ruộng của địa chủ để làm nông. Sau đó, khi hết vụ mùa, họ phải nộp tô thuế cho địa chủ hoặc nộp một phần hoa màu cho họ.
Ở giai đoạn xã hội phong kiến giai đoạn này, giai cấp địa chủ có quyền lực tối cao nhất. Họ có rất nhiều ruộng đất, tiền bạc, của cải. Thậm chí họ còn nắm quyền về cả pháp luật, công bằng. Trong khi nông dân là tầng lớp đông nhất, làm nhiều nhất nhưng lại sống 1 cuộc sống nghèo khổ.
Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ khi nào?
Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành khá sớm. Được xây dựng từ thế kỉ thứ 13 TCN, lúc đó, nền văn minh Hoàng Hà đã dần trở nên ổn định.
Mặc dù xuất hiện sớm nhưng để ổn định thì xã hội phong kiến giai đoạn này được tính. Từ khi Tần Vương Doanh thống nhất lại được 6 nước đứng lên lập ra nhà Tần thành 1. Sự thống nhất này được kéo dài từ thế kỉ 21 TCN cho ddeesns tận cuối thời Chiến quốc ( 475 – 220 TCN). Đây được gọi là giai đoạn tiền phong kiến, nó kéo dài suốt thời Xuân Thu, Chiến quốc và được chấm dứt khi Tần Doanh thống nhất được Trung Quốc và thành lập nên nhà Tần.
Chính vì vậy, xã hội phong kiến này được tính chính thức từ năm 221 TCN cho đến năm 1911. Khi đó, cách mạng Tân Hợi nổ ra và thành công, nhà Thanh sụp đổ, dẫn đến xã hội phong kiến Trung Quốc sụp đổ.
Trên đây là bài viết về xã hội phong kiến Trung Quốc. Chúng tôi đã gửi đến người đọc những thông tin về xã hội phong kiến giai đoạn này thành lập từ khi nào và 1 số thông tin khác. Mong rằng các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về đất nước này.