Vay tín chấp là gì? Những điều cần biết về vay tín chấp

Giống như vay thế chấp thì vay tín chấp cũng rất phổ biến hiện nay. Vì khi vay không có tài sản đảm bảo nên vay tín chấp thường có lãi suất cao nhưng thủ tục thì sẽ đơn giản nhiều hơn. Hãy cùng tìm hiểu vay tín chấp là gì nhé.

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là cách thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Các nhà tín dụng sẽ xét duyệt mức vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay. Các nhân tố được các tổ chức tín dụng kiểm tra khi cho vay tín chấp gồm:

  • Tin cậy của khách hàng: Địa vị, chức vụ của khách hàng trong công ty, địa vị xã hội 
  • Lịch sử tín dụng: Khách hàng đã từng vay nợ ở đâu, có đang vay ở đâu hiện tại không, có từng trả nợ trễ hạn chưa. Tài chính, ngân hàng sẽ tra cứu được điểm tín dụng để ra kết quả có cho vay hay không thông qua CIC.
  • Thu nhập: Nguồn thu nhập chính của khách hàng là ở đâu, dao động trong bao nhiêu một tháng
  • Uy tín của tổ chức, công ty, đơn vị: Nơi khách hàng đang làm việc.

Vay tín chấp là gì?

Đặc điểm của vay tín chấp

  • Được vay tối đa: Từ 10 triệu đến 500 triệu. Một vài ngân hàng như HSBC, LienVietPostBank cho vay đến 900 triệu – 1 tỷ đồng
  • Thời gian: Khoảng 12 tháng đến 60 tháng
  • Không cần tài sản thế chấp

Đặc điểm của vay tín chấp

Các tổ chức cho vay tín chấp

Hiện nay thị trường tài chính có ngân hàng và công ty tài chính là hai đơn vị cho vay tín chấp phổ cập rộng rãi. Những ngân hàng có lãi suất vay tín chấp ít hơn so với công ty tài chính nhưng điều kiện cho vay vì thế cũng khó khăn hơn. 

  • Những ngân hàng cho vay tín chấp: Hiện hầu hết các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam đều có sản phẩm cho vay tín chấp. Một vài ngân hàng nổi trội như Vietcombank, BIDV, Vietinbank, OCB, LienVietPostBank, SHB, Sacombank, ngân hàng Quân Đội, HSBC, Hong Leong Bank, Shinhan Bank…
  • Những công ty tài chính cho vay tín chấp: FE Credit, Home Credit, Easy Credit, Shinhan Finance…
  • Thời gian duyệt hồ sơ: Khoảng từ 8h đến 3 ngày làm việc

Các nhà cho vay tín chấp

Các hình thức cho vay tín chấp

Sau khi biết được vay tín chấp là gì, các bạn hãy cùng tìm hiểu tiếp theo về các hình thức cho vay tín chấp nhé. Vay tín chấp được cho là một trong những sản phẩm tín dụng đa dạng nhất hiện nay, gồm nhiều hình thức.

Xét theo điều kiện để xét duyệt mức vay thì vay tín chấp gồm:

  • Vay tín chấp theo lương
  • Vay tín chấp theo sổ hộ khẩu
  • Vay tín chấp theo cavet xe
  • Vay tín chấp theo hợp đồng về bảo hiểm
  • Vay tín chấp theo sim
  • Vay tín chấp theo bill điện nước

Xét về cách thức cấp vốn, vay tín chấp gồm:

  • Vay tín chấp theo phương thức trả góp: Cấp tiền vay cho khách một lần. Sau đó khách hàng sẽ trả gốc lẫn lãi đều hàng tháng.
  • Vay thấu chi tín chấp: Khách hàng được cho sẵn một hạn mức chi tiêu trong tài khoản thanh toán. Khi nào khách hàng cần có thể lấy ra để sử dụng. Ví dụ như khách hàng được cấp hạn mức là 50 triệu. Trong tài khoản của khách hàng chỉ còn 5 triệu nhưng khách hàng có thể chi tiêu số tiền  đến 55 triệu.
  • Cấp thẻ tín dụng: Hình thức này ngân hàng cung cấp cho khách hàng một chiếc thẻ, ở đó có hạn mức chi tiêu nhất định. Khách hàng sẽ dùng thẻ này để thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, rút tiền trong hạn mức được phép. Ưu điểm của hình thức này là khách hàng sẽ được miễn tiền lãi trong khoảng thời gian từ 45 đến 55 ngày tùy loại thẻ.

Vay tín chấp có ưu điểm và nhược điểm

Những ưu và nhược điểm của vay tín chấp sẽ giúp bạn áp dụng khoản vay phù hợp với nhu cầu của mình.

Ưu điểm khi vay tín chấp

  • Không yêu cầu tài sản bảo đảm: Nếu như hiện bạn không sở hữu bất kỳ tài sản nào vẫn có thể vay được vốn.
  • Thủ tục hồ sơ dễ dàng: Hồ sơ vay vốn chỉ cần có hồ sơ nhân thân và hồ sơ chứng minh thu nhập.
  • Giải ngân nhanh: Khi bạn nộp đủ hồ sơ vay vốn ngay từ lúc đầu thì  1 đến 2 ngày sau có thể nhận được tiền vay.

Nhược điểm của vay tín chấp

  • Lãi suất khá cao: Vì không có tài sản bảo đảm nên ràng buộc về trách nhiệm trả nợ của khách hàng sẽ ít, chủ yếu dựa vào ý thức và trách nhiệm của người vay. Vì thế lãi suất khi vay tín chấp thường khá cao để bù lại một phần rủi ro trong quá trình muốn rút lại vốn. Ví dụ nếu như vay thế chấp lãi suất chỉ 8%/năm thì vay tín chấp lãi suất có thể đến 14%/năm, nếu bạn vay lại công ty tài chính thì thậm chí có thể cao hơn.
  • Bị phạt từ ngày trả chậm đầu tiên: Bình thường khi vay thế chấp nếu khách hàng chậm trả trong phạm vi 10 ngày thì sẽ không bị tính phí phạt. Nhưng đối với khoản vay tín chấp thì chậm trả 1 ngày khách hàng sẽ bị phạt ngay. Một vài ngân hàng tính phí phạt 200.000VND/lần chậm trả trong phạm vi khoảng 10 ngày.

Xem thêm : Vay thế chấp là gì?

Kết luận: 

Qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được nhiều khía cạnh của vay tín chấp và biết được vay tín chấp là gì. Hy vọng bất cứ ai khi có nhu cầu vay mượn cần để ý kỹ càng và đưa ra quyết định phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của bản thân. Hy vọng các bạn sẽ yêu thích bài viết này và chọn được cho mình một đơn vị phù hợp nhất nhé.